Thứ Sáu, 30 tháng 6, 2023

2020 Tôi chọn ngành y

Dương Diệu, Ophthalmologist

https://youtu.be/t0Jzi1zuffg
https://quangdieu09.blogspot.com/p/content.html
https://ijrp.org/user/prof.-duong-dieu-md--phd/445

Page : https://quangdieu09.blogspot.com/p/content.html
2010 Từ thiện PhucThienLoc https://quangdieu09.blogspot.com/2020/07/2020-charitable-health-care-working.html

Tháng 8/2023 


Xem 31 năm BV tỉnh An-Giang= 
youtube: https://www.youtube.com/watch?v=AZuEtBfMjH8
Trang nhà 1 https://duongdieumd.blogspot.com/2017/08/hy-ha-noi1996-ncs-khoa15-yksg1978-sb2.html
Trang nhà 2 https://quangdieu09.blogspot.com/2020/08/2020-toi-chon-nganh-y.html
Dr Duong Dieu NCKH https://duongdieumd.blogspot.com/2014/09/international-pubilshed-papers.html
Từ thiện PhucThienLoc https://duongdieumd.blogspot.com/2021/02/phucthienloc-duong-tu-thien.html

Medical Mafia: https://duongdieumd.blogspot.com/2014/01/medecal-marfia.html

Khoa học+Du lịch
ICER =International Congress of Eye Research 2002-2004
AAO= American Academy of Ophthalmology 2006
APAO= Asia-Pacific Academy of Ophthalmology 2012-2019
AOS= Asean Optometric Conference 2014

 2000-2014=AOS Asean Optometric Conference-

2017=APAO Asia-Pacific Academy of Ophthalmology Singapore

         https://www.youtube.com/watch?v=MSJVEPfnGdc

2002-2004 Switzerland+Úc. ICER =International Congress of Eye Research

         https://www.youtube.com/watch?v=rEqxAWGHvcY&t=17s

2006 2006 AAO Las Vegas USA . AAO American Academy of Ophthalmology https://www.youtube.com/watch?v=bh8ebjw3SA4 

2008-2015 China Travel

         https://www.youtube.com/watch?v=i-wetc6Ra1Q&t=3s

2010 UK=London-Bradford https://www.youtube.com/watch?v=FOSZ2Qm_tZQ

2012 2012APAO Korea-Seoul https://www.youtube.com/watch?v=jTfPzAt_84I

2013 2013APAO India: Hyderabad-Chennai

2014 2014APAO Nhật https://www.youtube.com/watch?v=5biXLASFh-g&t=445s

2015 2015APAO Quang Chau China

           https://www.youtube.com/watch?v=-74eGapExBI

2016 2016APAO Taiwan: https://www.youtube.com/watch?v=Bh2DhTRYeFY

2017 2017APAO Singapore: https://www.youtube.com/watch?v=MSJVEPfnGdc

2018 2018APAO HongKong-2019 APAO Thai:

        https://www.youtube.com/watch?v=wqKt44GFmWo

 Châu Âu A: youtube

Châu Âu- Euro 1: https://www.youtube.com/watch?v=DIHjQuUBUQ8

Châu Âu- Euro 2: https://www.youtube.com/watch?v=EXlSdOSJEfI

Châu Âu- Euro 3: https://www.youtube.com/watch?v=jjLvLCJNRTE

Châu Âu- Euro 4: https://www.youtube.com/watch?v=F1BAIeTcCqg

 

Châu Âu B: youtube

Monaco: https://www.youtube.com/watch?v=i32TB3jHmnM

Salburge:https://www.youtube.com/channel/UC0WoE7aJergRMqVRpFM8OUQ

Salburge: Nhạc đương phố: https://www.youtube.com/shorts/8Jsfz2itbkc

Prahage=Nhạc đường phố https://www.youtube.com/shorts/-1khUAKgBZs

Vatican visit 1: https://www.youtube.com/watch?v=l7j16m4bTCQ

visit 2: https://www.youtube.com/shorts/6LVdKYQA-U0

Venice: https://www.youtube.com/watch?v=-ZIEk-Nb6cU

Muchen: Nhạc đường phố 1 https://www.youtube.com/shorts/v44lYvh6ilE

Nhạc đường phố 2 https://www.youtube.com/shorts/Jy1ij2ARmHE

Nhạc đường phố 3 https://www.youtube.com/watch?v=q2Fok9tkoVY

Nhạc đường phố 4 https://www.youtube.com/shorts/URlh1UqV3Rw   


Vinpearl
2016 Vinpearl Resort Đà Nẵng https://quangdieu09.blogspot.com/2018/02/20162009-bana-nang.html
2017 Vinpearl-PQ4-Golden-bay- Đà Nẵng https://duongdieumd.blogspot.com/2017/12/vinpearl-pq4-golden-bay-nang.html
2018 Vinpearl Resort & Spa Nha Trang https://quangdieu09.blogspot.com/2018/11/2018-nha-trang-vinpearl.html
2019 Vinpearl Nam Hội An https://quangdieu09.blogspot.com/2018/02/20162009-bana-nang.html
2020 Vinpearl resort & spa Nha Trang https://quangdieu09.blogspot.com/2020/11/2020-11-16-nha-trang.html
2021 Tết Cam Ranh-Đảo Bình Ba https://quangdieu09.blogspot.com/2021/02/2021-2-11-tet-cam-ranh.html
2022 Nha Trang Vinpearl- CRanh https://duongdieumd.blogspot.com/2022/08/2022-8-28-nha-trang-cam-ranh.html
2023 Nha Trang Vinpearl- CRanh https://duongdieumd.blogspot.com/2023/07/blog-post.html



Công trình nghiên cứu khoa học đã công bố

Lists of Predatory Journal: 


Kỳ 1: Tội chọn Y khoa

Kỳ 2: Duyên nợ ngành nhãn khoa
Kỳ 3: Kỷ niệm 50 năm vào Trường Y- 70 năm cuôc đời


Trang nha
2020 Kỳ 1: Tôi chọn Y Khoa


Số tôi đi học trước tuổi và những khung cửa hẹp: 

m 1957 tôi có người anh con của cô (là chị của ba) ở nhà của ba tôi để đi học. Năm ấy anh học lớp ba trường tiểu học này [1] Thế là buổi học đầu tiên của tôi cũng bắt đầu từ đây khi tôi cậu bé lên 5 đi theo sau anh tôi đến trường trên con đường làng yêu dấu. Ngày ây vào thẳng lớp năm chứ không học mẫu giáo. Theo lời vú tôi (hồi còn bé tôi gọi má tôi bằng vú) kể lại lúc mang thai đến lúc sinh tôi ra thì miền trung ngày ấy đang bị nạn đói hoành hành. Thức ăn chỉ là cháo rau muống, vú không đủ sữa cho con nên tôi được các bà con họ hàng cho tôi bú sữa tiếp.Không biết có phải đây là lý do mà tôi gọi má là vú cho đến khi tôi học lên trung học mới gọi bằng má!. Đã có một số người chết đói trên đường làng vào những năm đó. Học đến lớp ba thì vào dịp tết 1960 chiến tranh đến với vùng quê Hiệp Đức và gia đình phài di tản sang huyện Quế sơn và tôi ( cùng gia đình) cũng tỵ nạn để học tại một ngôi trường tiểu học cạnh bờ sông Phong Phú với kỷ niệm mà giờ này vẫn còn in trong trí. Vài tháng sau đó tình hình yên ổn lại. Trở về trường quê học lên lớp nhì. Tôi nhớ lớp nhì có học tiếng Pháp với bài học chào hỏi và thầy đọc chính tả để học trò chép... Đến năm lớp nhất cuối năm tôi bất ngờ được biết không cho thi vào đệ thất mặc dù hạng 1 của lớp với nhiều bài văn được thầy cho dán ngoài bảng thông cáo để cả trường cùng đọc. Lý do chưa đủ tuổi.Thế là phải ở lại năm sau mới được thi vào đệ thất công lập. Hồi đó ba tôi dạy toán cho tôi bài toàn khó để thi vào đệ thất và ba nói tôi có khiếu về toán. Trường trung học đệ nhất cấp năm đó 1963 tuyển 150 em cho 3 lớp thất A,B,C.(trong tổng số thí sinh khoảng 800). Tôi đậu hạng 3 được xếp vào đệ thất A, lớp học bên ngoài rảo của trường. Lên đệ lục thì bão lụt năm thìn 1964 ập đến. Tôi đạp xe từ Quế sơn ra Bà Rén để cứu trợ đồng bào bị lũ lụt. Giờ đây mỗi lần nhìn mưa lũ hình ảnh năm ấy hiện về trong ký ức...Vài nét quê Việt An tôi 1955-1965 trong ký ức. Thị trấn Việt An có 2 ngã ba: Ngã ba ngoài  có 2 nhánh đường đi thôn 10 bên phải và ngã ba trong 1 nhánh đi thôn tám bên tay trái và nhánh giữa đi thôn 7. Có UBHC xã ỡ giữa. Một bên là Trạm Xá (Y tế) –Một bên là Trường Tiểu học công Bình Lâm, Trường Trung học tư ở Đồn Chè, có 2 nhà máy xay lúa ở thôn 9 và thôn 7.

Học sinh trung học của thời kỳ chiến tranh
Rồi 1965 chiến tranh ác liệt đã trở lại trên quê tôi. Mỹ đổ bộ vào Quảng Nam Đà Nẵng. Chợ Việt An quê tôi cháy sạch tan tành. Mọi người di tản ,,và sau đó trở thành vùng da beo: Ngày thì Quôc gia đêm là Cộng Sản...Nhiều lần tôi đối diện với cái chết nhưng lại may mắn còn sống như 1 may mắn vô hình!!..Để tưởng nhớ một bạn tôi cũng lóp cùng trường đã ra đi năm đó. Hôm đó trời mưa bạn tôi đi xe Hoda 67 và mặc áo mưa nên bị du kích bắn nhầm vì tưởng là ngụy quyền, còn tôi đi xe đạp thoát chết.  Năm 1966 tôi ra Hôi An để học tiếp. Ký ức vẫn cón như mới hôm nào cảm giác hồi hộp tôi cùng chiếc xe đạp được máy bay trực thăng vận chuyển từ sân vận động huyện Quế Sơn ra sân bay Xóm mới Hội an để đi học..  Tết Mậu Thân chứng kiến cảnh tượng hải hùng. Việt Cộng giải phóng nhà tù Hội An đối diện sân vân động. Sáng hôm đó xác người nằm la liệt 2 bên đường từ nhà tù ra sân bay và xóm mới...Án tượng mà bây giờ vẫn còn in trong trí nhớ là cuối năm đệ tứ mình được giải thưởng "Danh dự toàn trường" là học sinh có nhiều chemise nhất của trường. Phần thưởng được chở về nhà trên chiếc xe xích lô đạp đầy ắp quà, sách..(từ nhà sách Bình Minh trên đường Cường Đề -Hội An) Rồi vào đệ tam tôi chọn ban toán. Năm đệ nhị dịp hè tôi dẫn ba tôi đi bác sĩ tư (ngả năm Đà nẵng) để khám bệnh và cái bưổi đầu tiên xao xuyền ấy được tiếp xúc với bs đã hướng tôi đến với ngành y. Năm sau đó tôi đâu tú tài hạng binh. Gia đình tổ chức tiệc mừng tiễn tôi vào Sai Gòn để học. Lần đầu tiên đi máy bay vừa lo vừa sợ vì đi chỉ 1 mình. Tôi vẫn còn nhớ giá vè từ Đà nẵng vào Sài Gòn là 1 lượng vàng. Vào Sài Gòn ở trọ cổng xe lửa số 6 đường Trương Minh Giảng. Học khóa luyện thi đại học trên đường Phan Thanh Giản - góc đường vào cư xá Đô thành, gần bệnh viện Bình Dân.

Tôi chọn ngành y với kỷ niệm khó quên:
Vào đại hoc học dự bi để thi vào y khoa. Năm dự bị mình tự tin khi xem kết quả cuối năm, xem kết quả từ trên xuống dưới vì danh sách kết quả xếp hạng từ cao đến thấp. Ngay trang đầu tiên đã có tên mình, đậu hạng bình thứ (25/800) cách hạng bình có 2 bạn. Dù chưa vào trương y nhưng mình đã đến canteen masoeur ăn trưa do 1 bạn đã học y1 đậu khoá 1 rồi tặng vé cơm, một bửa cơm đầu tiên cảm xúc khó quên. Thi vào Y khoa lấy khoảng 220. Vì là thi tuyển nên rất lo lắng dù đã quyết tâm. Và khi xem danh sách trúng tuyển từ thấp đến cao và tên mình nằm ở bảng giữa (123) Còn nhớ hôm đó buổi trưa sau khi ăn cơm ở canteen trường y, mình là một trong những người xem kết quả đầu tiên. Chưa tin vào mắt mình nên xem đến những mấy lần rồi sau đó rủ các bạn ở ĐHXMM cùng đến xem. Niềm vui khó tả nên lời. Vào năm thứ nhất y khoa học hết mình vì năm trước có đến gần 50 đàn anh trong tổng số khoảng 200 thi trượt 1 trong 8 môn bị ở lại lớp. May quá cuối năm đó được hạng bình thứ, quá mừng. Rồi tiếp theo là những tháng năm vất vả trên giảng đường, phòng thực tập, trong bệnh viện trãi qua những kỳ thi vô cùng hồi hộp, lo lắng- Cuối cùng là tốt nghiệp như ý nguyện của niềm mong ước chính bản thân cũng như gia đình. Kể từ ngày hôm ây chính là ngày băt đâu y nghiệp của tôi…và 27 tháng 2 năm 1979 là ngày thầy thuốc đầu tiên trong đời.



Hơn 30 năm làm thầy thuốc (và thầy giáo kiêm nhiệm) mà thầy thuốc là người học trò phải học suốt đời: một trong những người thầy chính là người bệnh.Hãy xem người bệnh như người nhà. Tất cả việc làm của mình trên người bệnh đều có “camera vô hình” giám sát.Tác động nhân quả là môt khoa học, cho người bệnh cũng như cho chính mình! Y học chứng cứ chính là y đức, là kim chỉ nam trong thực hành [2]. Đừng vội vui khi được khen và ngược lại. Hãy làm theo cái tâm (y đức) và cái trí (y học bằng chứng) là tâm hồn mình thanh thản!. Cuộc sống cần thông minh còn cuộc đời cần trí tuệ. Đây là thông điệp của bản thân cũng như cho các thế hệ tiếp theo.


Nghiệp làm thầy giáo: Khi về hưu nghiệp thầy giáo lại đến với tôi làm giảng viên cơ hữu cho trường đại học .Tôi xem đây như một lòng tri ân đối với một người thầy quá cố (thầy Đ T H) đã từng tiến cử tôi về làm chủ nhiệm bộ môn Mắt ĐH Y Dược 20 năm về trước nhưng duyên không thành.[3]
Đến bây giờ hơn 10 năm hưu rồi ngoảnh trông lại tuổi đà 70
Tham khảo:
1. https://www.facebook.com/profile.php?id=100040991871366
2. https://duongdieumd.blogspot.com/2019/12/evidence-based-medicine-and-evidence.html
3. https://duongdieumd.blogspot.com/2017/08/hy-ha-noi1996-ncs-khoa15-yksg1978-sb2.html

Mời nghe Hello Viet Nam  https://www.youtube.com/watch?v=WwOY1o16T4s

Tell me all about this name that is difficult to say It was given me the day I was born Want to know about the stories of the empire of old My eyes say more of me than what you dare to say All I know of you is all the sights of war A film by Coppola, the helicopter's roar One day I'll touch your soil One day I'll finally know your soul One day I'll come to you To say hello... Vietnam Tell me all about my color, my hair and my little feet That have carried me every mile of the way Want to see your house, your streets Show me all I do not know Wooden sampans, floating markets, light of gold All I know of you is all the sights of war A film by Coppola, the helicopter's roar One day I'll touch your soil One day I'll finally know your soul One day I'll come to you To say hello... Vietnam And Buddha made of stone watch over me My dreams, they lead me through the fields of rice In prayer, in the light...I see my kin I touch my tree, my roots, my begin... One day I'll touch your soil One day I'll finally know your soul One day I'll come to you To say hello... Vietnam One day I'll walk your soil One day I'll finally know my soul One day I'll come to you To say hello... Vietnam To say hello... Vietnam To say xin chao… Vietnam

Kỳ 2 Duyên nợ với ngành nhãn khoa

Hành trình nhãn khoa 15 năm đầu đời: 
Học để phục vụ và phục vụ để học tập: Cuối năm thứ 5 y khoa sau khi hoàn tất thực hành luân khoa là bước chọn chuyên khoa sơ bộ cho năm thứ 6 y khoa. Việc chọn chuyên khoa tùy thuộc cung (số sinh viên chọn) cầu (chỉ tiêu của trường) Nếu cung cao hơn cầu thì ưu tiên xét điểm thi cuối môn của luân khoa. Lúc đầu mình chọn ngành nhi (điểm thi cuối môn nhi mình đạt 8) nhưng trong tổ có bạn trao đổi với mình nhường xuất này thế là mình chọn ngành mắt. Ngày đầu nhập môn nhãn khoa Bv Bình Dân thầy Cát cho một bài dịch trong sách nhãn khoa General Ophthalmology và sau đó ra mắt với bộ môn 1977. Học, thực hành nội trú tại bệnh viện xuyên suốt 1 năm 1977-1978 với thầy chính là Gs Nguyễn Đình Cát và các thầy tứ Hà Nội vào Bs Ngô Như Hòa, Hà Huy Tiến, Vũ Công Long, Phan Kế Tôn, Đoàn Trọng Hậu cùng các Bs đàn anh miền Nam: Lê Anh Triết, Bs Đạt, Bs Chính, Bs Hồng... 1.Với Thầy Nguyễn Đình Cát: 1. Vô trùng tuyệt đối phòng mổ từ dụng cụ đến thao tác. Thầy kiểm tra dụng cụ trên bàn mổ nếu không đạt thầy vứt ngay. 2. Thầy luôn luôn khám lại những ca mổ của thầy. Và Thầy đã ra đi .! Điều này khó làm trong cuộc đời nhãn khoa với mình vì số mổ quá nhiều, chỉ khám lại những ca đặc biệt.
2. Thầy Ngô Như Hòa:1. Tinh thần tôn sư trọng đạo: Thầy giới thiệu thầy Cát là người hướng dẫn thầy mổ ca cataract đầu tiên trong đới 1950. 2. Kỷ niệm thi đầu vào chuyên khoa cấp 2 tại BV Điện Biên Phủ 1986: mình là thí sinh duy nhất.Thầy cho đề thi: Viêm màng bồ đào. Khi nộp bài: Thầy nói và cười tôi dạy cậu chuyên khoa cấp 5 cấp 10 còn được mà....! Và Thầy đã ra đi.
3. Thầy Đoàn Trọng Hậu (ĐTH): Vai trò tổ chức lãnh đao. Năm 1985 lần đầu ra Hà nội được thầy dẫn đi thăm bạn của thầy và giới thiệu học trò miền Nam về phố cổ Hà nội. Ôi nhớ hình ảnh đáng yêu ngày ấy, thật tuyệt vời. Năm 2000 thầy gợi ý cho mình về Bộ Môn Mắt ĐHYD HCM nhưng hoàn cảnh không thực hiện được. Thầy đã ra đi.
4. Cô Đỗ Thu Nhàn: tác phong làm việc từ 1977. Cô phải họp mất nhiều thời gian nhưng khi lên lịch mổ thì giải quyến trước khi họp. Mình từng phụ mổ cho cô từ 6 giờ sáng. Sau này khi ra trường làm Bs điều trị họp theo kiểu bs điều trị, là trưởng khoa giao ban khoa, giao ban viện. Làm trưởng phòng y vụ họp giao ban BV dự giao ban các khoa, họp tất cả vấn đề chuyên môn: thành công cũng như thất bại, kiểm thảo tử vong tinh thần thái độ phục vụ,..Là trưởng phòng chỉ đạo tuyến phải có tạp huần cho tuyến dưới Trong công tác này đã ghi lại nhiều dấu ấn quí báu cùng các đồng nghiệp, cùng các lãnh đạo tuyến dưới. .. Làm Phó thư ký công đoàn bv lo đời sống nhân viên cơm áo gạo tiền....Làm PCT/quyền CT Hội đồng khoa học kỹ thuật bv phát huy tinh thần nghiên cứu cho các đồng nghiệp. Gần như ngày nào cũng bận rộn với công việc, kiểm tra bv mình cũng như kiểm tra bv khác theo qui định Bộ Y Tế...Qua tất cả vị trí trên tôi lại nhớ và trân quí tác phong làm việc cô Nhàn. Hôm nay viết lại những dòng này thì các thầy Cát, thầy Hòa, thấy Hậu, cô Nhàn đã vĩnh viễn ra đi.
Nhân đây xin thắp các thầy, cô một nén nhang tưởng nhớ lóng tri ân của trò. 5. Cô Hoàng Thị Lũy: Công tác đối nội và đối ngoại trong thồi kỳ hội nhập 1990s. Những đoàn Bs từ Pháp sang tận Khoa Mắt BV Angiang để hướng dẫn chỉ đạo tuyến và công trình nghiên cứu về nguyên nhân gây mù tại Tỉnh Angiang được đăng báo Pháp 1997...Đến ngày thi tốt nghiệp chọn đề tài bán phần trước đề hoàn thành tốt nghiệp.
Ngày thầy thuốc đầu tiên trong đời 27/2/1979:

Đến khi chọn nhiệm sở ra trường tất cả đều về các tỉnh không có nhu cầu ở lại TPHCM. Tỉnh An Giang là nhiệm sở mình chọn Ngày đầu về tỉnh phải đăng ký vé xe trước 1 ngày. Sau khi trình diện xong lại vội vả về lại Saigon vì không có ngươì quen nào ở Long Xuyên. Từ ngày nhận việc con đường này (SG-Long Xuyên) tôi đã đi lại bao nhiên lần không thể đếm được. Nhớ 1 lần mình bị chặn lại Sa đéc để cắt tóc vì vi phạm tóc dài vào năm 1979. Hồi đó có 2 lỗi bị chặn là tóc dài và quần ống loa đều bị cắt trước khi cho đi!
Sau 2 năm thời gian làm bs tập sự lương 51$/tháng (Lúc này ăn cơm độn bo bo - trong ký ức vẫn còn nhớ 1 lân dự đám cưới bạn hết 1 tháng lương chỉ là tiêc ngọt thôi), trở thành bs thực thụ với lương 60$/tháng. Để phát triển nghề cũng như để sống bằng nghề bản thân quyết tâm phấn đấu làm việc với năng suất gấp đội gấp 3 vì còn sức trẻ. Nhớ lại những ngày tại khoa Mắt Tai Mũi Họng với 30 giường/500 giường của toàn bệnh viện; phải giải quyết lớn số bệnh khá lớn từ khám đến phẫu thuật trong những năm 1980s. Ban ngày khám bệnh, phẫu thuật, ban đêm trực khoa 7/7 ngày vì mình là bs duy nhất của khoa. Mình là Bs trực khoa duy nhất đã nhiều năm tháng ngủ trên ghế mà ban ngày dành cho bệnh nhân ngồi khám bệnh. Theo dòng thời gian bs vắng mặt từ từ do đi vượt biên. nên ngày đó khi giao ban viện buổi sáng mỗi bs có 1 ghế ngồi riêng để tên của bs nếu vắng ban giám đốc sẽ biết ngay ... Chiến tranh biên giới Tây Nam nóng lên, mỗi chiều từ 16 giờ nhân viên bệnh viện phải tập quân sự trong sân bệnh viện, chuẩn bị di tản trên xe cứu thương di chuyển hướng Cần Thơ nếu có sự cố chiến tranh. (Lúc đó Châu Đốc thỉnh thoảng bị pháo kích do Pon Pốt). Bệnh viện lúc đó chia 2 khối trực Nội Nhi và Ngoại Sản huy động tổng nguồn nhân lực bs mắt trực hệ ngoại....Trong hoàn cảnh đó vì yêu cầu của bệnh nhân cùng với sự thiếu hụt bs, mình phải làm cả chuyên khoa tai mũi hong từ khám đến phẫu thuật amgdale, polyp mũi xoang.. đến cấp cứu dị vật đường ăn, đường thở. Ấn tượng nhất là 1 ca dị vật hóc cá rô vào ngả tư đường đường ăn, đường thở cấp cứu thành công phải mở khí quản ngay tại bàn khám bệnh chưa kịp đưa vào phòng mổ. Kỹ niệm thật đáng nhớ trong đời thầy thuốc mà đến bây giờ vẫn còn in trong tâm trí. Một tuần lễ làm việc trôi qua nhanh với lịch khám bệnh và lịch mỗ măt 3 ngày, mổ tai mũi họng 2 ngày. Ngành mắt thì có đủ dụng cụ để mổ từ tiểu phẫu đến đại phâu như cataract. Ngành TMH thì thiếu nhiều từ cấp cứu đến phẫu thuật. Năm 1981 do yêu cầu phát triển tai mũi họng mình đã thực hiện cắt amygdale đầu tiên tại bv, rồi polype mũi đến mổ xoang và đào tạo lại cho các y sỉ để cùng giải quyết số lượng bệnh thì nhiều mà nhân lực y tế thì quá ít. Năm 1985 lần đầu tiên mình được tham dự hôi nghị thường niên ngành mắt tại Hà nội (đây chinh là ý tưởng ban đầu để mình có động lực phát triển trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học cho những năm sau này) cũng là lần đầu tiên được thầy Nguyễn Trọng Nhân lái xe chở từ Viện Mắt về nhà nghỉ. Thật cảm động làm sao!. Lần thứ hai 1992 thầy Nhân đến thăm nhà mình tại Tp Long Xuyên trong một chuyến công tác với lời nhắn nhủ thắm tình đậm nghĩa. Và 1996 lại gặp thầy ở Hà nôi khi làm nghiên cứu sinh và hôm nay mãi mãi xa thầy...qua đây xin thắp 1 nén nhang kính thầy. Đến 1988 khoa tai mũi họng được khỏi khoa mắt. Từ đây mình chú tâm phát triển ngành mình đã chọn.
Trong cuộc sống ngoài việc ở bv còn khám bệnh ngoài giờ vất vả vì khách khá đông. Kỷ niệm năm 32 tuổi làm phòng mạch tư mỗi ngày trên 30-40 BN. Sau khi khám thì lấy thuốc cho BNđã có lần BN bảo ko đủ tiền nên xin bớt thuốc mình bảo khi nào có tiền thì trả ko sao đâu vì thuốc cần uống đủ liều. Có một hôm tại nhà buổi sáng chủ nhật cắt amygdale cho 5 người nhưng buổi chiều cón 4 người ở lại trả tiền công cho Bs. Hỏi ra thì thiếu 1người. Những lúc như thế mình nghỉ mỗi người có 1 hoàn cảnh mình cấn giúp họ trong diều kiện mình có khả năng. Mình nghỉ " Donated for patients is donated for myself" Thế là khách mỗi ngày càng đông thời điểm cao nhất lên đến trên 80-100 BN/ ngày. Ngoài ra mình còn thêm duyên với giải phẫu thẩm mỹ từ mắt, môi, mũi hong, mặt, vá khuyết môi...Có nhiếu lần ngay tại nhà của khách hàng. Và 1 ca làm thẩm mỹ trên chiếc tàu bồng bềnh bên bờ sông Hậu Giang còn ấn tượng mãi trong tôi. Cho đến khoảng10 năm sau thì từ giả nghề tay trái này.
Nặng nợ với ngành mắt nhất là bệnh đục thể thủy tinh chiếm tỷ lệ cao trong dân số. Năm 1989 với quyết tâm cao độ được sụ đồng thuận của ban giám đốc mình thực hiện mổ cườm tại xã đầu tiên, trong đó có Nhà thờ Cù Lao Giêng xã Tấn Mỹ Chợ Mới và chình nơi đây như 1 cánh tay nối dài giúp chỉ mổ-Chỉ 6 0-780 để mổ cườm mà hồi đó rất hiếm (mỗi sợi chỉ được tính giá trị bằng 1 chỉ vàng) và các soeur được gửi chỉ về từ nước ngoài đã tặng lại cho khoa mắt để mổ cho nhiều nơi khác [1].
Hành trình nhãn khoa 20 năm tiếp theo: 

Năm1992 khoa mắt bv tỉnh An Giang được Viện Mắt Trung ương xếp hạng 3 toàn quốc về mổ đuc thể thuỷ tinh.Một thành tích đáng trân trọng và tự hào. Năm 1995 Khoa mắt thực hiện chiến dịch mổ cườm cho 10 huyện thuộc tỉnh An Giang, con số lên đền 3000 ca. Năm 1996 Khoa mắt thực hiện mổ cườm đặt thủy tinh thể nhân tạo đầu tiên tại huyện Châu Phú, rồi An Phú, Thoại Sơn, Tri Tôn... Đây cũng là đề tài luận án Tiến sỹ y hoc của mình khi làm nghiên cứu sinh khóa 15 của Trường Y Hà Nội 1996-2002. Xin trân trọng cám ơn các bệnh nhân cùng các thầy cô ĐH Y Hà Nội: Pham Mạnh Hùng, Nguyễn Thị Hà, Đào Ngọc Phong, Lê Vĩ Hùng, Hoảng Thị Phúc...- Thầy cô của Viện Mắt Trung Ương: Nguyễn Trọng Nhân, Tôn Thị Kim Thanh, Trần Nguyệt Thanh, Nguyễn Chí Dũng...[2]
Năm 1999 mình là bs mắt tư nhân đầu tiên VN có máy siêu âm (Alcon) tại nhà. (Trước đó có bs Trần Kiên Bv Châu Đốc là bs đầu tiên VN có siêu âm tại nhà). Từ đây mình tiến hành các công trình nghiên cứu khoa học để công bố trên tạp chí Nhãn khoa thực hành tại Canada (Opthalmic Pratice) 1998, Medical Progress tại HongKong 2001-2002-2003. Rồi báo cáo hội nghị mắt quốc tế từ Geneva 2002 , Sydney 2004, Las Vegas 2006 đến Seoul 2008 và nhiều nơi trên thế giới ....
Vài dòng về ĐH Y Hanoi: Tháng 2/1996 mình làm NCS Phó Tiến Sĩ trình xong đề cương PTS chờ bào vệ luận án thì Trường thông báo ngừng đào tạo PTS và chuyển sang Tiến Sĩ phải thi đầu vào cấp TS cuối năm 1996. Đến 1998= mình báo cáo 2 đề tài trong nội dung luận án TS. 2001= Báo cáo 3 chuyên đề cấp TS tại Viện Mắt TW Hà Nộị. 2002= Bảo vệ luận án TS cấp trường ĐH Y Hanoi và 2003= Bảo vệ luận án TS cấp quốc gia.

Hành trình kể từ hưu trí 2010: 


Rồi khi nghỉ hưu 2010 về làm giảng viên cơ hữu Trường 1 trường đại học tư, làm Trưởng Khoa Nhãn Quang 2011-2015 sau khi tạp huấn Optician Programme tại BradFord College UK 2010 [3] [4].
Năm 2015 làm Phó Khoa Y...tiếp tuc con đường giảng dạy. Xin giới thiệu các cuốn sách đã xuất bản [5] và các nghiên cứu khoa học y học [6], [7], [8].
Chủ biên báo Nhãn Quang News 2012-2019 [9]
Năm 2018 làm phản biện cho báo IJRP Health Food Medicine (UK) [10].
Năm 2019 là thành viên ban biên tập của bao IJMR nghiên cứu y học [11].
Đến nay 2020 có khoảng 100 bài báo nghiên cứu đã công bố. Đã phản biện10 bài báo chuyên ngành nhãn khoa cho 4 tạp chí chuyên ngành quốc tế.
Tâm đắc nhất là công tác thiện nguyện từ ngày vê hưu 2010. Trân trọng cám ơn người bạn đời yêu quí đã đồng hành suốt cuộc đời tôi cùng các thành viên trong gia đình đã đóng góp vào công việc này bằng cả trái tim và hy vọng sẽ được tiếp tục mãi với thời gian như một điều ước của gia đình [12]
Đến bây giờ hơn 10 năm hưu rồi ngoảnh trông lại tuổi ngoài 70




Tham khảo:
[1] https://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A1o_x%E1%BB%A9_C%C3%B9_Lao_Gi%C3%AAng
[2] https://duongdieumd.blogspot.com/2017/08/hy-ha-noi1996-ncs-khoa15-yksg1978-sb2.html
[3] https://duongdieumd.blogspot.com/2015/04/khoa-nhan-quang-h-nguyen-tat-thanh.html,
[4] http://duongdieumd.blogspot.com/2011/09/bradford-college-uk-april2010.html
[5] https://duongdieumd.blogspot.com/2013/11/gioi-thieu-sach.html)
[6] 2012-https://duongdieumd.blogspot.com/search/label/2012-Korea-APAO-Busan
[7] https://duongdieumd.blogspot.com/search/label/2013-India%20APAO-Hyderabad
[8] https://duongdieumd.blogspot.com/p/cong-trinh-nghien-cuu-khoa-hoc-nganh.html
[9] https://duongdieumd.blogspot.com/2016/10/nhan-khoa-news-ophthalmology-news.html
[10 http://www.ijrp.org/paper/Medicine--Health---Food/3/home
[11] http://www.medicinesjournal.com/board
https://www.blogger.com/blog/pages/7831804822005198315
[12] https://duongdieumd.blogspot.com/2021/02/phucthienloc-duong-tu-thien.html

  


       Kỳ 3: Kỷ niệm 50 năm vào Trường Y-70 năm cuộc đời

Tâm sự ngành y: Y đạo= Y sinh+Y thuật+Y đức

Y sinh:
Chọn ngành y thì phải nợ,
Nợ với dân gian là một nụ cười.*
Làm nghề y học suốt đời,
Học ở bệnh nhân, học ở mọi người.**
Y thuật:
Tư vấn bệnh khả năng mình,
Để được người bệnh đồng tình cùng ta.
Điều trị bệnh nên nhớ là,
Người bệnh- cái bệnh không là như nhau!***
Y đức:
Y học chứng cứ rõ rành,****
Chính là y đức thực hành tốt thay.
Lời thề Cờ-Rát xưa nay,*****
Là chân-thiện-mỹ suốt đời ngành y!
Chú thích:
* "Nụ cười bằng mười thang thuốc bổ".
https://www.youtube.com/watch?v=qYwy8vds2wk
**Bệnh nhân là thầy của thầy thuốc!"Không thầy đố mầy làm nên" "Tôn sư trọng đạo"
*** Người bệnh (patient) và cái bệnh (disease).Trong nghiên cứu phải chuẩn hóa nhóm bệnh! (vì cùng1 bệnh lý trên nhưng người này thì điều trị không hoàn toàn giống như ở 1 người khác) "Phẫu thuật trên trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ". (Nếu điều trị bệnh nhân bỏ qua tâm lý là bs thú y và bs chỉ điều trị tâm lý là bs tâm thần kinh).
**** Y học dưa vào bằng chứng (evidence- based medicine) xem: http://duongdieumd.blogspot.com/2015/08/thuc-hanh-dua-tren-bang-chung-ebp.html
*****Hyppocrates .-xem Bs Hyppocrates http://duongdieumd.blogspot.com/2017/09/bac-si-hippocrates.html....
                         

Tâm sự bác sĩ hưu trí / tuổi 60
Nhân kỷ niệm 50 năm từ ngày vào y khoa 1972-2022
12 năm từ ngày hưu 2010-2022
Mười hai năm tôi được làm hưu trí,
Về với đời thường- thật đáng yêu thôi !
Yêu cộng đồng dẫu còn nhiều bất cập,
Song tấm lòng mình vẫn cứ trãi ra...
Nghế của ta giờ chỉ còn một nửa:
Là giúp người gặp khó có yêu cầu*.
Một nửa kia thì còn trong dĩ vãng:
Chữa bệnh cho người, cuộc sống cho ta!
Để một ngày ra đi không hối tiếc,
Cuộc đời này vẫn còn đẹp biết bao!

Tâm sự tuổi 70=

Bạn ơi 80 năm cuộc đời.

Đẩt trời: xuân, hạ, thu, đông,
Đời người với 80 năm xoay liền.
Mùa xuân tuổi chớm đôi mươi,
Ra sức học tập tươi màu tương lai.
Hè sang sức trẻ tràn đầy,
Tình duyên, khởi nghiệp bắt đầu từ đây.
Thu về với lá vàng rơi,
Ra sức làm việc đón thời nghỉ hưu,
Hai mươi năm cuối của đông,
Sống chậm ngẫm lại một đời đáng yêu!
Cuộc đời con tạo thoi đưa,
Sống đời "Nhân-Quả" được vừa lòng nhau!


Mến tặng các bạn nửa cuối mùa đông
Dương Diệu 9/2022











Trang từ thiện gia đình: PhucThien Loc Dương từ 2010

Từ thiện Phúc Thiên Lộc (Bs Duong Dieu)

2013 Mỹ Thuận-VLong: https://www.youtube.com/watch?v=wgxhXEm6mSY&t=45s

2015 Kiến An-AG https://www.youtube.com/watch?v=LIGVlBtQOVw

2016a Châu Thành- AG https://www.youtube.com/watch?v=AWpGIPGqgW4

2016b TpVĩnh Long https://www.youtube.com/watch?v=FJGxJATeKrA&t=16s

2016c Xã Long Điền A-CM- AG https://www.youtube.com/watch?v=3yeDSdagjhk

 2017-18-19 Bình Đinh https://www.youtube.com/watch?v=cmhtZ3irLwk

2017 Quảng Nam https://www.youtube.com/watch?v=6jGoqDO7y1A

2017a Xã Hòa Bình-CM-AG https://www.youtube.com/watch?v=bfTOQs635vk

2017b Chùa Lâm Quang Q8HCM https://www.youtube.com/watch?v=HNOAMa8OkyA

 2018 Quang Nam https://www.youtube.com/watch?v=1EwFhzTTWGI

2018a Xuân Lộc-Đồng Nai https://www.youtube.com/watch?v=piyUv3H5rUg

2018b Cần Giờ HCM https://www.youtube.com/watch?v=IOuiWSgdodM

 2019 Quang Nam  https://www.youtube.com/watch?v=G5sKfTw1GO0

2019a Xã Long điền A-CM-AG https://www.youtube.com/watch?v=yBSJ3tSISfw

2019b Xã Bình Mỹ-Châu Phú- AG https://www.youtube.com/watch?v=5F_LzyXlIXs

 2020 Nhà Dưỡng Lão LX-AG https://www.youtube.com/watch?v=Czzul74ubNQ

2021 Nhà Dưỡng Lão LX-AG https://www.youtube.com/watch?v=iwCkRp_CYfQ

 

BỆNH HỌC MẮT-TAI MŨI HỌNG 2015 
  1. Dành cho định hướng chuyên khoa, luân khoa và y sỹ đa khoa



Content:
Dương Diệu=PhD. ĐHY Hà nội1996 NCS khóa15 & MD. YKSG1972-1978 SB
https://duongdieumd.blogspot.com/2017/08/hy-ha-noi1996-ncs-khoa15-yksg1978-sb2.html
Dr Dương Diệu =1997 International Papers Publication- 2012 Ophthalmology News
https://duongdieumd.blogspot.com/2016/10/nhan-khoa-news-ophthalmology-news.html
2017 Tri ân các thầy cô: Ngày nhà giáo VN 20 tháng 11
https://duongdieumd.blogspot.com/2016/11/tri-cac-thay-co-ngay-nha-giao-vn.html
1989 Giới thiệu sách-Luận án Tiến sĩ y học
https://duongdieumd.blogspot.com/2013/11/gioi-thieu-sach.html
2010 Thơ= Hưu trí-Y đạo-Tuổi 60:70-Tâm sự bàn chân/ Tâm sự đôi tay/ Tâm sự kính mắt/Cõi vô thường
https://duongdieumd.blogspot.com/2013/09/tho.html

Relax:
2022 Chuyện ngẫm - 2018 Chuyện ngắn
https://quangdieu09.blogspot.com/2018/02/chuyen-ngan-vui.html
2021 -2014 Ca dao Việt Nam hiện đại
https://quangdieu09.blogspot.com/2014/11/ca-dao-viet-nam-hien-ai.html
2014 Bát phở Đông Anh
https://quangdieu09.blogspot.com/2014/08/bat-pho.html
Hoàng Chính-Cầu Tre Lắt Lẻo
https://quangdieu09.blogspot.com/2014/12/cau-tre-lat-leo.html
2014 Nguyễn Nhật Ánh.- Về tuổi thơ
https://quangdieu09.blogspot.com/2014/04/nguyen-nhat-anh-ve-tuoi-tho.html

2012


 2015 QUY ĐỊNH VỀ KÊ ĐƠN THUỐC TRONG 
ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ


200 thuốc dùng phổ biến nhất (FDA công nhận 2015

2016 About 30% incorrect antibiotics prescription & Bacteria resistant to antibiotic


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét