Chủ Nhật, 10 tháng 2, 2019

2018 Sống thọ trên 100 tuổi

2 mẫu hình:
 Giáo sư Đặng Thiết Đào















Giáo sư Tiến sĩ Đặng Thiết Đào đã sống qua 102 tuổi, ông cho rằng bí quyết sống thọ thực tế không hề cao siêu, bất kỳ ai cũng có thể áp dụng được. Vấn đề là cần sự kiên trì.
Quốc y đại sư Đặng Thiết Đào, một vị danh y nổi tiếng của Trung Quốc, sinh năm 1916, từng là giáo sư tiến sĩ, bác sĩ chính, Giám đốc Đại học Trung y dược Quảng Châu (TQ). Năm 1989, ông vinh dự được ghi nhận là danh nhân thế giới.
Năm 1990, nhờ những thành tựu trọn đời của mình, ông đã được phong danh hiệu người hướng dẫn kế thừa những thành tựu y học truyền thống cấp quốc gia, năm 2009 được trao tặng danh hiệu Quốc y Đại sư, một danh hiệu khen thưởng cao quý nhất trong ngành y của Trung Quốc.
Trong quá trình nghiên cứu, thực nghiệm và hành nghề y của mình, giáo sư Đào đã đúc kết được những kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe mà ông gọi là “đạo dưỡng sinh” đồng thời tự mình kiên trì thực hiện, cho đến khi hơn 100 tuổi vẫn vô cùng thông minh nhanh nhẹn, tư duy minh triết.
Bản thân tiến sĩ Đào rất coi trọng ý nghĩa của khái niệm Nhân và Đức, chăm sóc tốt lá lách, dạ dày, nuôi dưỡng dương khí, duy trì sự cân bằng âm dương trong cơ thể, giữ trọn trạng thái khỏe mạnh hàng ngày, từ đó đạt được mục tiêu trường thọ.
Không chỉ dựa vào kinh nghiệm bản thân, trong quá trình khám chữa bệnh và chăm sóc cho bệnh nhân suốt cuộc đời dài, ông cũng đã tổng kết lại được một lý thuyết, gọi là một bộ bí quyết dưỡng sinh gọi là “Đạo Tứ dưỡng” (gồm lý thuyết về 4 cách chăm sóc sức khỏe).
Để sống khỏe sống thọ, bí mật lại rất đơn giản
1. Sách để nuôi dưỡng Đạo đức
Hầu hết các sách dưỡng sinh cổ đại đều nhấn mạnh rằng, muốn dưỡng sinh đúng cách để sống trường thọ, cần quán tấm đến việc dưỡng đức (rèn luyện, bồi dưỡng và thực hành đạo đức). Việc đầu tiên của dưỡng sinh chính là dưỡng đức. Về quan điểm này, người xưa cho rằng, thậm chí phải dưỡng đức thì mới có thể sống thọ, sống có đạo đức là gốc của chăm sóc sức khỏe.
Cách rèn luyện đạo sức từ lý thuyết đến thực hành đều cần dựa vào sách vở. Giáo sư Đào cho rằng, bản thân ông ngoài việc tập trung đọc những chuốn sách nổi tiếng về Trung y dược ra, ông còn rất thích đọc những tác phẩm văn hóa cổ điển, truyền thống. Ông đọc kỹ những cuốn sách nổi tiếng Trung Quốc như Luận ngữ, Đại học, Mạnh Tử, Đạo đức kinh, Trang Tử…
Ngoài ra, ông thường xuyên đọc các tác phẩm thơ và văn xuôi, truyện ngắn, ca từ các bài hát. Về mặt hành động, ông duy trì việc đọc sách, dạy học và hành nghề y liên tục trong hơn 70 năm, trong bất kỳ khoảnh khắc nào, ông cũng không quên việc “truyền giảng” quan niệm về đạo lý “Y nãi nhân thuật” hay “lương y như từ mẫu”.
Đọc sách không chỉ mang lại kiến thức, sự hiểu biết, mà còn có thể giúp chúng ta điều khiển và nuôi dưỡng tâm trí, rèn luyện trí não, góp phần quan trọng trong việc nâng cao trí tuệ và tuổi thọ.
2. Bình tĩnh để nuôi dưỡng trái tim
Để duy trì trái tim khỏe mạnh, tâm trạng bình ổn, ngồi thiền hay thiền định tâm trí chính là giải pháp hữu hiệu. Đây là cách giúp cho nội tâm trở nên cân bằng, không quá vui hay quá buồn, tránh sự phấn khích quá độ.
Giáo sư Đào thường xuyên thực hành thiền định, ông ngồi xếp bằng chân trên giường và thiền tâm trí, thân trên thả lỏng thư giãn, đầu giữ thẳng ngay ngắn, khép mắt tự nhiên, ngực ưỡn lưng thẳng, hai bàn tay đan ngón vào nhau để lên chân phía trước bụng, miệng khép, sau khi ngồi ngay ngắn, toàn thân thả lỏng, không nên suy nghĩ thêm chuyện ngoài lề.
Phương pháp ngồi thiền này có thể thực hiện vào buổi sáng và trước khi đi ngủ mỗi ngày thực hiện 2 lần.
Ngoài ra, cần áp dụng thói quen sinh hoạt làm việc nghỉ ngơi hợp lý, có quy tắc rõ ràng. Duy trì một giấc ngủ đủ cũng là cách tốt để chăm sóc tâm thần. Ngâm chân nước nóng, xoa bóp bàn tay bàn chân, chà xát lên phần sống chân hoặc gan bàn chân hàng ngày cũng là cách giúp bạn dễ dàng đi vào giấc ngủ.
3. Tiếp xúc ánh nắng để nuôi dưỡng thận
Thận được xem là “gốc rễ” của con người. Trong các lý thuyết Đông y trải dài từ cổ chí kim, các chuyên gia đều công nhận rằng, chăm sóc thận chính là cách duy trì tuổi thọ.
Buổi trưa có thể đi bộ, tắm nắng hàng ngày giúp bổ dương khí, từ đó bổ thận. Vào các buổi trưa, nếu trời có nắng thì đại sư Đào sẽ xuống nhà và đi bộ quanh vườn. Giải pháp đi bộ dưới ánh mặt trời có thể giúp cho người già và người bị bệnh dương hư khôi phục và tăng cường sức khỏe.
Nếu có điều kiện, có thể uống một chút thuốc hàng ngày để chăm sóc thận. Giáo sư Đào đã tự mình cắt một đơn thuốc bắc với các loại thuốc có tính cân bằng và điều hòa để uống thường xuyên.
Các vị thuốc bao gồm: Quả kỷ tử, hà thủ ô, đỗ trọng, nhục thung dung, linh chi, dâu tằm, sữa ong chúa, nữ trinh tử, sơn du nhục. Thường xuyên uống một lượng thuốc đông y phù hợp có tác dụng nhất định trong việc bổ thận, bổ tinh.
Ăn uống để nuôi dưỡng lá lách, dạ dày
Để sống lâu hơn, chúng ta phải chú ý đến việc chăm sóc sức khoẻ cho lách và dạ dày. Bạn muốn dạ dày mạnh khỏe, quan trọng là phải ưu tiên chú trọng đến chế độ ăn uống và tập thể dục.
4.Ăn uống tiết chế
Hầu hết các hoạt động ăn uống đều cần phải biết tiết chế và điều chỉnh về ngưỡng lành mạnh nhất có thể. Không nên ăn nhiều thực phẩm có chất béo ngọt, nặng mùi quá mức. Không ăn quá no hoặc quá đói, không ăn quá nhanh. Nếu ăn uống không đúng giờ, sẽ rất dễ làm hỏng tì vị, một khi dạ dày lá lách bị tổn thương, thì sẽ dẫn đến nhiều căn bệnh sinh ra bởi hệ lụy của nó.
Đông y quan niệm, dạ dày và lá lách chính là “tương lai của đời người”. Tất cả các hoạt động hấp thụ dinh dưỡng, tiêu hóa, tái sinh khí huyết, các chức năng khác đều dựa vào dạ dày lá lách hoạt động không ngừng nghỉ mỗi ngày.
Ăn uống đa dạng
Giáo sư Đào luôn đề cao việc ăn uống đa dạng, không ăn “khảnh” theo kiểu lựa chọn hay kiêng khem quá mức. Bất kỳ món ăn nào đều có thể thưởng thức, dù là ngũ cốc hay rượu thịt, rau củ quả, chỉ cần chú ý là không quá nhiều.
Mỗi một loại thực phẩm đều chứa một trong 4 thành phần tính chất là lạnh, nóng, ấm, mát, hoặc có các vị chua cay mặn ngọt. Ăn đủ vị thì sẽ làm cho cơ thể không bị mất đi sự cân bằng dinh dưỡng, khiến có khí huyết âm dương đều đạt ở mức trung bình.
Thích ấm không thích lạnh
Hiện nay có một điểm chung là rất nhiều người mắc các bệnh về đường tiêu hóa, thậm chí bệnh trở nên bị mãn tính.
Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất mà không nhiều người để ý, cốt lõi nằm ở lý do ăn uống đồ lạnh quá nhiều, mỗi ngày như vậy đều làm tổn thất dương khí, làm cho dạ dày lá lách vận hành sai nhịp, mất đi sự ổn định, làm giảm hấp thụ và tiêu hóa dinh dưỡng.
Kết quả sau đó sẽ là sinh bệnh, kéo dài sẽ là bệnh mãn tính. Vì vậy, hãy ăn uống đúng cách, lựa chọn việc ăn nóng thay cho ăn các món ăn lạnh.
*Theo Health/People

Giáo sư Can Tổ Vọng Kiến thực, Quy dục, Hầu hành 



































Để khoẻ mạnh làm việc đến hơn 90 tuổi và sống thọ đến 103 tuổi, đại danh y Can Tổ Vọng đã đúc kết được bí quyết gói gọn trong 3 việc bạn đều có thể làm hàng ngày một cách đơn giản.
Sống thọ không khó, nhưng cần có bí quyết
Giáo sư Can Tổ Vọng - đại danh y Trường Đại học Trung y dược Nam Kinh (TQ) là một trong những quốc y đại sư đầu tiên, người đồng sáng lập nên ngành Tai mũi họng của y học hiện đại Trung Quốc, ông qua đời năm 2015, thọ 103 tuổi và để tại di sản đồ sộ trong suốt cuộc đời làm nghề y của mình.
Chúng ta đều biết, có rất nhiều người thuộc nhóm đại danh y tại Trung Quốc sống rất thọ. GS Vọng sống tới 103 tuổi cũng là một "cao thủ" trong số đó. Bản thân ông đã kiên trì áp dụng biện pháp dưỡng sinh trong suốt 50 năm, tự cho rằng đó là phương pháp dưỡng sinh khá khoa học.
Khi ông 90 tuổi, vẫn chưa chấp nhận nghỉ hưu, thay vào đó là ông đi làm bình thường. Nửa ngày làm việc, khám bệnh mà đầu không đau, lưng không mỏi, tư tưởng thông suốt, minh mẫn.
Sức khoẻ của ông được miêu tả là có thể phát biểu hoặc diễn giảng kéo dài 2-3 tiếng, ông đứng trong suốt thời gian dạy học và có tinh thần như một người trẻ tuổi, đặc biệt là khi ông viết lách, sẽ ké dài đến 12h đêm mới ngủ. Văn phòng làm việc ở tầng 16, nhưng ông hầu như không đi thang máy.
Chúng ta sẽ tự hỏi, bí quyết chăm sóc sức khoẻ của ông là gì?
Tổng kết lại, ông cho rằng tất cả chỉ vẻn vẹn 3 việc: Kiến thực, Quy dục, Hầu hành (nghĩa là ăn uống như kiến, ham muốn như rùa, hành động như khỉ)
Đây là một phương pháp dưỡng sinh "bắt chước" các loài vật mà giáo sư Vọng cho rằng nó luôn đúng và chúng ta nên học từ động vật "một cách nghiêm túc".
Linh hồn của đạo dưỡng sinh này chính là "Nhậm chân" (tin tưởng vào chân lý để theo đuổi nó).
Khi chúng ta làm bất cứ điều gì đều cần có một hệ tư tưởng thống trị, hoặc đơn giản là một chân lý hay lý thuyết, niềm tin để đi theo. Việc chăm sóc sức khoẻ cũng đúng như vậy.
Khi không có một tư tưởng để theo, hôm nay nghe người A nói về tẩm bổ thì về nhà bạn tập trung ăn uống, ngày mai nghe người B nói về việc ăn chay hay, bạn lại ăn theo, sau đó nghe người C nói về thiền tốt, bạn lại vào chùa tụng kinh niệm phật… nhiều người trong chúng ta vẫn đang làm như thế.
Nguyên tắc chủ đạo trong dưỡng sinh của tôi chính là nguyên tắc "thuận theo tự nhiên", học cách sống tự nhiên trong trời đất từ những con vật xung quanh mình.
Khái niệm "nhậm chân" đã xuất hiện từ thời nhà Đường (TQ) do Ông Tôn Tư Mạc (550-691), được người đời tôn xưng là Dược Vương và Tôn Thiên Y, là một thầy thuốc nổi danh thời cổ đại. Ông cũng là người áp dụng khí công trong thuật dưỡng sinh, tương truyền sống thọ 141 tuổi.
Tôn Tư Mạc từng khởi xướng và tự áp dụng học thuyết "sống thuận theo tự nhiên" để nhấn mạnh rằng, trong cuộc sống, ngoài công việc và sở thích ra, còn lại là những thứ đều có thể hoặc nên tuỳ ý, chấp nhận, thuận theo tự nhiên mà sinh trưởng, phát triển.
3 nguyên tắc dưỡng sinh của giáo sư Vọng
1. Kiến thực: Ăn như kiến thì sẽ có lợi cho tiêu hoá
 Ăn như kiến có 2 ý nghĩa: Một loại là ăn ít và nhỏ như kiến. Hai là có thể ăn tất cả mọi thứ, thậm chí có thứ cứng như vàng, mà nếu gặp thì kiến cũng "cố gặm thử lấy 1 miếng".
Nói một cách đơn giản, cách ăn của kiến là không cần ăn nhiều, không cần ăn tinh, không lựa chọn thực phẩm quá mức.
Hầu hết các thực phẩm khi ăn vào, đều phải dựa vào sự co bóp của dạ dày, dịch dạ dày tiết ra để xử lý thức ăn. Ăn một lượng vừa phải, cũng là cách cung cấp vừa đủ lượng thức ăn phù hợp với chức năng làm việc của dạ dày.
Nếu ăn quá nhiều, quá no, dạ dày sẽ không còn chỗ để co bóp, không tiết ra đủ dịch vị, không đủ không gian để hoạt động, sẽ không thể hoàn thành công việc tiêu hoá cơ bản.
Khi tiêu hoá có vấn đề, tất nhiên sẽ ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ.
Khi chức năng tiêu hoá hoặc hấp thụ gặp trở ngại, nguồn dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể sẽ không đủ, như vậy thì không thể đảm bảo được vấn đề chăm sóc sức khoẻ.
Khi ăn ít hơn, dạ dày tiết dịch dồi dào hơn, nhu động ruột hoạt động mạnh hơn, không chỉ không làm cho tì vị mệt mỏi, mà còn giúp cho việc hấp thụ các thành phần dinh dưỡng thuật lợi.
Cổ nhân từng có câu nói nổi tiếng, "sữa mẹ quý, vì chỉ có thời; thực phẩm quý, là lúc biết tiết chế" (ăn uống phù hợp).
Ưu điểm thứ 2 trong cách ăn của kiến chính là ăn da dạng, không kén chọn. Đây chính là yêu cầu về chất lượng và sở thích trong vấn đề ăn uống. Cấu trúc thực phẩm có sự khác biệt rất lớn.
Con người cần rất nhiều loại thức ăn để tồn tại và phát triển, những chất dinh dưỡng này đến từ thế giới sinh vật vô cùng đa dạng và phong phú. Nếu chỉ chọn những thức ăn ngon theo sở thích cá nhân, thì sẽ không thể cung cấp cho cơ thể những loại thực phẩm hữu ích khác. Vì vậy, kén chọn trong ăn uống sẽ có hại cho sức khoẻ.
2. Quy dục: Sống như một con rùa, ít ham muốn thì sẽ trường thọ
 Rùa vốn là con vật được coi là biểu tượng cho sự trường thọ và tốt lành trong cuộc sống. Chúng ta nên học hỏi nhiều thứ từ nó, ví dụ như tâm trí tĩnh lặng, không tranh giành, so đo tính toán, không có mưu cầu hay tham vọng quá lớn vượt sức của mình.
Vì những đặc điểm này, mà ở rùa không tồn tại chữ "dục vọng". Rùa từ xưa đến nay không chiến đấu với ai, chưa từng tranh giành. Chúng ta thường thấy chọi gà, chọi trâu, thi đấu bò tót, chọi chim… nhìn thấy muôn vật muôn loài chiến đấu với nhau, nhưng chỉ có rùa là không làm việc đó, rùa không đánh lộn lẫn nhau.
Thậm chí nếu ai đó trêu chọc, bắt nạt, nó cũng sẽ giấu đuôi co chân lại, để cho bạn nghiễm nhiên trở thành một anh hùng không có đối thủ. Rùa không bao giờ tự khiêu chiến hay phản ứng lại với những trận chiến. Rùa là con vật sử dụng thành công chiến thuật "một sự tĩnh có thể chiến thắng hàng trăm sự động, một sự nhẫn có thể chiến thắng hàng trăm sự dũng".
Từ xa xưa, những nhân vật quan trọng nổi tiếng thường coi rùa là biểu tượng của điều tốt lành, lương thiện, là bảo vật quý nhất trong muôn loài sinh vật.
Tât nhiên, sau tất cả, con người là người, không phải là vật, nên khó có thể tránh khỏi tranh giành, đấu đá. Khi đứng trước những vấn đề lớn, không thể thờ ơ. Có người khen rùa có sự nhẫn nại cực kỳ tốt, điều đó không hẳn đúng.
Vì sao cần phải nhẫn? Bởi vì khi trong tâm con người không có sự hài lòng, bản thân mình phải nhẫn là điều rất khó, mà phải đấu tranh.
Khi trong bụng con rùa trống không, nó sẽ không tơ hào đến những thứ thuộc về ham muốn, vì vậy bản thân nó không cần đến chữ "nhẫn".
Ngược lại, trong khi bạn đang vô cùng tức giận, nếu phải giữ trong lòng một chữ "nhẫn" sẽ lại khiến cho cơ thể nhận lại nhiều tác hại hơn là bạn cứ thế tỏ ra sự tức giận, quát tháo, đánh lộn. Không giữ sự ham muốn quá mức, tức là coi nhẹ mọi việc, chứ không phải có sự tức giận mà phải kìm nén nó.
Đối với con người, sát thủ nguy hiểm nhất chính là "dục vọng". Vì vậy, con người nên học ở rùa một điểm, đó chính là đừng giữ quá nhiều "ham muốn" trong lòng.
3. Khỉ hành: Hoạt động hiếu động giống như một con khỉ, cơ thể sẽ luôn khoẻ mạnh
 Khỉ được xem là động vật ưa hoạt động nhất trong tất cả các loài vật, chúng hầu như không mấy khi ngồi yên. Dù là đồng bằng hay rừng núi, cây cao hay vực sâu, bất kỳ hoàn cảnh và điạ hình nào, khỉ vẫn luôn leo trèo, đi lại, vận động.
Bởi vì khỉ có sự dẻo dai, kiên trì, có hứng thú với việc vận động, chân và toàn thân luôn luôn có sức lực, khí thế. Đây cũng là do kết quả từ việc vận động thường xuyên mà thành.
Con người và khỉ có kết cấu cơ thể gần giống nhau nhất, vì vậy, nếu con người làm được như khỉ, tất nhiên cơ thể sẽ rất linh hoạt, khoẻ mạnh. Khi trái tim và thân thể đều khoẻ mạnh, linh hoạt và tràn đầy năng lượng, thì sẽ mãi duy trì được vẻ thanh xuân tươi trẻ. Vì thế, Danh y Hoa Đà nổi tiếng thường để khỉ là con vật quyền lực đầu tiên trong nhóm ngũ thú kịch.
Bài tập thể dục khí công khỉ cũng xuất phát từ yếu tố này, mô phỏng những hoạt động của khỉ để kiện thể cường thân.
Giáo sư Vọng gọi những hoạt động nhanh nhẹn hoạt bát của khỉ là "khỉ hành", tức là hành động của khỉ. Một người nếu muốn đạt được điều này, thực hành được nó, phải đảm bảo chuẩn bị 3 điều kiện kèm theo.
Thứ nhất là phải có trái tim khoẻ mạnh, thể lực rắn rỏi, sức mạnh thể chất mạnh mẽ;
Thứ hai là phải có khả năng giữ thăng bằng, người cao tuổi thường sẽ bị hạn chế khả năng giữ thăng bằng, nên khó học theo khỉ.
Thứ ba là phải có thái độ sống hồn nhiên vô tư, lạc ,trong sáng, yêu đời như một đứa trẻ hạnh phúc.
Tuy nhiên, bạn cũng không cần phải suy nghĩ quá nhiều về việc "mình không còn kịp để làm việc này" nữa, mà hãy tìm những ưu điểm tốt của khỉ để học theo. Hãy học cách cải thiện tâm trạng, khả năng giữ thăng bằng, dần dần sẽ thực hiện được từ ít đến nhiều.
Bài viết này trích từ cuốn sách "Ngôi sao sống thọ nói về dưỡng sinh" của tác giả Vương Lôi (TQ).
Nuôi dưỡng trái tim thì cơ bản là không cần đến thể lực, bất kỳ lúc nào, bất kỳ nơi nào cũng có thể thực hành được.
Ngoài ra, học theo sự vận động của khỉ thì buộc bạn phải có thể lực tốt, bạn cần tập chạy đường dài hoặc đi bộ, nâng nổi cơ thể hoặc các động tác tương tự. Trừ những người mắc bệnh tim mạch ra thì đa số những người còn lại đều có thể áp dụng thực hành mô phỏng lại sự vận động của loài khỉ.
*Theo Health/KKnews

6 bí quyết sống 105 tuổi của bác sĩ Nhật Bản

Không nghỉ hưu sớm, chịu khó đi cầu thang bộ và luôn bận rộn là cách bác sĩ Shigeaki Hinohara áp dụng để có một cuộc sống trường thọ và hạnh phúc.

Bác sĩ Shigeaki Hinohara qua đời năm 2017, thọ 105 tuổi, được đánh giá là người có một cuộc sống phi thường. Thời điểm qua đời, ông là chủ tịch danh dự của Đại học Quốc tế St. Luke, chủ tịch danh dự của Bệnh viện Quốc tế St. Luke, Tokyo. Ông còn được biết với cuốn sách "Sống lâu, sống tốt", trong đó ông tiết lộ những bí quyết của riêng mình để có một cuộc sống khỏe mạnh, trường thọ.


Bác sĩ Shigeaki Hinohara. Ảnh: Wikimedia Commons.

Đừng nghỉ hưu. Nếu buộc phải nghỉ hưu, hãy cứ làm việc, kể cả sau tuổi 65

Tuổi nghỉ hưu trung bình với nam giới thông thường là 65 tuổi. Trong những năm gần đây, nhiều người còn nghỉ hưu sớm. Tuy nhiên, ông Hinohara nhìn nhận mọi việc theo cách khác.

Trong cuộc phỏng vấn với tờ The Japan Times, ông từng chia sẻ: "Tuổi nghỉ hưu hiện tại được đặt ra cách đây nửa thế kỷ là 65 tuổi, khi đó tuổi thọ trung bình của người Nhật Bản là 68 tuổi, và chỉ có 125 người Nhật Bản trên 100 tuổi". Ông nhận định, ngày nay, người ta sống lâu hơn rất nhiều. Do đó, việc nghỉ hưu sau tuổi 65 là bình thường trong thời đại ngày nay.

Bản thân ông Hinohara đã thực hành những điều ông nói. Cho đến năm hơn 100 tuổi, ông vẫn tiếp tục điều trị cho bệnh nhân, có ngày làm việc tới 18 tiếng.

Đi cầu thang bộ và thường xuyên kiểm tra cân nặng

Hinohara nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tập thể dục thường xuyên: "Tôi đi bộ cầu thang mỗi ngày, mỗi lần bước hai bậc để vận động cơ". Ngoài ra, ông thường tự mang đồ đạc cá nhân.

Hinohara chỉ ra, những người sống lâu có một đặc điểm chung là không để bản thân bị thừa cân. Thực tế là vậy, béo phì là một trong những nguy cơ cao nhất làm tăng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong.

Chế độ ăn uống của vị bác sĩ rất kỹ lưỡng: "Bữa sáng, tôi uống cafe, một ly sữa, một ít nước cam với một muỗng canh dầu oliu. Bữa trưa là sữa và bánh quy. Bữa tối là rau, một chút cá và cơm, và 100 gr thịt nạc, hai lần một tuần". Các nghiên cứu cho thấy dầu oliu mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là tim mạch.

Để bản thân luôn bận rộn

Theo Hinohara, không có một lịch trình kín khiến cho người ta già đi và chết sớm hơn. Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn bận rộn không phải vì mục đích bận rộn, mà tự bản thân họ phải thấy hứng khởi, nhiệt huyết.

Theo nhà báo Janit Kawaguchi, người luôn coi bác sĩ Hinohara là một nhà cố vấn, thì: "Động lực của ông ấy là giúp đỡ mọi người, làm những điều tuyệt vời cho những người khác. Đó chính là điều đã thúc đẩy ông ấy, giúp ông sống thọ".

"Thật tuyệt khi được sống lâu", Hinohara nói trong cuộc phỏng vấn: "Cho đến năm người ta 60 tuổi, họ có thể làm việc cho gia đình, đạt được các mục tiêu sống. Nhưng những năm tháng sau này, chúng ta nên cố gắng đóng góp cho xã hội. Từ năm 65 tuổi, tôi đã làm tình nguyện viên. Tôi dành 18 giờ, bảy ngày mỗi tuần cho công việc đó, và yêu thích từng phút giây tham gia vào công việc đó".

Đừng sống quá nguyên tắc

Trong khi kêu gọi việc tập thể dục và tuân thủ theo chế độ dinh dưỡng hợp lý, ông Hinohara cho rằng không nên để bản thân bị ám ảnh bởi việc phải hạn chế các hành vi của chính mình: "Chúng ta đều nhớ khi mình còn nhỏ, chúng ta vui chơi quên ăn, quên ngủ. Tôi tin rằng chúng ta vẫn có thể giữ thái độ đó khi trưởng thành. Tốt nhất là đừng làm cơ thể mệt mỏi bởi quá nhiều quy tắc".

Hãy nhớ rằng bác sĩ không thể nào giúp chữa khỏi bách bệnh

Hinohara cảnh báo rằng không phải lúc nào cũng luôn nghe theo lời khuyên của bác sĩ. Hinohara nhấn mạnh, chỉ riêng khoa học không thể giúp ích cho con người, bởi khoa học là chung cho tất cả, còn bệnh tật của mỗi người lại khác nhau. "Đau đớn vì bệnh tật là một điều không thể ngay lập tức biết được căn nguyên, và vui vẻ là cách tốt nhất để quên đi".

Tìm cảm hứng, niềm vui và bình yên trong nghệ thuật

Theo tờ The New York Times, trong năm cuối đời, bác sĩ Hinohara gặp khó khăn trong việc ăn uống, nhưng ông từ chối ống thông dạ dày. Ông xin xuất viện về nhà, và qua đời vài tháng sau đó. Thay vì cố gắng chiến đấu với bệnh tật, ông tìm thấy sự bình yên nhờ âm nhạc, nghệ thuật.Thùy Linh (Theo CNBCĐỜI SỐNG, 


Kiểm soát cân nặng 














Người ta vẫn thường hay nói “hãy ăn bữa sáng như vua, bữa trưa như hoàng tử còn bữa tối như kẻ nghèo khó”. Một công trình nghiên cứu lớn gần đây đã tán dương đây chính là chiến lược để kiểm soát cân nặng một cách hữu hiệu.
 Theo các nhà nghiên cứu, những người ăn kiêng muốn giảm cân thấy có kết quả tốt hơn nên bỏ qua bữa tối.
Ăn một bữa sáng thịnh soạn để tăng quá trình trao đổi chất và nạp năng lượng dồi dào cho một ngày hoạt động là sự lựa chọn của nhiều ngôi sao nổi tiếng như nữ diễn viên Angelina Jolie và người dẫn chương trình Kelly Osbourne.
Các kết quả nghiên cứu mới đã rũ bỏ quan niệm cho rằng việc giảm cân chỉ có thể đạt được bằng cách “ăn nhiều bữa nhỏ”, một phương pháp mà nhiều người theo đuổi trong đó có nữ diễn viên màn bạc nổi tiếng người Mỹ Jennifer Aniston.
Trên thực tế, không ăn vặt giữa các bữa ăn là yếu tố then chốt giúp giảm cân một cách thành công hơn.
Kết quả nghiên cứu mới về chế độ ăn để giảm cân
Tiến sỹ Kahleova thuộc trường Đại học Sức khoẻ Cộng đồng Loma Linda tại California và nhóm nghiên cứu của mình đã phân tích dữ liệu thu thập từ 50.660 thành viên trên 30 tuổi tham gia.
Thói quen ăn uống và cân nặng của các đối tượng nghiên cứu này đã được theo dõi trong vòng trung bình bảy năm.
Kết quả, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra bốn yếu tố tác động góp phần giảm chỉ số khối cơ thể (BMI). Thứ nhất, chỉ ăn một hay hai bữa mỗi ngày. Thứ hai, bỏ qua bữa tối. Thứ ba, không lơ là và chú trọng bữa sáng. Thứ tư, tổ chức bữa sáng hay trưa là hai bữa ăn nhiều và quan trọng nhất trong ngày.

Các nhà nghiên cứu này đã chia sẻ trên Tập san Dinh dưỡng của Mỹ: “Các kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy đối với những người lớn có thể trạng khá tốt, ăn ít bữa, không ăn vặt, chú trọng nhất đến bữa sáng có thể là những phương thức hiệu quả ngăn chặn tăng cân lâu dài. Ăn bữa sáng và bữa trưa cách nhau từ 5 đến 6 tiếng và bỏ qua bữa tối có thể là một chiến lược thực tế hữu ích”.


Thứ Năm, 7 tháng 2, 2019

2018 Tuổi thọ=Duy trì

        









                               Đám cưới 2 cụ 93 tuồi

Tình dục ở người cao tuổi: https://www.youtube.com/watch?v=9fWZZXX-1ew


Tuổi 60
Tuy trong rừng có nhiều cây đại thọ cả ngàn năm, nhưng người sống thọ đến 100 tuổi không nhiều. Bạn thọ lắm cũng chỉ sống đến 100 tuổi (tỉ lệ 1 trên 100.000 người).
Nếu bạn sống đến 70 tuổi, bạn sẽ còn 30 năm. Nếu bạn thọ 80 tuổi, bạn chỉ còn 20 năm. Vì lẽ bạn không còn bao nhiêu năm để sống và bạn không thể mang theo các đồ vật bạn có, bạn đừng có tiết kiệm quá mức.
 (trên 50t mừng từng năm, qua 60t mong hàng tháng, tới 70t đếm mỗi tuần, đến 80t đợi vài ngày, được 90t ...ngơ ngác một mình với giờ phút dài thăm thẳm !) 
Bạn nên tiêu những món cần tiêu, thưởng thức những gì nên thưởng thức, tặng cho thiên hạ những gì bạn có thể cho, nhưng đừng để lại tất cả cho con cháu. Bạn chẳng hề muốn chúng trở nên những kẻ ăn bám.
Đừng lo lắng về những gì sẽ xảy ra sau khi bạn ra đi, vì khi bạn đã trở về với cát bụi, bạn sẽ chẳng bị ảnh hưởng bởi lời khen hay tiếng chê bai nữa đâu.
Đừng lo lăng nhiều qúa về con cái vì con cái có phần số của chúng và chúng sẽ tự tìm cách sống riêng. Đừng trở thành kẻ nô lệ của chúng.
Đừng mong chờ nhiều ở con cái. Con biết lo cho cha mẹ, dù có lòng vẫn quá bận rộn vì công ăn việc làm và các ràng buộc khác nên không thể giúp gì bạn.
Các con vô tình thì có thể sẽ tranh dành của cải của bạn ngay khi bạn còn sống, và còn muốn bạn chóng chết để chúng có thể thừa hưởng các bất động sản của bạn.
Các con của bạn cho rằng chuyện chúng thừa hưởng tài sản của bạn là chuyện dĩ nhiên nhưng bạn không thể đòi dự phần vào tiền bạc của chúng.
Với những người thuộc lứa tuổi 60 như bạn, đừng đánh đổi sức khoẻ với tài lực nữa. Bởi vì tiền bạc có thể không mua được sức khoẻ. Khi nào thì bạn thôi làm tiền? và có bao nhiêu tiền là đủ (tiền muôn, tiền triệu hay mấy chục triệu)?
Dù bạn có cả ngàn mẫu ruộng tốt, bạn cũng chỉ ăn khoảng 3 lon gạo mỗi ngày; dù bạn có cả ngàn dinh thự, bạn cũng chỉ cần một chỗ rộng 8 mét vuông để ngủ nghỉ ban đêm.
Vậy chừng nào bạn có đủ thức ăn và có đủ tiền tiêu là tốt rồi.
Nên bạn hãy sống cho vui vẻ. Mỗi gia đình đều có chuyện buồn phiền riêng.
Đừng so sánh với người khác về danh vọng và địa vị trong xã hội và con ai thành đạt hơn, nhưng bạn hãy so sánh về hạnh phúc, sức khỏe và tuổi thọ... Đừng lo nghĩ về những chuyện mà bạn không thể thay đổi vì chẳng được gì, mà lại còn làm hại cho sức khỏe bạn...
Bạn phải tạo ra sự an lạc và tìm được niềm hạnh phúc của chính mình. Miễn là bạn phấn chấn, nghĩ toàn chuyện vui và làm những việc bạn muốn mỗi ngày một cách thích thú thì bạn thật đã sống hạnh phúc từng ngày.
Một ngày qua là một ngày bạn mất đi, nhưng một ngày trôi qua trong hạnh phúc là một ngày bạn "được".
Khi bạn vui thì bệnh tật sẽ lành; khi bạn hạnh phúc thì bệnh sẽ chóng hết. Khi bạn vui và hạnh phúc thì bệnh sẽ chẳng đến bao giờ.
Với tính khí vui vẻ, với thể thao thể dục thích đáng, thừơng xuyên ra ánh sáng mặt trời, thay đổi thực phẩm đa dạng, uống một thuốc bổ vừa phải, hy vọng rằng bạn sẽ sống thêm 20 hay 30 năm tràn trề sức khỏe.
Và nhất là biết trân qúy những điều tốt đẹp quanh mình và còn BẠN BÈ .nữa.. họ đều làm cho bạn cảm thấy trẻ trung và có người cần đến mình... không có họ chắc chắn bạn sẽ cảm thấy lạc lõng, bơ vơ.!!!
Xin chúc bạn mọi điều tốt đẹp nhất.
( Xin chia sẻ những điều này với tất cả những người quen của bạn đã trên 60 tuổi hay nhưng người không bao lâu nữa cũng sẽ trên 60).
Y học : Những nguyên tắc duy trì tuổi thọ ở Mỹ
Bác sĩ Vũ Văn Dzi, M.D., Chuyên Khoa Nội Thương 
Vấn đề làm thế nào bảo đảm được một trong những nhu cầu tối thiểu của người dân Mỹ là mối quan tâm hàng đầu hiện nay của chính phủ Obama vì những thống kế mới nhất về Y tế không lấy gì làm sáng sủa.
Nước Mỹ tuy là quốc gia công nghiệp lớn và mạnh nhất thế giới nhưng cùng một lúc lại không có chính sách bảo hiểm Y tế toàn diện gọi là Universal Health care như tại các nước Tây Âu, Nhật, Úc và nhất là Gia Nã Đại, quốc gia láng giềng thân cận nhất của Mỹ.
Những thống kế về tuổi thọ, tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh, các chứng bệnh mãn tính.. đều cho thấy là nước Mỹ kém khá xa những quốc gia công nghiệp mặc dù ngân sách Y tế Mỹ cao nhất thế giới, các Đại Học Y khoa Mỹ, các Bác sĩ Mỹ đều dẫn đầu thế giới về các báo cáo Y học, khám phá mới, giải Nobel.
TT Obama đã than rằng nước Mỹ sẽ không thoát ra khỏi cơn khủng hoảng kinh tế tài chính nếu không giải quyết được vấn đề Y tế. Sở dĩ ngành công nghiệp chế tạo xe hơi của Mỹ không cạnh tranh lại xe hơi Nhật, Hàn, Đức..khiến thành phố Detroit (Michigan) bị suy sụp là vì phí tổn bảo hiểm Y tế, hưu trí cấp dưỡng của người công nhân Mỹ quá cao! Nhưng trong khi chờ đợi chính phủ Obama và Quốc Hội tìm ra giải pháp cứu nguy cho nước Mỹ thì tất cả các chuyên viên Y tế đều đồng ý ở một điểm là cần phải quan tâm nhiều hơn nữa vè lãnh vực phòng bệnh thay vì chỉ nghĩ đến cách trị bệnh, tìm những phương pháp khảo cứu mới, những thuốc mới mỗi ngày càng tốn kém vượt ra ngoài tầm tay của người dân trung lưu.
Riêng vấn đề bảo hiểm Y tế toàn diện cho tất cả người dân, giàu cũng như nghèo từ nhà tỷ phú Bill Gates, Warren Buffet.. cho tới những người di dân nghèo mới đến thì hết sức nan giải vì người dân trung lưu Mỹ, có đóng thuế rất kỵ và ghét danh từ “Y tế xã hội chủ nghĩa“ (socialized medicine) như tại các nước Gia Nã Đại, Pháp, Úc..
Thực tế nhất trong khi chờ đợi thì người dân cần phải tự lo lấy cho bản thân và gia đình là áp dụng những phương thức đã được chứng minh rõ rệt trong việc bảo vệ sức khỏe, nghĩa là phòng ngừa các chứng bệnh mãn tính ở Mỹ. Tạp chí Y học Nội Khoa Archives of Internal Medicine vừa trình bày một khảo cứu sâu rộng tại Mỹ và Đức Quốc trên 23,153 người trong vòng 5 năm từ 1994 đến 1998 và đi đến kết luận là có thể giảm tỷ lệ tử vong và chi phí Y tế vì các chứng bệnh mãn tính tới 90 % bằng cách áp dụng 4 phương pháp căn bản là “bỏ hút thuốc lá, cải thiện dinh dưỡng, tập thể dục thường xuyên và giảm cân nặng“.
Những chứng bệnh mãn tính làm chết người dân Mỹ nhiều nhất là đau tim, ung thư, tiểu đường, tai biến mạch máu não và báo cáo trên chứng minh là những chứng bệnh kể trên đều có thể tránh được và .. giúp làm giảm ngân sách Y tế và đưa nước Mỹ ra khỏi cơn khủng hoảng hiện nay.  Có người còn nói là
“Phòng bệnh mãn tính là một hình thức yêu nước, cưú nguy cho xã hội, kinh tế Mỹ “ .
Cuộc khảo cứu được thực hiện rất kỹ lưỡng bởi cơ quan CDC và Bộ Y tế Đức trên một nhóm người dân Mỹ và Đức từ 35 đến 65 tuổi về nếp sống , dinh dưỡng, bệnh mãn tính, cân nặng và đem so sánh với mức trung bình tổi thiểu mà Y học khuyến cáo để duy trì sức khỏe như không hút thuốc lá, ăn ít thịt bò và ăn nhiều rau và trái cây tươi, tập thể dục 4 tiếng mỗi tuần và mức độ mập phì (BMI) dưới 30.. Kết quả không lấy gì làm khích lệ vì chỉ có 35% áp dụng 2 điều kể trên và 9 % áp dụng đủ 4 điều và 5 % hoàn toàn không đạt được đủ cả 4!
Các nhà khảo cứu kiểm điểm lại 8 năm sau tình trạng sức khoẻ, bệnh lý và tử vong của những người tham gia cuộc khảo sát và thấy rằng những người áp dụng đủ 4 tiêu chuẩn được khuyến cáo thì tới 93 % giảm mức bị tiểu đường, 81 % giảm không bị đau tim, 50 % giảm không bị TBMMN và 36 % giảm không bị ung thư.
Riêng những người không hề bao giờ hút thuốc thì tỷ lệ mắc bệnh mãn tính giảm 72 % đối với tất cả 4 chứng bệnh được nêu ra. Những người không mập phì với BMI dưới 30 % thì rất ít bị tiểu đường mà hiện nay tại Mỹ có 24 triệu người mắc phải và 56 triệu người sắp bị mắc phải (pre diabetes).
Bệnh đau tim (heart attack), nguyên nhân tử vong số một ở Mỹ với hơn 1 triệu trường hợp đau tim cấp tính mỗi năm giảm nhiều nhất ở những người không bao giờ hút thuốc hoặc không bị ám khói thuốc lá (second hand smoking).
Nói chung là mỗi tiêu chuẩn phòng bệnh đều có ảnh hước tốt lên những bệnh khác nhau. BS Vyshali Rao chuyên về bệnh tim mạch tại Pasadena (CA) nhận định rằng thay đổi cách dinh dưỡng có ảnh hưởng quan trọng lên sức khỏe tim mạch bằng nhiều cơ chế trong đó giảm cân nặng chỉ là một phần mà thôi. BS Rao cho rằng sức khỏe tim mạch tùy thuộc vào nếp sống của mỗi người dân tại Mỹ. Một vài khảo cứu trên những sắc di dân từ Á Châu, Phi Châu và trước đây từ Ái nhĩ Lan cho thấy là sau khi sang Mỹ định cư thì tỷ lệ bệnh tim mạch gia tăng rất cao ví dụ như trước đây tại Ấn Độ bệnh đau tim rất hiếm trong khi hiện nay tại Mỹ thì sắc dân Ấn Độ có tỷ lệ bệnh đau tim cao nhất trong các sắc dân và có lẽ người Việt Nam cũng khá cao!
BS Rachel Ballard tại Viện Ung Thư nhận định rằng việc 4 khuyến cáo căn bản kể trên giúp làm giảm tỷ lệ bệnh tiểu đường và đau tim không có gì mới lạ vì đã được Y học nghiên cứu từ lâu qua những cuộc khảo sát to lớn như Framingham study tại vùng Boston và nếu có thêm những khuyến cáo khác như giảm cholesterol, giảm huyết áp thì có lẽ các con số sẽ còn giảm hơn nữa.
Nhưng còn ung thư và tai biến mạch máu não (stroke) thì có lẽ cần phải có một thời gian lâu hơn nữa. Hiện nay ung thư đường ruột tại Mỹ cao nhất thế giới có lẽ vì liên quan tới mức tiêu thụ thịt bò, thịt heo quá cao và ít ăn rau xanh, trái cây và ngũ cốc. Chứng tai biến mạch máu não cũng rất cao vì bệnh cao huyết áp, hypertension, không được điều trị và theo rõi đúng mức vì các thống kê cho biết là chỉ có 50 % được dịnh bệnh đúng mức còn chữa trị xuống mức bình thường chỉ có 25 % mà thôi và tại một số sắc dân thiểu số có khi chỉ được 10 %!
Thống kê của CDC cho biết là trong năm qua có 1,328,643 người dân Mỹ chết vì bệnh mãn tính trong đó 3 nguyên nhân hàng đầu là đau tim, ung thư, tai biến mạch máu não còn bệnh tiểu đường thì làm 72,449 người chết, đứng hàng thứ 6 nhưng các biến chứng ở tim mạch, thận..thì rất cao và hết sức tốn kém. Cuộc khảo sát chính xác kể trên chứng minh rõ rệt về sự ích lợi của vấn đề phòng bệnh mãn tính nhưng làm thế nào để khuyến khích người dân Mỹ với trên 300 triệu dân gồm nhiều sắc tộc và văn hóa khác nhau, không phải là một điều dễ. Những nhóm di dân từ những quốc gia nhược tiểu trước đây sau khi sang Mỹ định cư thì còn dễ mắc phải những chứng bệnh kể trên khiến việc đề phòng những cạm bẫy của nếp sống mới tại Mỹ còn cần thiết hơn nữa. Không thể trông cậy vào một phép lạ từ phía chính phủ Mỹ để giải quyết cuộc khủng hoảng Y tế vì không ai có thể làm cho một người thay đổi nếp sống ngoại trừ chính bản thân người đó!
Rất tâm đắc với câu cuối và có thể tóm tắt trong thực hành bản thân mình: 8 từ 
Ăn lành uống đủ (vegetable food)
Làm việc thiện ích (charity works)
Suy nghĩ thanh lạc (positive thinking)
Tập đều thở sâu (Regular excercises)
DƯƠNG DIỆU

Năm quốc gia có tuổi thọ cao nhất thế giới

Trong suốt chiều dài lịch sử, các nhà thám hiểm đã cất công tìm kiếm dòng suối thần huyền thoại giúp con người trẻ mãi không già.

Trong khi dòng suối thần kỳ đó vẫn còn chưa tìm thấy thì một số nơi trên thế giới đã nổi lên như là nơi con người sống thọ hơn rất nhiều so với tuổi thọ trung bình của thế giới (khoảng 71 tuổi). Mỗi đất nước này đều có suối nguồn trường thọ bí mật của riêng mình.

Chúng tôi đã hỏi chuyện người dân ở một số quốc gia có tuổi thọ cao nhất theo xếp hạng của Bản phúc trình Hạnh phúc Thế giới 2017 để tìm hiểu lý do tại sao những nơi này lại giúp kéo dài tuổi thọ của con người.

Nhật BảnNGUỒN HÌNH ẢNH,WIBOWO RUSLI/GETTY IMAGES

Có tuổi thọ trung bình là 83 tuổi, lâu nay người Nhật vẫn là một trong những dân tộc sống thọ nhất thế giới. Đảo Okinawa, vốn thường được gọi là 'vùng đất của những người bất tử', lâu nay vẫn là một trung tâm nghiên cứu về tuổi thọ toàn cầu. Những hòn đảo thuộc phía nam lãnh thổ Nhật Bản này có hơn 400 cụ già sống trên trăm tuổi. Nhiều người cho rằng nguyên nhân quan trọng giúp người dân nơi đây sống thọ là chế độ ăn uống của họ, theo đó dùng rất nhiều đậu hũ và khoai lang cùng với một ít cá. Những hội nhóm xã hội sôi nổi của người già và một cộng đồng gắn kết cũng là lý do khiến ở đây ít có áp lực nhưng lại giúp người dân có cảm giác gắn bó chặt chẽ.

Sự thật về tempura Nhật Bản

Để tận hưởng được những ích lợi này, điều thiết yếu là người nước ngoài cần học tiếng nói của người dân ở đây, ông Daniele Gatti, giám đốc điều hành của Velvet Media và đã sinh sống lâu năm ở Nhật, nói. "Nước Nhật có chất lượng cuộc sống tuyệt vời nếu như bạn có thể vượt qua rào cản ngôn ngữ để có thể hiểu rõ hơn về tâm lý của người dân bản địa" - vốn khác với văn hóa phương Tây nhiều hơn những gì mà đa số du khách tưởng, ông nói thêm. "Những người ngoại quốc sẵn sàng chuyển đến đây sống cần phải suy nghĩ nghiêm túc về việc bỏ một lượng lớn thời gian để học ngôn ngữ. Đó là chìa khóa giúp họ hội nhập sâu hơn vào cuộc sống địa phương và sống một cuộc sống trọn vẹn và có ý nghĩa."

Tây Ban NhaNGUỒN HÌNH ẢNH,JEREMY HORNER/GETTY IMAGES

Ẩm thực Địa Trung Hải, vốn dùng nhiều dầu olive tốt cho tim mạch, rau củ và rượu, từ lâu đã góp phần giúp cho người dân Tây Ban Nha có tuổi thọ trung bình cao (trung bình 82,8 tuổi). Tuy nhiên người dân Tây Ban Nha còn giữ một bí mật sống lâu nữa: nghỉ trưa, siesta.

Vì sao người Tây Ban Nha ăn tối vào 10 giờ đêm?

"Mọi người nghĩ rằng người Tây Ban Nha ai cũng chợp mắt buổi trưa, siesta, vào lúc các cửa hàng đóng cửa từ 2:00 cho đến 5:00 chiều, nhưng đơn giản đó chỉ là vì ca làm việc được tổ chức như vậy," ông Miquel Àngel Diez i Besora đến từ Barcelona và là hướng dẫn viên của hãng Gray Line cho biết. "Nếu anh phải làm việc liên tục và chỉ có nửa tiếng nghỉ giữa giờ để ăn trưa thì anh buộc phải mua đồ ăn nhanh. Ngược lại, nếu anh phải nghỉ trưa từ hai đến ba tiếng đồng hồ thì anh sẽ về nhà hay đi nhà hàng để ngồi thư thả, ăn bữa ăn với hai món chính, rồi thêm đồ tráng miệng và có thời gian để tiêu hóa kỹ. Như thế thì có lợi cho sức khỏe hơn là mua đồ ăn nhanh."

Mật độ các thành phố Tây Ban Nha dày đặc cũng khiến cho người dân phải đi bộ nhiều hơn do các cửa hiệu và nhà hàng đều nằm trong khoảng cách vài bước chân đi từ nhà của đại đa số người dân.

"Khi tôi từ Moscow chuyển đến Barcelona, tôi để ý thấy người dân ở đây thích đi bộ hay đạp xe, thậm chí đi bộ qua nhiều con phố để bắt phương tiện công cộng thay vì lái xe," cô Marina Manasyan, người đồng sáng lập hãng du lịch Barcelona Eat Local Food Tours, nói. "Nhờ vậy các tế bào sẽ được cấp ô xy đầy đủ và thải ra ít chất thải carbon hơn."

Singapore, S. LANDER/GETTY IMAGES

Với hệ thống chăm sóc y tế tân tiến nhất mở ra rộng rãi và điều được gọi là 'hệ thống y tế thần kỳ', người dân Singapore đang có tuổi thọ lâu hơn bao giờ hết - trung bình họ sống đến 83,1 tuổi. Đất nước này là một trong những nước có tỷ lệ tử vong ở sản phụ và trẻ sơ sinh thấp nhất thế giới. Một trong những trọng tâm của hệ thống chăm sóc sức khoẻ của Singapore là y tế dự phòng.

Văn hóa và môi trường đô thị dễ đi lại cũng là một nhân tố giúp kéo dài tuổi thọ ở nước này. "Anh sẽ thấy rất nhiều người đi đến các phòng tập hay tập thể dục ở các công viên có ở khắp nơi," Bino Chua, một người hiện đang sống ở Singapore và là cây viết blog du lịch cho trang I Wander, nói. Gần đây Singapore vừa mở công viên trị liệu đầu tiên nhằm để giúp giảm căng thẳng và cải thiện trạng thái tâm lý cho những người cao tuổi.

Những thói quen có hại cho sức khoẻ cũng ít có đất sống ở Singapore. "Người ngoại quốc nên biết rằng các 'tật xấu' ở Singapore tốn tiền hơn hơn rất nhiều," Chau nói. "Thuốc lá và bia rượu được đánh thuế rất nặng và do đó mắc hơn rất nhiều so với các nước khác."

Thụy SỹNGUỒN HÌNH ẢNH,FRANK BIENEWALD/GETTY IMAGES

Đàn ông Thụy Sỹ sống thọ hơn ở bất cứ nơi nào khác trên thế giới - có tuổi thọ trung bình là 81. Là một trong những nước giàu nhất châu Âu, hệ thống y tế chất lượng cao, an toàn cá nhân mạnh và cảm giác khoẻ mạnh là những nhân tố giúp Thụy Sỹ là một trong những nước dẫn đầu về tuổi thọ - một số nghiên cứu còn cho rằng chế độ dinh dưỡng nhiều bơ và sữa cũng là một nhân tố hàng đầu.

Mặc dù Thụy Sỹ là một đất nước của công việc - nơi có nhiều người nước ngoài chuyển đến làm việc tại nhiều trụ sở của các tập đoàn quốc tế, vị trí trung tâm của nó khiến người dân dễ dàng cân bằng giữa các chuyến nghỉ ngơi thư giãn. "Đó là một lựa chọn mang tính mũi nhọn về công việc nhưng lại rất khôn ngoan về địa điểm," ông Gatti, một người cũng sống ở Thụy Sỹ, nhận xét. "Sống ở đây cho phép bạn có những chuyến đi chơi tuyệt vời vào dịp cuối tuần đến khắp mọi nơi của châu u và dành thời gian đi dã ngoại ở vùng núi Alps quyến rũ." Trường tư ở đây cũng nằm trong số những trường có chất lượng tốt nhất trên thế giới," ông nói thêm. Điều này khiến Thụy Sỹ rất hấp dẫn đối với các gia đình trẻ.

Hàn QuốcNGUỒN HÌNH ẢNH,OTTO FERDINAND/GETTY IMAGES

Theo những nghiên cứu mới đây thì Hàn Quốc sắp trở thành quốc gia đầu tiên đạt mức tuổi thọ 90 tuổi - thành quả của một nền kinh tế mạnh và đang tăng trưởng, dịch vụ y tế rộng rãi và huyết áp thấp hơn các nước phương Tây.

Đất nước cũng có chế độ ẩm thực rất giàu thực phẩm lên men vốn được cho rằng sẽ giúp giảm lượng cholesterol, tăng cường hệ miễn dịch và kiềm chế ung thư. "Nhìn tổng thể, đồ ăn Hàn giàu chất xơ và nhiều dinh dưỡng," bà Hoheb cho biết.

Người dân Hàn Quốc thì cho rằng nền văn hóa coi trọng tính cộng đồng và các truyền thống hướng tới cộng đồng cũng góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống hàng ngày ở đất nước này. "Jimjilbang (nhà tắm công cộng) là nơi mọi người gặp gỡ, thư giãn, trò chuyện và giúp thư giãn," bà Camille Hoheb, người sáng lập công ty du lịch Wellnes Tourism Worldwide, nói. "Ở Hàn Quốc, tư tưởng Phật giáo cũng giúp cho người dân có được chánh niệm và một thái độ đối với văn hóa hợp tác thay vì theo đuổi chủ nghĩa cá nhân."

Bản tiếng Anh bài này đã được đăng trên BBC Travel. https://www.bbc.com/vietnamese/vert-tra-41233761

 Những vùng đất sống thọ nhất thế giới

24/02/2020

Nhà văn người Mỹ Dan Buettner là người sáng lập ra dự án Khu vực Xanh để tìm hiểu và lý giải những nơi có người dân sống lâu và khỏe mạnh nhất. Với sự giúp đỡ của Hiệp hội Địa lý Quốc gia, trong hơn một thập niên qua, ông đã tìm ra những nơi có tỉ lệ người trên 100 tuổi cao nhất, ít gặp các vấn đề về tim mạch, béo phì, ung thư và tiểu đường nhất.

SARDINIA, Ý

Sardinia là hòn đảo lớn thứ hai của Ý, sau Sicily. Đây là một trong những nơi có tỉ lệ người sống thọ cao nhất trên thế giới. Người dân nơi đây thường sống thọ đến hơn 90 tuổi với tỉ lệ người cao tuổi giữa nam và nữ là ngang bằng nhau - chứ không bị chênh lệch về việc tuổi thọ của nam giới luôn thấp hơn như trên thế giới.

Nghiên cứu khẩu phần ăn cho thấy người dân trên đảo thường ăn nhiều bánh mì ngũ cốc nguyên hạt, đậu, rau xanh, trái cây và dầu của cây nhũ hương. Theo truyền thống, người Sardinia ăn phô mai làm từ sữa cừu ăn cỏ, chứa nhiều axit béo omega-3 và hàng ngày, họ uống một hoặc 2 ly vang đỏ. Đặc biệt, người dân nơi đây chỉ ăn thịt vào ngày cuối tuần và những dịp đặc biệt.

Các nhà khoa học chỉ ra rằng, đời sống gia đình và các hoạt động xã hội là một yếu tố giúp người dân ở Sardinia có tuổi thọ cao hơn. Bởi khi mọi thành viên trong gia đình đều được chăm sóc thì tỉ lệ trầm cảm, căng thẳng và tự tử sẽ giảm thấp đáng kể. Người lớn tuổi ở Sardinia không ở trong các trại dưỡng lão mà được người thân và hàng xóm chăm sóc.

 Maria Chiara Fastame, nhà tâm lý học ở Đại học Cagliari cho biết, ở Sardinia người già không bị coi là gánh nặng, họ được trân trọng vì có thể truyền tải những kiến thức và giá trị truyền thống cho thế hệ sau.

OKINAWA, NHẬT BẢN

Nằm ở phía nam của Nhật Bản, quần đảo Okinawa được mệnh danh là vùng đất của những "người bất tử". Cư dân ở đây có tỉ lệ người trên 100 tuổi cao nhất thế giới và ít mắc các bệnh tim mạch, đãng trí, đột quỵ, ung thư và tiểu đường. Ở Okinawa, cứ 100.000 người sẽ có 68 người sống trêm trăm tuổi. Vì vậy, các nhà khoa học đã dành nhiều thập kỷ để khám phá về bí mật sống thọ ở vùng đất này.

Người dân trên đảo có chế độ ăn chủ yếu gồm: rau xanh, khoai lang, đậu nành, mướp đắng, còn lại là thịt nạc, hải sản, trái cây và trà. Một bữa ăn cơ bản thường gồm súp miso, rau xào, rong biển và trà hoa nhài. Hầu hết những cụ già trăm tuổi đều làm vườn để vừa thu hoạch rau quả tươi, vừa giúp cơ thể vận động và giảm căng thẳng. Đặc biệt, việc tắm nắng mỗi ngày giúp người dân nơi đây có xương và cơ thể khỏe mạnh hơn.

 Ngoài ra, người dân nơi đây còn duy trì truyền thống về vòng tròn bè bạn từ thời thơ ấu đến khi về già. Họ gặp nhau hàng ngày hoặc vài lần một tuần để trò chuyện, chia sẻ lời khuyên và cả hỗ trợ tiền bạc khi cần. Nghiên cứu cho thấy, những người bạn giúp họ hạnh phúc và khỏe mạnh hơn.

IKARIA, HY LẠP

Hòn đảo xinh đẹp này của Hy Lạp được mệnh danh là một trong những nơi lành mạnh nhất trên thế giới. Theo các nghiên cứu khoa học, cư dân trên đảo ít mắc bệnh ung thư, tim mạch, trầm cảm, mất trí nhớ. Thậm chí, những cặp vợ chồng già vẫn duy trì đời sống tình dục và hoạt động thể chất tốt ở tuổi 90.

Tuổi thọ của người Ikari cao được cho là nhờ các yếu tố địa lý, văn hóa, chế độ ăn uống. Những người sống lâu nhất thường sống ở vùng cao nguyên của đảo. Họ tập thể dục bằng cách làm vườn hay đi bộ tới nhà hàng xóm. Ngoài ra, bữa ăn thường ngày của họ có nhiều trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt, đậu và ô liu. Họ cũng thường cùng gia đình và bạn bè uống trà thảo dược gồm cây xô thơm và lá hương thảo. Loại trà này có tác dụng lợi tiểu và kiểm soát huyết áp.

Người Ikari còn có thói quen ngủ trưa, giúp làm giảm hormone gây căng thẳng, bảo vệ chức năng tim. Các mối quan hệ gia đình và xã hội tốt cũng giúp làm tăng tuổi thọ.

LOMA LINDA, MỸ

Loma Linda là một thành phố nép mình giữa thung lũng San Bernardio, California. Theo nghiên cứu, những người sinh sống ở đây có tuổi thọ cao hơn 8-10 năm so với tuổi trung bình của người Mỹ. Khác với các Khu vực Xanh còn lại, người dân ở thành phố sống lâu hơn nhờ vào tôn giáo của mình, Cơ Đốc Phục Lâm.

Những người theo tôn giáo này không uống đồ có cồn hoặc caffein. Thay vào đó, họ uống nước ép cà chua hoặc cà phê Roma, không chứa caffein. Việc uống 6, 7 ly nước mỗi ngày giúp người dân giảm 60-70% nguy cơ đau tim.

Họ cũng tuân thủ chế độ "ăn sáng như một vị vua, ăn trưa như hoàng tử và ăn tối như một người ăn mày", để giảm lượng calo dư thừa, giúp ngủ ngon hơn. Nhiều người duy trì chế độ ăn uống thuần chay với trái cây và ngũ cốc nguyên hạt. Với những người ăn mặn, thịt cũng chỉ là bữa phụ.

Người dân trong thành phố thường dành thời gian với cộng đồng. Họ hạnh phúc khi chia sẻ những sở thích và thói quen với nhau. Việc tập thể dục, thể thao như đi bộ hàng ngày cũng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim và ung thư. Cuối cùng, dù làm việc hàng ngày, họ vẫn dành thời gian từ tối thứ 6 đến hết ngày thứ 7 cho gia đình. Các thành viên có thể đi dã ngoại cùng nhau, nói không với mạng Internet, TV và công việc.

My Tống- Nguồn: Tổng hợp 

Số người trăm tuổi ở Nhật Bản cao kỷ lục

ZING VN                                        Thứ năm, 16/9/2021 15:31 (GMT+7)

Dữ liệu của Bộ Y tế nước này xác nhận số người từ 100 tuổi trở lên ước đạt 86.510 người. Đây là con số cao nhất từ trước đến nay.

Thông tin này được Kyodo News đăng tải hôm 14/9. Theo đó, số lượng nam giới Nhật Bản trên 100 tuổi cũng lần đầu cán mốc 10.000 người.

Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi cho biết số lượng dân số trên 100 tuổi đã tăng thêm 6.060 người so với một năm trước. Đây là năm thứ 51 liên tiếp Nhật Bản ghi nhận sự gia tăng số người từ 100 tuổi trở lên.

Trong tổng số 86.510 người trăm tuổi, phụ nữ chiếm 88,4% (76.450 người), tăng 5.475 người so với năm trước. Con số này với nam giới là 10.060 người, tăng thêm 585 người.

nguoi gia nhat the gioi anh 1

Nhật Bản có số người trăm tuổi cao kỷ lục. Ảnh: The Sun.

Cuộc khảo sát người trăm tuổi ở Nhật Bản bắt đầu từ năm 1963. Thời điểm ấy, cả nước chỉ có 153 người. Đến năm 1981, con số này đã nhảy vọt lên 1.000 người. Tới năm 1998, Nhật Bản chạm mốc 10.000 người trăm tuổi. Theo Kyodo News, đây là thành quả từ những tiến bộ công nghệ y tế.

Vào tháng 7, Nhật Bản là một trong những quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới. Già hóa dân số là thuật ngữ chỉ sự gia tăng độ tuổi trung vị của dân số một vùng do tỷ suất sinh giảm và/hoặc tuổi thọ trung bình tăng.

Năm 2020, con số này ở Nhật Bản đã tăng lên mức kỷ lục ở cả 2 giới (87,74 tuổi với nữ giới và 81,64 tuổi với nam giới).

nguoi gia nhat the gioi anh 2

Bà Kane Tanaka khi trẻ và lúc nhận chứng chỉ từ Sách Kỷ lục Guinness năm 2019. Ảnh: Aa.

Kane Tanaka, 118 tuổi, sống ở Fukuoka là người phụ nữ già nhất Nhật Bản. Bà được Sách Kỷ lục Guinness công nhận là người thọ nhất thế giới.

Bà Tanaka sinh năm 1903. Đây cũng là năm anh em nhà Wright lái chiếc máy bay có động cơ đầu tiên trên thế giới.

Người đàn ông già nhất Nhật Bản là Mikizo Ueda (111 tuổi), sống ở Nara.

Chế độ ăn kiểu Nhật giúp 'trường sinh bất lão'?
David RobsonBBC Future 
Hành trình tìm liều thuốc "trường sinh bất lão" đã kéo dài nhiều thế kỷ và trên khắp các lục địa - nhưng gần đây, cuộc săn tìm đã dừng chân tại Quần đảo Okinawa, trải dài trên vùng biển Hoa Đông.
Ở đây, những người già không chỉ có tuổi thọ cao hơn bất kỳ ai trên Trái Đất, mà họ còn sống rất nhiều năm với sức khỏe cực kỳ tốt.
Đáng chú ý là số người sống đến 100 tuổi ở đây. Cứ mỗi 100.000 dân, Okinawa lại có 68 người sống đến trăm tuổi - cao gấp ba lần số người đạt độ tuổi đó với cùng lượng dân cư ở Mỹ.
Thậm chí theo chuẩn của Nhật Bản thì người Okinawa cũng sống cực kỳ lâu, với khả năng sống đến 100 tuổi cao hơn 40% so với người Nhật ở những nơi khác.
Các nhà khoa học trong hàng thập niên đã tìm cách cố gắng giải mã bí mật sống thọ của người Okinawa, từ nguồn gene đến lối sống. Và một trong những yếu tố thú vị nhất gần đây đã khiến nhà khoa học chú ý là tỷ lệ carbohydrate cực kỳ cao so với protein trong chế độ ăn uống của người Okinawa, với cực kỳ nhiều khoai lang là nguồn cung cấp calories chủ yếu cho họ.
"Điều này hoàn toàn trái ngược với chế độ ăn kiêng phổ biến hiện tại cổ vũ lượng protein cao và ít carbohydrate [còn gọi là chế độ ăn low carb]," Samantha Solon-Biet, người nghiên cứu về dinh dưỡng và tuổi tác tại Đại học Sydney cho biết.
Bất chấp sự phổ biến của chế độ ăn kiêng Atkins và Paleo, người ta vẫn tìm được rất ít bằng chứng cho thấy chế độ ăn giàu protein thực sự có lợi ích về lâu dài.
Vậy liệu "Tỷ lệ Okinawa" - với 10 phần carbohydrate và 1 phần protein - có phải là công thức bí mật cho cuộc sống lâu dài và khỏe mạnh không?
Mặc dù vẫn còn quá sớm để đề xuất bất cứ thay đổi nào trong lối sống dựa trên những quan sát này, nhưng bằng chứng gần đây nhất - từ những nghiên cứu kéo dài trên người và thử nghiệm trên động vật - cho thấy giả thiết này xứng đáng được nhìn nhận nghiêm túc.
Theo những kết quả thu được này, chế độ ăn giàu carbohydrate và ít protein kích thích nhiều phản ứng sinh lý học bảo vệ ta khỏi nhiều bệnh liên quan đến tuổi tác - gồm có ung thư, bệnh tim mạch và bệnh Alzheimer.
Và Tỷ lệ Okinawa có thể đạt được độ cân bằng tối ưu trong chế độ ăn uống để đạt được những hiệu quả này.
Hầu hết nghiên cứu này đến từ Nghiên cứu Trăm tuổi Okinawa (Okinawa Centenarian Study - OCS), vốn điều tra sức khỏe của những dân cư cao tuổi kể từ năm 1975.
Nghiên cứu OCS tập trung vào dân cư sống ở khu vực Okinawa, gồm hơn 150 hòn đảo. Tính đến năm 2016, nghiên cứu OCS đã khảo sát 1.000 người sống trăm tuổi trong vùng.
Thay vì phải sống khổ sống sở trong một thời gian dài trước khi chết, những người thọ đến trăm tuổi ở Okinawa có vẻ gặp những hiệu ứng lão hóa thông thường rất muộn; gần 2/3 số người được khảo sát sống độc lập đến tận tuổi 97.
"Tuổi đời khỏe mạnh" đáng kinh ngạc này rõ ràng là có mối liên hệ với các căn bệnh do tuổi tác.
Những người sống trăm tuổi ở Okinawa có vẻ như không bị các triệu chứng điển hình do bệnh tim mạch, không bị các mảng xơ vữa động mạch dẫn đến tình trạng trụy tim. Những cư dân Okinawa cao tuổi nhất có tỷ lệ bị ung thư, tiểu đường và bệnh mất trí thấp hơn rất nhiều so với những dân cư lớn tuổi ở nơi khác.
May mắn vì nguồn gene
Với kết quả này, không nghi ngờ gì nữa, Okinawa có lượng dân số cực kỳ đặc biệt. Nhưng điều gì có thể giải thích tuổi thọ cực dài đó?
Việc may mắn được thừa hưởng nguồn gene tốt có thể là yếu tố quan trọng. Nhờ vào vị trí địa lý của quần đảo mà dân số Okinawa Okinawa đã trải qua phần lớn thời gian trong lịch sử ở tình trạng khá biệt lập, và điều này có thể giúp họ có nguồn gene độc đáo.
Các nghiên cứu sơ bộ cho biết điều này có thể bao gồm cả khả năng giảm sự lây lan của một biến thể gene có tên APOE4, vốn có vẻ như tăng nguy cơ bị bệnh tim mạch và bệnh Alzheimer.
Họ cũng có thể có mang biến thể bảo vệ của gene FOXO3 vốn liên quan đến việc điều chỉnh quy trình trao đổi chất và sự phát triển của tế bào. Các biến thể này này khiến vóc dáng người thấp hơn nhưng đồng thời cũng có vẻ làm giảm nguy cơ bị các bệnh về tuổi tác, trong đó có ung thư.
Thậm chí ngay cả như vậy, nguồn gene tốt có vẻ như vẫn chưa phải là lời giải thích đầy đủ cho tuổi thọ của người Okinawa, và các yếu tố liên quan đến lối sống có thể cũng đóng vai trò quan trọng.
Nghiên cứu OCS nhận thấy người Okinawa có vẻ ít hút thuốc hơn hầu hết người dân nơi khác, và vì làm việc chủ yếu trong ngành nông nghiệp và đánh bắt cá, họ cũng tích cực về hoạt động thể chất.
Cộng đồng gắn bó cũng giúp cư dân duy trì đời sống xã hội tích cực khi về già. Sự liên hệ với xã hội giúp tăng cường sức khỏe và sống thọ vì nó làm giảm phản ứng căng thẳng của cơ thể trước những sự kiện khó khăn. (Sự cô đơn cho thấy có tác hại không kém gì hút 15 điếu thuốc mỗi ngày.)
uy hại không kém gì hút 15 điếu thuốc mỗi ngày
Tuy nhiên, chính chế độ ăn kiêng của người Okinawa có thể là yếu tố tiềm năng nhất thay đổi quan điểm của ta về việc sống lâu khỏe mạnh.
Không giống như phần lớn Châu Á, thực phẩm chủ yếu của người Okinawa không phải gạo, mà là khoai lang. Loại khoai này lần đầu tiên được người dân đảo biết đến vào đầu Thế kỷ 17 qua giao thương với Hà Lan.
Người Okinawa cũng ăn rất đa dạng các loại rau xanh và vàng - như mướp đắng và nhiều sản phẩm từ đậu nành.
Dù họ cũng ăn thịt heo, cá và các loại thịt khác, nhưng lượng thịt về cơ bản là nhỏ trong tổng khẩu phần ăn, hầu hết họ dùng thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật.
Vì vậy, bữa ăn truyền thống của người Okinawa khá nhiều các loại vitamin và khoáng chất thiết yếu, trong đó có các chất chống oxy hóa, nhưng cũng có hàm lượng calories thấp.
Đặc biệt trong quá khứ, trước khi thức ăn nhanh có mặt trên quần đảo, trung bình người Okinawa ăn lượng calories ít hơn 11% so với khẩu phần thông thường được đề xuất cho người lớn khỏe mạnh.
Vì lý do này, một số nhà khoa học tin rằng người Okinawa cho thấy có bằng chứng về tính chất tăng cường tuổi thọ trong chế độ ăn "kiêng calories".
Từ thập niên 1930, một số bác sĩ và khoa học gia tranh luận rằng việc liên tục giới hạn lượng năng lượng mà bạn tiêu thụ có thể có rất nhiều lợi ích ngoài việc giảm cân - bao gồm cả việc làm chậm lại quá trình lão hóa.
Trong một trong những thử nghiệm thuyết phục nhất, một nhóm khỉ mắc-ca (khỉ rhecus macaques) ăn ít hơn 30% calories so với khỉ thông thường, và chúng có tỷ lệ chết vì các bệnh do lão hóa giảm đến 63% trong chu kỳ 20 năm. Chúng cũng có vẻ ngoài trẻ hơn - có ít nếp nhăn và lông vẫn bóng mượt trẻ trung thay vì ngả dần sang màu xám.
Vì những khó khăn trong thực tế nênnhững thử nghiệm lâm sàng dài hạn tiến hành trên người vẫn chưa thể hoàn thành để có thể kiểm chứng hiệu ứng kéo dài tuổi thọ, nhưng một thí nghiệm kéo dài hai năm gần đây, do Học viện Quốc gia về Tuổi già của Hoa Kỳ tài trợ, đã gợi ý cực kỳ rõ: những người ăn chế độ kiêng calories cho thấy sức khỏe tim mạch tốt hơn - huyết áp thấp hơn và ít cholesterol hơn.
Người ta vẫn chưa rõ vì sao chế độ ăn kiêng calories lại có ích lợi như vậy, nhưng có thể có rất nhiều cơ chế tiềm năng bên trong.
Có một khả năng có thể xảy ra là chế độ ăn kiêng calories biến đổi tín hiệu năng lượng của tế bào, vì vậy cơ thể dành nhiều tài nguyên để dự trữ và duy trì hơn - như sửa chữa DNA - thay vì phát triển và sinh sản, trong khi đó giới hạn "áp lực ôxi hóa" do các thứ phẩm độc hại từ quá trình trao đổi chất vốn có thể gây nguy hại đến tế bào.
Những lợi ích của Chế độ ăn Okinawa có lẽ không chỉ dừng lại ở việc hạn chế calories.
Solon-Biet đã tiến hành một loạt nghiên cứu nhằm xem xét ảnh hưởng của cấu trúc bữa ăn (thay vì thuần túy chỉ là số lượng) với sự lão hóa ở động vật, và nhóm nghiên cứu của bà đã liên tục nhận thấy chế độ ăn có hàm lượng carbohydrate cao, ít protein đã kéo dài tuổi thọ của nhiều loài khác nhau.
Nghiên cứu gần đây nhất của bà cho thấy chế độ ăn này giảm một số dấu hiệu lão hóa trong não. Đáng kinh ngạc, họ nhận thấy tỉ lệ tối ưu là 10 phần carbohydrate và một phần protein - giống với Tỷ lệ Okinawa.
Mặc dù vẫn chưa có bất cứ thử nghiệm kiểm soát nào được thực hiện trên cơ thể con người, nhưng Solon-Biet trích dẫn công trình nghiên cứu dịch tễ trên toàn thế giới để chứng minh rằng tất cả các kết quả thu được đều hướng đến kết luận tương tự nhau.
"Những nhóm dân cư sống lâu khác cũng cho thấy mô thức ăn uống có lượng protein khá thấp," bà nói. "Những nhóm này gồm người Kitavan, sống trên một đảo nhỏ ở Papua New Guinea, người Tsimane ở Nam Mỹ và những cư dân ăn uống theo kiểu Địa Trung Hải."
Một lần nữa, phải nói rằng người ta vẫn chưa biết chính xác cơ chế hoạt động là thế nào. Giống như chế độ ăn kiêng calories, các chế độ ăn có lượng protein thấp có vẻ như kích thích quá trình sửa chữa và duy tu tế bào.
Karen Ryan, nhà sinh học sinh dưỡng tại Đại học California, Davis, chỉ ra rằng sự khan hiếm acid amin có thể khuyến khích tế bào tái chế các nguyên liệu cũ (thay vì tổng hợp protein mới).
"Cùng với nhau, những thay đổi này có thể tránh tích lũy sự lão hóa từ các protein bị hư hỏng bên trong tế bào," bà nói.
Quá trình tích lũy lượng protein hư hỏng có thể thường là nguyên do gây nhiều bệnh, bà nói - nhưng quá trình làm sạch thường xuyên khi ta ăn chế độ ít protein có thể tránh được cơ chế này.
Vậy liệu tất cả chúng ta có bên theo Chế độ ăn Okinawa không? Không hẳn.
Ryan chỉ ra rằng một số bằng chứng cho thấy tiêu thụ ít protein có thể giới hạn những nguy hại cho cơ thể đến tuổi 65, nhưng sau đó bạn có thể hưởng lợi từ việc tăng lượng tiêu thụ protein sau tuổi đó.
"Chế độ dinh dưỡng tối ưu sẽ khác nhau trong suốt vòng đời," bà nói.
Và ta cũng nên chú ý đến một nghiên cứu vốn tìm ra rằng giá trị tương đối của protein và carbohydrate có thể tùy thuộc vào nguồn cung cấp protein: chẳng hạn như chế độ ăn giàu protein từ thực vật có vẻ tốt hơn chế độ ăn kiêng nhiều thịt và sữa.
Cho nên cũng có thể người Okinawa sống lâu hơn vì họ ăn (hầu hết) là trái cây và rau củ, chứ không hẳn là vì thành phần dinh dưỡng có hàm lượng carbohydrate cao và ít protein.
Cuối cùng, sức khỏe của người Okinawa có lẽ nhờ vào sự tích hợp may mắn của nhiều yếu tố, Ryan nói.
"Và những tương tác đặc thù giữa những nhân tố này cũng có thể quan trọng."
Và chúng ta có lẽ sẽ cần thêm nhiều năm để nghiên cứu và hiểu về tầm quan trọng của mỗi thành phần này trước khi cuối cùng rút ra công thức thực sự cho bài toán "trường sinh bất lão".