Thứ Hai, 26 tháng 12, 2016

2017 Thơ lục bát tiếng Anh-GS Ngô Bảo Châu


Thơ lục bát tiếng Anh-GS Ngô Bảo Châu

Hello có nghĩa xin chào
Goodbye tạm biệt, thì thào Wishper
Lie nằm, Sleep ngủ, Dream mơ
Thấy cô gái đẹp See girl beautiful
I want tôi muốn, kiss hôn
Lip môi, Eyes mắt ... sướng rồi ... oh yeah!
Long dài, short ngắn, tall cao
Here đây, there đó, which nào, where đâu
Sentence có nghĩa là câu
Lesson bài học, rainbow cầu vồng
Husband là đức ông chồng
Daddy cha bố, please don"t xin đừng
Darling tiếng gọi em cưng
Merry vui thích, cái sừng là horn
Rách rồi xài đỡ chữ torn
To sing là hát, a song một bài
Nói sai sự thật to lie
Go đi, come đến, một vài là some
Đứng stand, look ngó, lie nằm
Five năm, four bốn, hold cầm, play chơi
One life là một cuộc đời
Happy sung sướng, laugh cười, cry kêu
Lover tạm dịch ngừơi yêu
Charming duyên dáng, mỹ miều graceful
Mặt trăng là chữ the moon
World là thế giới, sớm soon, lake hồ
Dao knife, spoon muỗng, cuốc hoe
Đêm night, dark tối, khổng lồ giant
Fund vui, die chết, near gần
Sorry xin lỗi, dull đần, wise khôn
Burry có nghĩa là chôn
Our souls tạm dịch linh hồn chúng ta
Xe hơi du lịch là car
Sir ngài, Lord đức, thưa bà Madam
Thousand là đúng...mười trăm
Ngày day, tuần week, year năm, hour giờ
Wait there đứng đó đợi chờ
Nightmare ác mộng, dream mơ, pray cầu
Trừ ra except, deep sâu
Daughter con gái, bridge cầu, pond ao
Enter tạm dịch đi vào
Thêm for tham dự lẽ nào lại sai
Shoulder cứ dịch là vai
Writer văn sĩ, cái đài radio
A bowl là một cái tô
Chữ tear nước mắt, tomb mồ, miss cô
Máy khâu dùng tạm chữ sew
Kẻ thù dịch đại là foe chẳng lầm
Shelter tạm dịch là hầm
Chữ shout là hét, nói thầm whisper
What time là hỏi mấy giờ
Clear trong, clean sạch, mờ mờ là dim
Gặp ông ta dịch see him
Swim bơi, wade lội, drown chìm chết trôi
Mountain là núi, hill đồi
Valley thung lũng, cây sồi oak tree
Tiền xin đóng học school fee
Yêu tôi dùng chữ love me chẳng lầm
To steal tạm dịch cầm nhầm
Tẩy chay boycott, gia cầm poultry
Cattle gia súc, ong bee
Something to eat chút gì để ăn
Lip môi, tongue lưỡi, teeth răng
Exam thi cử, cái bằng licence...
Lovely có nghĩa dễ thương
Pretty xinh đẹp thường thường so so
Lotto là chơi lô tô
Nấu ăn là cook , wash clothes giặt đồ
Push thì có nghĩa đẩy, xô
Marriage đám cưới, single độc thân
Foot thì có nghĩa bàn chân
Far là xa cách còn gần là near
Spoon có nghĩa cái thìa
Toán trừ subtract, toán chia divide
Dream thì có nghĩa giấc mơ
Month thì là tháng , thời giờ là time
Job thì có nghĩa việc làm
Lady phái nữ, phái nam gentleman
Close friend có nghĩa bạn thân
Leaf là chiếc lá, còn sun mặt trời
Fall down có nghĩa là rơi
Welcome chào đón, mời là invite
Short là ngắn, long là dài
Mũ thì là hat, chiếc hài là shoe
Autumn có nghĩa mùa thu
Summer mùa hạ , cái tù là jail
Duck là vịt , pig là heo
Rich là giàu có , còn nghèo là poor
Crab thi` có nghĩa con cua
Church nhà thờ đó , còn chùa temple
Aunt có nghĩa dì , cô
Chair là cái ghế, cái hồ là pool
Late là muộn , sớm là soon
Hospital bệnh viẹn , school là trường
Dew thì có nghĩa là sương
Happy vui vẻ, chán chường weary
Exam có nghĩa kỳ thi
Nervous nhút nhát, mommy mẹ hiền.
Region có nghĩa là miền,
Interupted gián đoạn còn liền next to.
Coins dùng chỉ những đồng xu,
Còn đồng tiền giấy paper money.
Here chỉ dùng để chỉ tại đây,
A moment một lát còn ngay ringht now,
Brothers-in-law đồng hao.
Farm-work đòng áng, đồng bào Fellow- countryman
Narrow- minded chỉ sự nhỏ nhen,
Open-hended hào phóng còn hèn là mean.
Vẫn còn dùng chữ still,
Kỹ năng là chữ skill khó gì!
Gold là vàng, graphite than chì.
Munia tên gọi chim ri
Kestrel chim cắt có gì khó đâu.
Migrant kite là chú diều hâu
Warbler chim chích, hải âu petrel
Stupid có nghĩa là khờ,
Đảo lên đảo xuống, stir nhiều nhiều.
How many có nghĩa bao nhiêu.
Too much nhiều quá , a few một vài
Right là đúng , wrong là sai
Chess là cờ tướng , đánh bài playing card
Flower có nghĩa là hoa
Hair là mái tóc, da là skin
Buổi sáng thì là morning
King là vua chúa, còn Queen nữ hoàng
Wander có nghĩa lang thang
Màu đỏ là red, màu vàng yellow
Yes là đúng, không là no
Fast là nhanh chóng, slow chậm rì
Sleep là ngủ, go là đi
Weakly ốm yếu healthy mạnh lành
White là trắng, green là xanh
Hard là chăm chỉ , học hành study
Ngọt là sweet, kẹo candy
Butterfly là bướm, bee là con ong
River có nghĩa dòng sông
Wait for có nghĩa ngóng trông đợi chờ
Dirty có nghĩa là dơ
Bánh mì bread, còn bơ butter
Bác sĩ thì là doctor
Y tá là nurse, teacher giáo viên
Mad dùng chỉ những kẻ điên,
Everywhere có nghĩa mọi miền gần xa.
A song chỉ một bài ca.
Ngôi sao dùng chữ star, có liền!
Firstly có nghĩa trước tiên
Silver là bạc , còn tiền money
Biscuit thì là bánh quy
Can là có thể, please vui lòng
Winter có nghĩa mùa đông
Iron là sắt còn đồng copper
Kẻ giết người là killer
Cảnh sát police , lawyer luật sư
Emigrate là di cư
Bưu điện post office, thư từ là mail
Follow có nghĩa đi theo
Shopping mua sắm còn sale bán hàng
Space có nghĩa không gian
Hàng trăm hundred, hàng ngàn thousand
Stupid có nghĩa ngu đần
Thông minh smart, equation phương trình
Television là truyền hình
Băng ghi âm là tape, chương trình program
Hear là nghe watch là xem
Electric là điện còn lamp bóng đèn
Praise có nghĩa ngợi khen
Crowd đông đúc, lấn chen hustle
Capital là thủ đô
City thành phố , local địa phương
Country có nghĩa quê hương
Field là đồng ruộng còn vườn garden
Chốc lát là chữ moment
Fish là con cá , chicken gà tơ
Naive có nghĩa ngây thơ
Poet thi sĩ , great writer văn hào
Tall thì có nghĩa là cao
Short là thấp ngắn, còn chào hello
Uncle là bác, elders cô.
Shy mắc cỡ, coarse là thô.
Come on có nghĩa mời vô,
Go away đuổi cút, còn vồ pounce.
Poem có nghĩa là thơ,
Strong khoẻ mạnh, mệt phờ dog- tiered.
Bầu trời thường gọi sky,
Life là sự sống còn die lìa đời
Shed tears có nghĩa lệ rơi
Fully là đủ, nửa vời by halves
Ở lại dùng chữ stay,
Bỏ đi là leave còn nằm là lie.
Tomorrow có nghĩa ngày mai
Hoa sen lotus, hoa lài jasmine
Madman có nghĩa người điên
Private có nghĩa là riêng của mình
Cảm giác là chữ feeling
Camera máy ảnh hình là photo
Động vật là animal
Big là to lớn , little nhỏ nhoi
Elephant là con voi
Goby cá bống, cá mòi sardine
Mỏng mảnh thì là chữ thin
Cổ là chữ neck, còn chin cái cằm
Visit có nghĩa viếng thăm
Lie down có nghĩa là nằm nghỉ ngơi
Mouse con chuột , bat con dơi
Separate có nghĩa tách rời , chia ra
Gift thì có nghĩa món quà
Guest thì là khách chủ nhà house owner
Bệnh ung thư là cancer
Lối ra exit , enter đi vào
Up lên còn xuống là down
Beside bên cạnh , about khoảng chừng
Stop có nghĩa là ngừng
Ocean là biển , rừng là jungle
Silly là kẻ dại khờ,
Khôn ngoan smart, đù đờ luggish
Hôn là kiss, kiss thật lâu.
Cửa sổ là chữ window
Special đặc biệt normal thường thôi
Lazy... làm biếng quá rồi
Ngồi mà viết tiếp một hồi die soon
Hứng thì cứ việc go on,
Còn không stop ta còn nghỉ ngơi!
Cằm CHIN có BEARD là râu
RAZOR dao cạo, HEAD đầu, da SKIN
THOUSAND thì gọi là nghìn
BILLION là tỷ, LOOK nhìn , rồi THEN
LOVE MONEY quý đồng tiền
Đầu tư INVEST, có quyền RIGHTFUL
WINDY RAIN STORM bão bùng
MID NIGHT bán dạ, anh hùng HERO
COME ON xin cứ nhào vô
NO FEAR hổng sợ, các cô LADIES
Con cò STORKE, FLY bay
Mây CLOUD, AT ở, BLUE SKY xanh trời
OH! MY GOD...! Ối! Trời ơi
MIND YOU. Lưu ý WORD lời nói say
HERE AND THERE, đó cùng đây
TRAVEL du lịch, FULL đầy, SMART khôn
Cô đõn ta dịch ALONE
Anh văn ENGLISH , nổi buồn SORROW
Muốn yêu là WANT TO LOVE
OLDMAN ông lão, bắt đầu BEGIN
EAT ăn, LEARN học, LOOK nhìn
EASY TO FORGET dễ quên
BECAUSE là bỡi ... cho nên , DUMP đần
VIETNAMESE , người nước Nam
NEED TO KNOW... biết nó cần lắm thay
SINCE từ, BEFORE trước, NOW nay
Đèn LAMP, sách BOOK, đêm NIGHT, SIT ngồi
SORRY thương xót, ME tôi
PLEASE DON"T LAUGH đừng cười, làm ơn
FAR Xa, NEAR gọi là gần
WEDDING lễ cưới, DIAMOND kim cương
SO CUTE là quá dễ thương
SHOPPING mua sắm, có sương FOGGY
SKINNY ốm nhách, FAT: phì
FIGHTING: chiến đấu, quá lỳ STUBBORN
COTTON ta dịch bông gòn
A WELL là giếng, đường mòn là TRAIL
POEM có nghĩa làm thơ,
POET Thi Sĩ nên mơ mộng nhiều.
ONEWAY nghĩa nó một chiều,
THE FIELD đồng ruộng, con diều là KITE.
Của tôi có nghĩa là MINE,
TO BITE là cắn, TO FIND kiếm tìm
TO CARVE xắt mỏng, HEART tim,
DRIER máy sấy, đắm chìm TO SINK.
FEELING cảm giác, nghĩ THINK
PRINT có nghĩa là in, DARK mờ
LETTER có nghĩa lá thơ,
TO LIVE là sống, đơn sơ SIMPLE.
CLOCK là cái đồng hồ,
CROWN vương niệm, mã mồ GRAVE.
KING vua, nói nhảm TO RAVE,
BRAVE can đảm, TO PAVE lát đường.
SCHOOL nghĩa nó là trường,
LOLLY là kẹo, còn đường SUGAR.
Station trạm GARE nhà ga
FISH SAUCE nước mắm, TOMATO là cá chua
EVEN huề, WIN thắng, LOSE thua
TURTLE là một con rùa
SHARK là cá mập, CRAB cua, CLAW càng
COMPLETE là được hoàn toàn
FISHING câu cá, DRILL khoan, PUNCTURE dùi
LEPER là một người cùi
CLINIC phòng mạch, sần sùi LUMPY
IN DANGER bị lâm nguy
Giải phầu nhỏ là SUGERY đúng rồi
NO MORE ta dịch là thôi
AGAIN làm nữa, bồi hồi FRETTY
Phô mai ta dịch là CHEESE
CAKE là bánh ngọt, còn mì NOODLE
ORANGE cam, táo APPLE
JACK-FRUIT trái mít, VEGETABLE là rau
CUSTARD-APPLE mãng cầu
PRUNE là trái táo tàu, SOUND âm
LOVELY có nghĩa dễ thương
PRETTY xinh đẹp, thường thường SO SO
LOTTO là chơi lô tô
Nấu ăn là COOK , WASH CLOTHES giặt đồ
PUSH thì có nghĩa đẩy, xô
MARRIAGE đám cưới, SINGLE độc thân
FOOT thì có nghĩa bàn chân
FAR là xa cách, còn gần là NEAR
SPOON có nghĩa cái thìa
Toán trừ SUBTRACT, toán chia DIVIDE
PLOUGH tức là đi cày
WEEK tuần MONTH tháng, WHAT TIME mấy giờ

Thứ Năm, 3 tháng 11, 2016

2016 Nghị quyết số 04-NQ/TW "tự diễn biến", "tự chuyển hóa"

Nghị quyết 'tự diễn biến' của ĐCSVN bế tắc về lý luận?
Ngày 30/10/2016, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ký ban hành một nghị quyết về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng.
Nghị quyết số 04-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII đề cập tới việc ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện được mô tả là "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ.
BBC Tiếng Việt phỏng vấn Giáo sư Tương Lai từ TPHCM và Tiến sỹ Lê Đăng Doanh từ Hà Nội.
'Cơ thể chết'
Trước hết Giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng, Viện Xã hội học Việt Nam nói việc đưa ra các khái niệm "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" là điều mà ông gọi là sự "bế tắc về lý luận".
"Là một người nghiên cứu thì tôi nói ngay là khái niệm "tự diễn biến" là cực kỳ mơ hồ. Tôi cho rằng đây là sự hoang tưởng về ngôn từ.
"Vì sao? Chúng ta cũng biết là họ có cả một hội đồng l‎‎ý luận trung ương thì việc cho là "tự diễn biến" hay "tự chuyển hóa" mà sẽ đẩy tới suy sụp sự tồn vong của chế độ và của Đảng Cộng sản thì càng chứng tỏ đây là sự lú lẫn về l‎ý luận.
"Làm sao con người ta là không có tự diễn biến được," Giáo sư Tương Lai, thành viên nhóm tư vấn các thủ tướng Việt Nam là Võ Văn Kiệt và Phan Văn Khải từ 1990 đến 2006 nói.
"Nếu một cơ thể mà không tự chuyển biến, tự diễn biến, thì đó là một cơ thể chết. Xã hội cũng vậy, một xã hội muốn phát triển phải tự vận động và trong quá trình vận động đương nhiên phải có chuyển biến.
"Cái cũ bị cái mới thay thế, cái mới ra đời từ cái cũ, vân vân. Thì đấy là tự chuyển hóa, chuyển biến. Do đó đứng về mặt ngôn từ thì đó thể hiện là sự không chuẩn xác, bế tắc về lý luận.
'Đang kìm hãm'
Theo Giáo sư Tương Lai, điểm mà ông gọi là "tệ hại nhất trong đường lối lý luận" là ở phần nói các biểu hiện "tự diễn biến" và tự chuyển hóa bao gồm việc "Phản bác, phủ nhận nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; đòi thực hiện thể chế "tam quyền phân lập", phát triển "xã hội dân sự". Phủ nhận nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chế độ sở hữu toàn dân về đất đai."
"Trong thư ngỏ tôi đã gửi cho ông Nguyễn Phú Trọng tôi đã nói rõ rằng khi ông lên án "tam quyền phân lập" là ông đã đi ngược lại lịch sử.
"Tam quyền phân lập đâu phải là của tư sản, đó là thành tựu của nền văn minh. Có tam quyền phân lập đó thì mới có thể kiểm soát quyền lực được. Chứ không phải là cái khái niệm mà ông đưa ra là "nhốt quyền lực vào trong cái lồng", cái lồng của pháp luật ….
"Ai cũng hiểu rằng ba chân của cái kiềng cho sự phát triển văn minh, phụ trợ cho nhau để đẩy xã hội đi lên là kinh tế thị trường, nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự. Ở Việt Nam cả ba thứ đó đều bị phủ định.
"Đó là các điểm cơ bản nhất đang kìm hãm xã hội này trong vòng trì trệ và đấy mới chính là ngọn nguồn đẩy tới sự sụp đổ của chế độ này," Giáo sư Tương Lai nói.
'Sở hữu toàn dân'
Từ Hà Nội, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh bày tỏ quan ngại về qui mô vận dụng nghị quyết này.
"Xã hội dân sự là tổ chức hiện nay rất phổ biến trên thế giới và cả ở Việt Nam nữa. Nhất nhiều tổ chức có sáng kiến chuyển hàng cứu trợ trong đó có MC Phan Anh quyên góp được rất nhiều tiền và tự mình mang tiền tới giúp vùng bị lũ lụt. Thế thì theo định nghĩa này thì không rõ ông Phan Anh có bị liệt vào diện "suy thoái" và "tự diễn biến" hay không.
"Tôi không rõ là 27 điều này [biểu hiện suy thoái và tự diễn biến] vận dụng chỉ cho Đảng viên hay cho toàn xã hội. Nếu vận dụng cho toàn xã hội thì phải có luật. Vì nếu không có luật thì không thể lấy nghị quyết này áp dụng cho những người không phải là Đảng viên.
Tiến sỹ Doanh, nguyên là Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương tại Hà Nội bày tỏ quan ngại về việc phủ nhận "chế độ sở hữu toàn dân về đất đai" là một biểu hiện của "suy thoái".
"Trong thư ngỏ mà 72 người k‎ý do ông nguyên Bộ trưởng Bộ tư pháp Nguyễn Đình Lộc chuyển giao thì chúng tôi có nêu lên việc xem xét lại mệnh đề đất đai là sở hữu toàn dân.
"Toàn dân không phải là một pháp nhân mà muốn quản lý thì cần phải có một pháp nhân cụ thể, chịu trách nhiệm cụ thể.
"Chúng ta thấy hiện nay có biết bao nhiêu vụ việc từ ông Đoàn Văn Vươn, cho tới gần đây là Đắk Nông, nếu chúng ta không giải quyết cái này với tinh thần cầu thị và sáng tạo thì chúng ta phải đối mặt với rất nhiều vụ khiếu kiện và không loại trừ khả năng sẽ có đổ máu trong thời gian tới.
"Chúng ta phải chấp nhận rằng đất đai có chủ sở hữu và muốn đi lấy đất của người ta vào mục đích gì đó thì phải tôn trọng chủ nhân đó chứ không thể thu hồi hay cưỡng chế với danh nghĩa đất đai là sở hữu toàn dân," Tiến sỹ Doanh nói.
Giáo sư Tương Lai cũng chia sẻ quan ngại về việc duy trì "chế độ sở hữu đất đai toàn dân".
Ông cho rằng đây là tâm điểm của mâu thuẫn giữa nhà cầm quyền với dân chúng và là điều mà ông gọi là "sự bế tắc không có lối thoát".
'Mẫu số chung'
Trả lời câu hỏi của BBC rằng đây là nghị quyết do Tổng Bí thư ký nhưng là nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, tức là tiếng nói của đa số ủy viên ban này, Giáo sư Tương Lai giải thích về lý do cân nhắc biểu quyết.
"Tất nhiên biểu quyết thông qua là phải có đa số rồi. Tuy nhiên, người ta giơ tay biểu quyết, nhưng trong đầu người ta nghĩ thế nào lại là việc khác. Ngay cả một nhân vật như Võ Văn Kiệt vẫn còn bị khống chế, bị uy hiếp thì phải nói là thế lực bảo thủ, giáo điều nó ghê gớm như thế nào.
"Vì vậy nhiều ủy viên trung ương, thậm chí cả ủy viên Bộ Chính trị nữa không phải là họ đều đồng tình với cái nghị quyết này đâu. Nhưng tôi tin rằng đây chưa phải lúc họ bộc lộ đầy đủ ‎ ý kiến của họ ra.
"Đó là vì người ta có quá nhiều kinh nghiệm là lúc nào thì nói điều đó ra. Đó là chưa nói là ngoài ra thì họ cũng có một mẫu số chung là vấn đề lợi ích.
"Khi họ đã leo được vào Ban Chấp hành Trung ương rồi thì họ cũng có lợi ích duy trì bản thân chế độ hiện tồn. Có như vậy thì họ mới duy trì được việc sở hữu tài sản và cái mà họ đang có. Thì đó là sự ràng buộc khiến họ quá cân nhắc khi phải biểu quyết thế nào," Giáo sư Tương Lai nói.
Tiến sỹ Doanh cũng đặt câu hỏi về bình luận của Tổng Bí thư về nhu cầu phải "nhốt quyền lực vào trong một cái lồng giám sát".
"Cái lồng giám sát đó nó như thế nào, có công khai minh bạch, có sự tham gia của các tổ chức quần chúng hay không.
"Tôi nghĩ rằng có một khoảng cách rất xa từ những điều lý luận tới thực tế đang diễn ra. Điều đó có thể thấy trong thí dụ về chống tham nhũng. Chính ông Tổng Bí thư cũng nói rằng đây là vấn đề rất khó khăn, thậm chí ông còn nói đây là "ta đánh ta".
"Tham nhũng đã được coi là một nguyên nhân dẫn đến sự tồn vong của chế độ, tồn vong của Đảng thế mà vẫn nói rằng chống tham nhũng là ta đánh ta, tức là ta với nhau cả.
"Đấy là điều làm cho rất nhiều người hỏi và chúng tôi cũng không rõ diễn biến và kết quả chống tham nhũng sẽ đi tới đâu," Tiến sỹ Doanh nói.
Giáo sư Tương Lai phản đối việc phủ nhận nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là biểu hiện "tự chuyển hóa" hay "tự diễn biến".
"Trong nghị quyết cũng có cái gọi là nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa. Cựu Bộ trưởng Bộ KH & ĐT là ông Bùi Quang Vinh cũng từng nói là bảo là định hướng XHCN nhưng làm gì có cái đó mà định hướng.
"Ở trong nước nếu nói là kinh tế thị trường thì bảo là "tự diễn biến" và tự chuyển hóa", là "chống Đảng, chống chế độ" trong khi các ông to nhất đi gặp nguyên thủ quốc gia, hay tại các cuộc hội thảo quốc tế thì lại van xin người ta là hãy công nhận chúng tôi có nền kinh tế thị trường toàn vẹn. Thì đó là chuyện đáng xấu hổ.
"Trên thực tế thì cái định hướng đó đã đẩy đất nước Việt Nam tụt hậu xa so với các nước cùng xuất phát điểm so với Việt Nam vào năm 1975," Giáo sư Tương Lai nói.


Thứ Năm, 22 tháng 9, 2016

2016 Người Việt tự hào?

Người Việt có tài giỏi như chúng ta đang tự hào?
Cũng trong bảng xếp hạng "quốc gia tử tế", Simon Anholt xát muối thêm: "Đáng nói là, các chỉ số như số lượng sinh viên học tập tại nước ngoài, số bài báo quốc tế, số xuất bản phẩm quốc tế, số bằng sáng chế của Việt Nam theo bảng xếp hạng này đều ở mức thấp hơn so với trung bình chung của thế giới".
Người Việt Nam ta có thực là một dân tộc thông minh, với những đóng góp giá trị cho văn minh nhân loại như nhiều người thường tự hào? Lần lại cả lịch sử và hiện tại, câu trả lời khá buồn.
Trước đây, ta thường nghe báo chí nói rằng nhà đầu tư nước ngoài đánh giá rất cao người Việt Nam thông minh, cần cù, khéo tay… và tương lai không xa nữa nền kinh tế Việt Nam sẽ "hóa rồng", "hóa cọp".
Những lời có cánh sẽ chắp cho ước mơ của người Việt Nam bay bổng. Nhưng thực tế hiển nhiên và lời nói thật sẽ kéo ta về gần hơn với thực tại.
Một dân tộc thông minh, cần cù, khéo tay lẽ nào lại là chủ nhân của một quốc gia nhận viện trợ rất nhiều? Và là chủ nhân của một quốc gia có đôi lúc "không chịu phát triển" như lời Chuyên gia kinh tế nước ngoài nói với bà Phạm Chi Lan?
Việt Nam xếp áp chót trong bảng xếp hạng các "quốc gia tử tế". Ảnh: VietNamNet
Tháng 6 năm 2014, nhà cố vấn chính sách độc lập Simon Anholt công bảng xếp hạng "Good Country Index" (Chỉ số quốc gia tử tế), Việt Nam đứng áp chót bảng xếp hạng 124/125 nước được điều tra (chỉ trên mỗi quốc gia đang chìm trong nội chiến là Lybia).
Đây là chỉ số xếp hạng mức đóng góp của các quốc gia cho thế giới. Và như vậy, Việt Nam chúng ta là một trong những quốc gia có đóng góp tối thiểu cho phồn vinh nhân loại.

Tất nhiên sẽ có những người "phản pháo" Simon Anholt! Người Việt Nam có thể đổ lỗi rằng cơ chế, môi trường khiến chúng ta không thể phát huy hết năng lực của mình. Sẽ biện bạch rằng ở những nước phát triển, người Việt Nam thực sự không kém ai.
Người Việt thành danh tại nước ngoài, tiêu biểu có Giáo sư toán học Ngô Bảo Châu, GS.TS.Hùng Nguyễn (Đại học Sydney ở Australiavới phát minh xe lăn điều khiển thông qua ý nghĩ của con người), Bác sĩ Phạm Hoàng Tánh (Dr. Randal Pham - Chủ tịch Hội Y Bác sĩ Hoa Kỳ đã phát minh ra phương pháp mới giúp những người có bệnh về mắt không phải đeo kính)…
Về chính trị có Philipp Rösler – một người đã từng làm tới Phó thủ tướng của Cộng Hòa Liên Bang Đức… Còn rất nhiều người thành đạt mà do hiểu biết hạn hẹp của mình tôi không biết tên nữa.
Và du học sinh Việt Nam, sinh viên gốc Việt theo học tại Đài Loan, Nhật Bản, Hoa Kỳ, hay Tây Âu rất xuất sắc. Nhưng đấy là ta nói sự thành công vượt bậc của người Việt Nam và so sánh với chính người Việt Nam trong nước.
Vậy còn cộng đồng người Do Thái, Ấn kiều, người Hoa kiều, Myanmar… thì sao?
Cũng trong bảng xếp hạng "quốc gia tử tế", Simon Anholt xát muối thêm: "Đáng nói là, các chỉ số như số lượng sinh viên học tập tại nước ngoài, số bài báo quốc tế, số xuất bản phẩm quốc tế, số bằng sáng chế của Việt Nam theo bảng xếp hạng này đều ở mức thấp hơn so với trung bình chung của thế giới".
Và nhìn về lịch sử - nhìn về văn minh, văn hiến hay sức phát triển quốc gia, ta sẽ thấy người Việt Nam hôm nay còn rất nhiều tồn đọng cần vượt qua.
Hãy cứ so sánh Việt Nam trong không gian Á Đông để định vị lại chính mình.
Chữ viết là một trong những thước đo quan trọng của nền văn minh. Trong cuốn "Nguồn gốc gia đình và chế độ tư hữu", Friedrich Engels cho rằng chữ viết có vần và việc sử dụng chữ để ghi lời văn là bước chuyển qua thời đại văn minh.
Cha ông ta đã vật lộn với Hán tự rồi tạo ra chữ Nôm theo cách phức tạp hóa một thứ chữ vốn rất phức tạp. Chữ Nôm không thành công bất chấp việc những nhà trí thức khoa bảng, những vị minh quân Việt Nam bỏ công theo đuổi hàng trăm năm.
Nhưng ngót 600 năm trước, tại vương quốc Joseon (Triều Tiên), Sejong đại đế nhận ra chữ Hán rất khó học, không thể phổ cập cho bình dân, ông quyết tâm làm ra chữ viết riêng cho vương quốc của mình.
Vượt qua rất nhiều thử thách, cùng các bề tôi tin cẩn, Sejong đại đế đã sáng tạo ra Hangul với bảng chữ cái, nguyên âm và phụ âm. Đó là chữ viết của Hàn Quốc và Triều Tiên hôm nay.
Với Nhật Bản thì sao?
Trong lịch sử Nhật Bản có một giai đoạn mà đặc biệt đáng chú ý. Đó là việc Mạc phủ (tướng quân) nhà Tokugawa thực hiện chế độ Châu Ấn Thuyền (Shuinsen).
Những thuyền buôn Nhật Bản được cấp giấy thông hành (Châu Ấn Trạng) tỏa ra buôn bán khắp Nam Dương (vùng Đông Nam Á theo cách gọi của Nhật Bản).
Tại Việt Nam, những đoàn thuyền buôn Nhật Bản đã góp phần làm nên phố Nhật ở Hội An.
Người Việt Nam không sáng tạo ra chữ viết của mình (hoặc đến giờ chúng ta chưa tìm được những bằng chứng rõ ràng về chữ viết của người Việt cổ), cũng không buôn bán đường biển lừng lẫy như Nhật Bản.
So với Chiêm Thành, với Khmer, các công trình kiến trúc còn đến ngày nay đủ chứng minh các vương quốc này không hề thua kém Việt Nam về trình độ văn minh.
Người Khmer từng có một đế quốc rộng cả triệu km2 trước khi những sức mạnh của người Thái (vương quốc Xiêm – Siam) lan tràn trên bán đảo Indochina. Chiêm Thành đã từng là quốc gia mạnh về buôn bán đường biển.
Và hẳn nhiều người trong chúng ta cũng biết đến Đế quốc Majapahit với nền văn hóa rực rỡ ảnh hưởng đến quần đảo Mã Lai, góp phần quan trọng làm nên Indonesia ngày nay.

Không chỉ là lịch sử mà hiện tại, tương lai đang thách thức người Việt Nam.
30 năm Đổi mới, GDP bình quân đầu người của nước ta tăng từ 86USD/năm/người lên 2.300 USD; từ năm 1989 đến cuối 2015 quy mô kinh tế tăng 32 lần (từ 6,3 tỷ USD lên 204 tỷ USD). Đó là một thành tựu lớn, nhưng đấy là ta tự hào với chính ta.
Sau 30 năm, nhiều quốc gia trong khu vực đã công nghiệp hóa thành công, còn Việt Nam mục tiêu "đến năm 2020, cơ bản thành một nước Công nghiệp" vẫn trở nên xa vời.
Năm 1990, khoảng cách về GDP bình quân đầu người của Việt Nam so với thế giới là 4.000 USD, đến nay đã là 8.000 USD.
Nhìn lại mình một cách chân thực là việc đầu tiên cần phải làm để tiến trình "Hóa rồng", "hóa Cọp" có thể khởi động thành công. Tự huyễn hoặc, chúng ta sẽ sa lầy trong những cái bẫy tự tạo ngay dưới chân mình.

Sông Hàn-Duy Linh


(Soha News)

Thứ Sáu, 16 tháng 9, 2016

2016 Bùi Duy Tâm – Linh Hồn Và Cõi Âm

Bùi Duy Tâm – Linh Hồn Và Cõi Âm

Người ta đã sinh ra thì tất sẽ chết. Nên mọi người đều rất quan tâm và đa số sợ chết. Do đó sinh ra các triết nhân và triết thuyết về cái chết, các thánh nhân và tôn giáo về thiên đàng, địa ngục, các mê tín dị đoan về ma quỷ.
Chúng tôi cũng như mọi người thường suy nghĩ về Cái chết, về Linh hồn, về Cõi đời sau khi chết nhưng hơi nhiều hơn mọi người.
Tôi, Bùi Duy Tâm, sinh ra trong một gia đình ba đời theo Đạo Thiên Chúa, đã đọc Thánh Kinh (Cựu Ước và Tân Ước) ba lần, đi nhà thờ rất đều mỗi sáng chủ nhật cho đến năm 30 tuổi. Sau này làm bạn tâm giao với cố Linh mục Bửu Dưỡng và Hoà thượng Thích Mãn Giác, nên tôi có điều kiện đàm luận về Thiên Chúa Giáo và Phật Giáo. Tôi đã được hiểu cái tinh tuý của Lý Dịch và Đạo Nho với cố Bác sĩ Nguyễn Văn Ba. Tôi đã đọc rất kỹ các cuốn Tử Thư của Ai Cập và Tây Tạng cũng như nhiều sách khác cùng loại. Tôi đã sang Ai Cập, Ấn Độ, Tây Tạng… để tìm hiểu thêm về Huyền Bí Học và Siêu Hình Học. Nhưng tất cả đều mù mờ về “Linh hồn” và “Cõi đời sau khi chết”. Không có đủ chứng cứ cụ thể có thể thuyết phục tôi. Tôi không chấp nhận các giáo điều của chính trị và tôn giáo. Tôi không yên tâm với tín ngưỡng và chán ngấy các loại sách viết huyên thuyên xích đế chẳng có gì cụ thể.
Tôi trở thành một người theo phái bất khả tri: “Con người nhận biết thế giới và vũ trụ với khả năng rất giới hạn nên không thể biết được sự tuyệt đối về Thượng Đế, Linh hồn và Cõi đời sau khi chết”.
Và như vậy, việc nghiên cứu tìm hiểu sự hiện hữu của Linh hồn và Cõi Âm của tôi chưa đi đến đâu cả, chưa thấy một sự kiện gì đủ thực tế để bấu víu.
Đầu thế kỷ 21, tình cờ cầm tờ Y Tế Nguyệt San số 5, tháng 5, 2001 của Hội Y Sĩ Việt Nam tại Hoa Kỳ và đọc bài viết “Thế giới vô hình và việc tìm kiếm mồ mả ở Việt Nam” của Bác sĩ Nguyễn Lưu Viên (nguyên Phó thủ tướng đặc trách Văn hoá, Giáo dục, Y tế, Xã hội thời Việt Nam Cộng Hoà). Trong bài báo, Bác sĩ Viên tả lại việc tìm mộ gia đình của Kỹ sư Trần Lưu Cung (nguyên Tổng giám đốc Giáo dục kỹ thuật và Thứ trưởng Đại học thời Việt Nam Cộng Hoà) do hướng dẫn của các nhà ngoại cảm (ông Ngà, cậu Liên, cậu Nguyện…). Các nhà ngoại cảm tìm mộ đều nói chính vong linh của người quá cố đã chỉ cho họ những chi tiết để hướng dẫn gia đình tìm mộ. Đặc biệt trong bài báo, Bác sĩ Viên còn đề cập đến bài tự thuật “Tôi đi gặp người thân đã mất (vong) tại nhà cô Phương ở Bắc cầu Hàm Rồng tỉnh Thanh Hoá.
Ông Nguyễn Hùng Phong. Ông Phong đã tường thuật lại việc ngày 16-12-1999 đến nhờ cô Phương giúp cho được gặp lại vong linh của vợ là bà Vũ Thị Hạnh, nguyên Trưởng phòng Giáo dục quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, đã mất đột ngột tại nơi làm việc tháng 3 năm 1999 do bệnh tim…
Sau khi đọc xong bài báo, tôi mừng quá, liền gọi điện thoại ngay cho ông Trần Lưu Cung. Ông Cung xác nhận sự kỳ diệu của việc tìm mộ và còn gửi cho tôi xấp tài liệu riêng của gia đình kèm theo rất nhiều hình ảnh.
Như vậy là đề tài “Linh hồn và Cõi âm” đã có cơ hội hé mở sau bao thất vọng. Còn đợi gì nữa mà không về Việt Nam, đến cầu Hàm Rồng để tìm gặp cô Phương cho ra nhẽ?
                                                    ***
Tháng 10 năm 2003 tôi về Hà Nội để làm lễ Cửu Tuần Đại Thọ cho mẹ tôi. Tới Hà Nội đêm hôm trước, thì sáng sớm hôm sau tôi lên đường đi Thanh Hoá để gặp cô Phương. Tôi mời mẹ tôi đi cùng, lấy cớ đưa mẹ đi Sầm Sơn để ôn lại các kỷ niệm xưa. Trước khi rời Hà Nội, mẹ con tôi ghé lại tiệm may áo dài. Tôi mang từ Mỹ về xấp vải nhung đỏ để may cho mẹ một áo dài mặc trong lễ Cửu Tuần Đại Thọ sắp tới.
Trên đường đi Thanh Hoá, tôi ghé vào em Bùi Duy Tuấn nhằm cầu xin cha tôi (mất năm 1990 tại Sài Gòn) về điện cô Phương, cầu Hàm Rồng để các con và mẹ được gặp cha. Chúng tôi không dám nói với mẹ mục đích của chuyến đi vì mẹ tôi sùng Đạo Chúa (Tin Lành), không chấp nhận những chuyện “ma quỷ” như vậy.
Khi đến nơi, hai anh em tôi thấy quang cảnh đúng như trong bài báo của Bác sĩ Nguyễn Lưu Viên: Khoảng 30-40 người ngồi im lặng, nghiêm chỉnh, có vẻ lo âu chờ đợi trước một cánh cửa đóng kín. Một người đàn bà (sau này tôi biết là chị chồng cô Phương) dáng mập ngồi chắn trước cửa, thỉnh thoảng hô lên “Nhà ai có vong tên… thì vào”. Thế là vài ba người hay dăm bảy người mừng rỡ hấp tấp đi vào…
Chúng tôi mời mẹ vào ăn sáng tại một nhà nghỉ khá lớn ở ngay trước điện cô Phương (nhà nghỉ này của nhà chồng cô Phương tiếp các khách ở xa đến phải chờ đợi vong nhà mình có khi tới ba ngày, cả tuần lễ hay đôi khi thiếu may mắn không gặp được vong, đành phải ra về tay không). Hai anh em tôi lén đi thắp nhang trước điện để cầu khẩn cha tôi về theo thủ tục như mọi người. Thỉnh thoảng cửa hé mở để dăm ba người đi ra. Người thì tỏ ra hớn hở. Người thì nước mắt sụt sùi.
Tôi sốt ruột đi hỏi xem có phải đăng ký hay làm thủ tục gì nữa không, thì mọi người đều xác nhận không phải làm gì cả, mà cứ kiên nhẫn ngồi chờ. Khi vong nhà mình về thì người ta gọi vào.
Tôi thắc mắc là tôi chưa khai tên của cha tôi thì ai biết mà gọi. Mọi người cười, chế nhạo tôi là hỏi thật ngớ ngẩn!
Chúng tôi chờ từ 10 giờ sáng đến ba giờ chiều thì người đàn bà ngồi trước cửa đứng lên nói to: “Cô Phương nghỉ làm. Xin mời quý vị ngày mai trở lại”. Thế là anh em tôi ngao ngán cùng với vài ba chục người đứng dậy ra về.
Chúng tôi đưa mẹ ra Sầm Sơn nghỉ ngơi và thăm lại cảnh xưa chốn cũ. Thật cảm động khi trở về nơi mà tôi đã sống những ngày thơ ấu cách đây hơn nửa thế kỷ (gần 60 năm).
Sáng hôm sau chúng tôi trở lại điện cô Phương. Lần này chúng tôi phải thú thật với mẹ chuyện hai anh em đang làm. Mẹ tôi dẫy nảy lên: “Đến chỗ ma quỷ! Tao không vào đâu!”. Chúng tôi lại phải đành mời mẹ ngồi ăn sáng ở nhà nghỉ như ngày hôm trước.
Lần này tôi sốt ruột lắm rồi. Tôi đi ra đi vào, hỏi chuyện người này người nọ. Tôi gặp bố mẹ chồng cô Phương. Ông Nghinh (bố chồng) mời tôi uống nước, đang kể chuyện cô Phương thì bỗng nghe có tiếng gọi: “Bà Tỉnh đâu, người nhà ông Tỉnh đâu?” (cha tôi tên là Bùi Văn Tĩnh, nhưng vì nói giọng Thanh Hoá nên nghe gọi tên là Tỉnh). Phải gọi đến vài ba lần thì anh em tôi mới biết là gọi mình. Tôi chạy tới cánh cửa. Em Tuấn chạy ra hối hả gọi mẹ: “Mợ ơi, Cậu về gọi mợ đấy!”. Mẹ tôi hốt hoảng đứng bật dậy chạy theo em tôi, quên mất lập trường chống ma quỷ của mình.
Qua cánh cửa, chúng tôi bước vào một căn phòng khá rộng rãi, trống rỗng. Ngoài cái bệ trên tường để trái cây và các phong bì (chắc là tiền thưởng), thì không có bàn thờ hay trang trí gì khác của một cái am, cái điện. Cô Phương ăn mặc diêm dúa như các cô gái Hà Nội, mặt hoa da phấn, đang ngồi tỉnh táo trên chiếu cùng với một gia đình đông trên chục người. Cô cất tiếng: “Gọi mãi mà các bác không vào, nên vong nhà khác tranh vào trước. Thôi, các bác vui lòng ngồi chờ nhé!”
Thế cũng tốt, chúng tôi có dịp được quan sát thêm. Cô Phương gọi tên hết người này đến người nọ trong gia đình ngồi chung quanh cô. Khi gọi trúng tên ai thì giơ tay thưa: “Dạ, con đây (hay em đây, cháu đây…)”. Và người đó nói chuyện với vong (qua miệng cô Phương). Tôi nghe thấy đa số trả lời: “Dạ, đúng vậy…” có vẻ cung kính lắm.
Có một chuyện cười ra nước mắt. Vong gọi: “Thằng Thanh đâu?”. Một thanh niên chừng 25 tuổi đứng bật dậy: “Dạ, con đây!”. Vong nói: “Mày không biết thương vợ con. Mày tằng tịu với con Mai ở cùng cơ quan”. Chàng thanh niên sợ hãi líu ríu nhận tội. Người phụ nữ ngồi cạnh (chắc là vợ) oà lên khóc nức nở. Sau gần một giờ, gia đình đó mới kéo nhau ra.
Bỗng cô Phương nhìn chằm chằm vào mẹ tôi rồi kêu to lên: “Mợ ơi! Con của Mợ đây! Thắng đây! (Thắng là đứa em út của chúng tôi, mất lúc chưa đầy một tuổi).
Mẹ tôi vừa xúc động vừa ngạc nhiên: “Trời ơi! Con tôi… Nhưng con mất từ hồi mới… tám tháng…”
Vong nói qua miệng cô Phương: “Bây giờ con lớn rồi. Hôm qua con biết Mợ và hai anh đến, nhưng con phải đi mời Cậu. Cậu không chịu về. Con phải nói: Mợ già yếu, còn anh Tâm ở xa về nên Cậu mới chịu. Cậu và Ông Nội cũng về đây với con”
Rồi quay sang phía hai anh em tôi, cô Phương nói: “Hai anh chẳng nhớ gì đến em. Hai anh chỉ khấn Cậu thôi!”.
Đúng vậy! Chúng tôi đâu có nghĩ đến thằng em út đã mất từ lúc tám tháng. Thật bất ngờ cho chúng tôi.
Quay trở lại mẹ tôi, cô Phương nói: “Con thích tên là Bùi Duy Thắng như các anh con là Bùi Duy Tâm, Bùi Duy Tuấn. Sao Mợ lại đặt tên con là Bùi Tất Thắng?”.
Mẹ tôi luống cuống: “Tại bố con đấy! ”. (Hồi đó cả nhà trách bố tôi vì đặt tên thằng út là Tất Thắng. Tất còn có nghĩa là hết, tức là chết. Nên nó mới mất sớm. Nhân tiện tôi nói thêm là việc đặt tên rất quan trọng, còn quan trọng như thế nào thì tôi không biết. Nhưng tôi có biết ông Đỗ Trí ở Sơn Tây có tài chỉ cần đọc tên là ông biết con người ấy như thế nào, như xem chỉ tay hay số tử vi vậy.)
Vong em tôi nói tiếp qua cô Phương: “Thôi, Mợ đã khắc tên con trên bia mộ rồi!”
Đúng thế. Tên em tôi đã được khắc trên bia mộ, nằm cạnh ông bà ngoại tôi trong nghĩa trang Bất Bạt.
Đến lượt bố tôi vào. Vong bố tôi qua thân xác cô Phương nắm tay mẹ tôi, rồi nói: “Hơn mười năm rồi mới gặp lại bà. Tôi nhớ bà lắm…”. Mẹ tôi khóc nức nở. Chúng tôi cũng khóc. Bố tôi bỗng trách đùa mẹ tôi: “Bà diện lắm! Mới đi may áo đỏ…”
Trời ơi! Sao bố tôi biết nhanh thế? Trong gia đình tôi đã có ai biết chuyện may áo đỏ của mẹ tôi đâu! Tôi mới về Hà Nội tối hôm trước thì sáng hôm sau trên đường đi Thanh Hoá ghé qua tiệm may, bỏ xấp vải nhung đỏ để may áo cho mẹ kịp mặc vào Lễ Đại Thọ. Mẹ tôi đương líu ríu chống chế thì bố tôi bồi thêm một câu đùa yêu tiếp: “Bà còn muốn tô son đánh phấn nữa!”
Mẹ tôi rên rỉ: “Cái gì ông cũng biết! Đúng rồi! Tôi vừa xin con cháu Trinh Hương, con gái anh Minh, một chút son phấn để hôm Lễ Đại Thọ thoa một chút. Mặt mũi răn reo quá, sợ thằng con trai cả của ông nó ngượng với bạn bè”. (Chuyện này mẹ tôi giấu kín mọi người, trong khi anh em tôi không hay biết gì, thế mà bố tôi cũng biết!)”
Rồi cô Phương quay sang tôi: “Tâm ơi! Cậu buồn quá vì chuyện con Hà nhà con. Nó lôi thôi với chồng nó thì chỉ khổ cho ba đứa con thôi”. (Hà là con gái tôi. Chuyện của nó mới xảy ra trước khi tôi về Hà Nội. Vợ chồng tôi nghe phong phanh, nhưng chưa có dịp trao đổi với nhau. Thế mà mọi chuyện người Âm đều biết, không giấu giếm được!)
Một lúc sau thì ông nội tôi về. Qua miệng cô Phương: “Tao là Bùi Văn Khanh, ông nội đây. Cả bà nội Nguyễn Thị Ngọt cũng về đây!”
Tôi vội thưa: “Thưa Ông, con nghe anh Đại con cô Hai nói tên Ông là Khánh, nhưng lâu ngày trên giấy khai sinh của Bố con mất dần dấu sắc, nên đọc là Khanh” (cô Hai là chị ruột bố tôi.)
Ông nội tôi gắt lên: “Tên tao là Khanh, chứ không phải là Khánh”. Rồi quay sang mắng mẹ tôi: “Chị về làm dâu nhà tôi mà không đoái hoài mồ mả tổ tiên nhà chồng. Từ ngày cưới chị, chị chỉ về quê nội có một lần!”.
Mẹ tôi sợ hãi chống chế: “Gia đình con ở Hà Nội, Hải Phòng. Quê nội ở mãi Bái Đô, Lam Kinh – Thanh Hoá, nên đi lại khó khăn. Và, con sinh con đẻ cái đều đều ba năm hai đứa nên không về thăm quê được. Con xin nhận tội với ông bà”.
Cứ như thế trong 90 phút vui buồn, khóc lóc…
Hai anh em tôi và mẹ hớn hở ra về. Có lẽ vì cao hứng nên chúng tôi ghé thăm nhà thơ Hữu Loan, người bạn cũ ở Thanh Hoá. Đáng nhẽ về thẳng Hà Nội, nhưng chắc còn luyến tiếc những giờ phút quý báu xúc động buổi sáng đó nên chúng tôi quay trở ngược lại cầu Hàm Rồng để chụp ảnh với cô Phương. Kỳ này mẹ tôi không phản đối nữa mà còn hăm hở muốn gặp cô Phương.
Cô Phương vui vẻ cho biết thêm: “Cụ ông lại vừa về cho biết đã đăng ký chỗ dạy học cho bà rồi”
Lại thêm một ngạc nhiên: Mẹ tôi vốn là một giáo viên hồi hưu. Ngày xưa, mẹ tôi là người đàn bà Tây học. Khi lấy chồng, sinh con thì ở nhà. Khi các con khôn lớn thì bà mới đi dạy lại vì sự khuyến khích của bố tôi. Thôi, không còn nghi ngờ gì nữa. Đúng là vong linh của bố tôi rồi! Lúc nào bố tôi cũng muốn mẹ tôi sử dụng cái tri thức của mình.
Ngày hôm đó là ngày trọng đại của đời tôi. Tôi thấy cụ thể sự hiện hữu của Linh hồn và cõi âm. Dù cho sau này cô Phương có nói bậy gì đi nữa, các cô gọi hồn khác, các nhà ngoại cảm khác đôi khi có nói bậy vì mưu sinh thì kết quả của ngày hôm đó vẫn không thể chối cãi được, nếu không nói là được tuyệt đối chấp nhận.
Khác nào như ta cố gắng gọi điện thoại cho người thân, đường dây rất khó khăn, rất xấu, nhưng chỉ một lần thôi ta nghe rõ tiếng người thân trò chuyện với ta về những chuyện gia đình mà người ngoài không thể biết được, thì cũng khá đủ cho ta biết rằng người thân của ta vẫn tồn tại. Tuy ta không nhìn thấy được vì giới hạn của ngũ quan, nhưng người thân quá cố của ta vẫn tồn tại với các ký ức, với các kỷ niệm dưới một dạng nào đó mà ta không biết, ta tạm gọi là “Linh hồn”, trong một thế giới nào đó mà ta cũng không biết, tạm gọi là “cõi âm” (để phân biệt với cõi Dương mà ta đang sống) hay theo kiểu Tây Phương gọi là “Cuộc đời sau khi chết” (“Life after death”)
Sau này mỗi lần về thăm quê hương, tôi đều đưa mẹ tới gặp cô Phương. Lần sau cùng mẹ tôi gặp cô ấy là cuối năm 2005. Khi đó mẹ tôi vẫn còn khoẻ mạnh, nhanh nhẹn. Trước khi ra về, cô Phương nói nhỏ với tôi: “Cụ ông nhớ bà lắm. Cụ ông sắp đưa bà về rồi. Một cách bình yên”. Ít lâu sau, mẹ tôi mất rất nhanh.
Sau này tôi có gặp nhiều nhà ngoại cảm khác ở Việt Nam, họ cũng có khả năng như cô Phương – cô Bằng, cô Thao, cô Mến trên đường từ Hà Nội qua Hải Dương đến Hải Phòng. Tôi cũng đã gặp các nhà ngoại cảm tìm mộ như Cậu Liên, anh Nguyễn Khắc Bảy, cô Phan Thị Bích Hằng…
Tôi cũng đã gặp các nhà khoa học nghiên cứu về tâm linh như TS Nguyễn Chu Phác, GS Ngô Đạt Tam, GS Phi Phi, TS Ngô Kiều Oanh… làm việc ở các cơ quan khác nhau. Tôi đã được đọc câu kết luận của một tài liệu ở Việt Nam (không phổ biến công khai) như sau: “Thế giới tâm linh là có thật. Đó là một thực tế khách quan cần được các nhà khoa học nghiên cứu nghiêm túc. Chúng ta hãy bình tĩnh, khách quan lắng nghe những lời nhắn nhủ từ thế giới tâm linh để có cuộc sống nhân ái hơn, lương thiện hơn”.


Thứ Tư, 6 tháng 7, 2016

2016...2006 Hội an



2016 THĂM LẠI PHỐ CỔ HỘI AN TẾT ĐOAN NGỌ






Tại nhà Lê Dũng -Hội an







































2016 Khong tu van mieu  Hoi an



Cầu Cửa đại trên Đường Dung quất- Hội an- Đà nẵng



 Nhà dưỡg lão Tinh thất Thanh An 54 Ton duc Thang Hoian
 


































 Tinh thất Thanh An Hoi an



2013 THĂM LẠI PHỐ CỔ HỘI AN NHỮNG NGÀY VU LAN THÁNG 7-(23-8-2013)
Hội An cổ kính và những ngày tháng trung học Trần Quí Cáp 1971...
Lê Dũng chủ căn nhà 101 Nguyễn Thái Học(bên phải)


Nhân Diệu- Dũng (từ trái sang phải)




Nhà Lê Dũng
Nhà Lê Dũng



Hội ngộ 42 năm 1971-2013

Nhà Lê Dũng


Quán bờ sông Cẩm Kim


Lối vào đô thị cổ





Đường vào chợ-từ Bạch Đằng -Trường Nữ ngày xưa


Cầu Rồng Hội An


Bờ sông Thu Bồn tại Hội An


Chùa Cầu

Festival Hội An-Nhật Bản 23->25-8-2013


Phố đèn lồng


Thánh thất Cao Đài -anh Nhân

Lịch Sử
Nằm tiếp giáp đường Nguyễn Thị Minh Khai và đường Trần Phú – Hội An, Chùa Cầu (hay còn gọi cầu Nhật Bản hay Lai Viễn Kiều) là công trình kiến do các thương gia Nhật Bản đến buôn bán tại Hội An xây dựng vào khoảng giữa thế kỷ 16 -17
Chùa Cầu Hội An
Chùa Cầu Hội An
Theo truyền thuyết, ngôi chùa được coi như là một thanh kiếm đâm xuống lưng con quái vật mamazu, khiến nó không quẫy đuôi, gây ra những trận động đất. Năm 1653, người ta dựng thêm phần chùa, nối liền vào lan can phía Bắc, nhô ra giữa cầu, từ đó người địa phương gọi là Chùa Cầu.
Năm 1719, chúa Nguyễn Phúc Chu thăm Hội An, đặt tên cho chiếc cầu là Lai Viễn, với ý nghĩa là “bạn phương xa đến”.
Theo niên đại được ghi lại ở xà nóc và văn bia còn lại ở đầu cầu thì chiếc cầu đã được dựng lại vào năm 1817. Ngôi chùa có lẽ cũng được dựng lại vào thời gian này.
Chùa được trùng tu vào các năm 1817, 1865, 1915, 1986.
Kiến trúc
Chiếc cầu dài khoảng 18 m, có mái che, bắt qua lạch nước chảy ra sông Thu Bồn giáp ranh giữa hai đường Nguyễn Thị Minh Khai và Trần Phú.
Chùa Cầu là một trong những di tích có kiến trúc khá đặc biệt. Mái chùa lợp ngói âm dương che kín cả cây cầu. Trên cửa chính của Chùa Cầu có một tấm biển lớn chạm nổi 3 chữ Hán là Lai Viễn Kiều.
Chùa và cầu đều bằng gỗ sơn son chạm trổ rất công phu, mặt chùa quay về phía bờ sông. Hai đầu cầu có tượng thú bằng gỗ đứng chầu, một đầu là tượng chó, một đầu là tượng khỉ, (có lẽ được xuất phát từ nghĩa cây cầu xây từ năm thân, xong năm tuất).
Tương truyền đó là những con vật mà người Nhật sùng bái thờ tự từ cổ xưa. Tuy gọi là chùa nhưng bên trong không có tượng Phật. Phần gian chính giữa (gọi là chùa) thờ một tượng gỗ Bắc Đế Trấn Võ – vị thần bảo hộ xứ sở, ban niềm vui hạnh phúc cho con người, thể hiện khát vọng thiêng liêng mà con người muốn gửi gắm cùng trời đất nhằm cầu mong mọi điều tốt đẹp.
Có câu thơ về Chùa Cầu:
Ai đi phố Hội Chùa Cầu
Để thương để nhớ để sầu cho ai
Để sầu cho khách vãng lai
Để thương để nhớ cho ai chịu sầu.
Mặt trước Chùa cầu
Mặt trước Chùa cầu
Do ảnh hưởng của thiên tại địch hoạ, Chùa Cầu đã qua nhiều lần trùng tu và dần mất đi các yếu tố kiến trúc Nhật Bản, thay vào đó là kiến trúc mang đậm phong cách Việt, Trung.
Chùa Cầu có dáng hình chữ  Công, mặt cầu bằng ván gỗ cong ở giữa, bắt qua con lạch thông ra sông Hoài. Cầu có mái che uốn cong mềm và được chạm trổ nhiều hoạ tiết tinh xảo. Trên cửa chính của Chùa Cầu có chạm nổi 3 chữ Hán là Lai Viễn Kiều (có nghĩa là cầu của những người bạn từ xa đến) – tên do chúa Nguyễn Phúc Chu đặt trong một lần viếng thăm Hội An vào năm 1719. Trên sườn cầu có một ngôi miếu nhỏ thờ thần Bắc Đế Trấn Vũ – thần chuyên trấn trị phong ba, lũ lụt theo tín ngưỡng của người Trung Hoa. Ở hai đầu cầu có đặt hai nhóm tượng khỉ và chó bằng gỗ ngồi chầu. Lai lịch của Chùa Cầu gắn liền với truyền thuyết về con Cù – một loại thuỷ quái có đầu nằm ở Ấn Độ, mình ở Việt Nam và phần đuôi ở tận Nhật Bản và mỗi lần Cù cựa quậy là gây ra lũ lụt, động đất ở những nơi này. Vì vậy, ngoài việc xây cầu để phục vụ giao thông, người xưa còn có hàm ý trấn yểm loài thuỷ quái, giữ cho cuộc sống yên bình.
Chùa Cầu là tài sản vô giá và đã chính thức được chọn là biểu tượng của Hội An.
Cùng với chức năng giao thông, cầu còn là nơi sinh hoạt tín ngưỡng có liên quan đến truyền thuyết về việc trấn yểm thủy quái, thủy tai giữ gìn sự yên bình cho phố xá và cộng đồng cư dân Hội An.
Ngày 17 tháng 2 năm 1990, Chùa Cầu được cấp bằng Di tích Lịch sử – Văn hóa quốc gia.
Hình Cầu Chùa hiện nay có trên tờ bạc 20.000 nghìn đồng bằng polyme của Việt Nam.

 Nhà cổ Quân Thắng (Số 77. Trần Phú – thị xã Hội An)
Là một trong những nhà cổ được đánh giá là đẹp nhất Hội An hiện nay. Ngôi nhà có niên đại hơn 150 năm, mang phong cách kiến trúc vùng Hoa Hạ Trung Hoa. Qua năm tháng, ngôi nhà vẫn được bảo tồn khá nguyên trạng về kiểu dáng kiến trúc và các bài trí nội thất, giúp ta hình dung được phần nào lối sống của các thế hệ chủ nhân, những người thuộc tầng lớp thương gia ở thương cảng Hội An trước đây. Được biết, toàn bộ phần kiến trúc và điêu khắc gỗ rất sinh động, tinh tế của ngôi nhà này đều do các nghệ nhân làng mộc Kim Bồng thực hiện. Đây là một điểm tham quan chính trong hành trình khám phá di sản văn hoá thế giới Hội An của du khách.
Nhà cổ Tấn Ký (Số 10. Nguyễn Thái Học – thị xã Hội An)Được xây dựng cách đây gần 200 năm, nhà Tấn Ký có kiểu kiến trúc hình ống – đặc trưng của loại nhà phố Hội An, với nội thất chia làm nhiều gian, mỗi gian có chức năng riêng. Mặt tiền nhà là nơi để mở cửa hiệu buôn bán, mặt sau thông với bến sông để làm nơi xuất, nhập hàng hoá. Vật liệu trang trí nội thất ngôi nhà chủ yếu là các loại gỗ quý và được trạm trỗ, điêu khắc rất tinh xảo các hình về giao long, hoa quả, bát bửu, dải lụa … thể hiện sự sung túc của các thế hệ chủ nhân.
Ngày 17 tháng 2 năm 1990, nhà Tấn Ký đã được cấp bằng di tích lịch sử – văn hoá quốc gia. 
VVào thế kỷ 18 và 19, nhà Tấn Ký kinh doanh hàng nông sản. Các chủ nhân kế tiếp nhau trong gia đình cho thuyền ngược dòng Thu Bồn mua hàng và ngược về xuôi. Hàng xếp bán được lưu trữ ở tầng trệt, hàng lưu trữ được đưa lên tầng trên bằng ròng rọc. khách hàng của nhà Tấn Ký bao gồm các lái buôn địa phương và thương nhân nước ngoài, phần lớn là các nước Đông Nam Á và châu Âu.
Vào cuối thế kỷ 18, nhà Tấn Ký kinh doanh phát đạt, gia chủ cho xây dựng lại căn nhà trên nền móng cũ như chúng ta đang thấy ngày nay. Những thế hệ nối kế nhau cố gắng gìn giữ ngôi nhà hầu như nguyên vẹn, bất kể những tác động không ngừng của thời gian và bão lũ. Tên Tấn Ký do gia chủ đời thứ hai đặt cho với mong muốn làm ăn phát đạt. Tuy nhiên, sông Thu Bồn dần dần bị phù sa và những trận lụt liên tiếp bồi đắp, những con tàu lớn vì thế không cập bến. Đây là một trong nhiều nguyên do dẫn đến sự suy tàn diễn ra từ đầu thế kỷ 19. vào những năm đầu của thế kỷ 20, hầu như không còn tàu nước ngoài nào cập cảng và Hội An từ đó không còn là trung tâm thương mại quan trọng nhất của khu vực.
Nhà Tấn Ký đến nay đã là nơi cư ngụ của bảy thế hệ trong một gia đình. Ngôi nhà còn giữ nhiều dấu tích minh chứng cho giai đoạn thương mại phồn thịnh với nước ngoài, từ thế kỷ 18 đến nữa đầu thế kỷ 19,thời kỳ những nhà buôn giàu có xây dựng những ngôi nhà tráng lệ.
Kiến trúc:
Ngoài những kiến trúc địa phương, thiết kế của nhà Tấn Ký có những nét chịu ảnh hưởng kiến trúc Trung Hoa ( trồng rường giả thủ) và Nhật Bản. Các đòn tay, mái và trần nhà là những nét tiêu biểu của các kiến trúc này. Ngôi nhà có dạng hình ống có hai mặt như thế này rất phù hợp và thuận thiện cho việc buôn bán ngày xưa của các thương nhân. Mặt tiền đường Nguyễn Thái Học là nơi sinh hoạt và mặt tiền đường Bạch Đằng là nơi buôn bán.
Mặc dù phải hứng chịu sự tàn phá của thời gian và lũ lụt, ngôi nhà hầu như nguyên vẹn nhờ xây dựng bằng những vật liệu tốt. Khung nhà được lắp ghép với nhau bằng mộng gỗ. Các chân cột tụa trên những phiến đá cẩm thạch và phía ngoài được xây bằng gạch và ngói dày. Thiết kế này giữ cho ngôi nhà mát về mùa hè và ấm áp về mùa đông.
Nhiều vật liệu xây dựng được đưa từ những nơi khác đến, những phiến đá và gạch lát nền đưa vào từ miền Bắc. Nhiều bàn ghế và vật trang trí cổ trong nhà đã có từ thời ấy.
Một điều dễ thấy là tất cả các ngôi nhà cổ ở Hội An đều hình ống và lấy bộ sườn nhà làm cơ sở chịu lực. Bộ sườn ấy được cấu thành bằng sự liên kết các vì kèo. Việc liên kết ấy được thực hiện bởi các thanh xà, đó có thể là sự liên kết bằng những thanh dầm dọc gọi là kèo, kẻ hoặc là liên kết bằng các thanh dầm ngắn xếp theo chiều ngang gọi là con rường.
Chị Tân Xuân, hậu duệ thứ 6 nhà cổ Tấn Ký - ngôi nhà số 101 phố Nguyễn Thái Học- nói: "Nhà cổ Tấn Ký gồm nhiều nếp nối với nhau, nếp thứ nhất có 6 hàng cột tạo thành 3 gian nhà, 2 gian hai bên và gian giữa. Xuất xứ của những tảng đá tròn nằm bên dưới những cây cột kia được chở về từ Thanh Hóa, chỉ có loại đá chắc khỏe này mới giúp cho những thanh cột tránh được mục ruỗng, điều đó cũng lý giải vì sao đã mấy trăm năm nay, ngôi nhà cổ này vẫn còn như nguyên trạng.
Còn các cột hiên hình vuông này lắp ghép với các thanh gỗ đây tạo thành mảng tường mặt tiền vừa giữ chức năng che chắn mưa gió cho ngôi nhà vừa làm cho ngôi nhà kín đáo hơn. Còn mí cửa gắn 2 con mắt kia là "hình xoáy âm dương lá đề", đôi mắt của ngôi nhà cũng giống như đôi mắt của con người vậy, nó là thần thái của ngôi nhà cổ, là niềm mong ước thương mãi phát đạt và đầm ấm đời sống gia đình".
Vì nóc ngôi nhà chia làm hai phần. Vì nóc sát hiên được kiến trúc theo kiểu "cột trốn kẻ chuyền" (các cột được "trốn" bằng cách "mọc" lên từ các thanh xà ngang) gồm 3 hàng cột cộng với hàng cột hiên. Rồi kế tiếp hàng cột thứ 4 và thứ 5, kiến trúc theo kiểu "chồng rường giả thủ" (các rường cột chồng lên nhau giống như bàn tay 5 ngón) được chạm trổ tinh vi. Hàng cột thứ 5 và thứ 6 có kết cấu vì vỏ cua cong vồng lên in hệt vỏ cua vậy. Du khách có thể nhận biết rằng, nếp thứ hai chạy dọc theo sân trời (vì rằng những ngôi nhà hình ống ở Hội An chung tường với nhau và ít có cửa sổ, để thông thoáng cũng như tuân theo triết lí Tam Tài của người phương Đông, chủ nhân những ngôi nhà này để một gian chính giữa đón lấy bầu trời gọi là sân trời) gồm hai tầng kết cấu và cũng theo lối "chồng rường giả thủ" quen thuộc nhưng nhỏ hơn, 2 cột vuông đứng trên tảng đá vuông với các tai cột chạm khắc hình con sóc, hòm thư, quả lựu, quả phật thủ, con dơi.
Có thể nói thêm rằng các hình chạm khắc này đều có ý nghĩa biểu trưng của nó như con dơi là biểu trưng về hạnh phúc; hòm thư: Học hành; quả lựu: Thật nhiều con cái. Đi hết nếp 2, nếp 3 lại xoay ngang gồm 4 hàng cột ăn thông lên mái. Mái lợp ngói âm dương rất dày nên thoáng mát về mùa hè, ấm áp vào mùa đông.
Nhà cổ Tấn Ký còn giữ nguyên được đôi câu trên bức hoành phi: Bích xích thùy dương thiên lý vũ Thập phân minh nguyệt nhất lầu thư Tạm dịch: Một dãy dương liễu chỉ dài trăm thước đón được cơn mưa từ ngàn dặm Một mảnh trăng chỉ rộng mười phân rọi sáng cả một căn gác đầy sách Điều đặc biệt về nghệ thuật chạm khắc là trên nét những chữ Hán này, in đúng 100 con chim như muốn như không nâng cánh lên bầu trời. Vị chủ nhân đời thứ 5 của ngôi nhà cổ này, cụ Lê Chương đã đi xa từ tháng trước. Trước khi đi xa, cụ còn để lại bức thư còn tươi nguyên màu mực nói lên mong ước những người con TP Hội An nói riêng, tỉnh Quảng Nam nói chung ít phải đi làm xa kiếm sống, ít phải có cảnh "lưu luyến, nghẹn ngào chia tay buổi đầu xuân", bức thư này ghi ngày 22/2/2008.
Nhà Tấn Ký được Bộ Văn Hoá xếp hạng di tích đặc biệt, được đưa vào phim ảnh, truyền hình và trở thành ngôi nhà được biến đến và thăm viếng nhiều nhất tại Hội An từ năm 1983. mỗi năm nhà Tấn Ký đón tiếp hàng chục vạn du khách. Đây là ngôi nhà cổ duy nhất tại Hội An được các nhà lãnh đạo của Việt Nam và thế giới đến thăm như tổng bí thư Trường Chinh, tổng bí thư Lê Khả Phiêu, tổng bí thư Nông Đức Mạnh, chủ tich nước Trần Đức Lương, thủ tướng Phan Văn Khải, tổng bí thư- chủ tich nước Giang Trạch Dân, thủ tướng Thaksin Shinawtra…
Lê Dũng chủ căn nhà 101 Nguyễn Thái Học

Nhà cổ Phùng Hưng (Số 4. Nguyễn Thị Minh Khai – thị xã Hội An)Với tuổi thọ hơn 100 năm, nhà Phùng Hưng có kết cấu độc đáo với phần gác cao bằng gỗ và các hành lang rộng bao quanh, thể hiện sự phát triển về kiến trúc và sự giao lưu giữa các phong cách kiến trúc Á Đông tại Hội An trong các thế kỷ trước đây. Ngôi nhà chứa đựng nhiều thông tin về lối sống của tầng lớp các thương nhân ở thương cảng Hội An xưa. Mặc dù cũng được thực hiện bằng chất liệu quý nhưng nhà Phùng Hưng không trạm trỗ, điêu khắc cầu kỳ mà được giữ thô một cách cố ý.
Nhà Phùng Hưng được cấp bằng di tích lịch sử – văn hoá quốc gia vào ngày tháng 6 năm 1993


Đường đến nhà anh Nhân-

Miếu Ông Cọp

Miếu Ông Cọp tọa lạc ở tổ 3, khối Xuân Mỹ, phường Tân An, TP. Hội An. Gọi là miếu Ông Cọp vì có truyền thuyết: Ngày xưa, ấp Xuân Mỹ nằm trong vùng đất lâm sa xứ (đất cát và rừng). Ngày nọ, có một con cọp bị thương từ đâu chạy đến Xuân Mỹ ẩn nấp và tự điều trị vết thương. Sau, do vết thương quá nặng, cọp chết. Dân trong làng bèn xây miếu thờ…
Miếu Ông Cọp.
Miếu Ông Cọp.
Tuy nhiên, nhiều người cũng cho rằng tên gọi của miếu xuất phát bởi… tấm bình phong trước miếu có đắp nổi hình con cọp đang giương nanh. Cách lý giải này đơn giản và có tính thuyết phục, vì cũng như người Việt ở các nơi, người Hội An quen đặt tên công trình công cộng gắn với người, vật ở nơi đó (như giếng Bá Lễ vì giếng nằm sau nhà bà Bá Lễ – phường Minh An, miếu ông Điều nằm ở vườn ông Điều – xã Cẩm Thanh, chợ bà Lê họp ở cạnh nhà bà Lê – phường Cẩm Châu. Ngay cái chợ nhỏ nằm cạnh miếu Ông Cọp cũng có tên chợ Ông Cọp).
Ngày trước, Hội An có 13 ấp, mỗi ấp đều có một đình làng thờ Thành hoàng và các vị thần bảo trợ cho làng. Miếu Ông Cọp được dân làng góp công, góp của dựng nên từ đầu thế kỷ XVII, xuân thu nhị kỳ đều cúng vọng trang nghiêm. Về sau, chỉ cúng vào dịp tế xuân cầu an (18 tháng giêng). Đến dịp này, khi cờ xí tung bay, chiêng trống nổi lên, nhân dân trong vùng lại tự nguyện tìm đến góp kinh phí cho chi phí cúng miếu do các lão niên đặt ngay tại miếu, Ban tổ chức không phải mang sổ đến từng nhà kêu gọi, vận động.
Năm 2007, chính quyền Hội An đầu tư kinh phí trùng tu miếu khá khang trang. Miếu chia làm ba gian: gian giữa thờ Thành hoàng và các vị bảo trợ cho làng; hai gian bên thờ tiền vãng, hậu vãng (các bậc tiền, hậu hiền). Miếu nằm giữa khu dân cư, không có bất cứ hoạt động gì liên quan đến mê tín dị đoan nhưng theo người dân thì miếu linh lắm. Hàng ngày, người buôn bán đều đến thắp hương cầu cho mua mau bán đắt. Có ai tranh cãi lại cùng dắt nhau đến trước miếu nhờ chứng giám, phân định. Những kẻ hung dữ mỗi khi đi qua miếu cũng e dè, lo sợ mà tự điều chỉnh mình.
Điều đặc biệt ít ai biết là Hội An có đến ba miếu Ông Cọp. Ngoài ngôi miếu đang đề cập, còn hai miếu khác nữa tọa lạc tại khối Xuân Quang – phường Tân An và ở khối 5 – phường Sơn Phong. Cả ba miếu đều cùng nằm ở vùng đất cát mà người xưa thường gọi “Bạch sa hổ bì xứ” (vùng đất cát lại có da hổ).



2009 Cù lao chàm 
Cù lao Chàm là một cụm đảo, về mặt hành chính trực thuộc xã đảo Tân Hiệp, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, nằm cách bờ biển Cửa Đại 15 km và đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Cù lao Chàm bao gồm 8 đảo: Hòn Lao, Hòn Dài, Hòn Mồ, Hòn Khô Mẹ, Hòn Khô con, Hòn Lá, Hòn Tai, Hòn Ông. Dân số trên các hòn đảo này gồm khoảng 3.000 người.

Quang cảnh Cù Lao Chàm
Cù lao Chàm là một di tích văn hoá lịch sử gắn với sự hình thành và phát triển của đô thị thương cảng Hội An. Bản đồ Tây-phương xưa thường ghi Cù lao Chàm với tên "Champello" lấy từ tiếng Nam-Ấn (Autronesian) "Pulau Champa". Cù lao Chàm còn có các tên gọi khác như Puliciam, Chiêm Bất Lao, Tiên Bích La.[1] Tại đây còn nhiều di tích thuộc các nền văn hoá Sa HuỳnhChăm PaĐại Việt, với các công trình kiến trúc cổ của người Chăm và người Việt có niên đại vài trăm năm.
Đây còn là một địa điểm du lịch có khí hậu quanh năm mát mẻ, hệ động thực vật phong phú, đặc biệt là nguồn hải sản và nguồn tài nguyên yến sào. Các rặng san hô ở khu vực biển cù lao Chàm cũng được các nhà khoa học đánh giá cao và đưa vào danh sách bảo vệ.
Tháng 10 năm 2003, Khu Bảo tồn thiên nhiên Cù Lao Chàm được thành lập để giữ gìn sinh vật hoang dã trên đảo, là 1 trong 15 Khu Bảo tồn biểncủa Việt Nam vào thời điểm 2007.

Ngày 29.5.2009, với hệ động thực vật phong phú và những di tích lịch sử hàng trăm năm trước, Cù Lao Chàm được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới trong phiên họp thứ 21 của Ủy ban Điều phối quốc tế chương trình con người và sinh quyển diễn ra tại đảo Jeju (Hàn Quốc)





















7h30: Xe và Hướng dẫn viên đón du khách tại khách sạn Đà Nẵng hoặc Hội An và di chuyển đến điểm xuất phát Cảng Cửa Đại Hội An
8h30: Trải nghiệm cảm giác bon bon cỡi sóng lướt gió bằng cano cao tốc bắt đầu hành trình khám phá biển đảo.

cano cao tốc
Cano cao tốc Đảo Chàm Travel

9h00: Cano cập bến Cảng Cù Lao Chàm, HVD đón khách đi tham quan các khu di tích lâu đời tại đảo.
- Địa điểm đầu tiên mà du khách ghé thăm là Bảo tàng Biển Cù lao Chàm, tại đây, Du khách được tận mắt nhìn thấy những di vật cổ, sinh vật biển, có được cái nhìn toàn diện về cuộc sống, văn hóa, phong tục và lễ hội của người dân Cù Lao Chàm.
Bảo tồn biển
Bảo tồn biển Cù Lao Chàm
- Du khách lại tiếp tục ghé qua Giếng Cổ Chăm- một di tích cổ tiền Sa Huỳnh có niên đại hơn 200 năm.
Giếng cổ Chăm
Giếng cổ Chăm
- Đến chùa Hải Tạng – tại Ngôi cổ tự này, một không gian linh thiêng bao trùm, nhìn trên núi cao, mây trắng lững lờ, ghé chân uống tách trà dưới tán cây sum xuê, phút giây tĩnh tại mà du khách có được sẽ là những khoảnh khắc đáng nhớ sau chuyến đi ngắn này.
Chùa Hải Tạng
Chùa Hải Tạng

- Không dừng chân ở đó, Hướng dẫn viên tiếp tục đưa du khách đên với Chợ Tân Hiệp với những sạp hàng nhỏ, tươi vui, ngập tràn hương vị biển. Nơi du khách có thể thoải mái mua cho mình những món quà với : hải sản, quà lưu niệm.

Chợ Tân Hiệp
Chợ Tân Hiệp bán đặc sản Cù Lao Chàm

10h00: Cano chở quý khách đến khu du lịch sinh thái Bãi Chồng. Nghỉ mát tại nhà hàng, cất giữ hành lý, thay trang phục tắm biển.

Khu du lịch sinh thái Bãi Chồng
Khu du lịch sinh thái Bãi Chồng

10h20: Cano chở quý khách đến Bãi Xếp (bãi rạng san hô), du khách được trang bị áo phao, mắt kính, ổng thở để tham gia chương trình tắm biển ngắm san hô cùng với nhiều loài sinh vật biển tại đây.
Tắm biển ngắm san hô
Tắm biển ngắm san hô 
11h30: Du khách sẽ được quay lại dùng bữa tại nhà hàng tại Nhà hàng Chàm trên Bãi Chồng với những món hải sản tươi ngon của Cù Lao Chàm như ốc nón hấp sả, điệp nướng mỡ hành, mực xào chua ngọt, cá nướng giấy bạc, đặc sản rau rừng….cùng bữa cơm dân dã và vô cùng đặc sắc.

Nhà hàng Chàm
Nhà Hàng Chàm
Và rồi sau khi bụng đã no căng, còn gì thư thả hơn việc nghỉ ngơi trên những chiếc võng tre dưới hàng dừa mát lạnh,nghe gió mơn man hòa tiếng hát rì rầm của sóng biển bình yên vỗ về giấc ngủ. Nếu muốn, bạn có thể  đắm mình trong làn nước trong xanh và mát lạnh của bãi biển dịu êm.

Khu du lịch sinh thái bãi Chồng
Nghỉ trưa trên võng
 14h00: Tạm biệt Cù Lao chàm. Cano chở quý khách quay trở về đất liền - Cảng Du Lịch Cửa Đại Hội An.