Thứ Ba, 31 tháng 12, 2019

2014 Lòng Từ Bi và Con Người- Dalai Lama

 Lòng Từ Bi và Con Người

http://www.huequang.net/

Tác giả: Dalai Lama
Một câu hỏi quan trọng nằm chôn vùi dưới kinh nghiệm của chúng ta, cho dù chúng ta biết đến nó hay không biết, đó là : Cuộc sống có ý nghĩa gì không?
 Tôi có nghĩ về điều nầy và muốn được chia xẻ với mọi người những gì tôi nghĩ, với hy vọng là những điều nầy có thể đem lại ích lợi thiết thực cho những ai đọc qua bài nầy.
 Tôi tin rằng ý nghĩa của cuộc sống là hạnh phúc. Từ lúc sanh ra đời, mỗi người trong chúng ta đều muốn hạnh phúc và tránh đau khổ. Không một điều kiện xã hội hay giáo dục, hoặc một lý tưởng nào có thể làm lệch lạc sự mong muốn nầy.
Từ trong tâm thức của con người chúng ta, tất cả đều muốn được an vui, hạnh phúc. Tôi không biết vũ trụ với vô số tinh tú, ngân hà & thế giới có ý nghĩa gì sâu sắc hay không; nhưng ít nhất, chúng ta cũng thấy rõ rằng con người sống trên trái đất nầy có nhiệm vụ làm cho cuộc sống của mình hạnh phúc. Vì vậy, điều quan trọng là khám phá ra điều gì sẽ mang lại hạnh phúc nhiều nhất.
  Làm thế nào để đạt hạnh phúc.
 Hãy bắt đầu chia hạnh phúc và khổ đau làm hai phần chánh : Tinh thần, và thể xác. Trong hai phần nầy, tinh thần có ảnh hưỏng nhiều nhất nơi chúng ta.
 Trừ khi chúng ta bệnh nặng hoặc bị đói khát, cơ thể chúng ta chỉ là phần phụ thuộc trong cuộc sống nầy. Nếu cơ thể tráng kiện, chúng ta không hề để ý đến nó. Tinh thần thì khác, nó ghi chú mọi việc, dù nhỏ nhặt đến đâu. Vì vậy chúng ta phải hết lòng cố gắng làm sao cho tinh thần mình được an lạc.
Trong kinh nghiệm giới hạn của tôi, tôi thấy rằng sự an lạc tột cùng là khi chúng ta làm tăng trưởng tình thương và lòng từ bi.
Lúc mà ta lo cho hạnh phúc của mọi người, là lúc mà chính ta đang hưởng hạnh phúc. Làm tăng trưởng lòng từ một cách tự động, là làm cho tinh thần được bình an. Điều nầy giúp ta dẹp sợ hãi và lo lắng, và giúp ta sẵn sàng đối phó với những trắc trở của cuộc đời. Đây là sự thành công tối hậu trong cuộc sống.
 Khi mà ta còn sống trong thế giới nầy, là ta vẫn còn có vấn đề. Trong trường hợp gặp khó khăn, nếu chúng ta đánh mất hy vọng và trở nên chán nản, thì ý chí phấn đấu của chúng ta sẽ bị giảm đi. Ngược lại, nếu chúng ta nhớ rằng mọi người chung quanh đều phải trải qua đau khổ, thì cái nhìn thực tế nầy sẽ làm tăng ý chí và khả năng của chúng ta, để chúng ta đối phó với nghịch cảnh.
 Thật ra, với thái độ nầy, mỗi khó khăn gặp phải, được xem như là một cơ hội ngàn vàng để chúng ta làm tăng trưởng phần tinh thần của chính mình.
 Do đó, chúng ta phải tranh đấu dần dần để trở nên từ bi hơn, như vậy chúng ta mới có thể phát triển tình thương và giúp đỡ những ai đang đau khổ. Kết quả là sức mạnh nội tâm và sự thanh thản của chúng ta được tăng lên.
  Chúng ta cần Tình thương.
 Lý do tại sao tình thương và lòng từ bi được xem như là điều hạnh phúc nhất, bởi vì trong tâm khảm mỗi chúng ta đều mong muốn được thương yêu. Tình thương rất cần thiết cho sự sinh tồn của con người. Đó là mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau rất sâu sắc giữa con người với con người. Không cần biết là người đó có khả năng như thế nào và cho dù người đó có giỏi đến đâu đi nữa, kẻ đó cũng không thể sống sót nếu chỉ có một mình. Một người có thể khỏe mạnh, tráng kiện đến mức tối đa trong một khoảng thời gian nào đó, nhưng một khi ngã bệnh hay lúc quá nhỏ, hoặc quá già, ta vẫn phải cần sự giúp đỡ của những người chung quanh .
 Sự liên hệ phụ thuộc lẫn nhau là điều căn bản của luật tạo hóa. Không phải chỉ có loài người , kể cả những côn trùng nhỏ bé nhất, không có tôn giáo, hay luật lệ, chúng vẫn phải nương tựa vào nhau để mà được sống còn. Cả đến hiện tượng vật chất nhỏ bé nhất cũng phải bị chi phối bởi luật " phụ thuộc lẫn nhau" (interdependence).
 Những hiện tượng trên trái đất như : mây, biển, rừng, hoa lá cũng được cấu tạo bởi những năng lượng phụ thuộc lẫn nhau. Không có những năng lượng nầy, thì chúng tan hoại ngay.
 Bởi vì đời sống của con người là phụ thuộc lẫn nhau, cho nên đây là một điều tự nhiên khi ai ai cũng cần tình thương. Vì vậy chúng ta cần ý thức trách nhiệm của mình trong việc đem lại an vui cho mọi người.
 Nên hiểu rằng những thiếu thốn hay đau khổ của con người là thuộc về phần tinh thần vì thế chúng không thể giải quyết được bằng máy móc tinh vi, vì vậy thật là một điều sai lầm khi ta tìm kiếm hạnh phúc bằng những thứ bên ngoài.
 Chúng ta nên nhìn lại để tìm kiếm cho đúng thứ mà ta cần cho hạnh phúc.
 Nếu bỏ qua câu hỏi rắc rối về tạo hóa và sự tiến triển của vũ trụ, chúng ta ít ra cũng đồng ý rằng mỗi chúng ta là một sản phẩm của cha mẹ chúng ta. Thông thường, mỗi chúng ta có mặt nơi đây là vì cha mẹ chúng ta muốn nuôi dưỡng một đứa con cho đến lúc nó trưởng thành và có thể tự lập. Vì vậy, ngay từ phút đầu thọ thai, tình thương của cha mẹ dành cho chúng ta bắt nguồn từ lúc đó.
 Hơn nữa chúng ta hoàn toàn nương tựa vào sự săn sóc của mẹ chúng ta ngay từ lúc ban đầu. Theo các khoa học gia, tinh thần của người mẹ trong lúc mang thai có ảnh hưởng rất nhiều đến đứa trẻ trong bụng.
 Sự thể hiện tình thương cũng rất quan trọng lúc đứa trẻ ra đời. Ngay từ buổi đầu việc đầu tiên chúng ta làm là tìm vú mẹ, chúng ta tự nhiên thấy gần với mẹ, và mẹ chúng ta phải cảm nhận được tình thương đó bà mới có thể lo bú mớm cho chúng ta m ột cách tốt đẹp; nếu bà cảm thấy tức giận hay bực tức thì sữa sẽ chảy không đều.
 Kế đến là lúc tuổi khoảng 3 hay 4, đây là khoảng thời gian rất quan trọng cho việc phát triển bộ óc; trong lúc nầy, sự gần gủi săn sóc rất cần cho sự phát triển bình thường của đứa trẻ. Nếu đứa trẻ không được ôm vào lòng, không được trìu mến thương yêu thì sự phát triển của bộ óc đứa trẻ sẽ bị hư hao hoặc kiếm khuyết.
Đứa trẻ không thể sống sót nếu không có sự chăm nom của người khác, vì vậy tình thương là món ăn cần thiết để nuôi dưỡng trẻ. Hạnh phúc của tuổi ấu thơ, đều nhờ vào tình thương, nhờ có tình thương, mà đứa trẻ dẹp được những nỗi lo sợ và trưởng thành một cách lành mạnh.
Hiện tại có bao đứa trẻ lớn lên trong những gia đình không hạnh phúc. Nếu chúng không được thương yêu trọn vẹn, thì sau nầy chúng ít khi nào thương được bố mẹ chúng, và thường thì, những đứa trẻ nầy không hiểu được thế nào là thương người khác. Thật là đáng điều đáng buồn!
 Khi đứa trẻ lớn lên và đến trường, chúng cần sự nâng đỡ nơi thầy, cô. Thầy, cô không phải chỉ có truyền đạt kiến thức mà còn phải chịu trách nhiệm về việc chuẩn bị cho đứa trẻ bước vào đời. Học sinh phải cảm nhận được sự tin cậy, và kính trọng, những gì chúng học được nơi thầy cô sẽ là một dấu ấn khó phai.
 Ngược lại, nếu thầy cô chỉ lo dạy về môn học mà không để ý gì đến tánh tình, hạnh kiểm của học sinh thì thầy cô đó khó có thể dạy học lâu dài , họ chỉ có thể dạy trong một thời gian ngắn thôi  Cũng như khi một người bệnh, gặp bác sĩ tận tâm, niềm nở, nhất là sự mong muốn họ mau khỏi bệnh, nhờ vậy họ cảm thấy thoải mái với sự ân cần của y sĩ , người nầy sẽ dễ dàng khỏi bệnh. Ngược lại, nếu bác sĩ giỏi nhưng không tận tâm, không ân cần, niềm nở, dù thuốc hay, nhưng vì bệnh nhân không thoải mái nên việc lành bệnh cũng không mau chóng.
Kể cả khi chúng ta nói chuyện thường ngày, nếu có người nói chuyện ân cần, thân mật, thì tức khắc chúng ta cảm thấy muốn nghe, và muốn tiếp chuyện; câu chuyện sẽ trở nên hấp dẫn hơn, cho dù đề tài không hay. Ngược lại, nếu một người nói chuyện lạnh nhạt hay trả lời nhát gừng, chúng ta sẽ cảm thấy khó chịu và muốn mau mau kết thúc câu chuyện. Từ việc nhỏ cho đến việc lớn, hạnh phúc của chúng ta tùy thuộc vào tình cảm và sự quan tâm của người chung quanh.
 Vừa rồi, tôi có gặp những khoa học gia ở Mỹ, họ bảo là mức độ về bệnh tâm thần ở đất nước họ đã tăng khoảng mười hai phần trăm trong dân số. Trong buổi bàn cãi, chúng tôi nhận ra rằng bệnh tâm thần không phải do thiếu thốn vật chất mà ra, mà lý do chánh là vì thiếu tình thương, thiếu tình thân ái giữa con người với con người.
 Qua những gì tôi viết trên đây, một điều chắc chắn rõ ràng là : cho dù chúng ta có nhận thức được hay không về điều nầy, sự cần thiết tình thương đã nằm sẵn trong huyết quản của chúng ta ngay từ buổi ban đầu. Người lớn và trẻ em đều hướng đến tình thương, cho dù tình thương đó được mang đến từ một con vật hay từ một người mà bình thường ta vẫn xem như là thù địch.
 Tôi tin rằng không một ai sanh ra mà không cần tình thương. Vài trường Triết đã công nhận rằng con người không phải chỉ thuần là thể xác. Tinh thần là chủ động trong việc cảm nhận được cái đẹp, cái quý giá, làm cho chúng ta có thể thương yêu.
  Phát triển lòng từ.
 Vài người bạn của tôi nói rằng, tình thương và lòng từ bi rất tốt đẹp và kỳ diệu, nhưng chúng không có chỗ đứng trong thế giới của chúng ta, nơi mà lòng sân hận và thù hằn là một phần của con người, và như vậy chúng ta luôn bị sân hận làm chủ. Điều nầy tôi không đồng ý.
 Con người chúng ta hiện hữu với hình hài nầy trong khoảng gần một trăm ngàn năm. Tôi tin rằng trong khoảng thời gian đó nếu tinh thần chúng ta bị sân hận làm chủ thì dân số của con người đáng lý phải bị giảm đi. Nhưng cho đến hôm nay, dù có những trận chiến, dân số con người vẫn gia tăng hơn bao giờ hết.
 Điều nầy chứng tỏ rằng, tình thương và lòng từ vẫn chiếm ưu thế. Vì vậy, những việc không hay là"tin tức", những việc làm từ bi trong đời sống hàng ngày bị coi như là điều tất nhiên, và phần lớn bị lờ đi.
Theo kinh nghiệm của riêng tôi, thì sự thăng bằng về mặt tinh thần và cơ thể mạnh khỏe có liên hệ mật thiết. Sự khích động và tức giận dễ làm chúng ta nhiễm bệnh . Ngược lại, nếu tinh thần yên tịnh và tràn đầy những ý nghĩ tốt lành thì cơ thể ít có cơ hội bị bệnh hoạn tấn công.
 Muốn được hạnh phúc chân thật thì cần phải có một tinh thần an lạc, và để được tinh thần an lạc, cần phải có lòng từ bi, làm sao để chúng ta phát triển được lòng từ ? Chỉ nghĩ đến lòng từ bi thôi cũng chưa đủ, chúng ta phải làm sao để chuyển hóa tâm niệm và hành động của mình trong đời sống hàng ngày .
 Trước hết, chúng ta phải biết rõ từ bi nghĩa là gì. Lòng từ cũng có nhiều hình thức và lắm lúc lẫn lộn với bám víu và ham muốn. Chẳng hạn, tình thương của cha mẹ dành cho con cái thường có liên quan đến những nhu cầu tình cảm của riêng họ, vì vậy tình thương không được hoàn toàn từ bi. Cũng vậy trong hôn nhân, tình thương giữa hai vợ chồng--nhất là lúc ban đầu, lúc mà cả hai chưa rõ những cá tánh sâu sắc của nhau--tình thương dựa vào bám víu hơn là đơn thuần thương yêu. Vì dục vọng của chúng ta quá mạnh nên người hôn phối dù có tánh xấu, dưới mắt ta lúc bấy giờ người ấy thật là hoàn hảo. Hơn nữa, ta lại có khuynh hướng khuếch trương những điều tốt nho nhỏ. Do đó, khi mà tánh tình một trong hai người thay đổi thì người kia cảm thấy thất vọng vì chính tánh tình họ cũng có đổi thay. Đây là điều cho ta thấy tình yêu được thúc đẩy bởi những nhu cầu của cá nhân hơn là vì thương yêu kẻ khác.
 Lòng từ bi chân thật không phải là một thứ tình thương có qua có lại, mà là một sự cam kết chắc chắn dựa trên lý trí. Vì vậy, cho dù kẻ thọ nhận cư xử không tốt, một hành động từ bi thật sự sẽ không hề thay đổi .
 Dĩ nhiên là phát triển lòng từ bi chân thật sẽ không phải là một việc dễ dàng. Lúc bắt đầu thực tập, chúng ta nên nhìn vào những điểm sau đây :
Dù người đẹp hay người xấu, người dễ thương hay kẻ phá hoại, chúng ta đều là con người như nhau cả. Và vì là con người nên chúng ta đều muốn hạnh phúc và không muốn đau khổ. Hơn nữa, mỗi người có quyền tự do riêng để tránh đau khổ và hưởng sung sướng. Bây giờ bạn chấp nhận là tất cả chúng ta đều muốn hạnh phúc, và vì vậy bạn sẽ tự dưng cảm thông được với mọi người và cảm thấy gần gủi họ hơn. Thực tập điều nầy sẽ làm cho tinh thần bạn cảm nhận được tình vị tha, và bạn sẽ phát triển được lòng tôn kính nơi mọi người chung quanh : muốn giúp họ bớt khổ đau. Vì là con người nên ai ai cũng phải trải qua những kinh nghiệm vui, buồn, sung sướng và đau khổ, vì vậy không lý do gì bạn lại không thương được những người có những hành động ích kỷ.
 Trong khả năng của chúng ta, để thực tập lòng từ bi, chúng ta phải cần có kiên nhẫn và thời gian. Tận trong tiềm thức của chúng ta, lúc nào cái "Tôi" cũng chiếm ưu thế, và vì cái "Tôi" đó mà lòng từ bị giới hạn. Thật ra lòng từ bi chân thật chỉ được thể hiện khi mà cái "Tôi" bị diệt bỏ. Nói như thế không có nghĩa là chúng ta không làm chi được, cái gì cũng có bắt đầu, thực tập và tiến triển là điều có thể làm được.
  Làm thế nào để bắt đầu.
 Để bắt đầu, chúng ta phải loại bỏ sân hận. Như chúng ta đã biết, sân hận là những năng lực tình cảm rất mạnh, chúng có thể hoàn toàn áp đảo tinh thần chúng ta. Nhưng chúng ta có thể làm chủ được chúng. Nếu không, chúng sẽ làm cho ta bị điêu đứng và việc tìm kiếm hạnh phúc với một tinh thần thương yêu sẽ khó mà thực hiện được.
 Trước hết, hãy khám xét xem cái giận có tốt không. Đôi lúc, khi chúng ta chán nản vì một hoàn cảnh nào đó, cái giận dường như giúp chúng ta mạnh hơn, tự tin hơn và có quyết tâm. Lúc nầy, chúng ta phải kiểm điểm trạng thái tinh thần của mình một cách cẩn trọng. Thật sự cái giận cho ta thêm năng lực, nếu chúng ta khảo sát tỉ mỉ năng lượng của cái giận, ta khám phá ra rằng năng lượng nầy rất là mù quáng : chúng ta không biết được kết quả của nó sẽ là tốt hay xấu.
 Bởi vì cái giận che lấp đi phần duy lý của bộ óc. Vì vậy năng lượng của cái giận không thể được tín nhiệm. Nó có sức hủy hoại rất lớn và tạo nên nhiều hành động đáng tiếc. Hơn nữa, nếu cái giận tăng lên đến mức tối đa, thì một người sẽ trở nên điên loạn, làm những việc có hại cho mình và cho người.
 Tuy nhiên, chúng ta có thể phát triển một năng lượng khác cũng mạnh nhưng kiềm chế được để mà thích ứng với hoàn cảnh khó khăn.
 Năng lượng nầy có được phát xuất từ cách cư xử với lòng từ bi, sự kiên nhẫn và lý trí. Đây là những thuốc giải hiệu nghiệm cho việc chữa trị cái giận. Đáng tiếc thay, bao người hiểu nhầm về những điều nầy, và cho đấy là biểu tượng của sự hèn nhát, yếu đuối. Tôi thì nghĩ ngược lại : chúng chính là những dấu hiệu cho một sức mạnh nội tâm. Trạng thái tự nhiên của lòng từ bi là sự dịu dàng, hòa nhã, mềm mỏng, nhưng có năng lượng rất mạnh mẻ. Những kẻ dễ tức giận là những người thiếu kiên nhẫn, dễ bất an và không ổn định. Do đó, đối với tôi, sự tức giận là một dấu hiệu của yếu đuối.
Vì vậy, khi vấn đề xuất hiện, nên cố gắng giữ bình tĩnh, với một hành động chân thành cho kết quả được công bằng. Dĩ nhiên là sẽ có những kẻ lợi dụng bạn, khi bạn giữ không bám víu, và hành vi nầy chỉ khuyến khích họ thêm hung hăng, thì bạn phải lên tiếng cho họ biết quan điểm của mình, và nếu cần thì tìm biện pháp để đối phó, nhưng tuyệt nhiên hành động không có sự tức giận hay ác ý ẩn bên trong.
 Bạn nên hiểu rằng, cho dù kẻ đối nghịch đang hảm hại bạn, cuối cùng thì hành động nầy cũng chỉ gây hại cho chính họ thôi. Để kiểm soát sự trả đũa của bạn vì íck kỷ, bạn cần phải kêu gọi đến lòng mong muốn thực tập hạnh từ bi, và nhờ đó mà cố gằng giúp đỡ kẻ kia khỏi bị khổ não do chính hành động không hay của họ gây ra.
 Hành động trả đũa thường dựa trên năng lực giận dữ với sự mù quáng cho nên sẽ không có kết quả tốt. Vì thế, khi bạn chọn lựa cách đối phó một cách từ tốn, có ích lợi cho cả đôi bên thì kết quả sẽ chính xác, có hiệu lực hơn.
  Bạn và kẻ thù.
 Tôi muốn nhấn mạnh rằng chỉ suy nghĩ về : lòng từ, sự kiên nhẫn sẽ không ích lợi gì nếu bạn không thực tập chúng. Muốn thực tập những điều nầy thì hay nhất là những lúc khó khăn xuất hiện, hãy thử thực tập chúng.
 Và ai là người cho ta những cơ hội khó khăn để thực tập? Dĩ nhiên là không phải bạn chúng ta, mà là kẻ thù của chúng ta. Họ là những người gây cho ta nhiều khó khăn nhất. Và nếu ta thật sự muốn học hỏi thì hãy xem kẻ thù như là những người thầy giỏi nhất!
 Người thực tập hạnh từ bi và tình thương, cần phải thực tập luôn sự khoan dung, và như vậy thì , kẻ thù không thể thiếu được. Chúng ta phải cảm ơn kẻ thù, vì nhờ họ mà chúng ta phát triển được sự an bình của tinh thần. Thêm nữa, trong những trường hợp thuộc cá nhân hay công cộng có một thay đổi, kẻ thù cũng có thể trở thành bạn.
 Sân hận rất có hại, chúng ta cần phải thực tập để làm giảm bớt năng lực của chúng nơi phần tinh thần, nếu không chúng sẽ tiếp tục làm phiền và gây khó khăn cho ta trong việc thực tập sự an lạc. Sân, Hận là kẻ thù thật sự của chúng ta. Đây là những năng lực mà chúng ta cần phải đối phó.
 Thật là tự nhiên khi chúng ta ai ai cũng muốn có bạn. Tôi hay nói đùa là nếu bạn thật sự muốn ích kỷ, thì bạn cần phải nên vị tha. Bạn cần phải giúp đỡ, săn sóc mọi người, lo cho họ, làm bạn với họ, mang lại nụ cười cho họ. Kết quả ?
 Khi mà cần sự giúp đỡ, bạn sẽ tìm thấy bao là người sẵn sàng! Ngược lại nếu bạn không lo gì đến hạnh phúc của kẻ khác, sau nầy bạn sẽ là kẻ thua thiệt.
 Có người nói tình bạn hay mang đến cãi vã, giận dữ, ganh tyﬠvà tranh dành ? Tôi không đồng ý về điểm nầy. Tôi nhận thấy chỉ có tình thương mới mang lại cho chúng ta những người bạn thân đúng nghĩa.
 Trong xã hội vật chất hiện nay, nếu bạn có tiền và có địa vị, thì dường như bạn có rất nhiều bạn. Nhưng họ đâu phải là bạn của bạn, họ là bạn của tiền và địa vị của bạn. Khi mà bạn trắng tay, mất hết quyền lực thì không còn tìm ra những người bạn nầy nữa, họ biến mất .
Thực tế thì khi mọi việc hanh thông, chúng ta cảm thấy tự tin và có thể tự lo, chúng ta cảm thấy mình không cần bạn; nhưng khi địa vị và sức khỏe suy dần, thì chúng ta mới biết là mình lầm. Lúc ấy, ta sẽ biết được ai hữu dụng và ai vô dụng. Và để chuẩn bị cho lúc ấy, để cho có được những bạn tốt, ta cần phải thực tập tình vị tha ngay từ bây giờ.
 Tôi hay nói là tôi lúc nào cũng cần bạn, càng nhiều càng tốt, và mọi người hay cười tôi về điều nầy. Tôi yêu những nụ cười. Có rất nhiều nụ cười, nụ cười mai mỉa, nụ cười gỉa tạo, nụ cười ngoại giao. Có những nụ cười không làm chúng ta hài lòng, mà đôi lúc còn làm ta sợ hãi, nghi ngờ, phải không nào ? Nhưng một nụ cười chân thật mang lại cho chúng ta bao là sự vui tươi, và tôi tin là, đây là đặc điểm của con người. Nếu đây là nụ cười mà ta mong muốn thì chính chúng ta phải làm sao để cho chúng được hiện diện.
  Lòng từ bi và thế giới.
 Để kết luận, tôi muốn nói thêm như sau : hạnh phúc cá nhân cũng góp phần không nhỏ trong việc làm cho xã hội con người tốt đẹp hơn.
 Bởi vì tất cả chúng ta đều cần tình thương, vì thế khi gặp một người , dù trong trường hợp nào, chúng ta cũng có thể coi người đó như là anh, chị em của ta.
 Cho dù đấy là một khuôn mặt mới, cách cư xử, cách ăn mặc cho dù có khác biệt, thật ra không có gì cách biệt giữa ta và người. Những nhu cầu căn bản tự nhiên của mọi người đều giống nhau. Vì vậy thật là điên rồ khi mà chỉ bám vào những khác biệt bên ngoài.
 Cuối cùng thì con người chỉ là một và trái đất nhỏ bé nầy là nhà của chúng ta.
Để bảo vệ căn nhà của chúng ta, thì mỗi một người trong chúng ta cần phải kinh nghiệm được ý nghĩa của lòng vị tha.
 Lòng ích kỷ làm cho ta chỉ biết lừa dối và bạc đãi người khác, muốn diệt trừ tính ích kỷ thì chỉ có cách phát triển tình vị tha. Nếu bạn thành thật và có tấm lòng rộng mở, tự nhiên bạn sẽ cảm nhận được niềm tự tin, hiểu rõ giá trị của chính mình và sẽ không còn sợ hãi nữa.
Tôi tin rằng mỗi giai cấp xã hội -- bình dân, bộ lạc, quốc gia, và ngoại quốc --chìa khóa cho một thế giới hạnh phúc, an lạc là phát triển lòng từ bi. Chúng ta không cần phải theo một tôn giáo nào, hay phải tin vào một lý tưởng gì, chỉ cần mỗi một người trong chúng ta phát triển hết những đức tính tốt của con người là đủ.
 Tôi cố gắng cư xử với những người tôi gặp như một người bạn lâu năm. Điều nầy mang lại cho tôi một niềm vui chân chất. Và đây là lúc để chúng ta tạo một thế giới hạnh phúc hơn, an lạc hơn.

Các bài giảng:

http://www.huequang.net

http://www.huequang.net/vi/duc-dat-lai-lat-ma-7.html

2016 Hạnh phúc là hành trình ( happiness is a journey not a destination)

 Vercion Marcel

1/ Thi đim nào là hnh phúc nht?
Chúng ta thường cho rng cuc sng s tt đp và có ý nghĩa hơn mt khi chúng ta lp gia đình, sinh con
Sau đó chúng ta v mng vì con cái chúng ta còn quá nh, và t nh rng mi vic s tt đp hơn mt khi chúng ln khôn.
Và chúng ta li tht vng khi con cái ca mình đến tui niên thiếu vì chúng ta li phi chăm sóc và lo lng cho chúng. Chc chn chúng ta s hnh phúc hơn khi các con trưởng thành.
Chúng ta li t nh rng cuc sng ri s tt đp hơn mt khi gia đình đượn đnh, khi chúng ta tu được mt chiếc xe đp hơn, khi chúng ta đi ngh hè thoi mái, và cui cùng là khi chúng ta được v hưu. S tht là không có mt thi đim nào tt đp và hnh phúc bng hin ti c.

Nếu không đúng, vy thì thi đim nào là hnh phúc nht?
Cuc sng ca bn luôn b quay cung bi các thách đ, các đòi hi và yêu cu. Tt nht là bn nên nhn thy rng hin ti là thi gian hnh phúc nht ca mình mc dù cuc sng đy ry khó khăn và mun phin.

2) Hnh phúc là hành trình, ch không phi là đim đến.
Mt thi gian rt lâu, tôi c ng rng cuc đi ca tôi sp bt đu. Mt cuc đi, cuc sng tht s.
Nhưng lúc nào cũng có nhiu vic xy đến, mt th thách phi vượt qua, vài công vic còn phi hoàn tt, vài vic khác cn phi phân chia, còn vài hóa đơn phi thanh toán. Sau đó, thì cuc sng ca ta s bt đu
Cui cùng tôi mi khám phá ra rng, chính nhng s vic này là mt phn ca đi sng chúng ta
T cái nhìn này tôi thy được rng không có con đường nào đi đến hnh phúc c.
Hnh phúc chính là con đường mà chúng ta đang đi.. đó là sng vi  TÂM  HIN TI.
Do đó, hãy trân quý và hưởng mi phút giây trong gi phút HIN TI
Không nên ch đi na, ch đi tt nghip ra trường, ch đi ngày tr li trường, ch đi xung thêm vài ký, lên thêm vài ký, ch đi vic làm mi, ch đi ngày kết hôn, mong đi đến ti th sáu, sáng ch nht, mt chiếc xe mi, đi tr n xong, trông ch xuân đến, h v, đi đến đu tháng, cui tháng, đi nghe bn nhc hay trong radio, ch ngày t gi cõi đi, ngày tái sinh …… trướkhi quyết đnh sng tht hnh phúc.
Không có mt gi phút nào quý cho bng… Sng HIN TI! Hãy sng và hưởng tng giây phút. Hnh phúc là hành trình, ch không phi là đim đế!

3) Ai là người có ý nghĩa đc bit trong cuc sng ca bn?
Chúng ta hãy suy nghĩ và c gng tr li các câu hi sau:
-          Bn hãy nêu ra tên 5 người giàu nht thế gii.
-          Tên ca 5 Hoa hu thế gii
-          Tên 10 người lãnh gii Nobel gn đây nht
-          Tên 10 người lãnh gii Oscar gn đây nht.
Bn không tr li được? Có tht s khó không?
Không sao c, không ai có th nh nhng điu này.
Các tràng pháo tay ri cũng chm d!
Các gii thưởng cũng s đóng b!
Các quán quân hoc k thng cuc ri cũng s b quên lãng.

Chúng ta li th tr li các câu sau đây :
-  Bn hãy nêu tên 3 thy, cô trong cuc đi bn.
-  Tên 3 người bn đã tng giúp bn trong nhng giây phút khó khăn nht.
-   Hãy nghĩ đến vài người đã tng cho bn nhng cm giác đc bit.
-   Và 5 người mà bn lúc nào cũng mun gn gũi.

Và các câu này có v d tr li hơn, phi không bn?
Nhng người có ý nghĩa đc bit trong cuc sng cbn, không phi là nhng người “gii nht”, h cũng không là người giàu nht, và cũng không đot được mt gii thưởng nào c
H là nhng người nghĩ đến bn, lo lng cho bn và luôn  bên cnh bn khi bn cn đến.

4/  Tinh thn “c hai cùng thng” (win-win)
Cách đây rt lâu,  mt cuc thi Thế Vn Hi ti Seattle, có 9 nhà đin kinh kho mnh và cường tráng tham gia, h chun b bt đu cuc thi chy b 100 m.
Tiếng súng n báo hiu cuc thi bt đu. Không phi tt c mi người đu chy, nhưng tt c mi người đu mun tham gia và mun thng cuc đua.
Tt c mi người bt đu chy, nhưng có mt thanh niên trt chân và ngã qu xung, và cu ta bt đu khóc.
Tám người kia nghe tiếng khóc .
H chy chm li, quay đu li nhìn .
Cui cùng h ngưng chy và quay tr li… Tt c 8 người
Mt cô gái ngi xung và hi chàng thanh niên b trt té, ”Đã thy đ chưa?“. Sau đó, tt c 9 người vai sánh vai cùng nhau bước đến ln mc thng
Tt c khán gi đu đng lên và đng lot v tay. Và tràng v tay đã kéo dài rt lâu

Tt c mi người chng kiến s vic ngày hôm đó, thường k li chuyn này cho người khác nghe. Ti sao vy?
Vì tn cùng trong thâm tâm ca chúng ta đu hiu rng, điu quan trng nht trong cuc sng không phi là thng cuc.
Điu quan trng nht trong cuc sng là giúp k khác thng. Mc dù vic này có làm chm công vic ca chúng ta hoc thay đi cuc thi đua.
“Mt ngn nến không b mt giá tr khi nó được dùng đ mang ánh sáng đến cho người khác.
  

2017 Định mệnh và nghiệp quả

 
























Vài dòng suy nghĩ...: Số mệnh = Thiên mệnh +  Nhân mệnh
Ước tính Số mệnh của con người 50% tùy thuộc vào định mệnh và 50% còn lại tùy thuộc vào hành động của con người để chuyển hóa số mệnh của mình nghĩa là “Tận nhân lực, tri thiên mệnh”. 
Con người có cố gắng, sửa sai, phục thiện thì số mệnh của mình vẫn còn nằm trong tay của Trời, Đất 50%.
Đáng suy ngẫm= Ý thức tâm linh cộng đồng (collective spiritual consciousness) phần cuối bai
Dương Diệu

Định mệnh và nghiệp quả
Bác sĩ Thái Minh Trung - chuyên khoa Tâm Thần
Tác giả viết về một triết lý sống có thể giúp ta có hạnh phúc ngay trong đời này, 

Định mệnh là gì?
Một số người tin rằng những diễn biến xảy ra trong cuộc đời đã được an bài sẵn. Khoa chiêm tinh (astrology) tin rằng những diễn biến trên quả địa cầu và tánh tình con người đều bị ảnh hưởng bởi những vị trí ngôi sao trên trời. Nếu ta sanh vào ngày tháng nào đó thì sẽ bị dấu ấn của những vì sao ảnh hưởng lên tánh tình và những diễn biến trong cuộc đời. Những người đó tin rằng ngay khi sanh ra là định mệnh đã an bài rồi, không ai chạy khỏi hết. Thí dụ người tuổi Sửu thì trong cuộc sống sẽ trải qua những năm thuận và năm kị tuổi. Năm thuận và kị như những cái đèn xanh đèn đỏ của đời người. Năm thuận thì gặp đèn xanh nhiều, làm gì cũng êm xuôi và năm kị thì trường hợp ngược lại.

Người đạo Ki tô giáo tin rằng những gì xảy ra cho họ là do ý muốn của Đức Chúa Trời. Chúa đặt đâu ta ngồi đó. Có người Chúa đặt vào hoàn cảnh giàu sang, còn người khác bị lâm vào hoàn cảnh nghèo đói. Ta không cãi ý Chúa được. Ta cần cầu nguyện để cho Chúa thương xót mà thay đổi hoàn cảnh cho ta. Có thể những hoàn cảnh khó khăn là những thử thách nên ta không nên than trời trách phận. Một số con chiên còn mang mặc cảm tội lỗi là mình đã làm gì khiến Chúa phật lòng nên Ngài mới đặt mình vào hoàn cảnh khổ sở.

Người Phật tử thì tin rằng định mệnh là nghiệp. Mình đang ở hoàn cảnh xấu là do mình tạo nghiệp xấu từ kiếp trước. Mình nên "trả nghiệp" bằng cách chịu đựng một thời gian thì nghiệp sẽ hết. Khi cái nghiệp xảy ra thì mình không thay đổi được. Nhiều người cũng không muốn thay đổi vì e rằng làm như thế nghiệp sẽ nặng hơn. Giống như thiếu nợ thì phải trả cho chủ nợ, cứ khất nợ hoài thì nó chồng chất, mình sẽ trả không nổi. Có nghĩa là mình muốn thoát hoàn cảnh này thì sợ gặp phải hoàn cảnh xấu hơn nữa, như tục ngữ có câu: chạy ông mồ mắc ông mả.
Những người tin hoàn toàn vào định mệnh thì sẽ rất thụ động. Nói đúng hơn họ sợ làm cái gì đó khác hơn để thay đổi hoàn cảnh, nên phải đứng yên cắn răng chịu đựng. Đó là những người rất lo âu trước cái vô định của cuộc sống nên thích tin vào một đường lối đã vạch định sẵn.

Quyền lựa chọn

Khi phân tích kỹ ta thấy rằng khoa chiêm tinh không có đưa ra một định mệnh không thể thay đổi. Con người có quyền chọn lựa ngày tháng tốt để bắt đầu công việc làm ăn quan trọng, chọn lựa chồng hay vợ hạp tuổi để tránh những mâu thuẫn về tánh tình. Ngoài ra dân gian có câu: cái đức thắng cái số. Nếu ta ăn ở hiền lành thì nếu gặp "năm tuổi" thì sự xui xẻo sẽ ít hơn. Ngày nay khoa học hiểu rằng mỗi người chúng ta đều có một nhịp điệu sinh hóa (bio rhythm) thay đổi theo sức hút các ngôi sao. Ở phụ nữ, chu kỳ kinh nguyệt có nhịp điệu sinh hóa thấy rõ. Khi ta bắt đầu công việc quan trọng vào thời điểm nhịp sinh hóa cao thì dễ thành công hơn. Tuy nhiên ảnh hưởng của nhịp sinh hóa không đáng kể so với ảnh hưởng của ý định (intention). Ngay khi ta ở giai đoạn nhịp sinh hóa cao mà có ý định xấu (tham lam, hờn giận) thì ý định sẽ làm biến đổi nhịp sinh hóa theo chiều xấu.

Đạo Ki tô cũng thế, đề cao sự chọn lựa và ý định tốt. Chúa Jesus không lên án người đàn bà ngoại tình bị dân làng muốn chọi đá cho chết, như người dân làng thường tin là định mệnh của những người đàn bà ngoại tình. Ngược lại Chúa khuyên dân làng hãy dừng lại và có những lời khuyên đề cao sự tha thứ. Chúa khuyên chúng ta nên có ý định tốt và chọn lựa sự tha thứ để thoát khỏi định mệnh an bài. Khi hiểu được ý nghĩa câu chuyện này thì ta thấy rõ rằng ta có quyền chọn lựa 2 con đường: con đường buộc tội và con đường tha thứ. Con đường buộc tội là con đường của định mệnh: ta buộc tội và bị người khác buộc tội lại. Con đường tha thứ là con đường của giải thoát.

Nghiệp trong Phật giáo cũng là một sự chọn lựa. Ta có quyền chọn lựa tạo dựng cơ sở của những nghiệp tốt, như cố gắng học hành để giúp ích xã hội. Ta có quyền chọn lựa nghiệp xấu như hút sách và rượu chè, như thế ta đạp phá những tiềm năng tốt. Thí dụ như uống rượu đến xơ gan làm sức khỏe suy tổn. Thoạt đầu ta có sự tự do chọn lựa nhưng nếu ta chọn con đường rượu chè, xì ke ma túy thì dần dần khả năng chọn lựa của ta bị mất dần. Khi bị nghiện rồi thì ta hoàn toàn mất sự tự do chọn lựa và trở thành nô lệ cho những thói quen xấu này. Những căn bệnh hiểm nghèo kéo đến làm khả năng thay đổi cuộc sống càng khó hơn gắp ngàn lần.

Thế nào là nghiệp?

Nghiệp (karma) không có gì huyền bí hết, nghiệp là tác động của những động lực. Động lực đó có thể ở dạng thân, khẩu hay ý. Bất kỳ lực (force) nào cũng gây ra phản lực (counter force). Cái mục đích của lực và phản lực là để trở lại điểm yên tịnh ban đầu (initial stillness). Thí dụ như con lật đật, ta đẩy nó qua bên phải thì nó bật trở về bên trái. Cuối cùng là nó đứng yên một chỗ. Sự đứng yên một chỗ có thể coi là niết bàn hay thiên đàng vì nó tượng trưng cho trạng thái bình thản, không căng thẳng đau khổ.

Nói về cường độ của phản lực thì trên thế giới vật chất ta có: ý nghĩ yếu hơn lời nói, và lời nói yếu hơn hành động. Thí dụ phản ứng của ta trước lời phê bình mà ta không thích: ta chửi thầm người ta ghét (ý) hậu quả ít hơn là ta la lối chửi người đó trong buổi tiệc (khẩu). Hậu quả của lời chửi bới ít hơn là hậu quả ta nhảy lại đánh người đó bầm mình (thân).

Xã hội chỉ có hình phạt khi ta làm chấn thương người khác, còn tôn giáo thì muốn khuyên ta nên trị tận gốc nghiệp dữ bằng cách dừng suy nghĩ giận dữ lại. Khi ý khởi dậy thì nó tạo một tiềm năng hành động (potential of action) rồi. Thí dụ nói theo phàm tục, khi cái ý ghét đã khởi dậy rồi thì ta muốn chửi cho đã miệng. Chửi thầm thì ngủ không được. Nhưng khi chửi bằng miệng mà bị đối phương chửi lại thì ta càng tức hơn. Nếu ta dằn không được đi đánh lộn đến bị thương tích hay bị bỏ tù, về nhà lại càng tức hơn nữa. Như thế mà ta cứ tạo nghiệp thân-khẩu-ý thành một chuỗi lực và phản lực (chain of action and reaction).

Sở dĩ chiến tranh trên thế giới xảy ra liên tục là vì con người không có đời sống tâm linh, dùng sự giết chóc để mong cầu trở về chỗ yên tịnh ban đầu. Người lính cảm tử quân Hồi giáo có cái ảo tưởng rằng khi giết chết kẻ thù ngoại đạo họ sẽ được sống trên thiên đàng, có nghĩa là trở về chỗ yên tịnh ban đầu. Đó là sự lầm lẫn vô cùng tai hại vì khi họ tạo một động lực căm thù thì sẽ để lại cái phản lực căm thù, như thế cứ lưu truyền mãi không ngừng trên thế gian từ thế hệ này qua thế hệ kia.

Tuy nhiên nghiệp lực, khác như dân gian nghĩ, là khi kiếp trước ta lỡ ăn trộm người nào đó 10 đồng thì kiếp này ta phải trả lại 10 đồng chẵn. Trên phương diện tâm linh, cái điểm yên tịnh ban đầu có được không phải khi ta trả lại 10 đồng mà khi ta nhận thức ta nên vui lòng bỏ qua khi bị người khác giựt tiền rồi thực hiện được điều đó. Khi đọc những thí dụ của nhà soi kiếp E. Cayce thì ta thấy rằng chỉ có sự vui lòng bỏ qua thì con người mới "trả" được cái nghiệp.
Nói một cách khác, sở dĩ ta mang cái nghiệp (bị phản lực/quả) vì ta không nhận thức được những đau khổ mà ta đã tạo ra cho người khác (lực đã tạo/nhân), nên cái nghiệp nó xảy ra khiến ta bị đau khổ để ta thông cảm nỗi khổ của người kia. Lúc có sự thông cảm thì lực và phản lực sẽ trung hòa với nhau. Nhưng nếu trong đau khổ, ta lại thù người đó thì sanh thêm cái nghiệp nữa, và như thế sẽ tạo ra cái vòng lẩn quẩn mà Phật gọi là bánh xe luân hồi.

Tha thứ là giải thoát khỏi định mệnh

Hiểu được lực nhân quả tương tác ở nội tâm thì ta mới hiểu được tại sao các vị lãnh tụ tôn giáo kêu gọi sự tha thứ. Nếu không có tha thứ thì không ai có thể trở về cái vị trí an lạc ban đầu được. Ý nghĩa cứu thế của Chúa Jesus là Ngài tự nguyện tha thứ những người hại Ngài, như một gương sáng giúp nhân loại vượt qua được sự vay trả đời đời của hận thù. Thù qua ghét lại có thể coi như là tội nguyên thủy của loài người. Tha thứ mới là phép mầu nhiệm thật sự. Phép mầu này ít ai nhận thấy được vì nó trong sáng trong sự khiêm nhượng tột bực chớ không phải là sự màu mè hào nhoáng của Superman hay điệp viên 007 làm được những điều phi thường.

Hiểu như thế Chúa cứu thế không đến với ta từ hành tinh khác mà Chúa sẽ hiện diện trong chính ta nếu ta thực hiện được sự tha thứ trong đời ta. Khi sống trong khiêm nhượng và tha thứ thì ta như con nhộng xé được cái vỏ của ngạo mạn để trở thành con bướm muôn màu. Ta không đợi đến khi chết mới được Chúa rước. Khi ra khỏi được cái vỏ của ngạo mạn thì ngay trong giây phút đó ta thấy Chúa hiện diện trong lòng ta.

Phật thì khuyên ta nên hỷ xả, có nghĩa là bỏ qua trong sự vui vẻ. Ở dưới biển, có một loài cua thích sống trong vỏ sò (hermit crab), khi cua lớn lên thì nó phải vui vẻ bỏ cái vỏ sò nhỏ để tìm cái lớn hơn chọn làm nhà. Hỷ xả cũng như thế, là từ bỏ sự nhỏ mọn để nhìn thấy sự rộng lượng. Hỷ xả là một phương pháp trị cái bịnh của ngã (cái tôi). Nếu ta cứ bám vào tiền tài, sắc đẹp, danh lợi thì cái lòng tham và sân của ta càng ngày càng lớn. Khi cảm thấy ta được càng nhiều (sở đắc) thì ngạo mạn càng tăng theo. Sự đời vô thường làm cho ta không bao giờ giữ được mãi mãi những gì mình muốn vì thế lòng tham ngày càng tăng trưởng. Khi có ai tước đoạt những gì ta đang được thì ta sanh lòng bực tức sân hận.

Tham và sân là nguyên nhân chính của lo âu. Tham có thể hiểu theo nghĩa rộng là muốn đem về cho ta vì sợ để lâu thì ta sẽ hết được phần lợi đó. Sân là sự bực bội khi gặp hoàn cảnh nghịch ý ta. Bề mặt bạo động của sân là chửi bới đánh lộn, còn mặt thụ động là "tự ái", hờn dỗi để bụng. Bụt dạy ta nên thấy cái vô thường của cuộc đời để lúc được thì không tham và lúc mất thì không sân. Ta phải tập hạnh hỷ xả thì mới phát triển từ bi được.

Tại sao tôn giáo nào cũng khuyên con người bố thí? Ta có thể hiểu tham, sân, si trên lý thuyết nhưng chỉ có hành động thực hiện sự ban cho mới giúp ta nhận thức rõ những hạn chế của ta. Thí dụ như khi cho mà ta thấy còn quyến luyến vật ta muốn cho thì lúc đó mới chợt nhận ra mình còn lòng ham muốn. Khi bớt lòng ham muốn đem về cho mình rồi thì mình mới thông cảm kẻ khác được. Đây là cách bố thí nhận thức của người có căn cơ cao. Người căn cơ thấp thì áp dụng bố thí trao đổi chớ không phải bố thí nhận thức. Bố thí trao đổi là bố thí để được hưởng phước lộc. Ta cho để lấy lòng đấng nào đó mà ta thờ phụng. Ta bố thí để được Chúa hay Phật ban phước lành hay phù hộ. Chỉ có bố thí nhận thức mới giúp ta phát triển tâm linh được.

Thực tập tâm tĩnh lặng

Làm người ai cũng muốn thay đổi cuộc sống cho nó tốt đẹp hơn. Khi thay đổi không được hay không dám thay đổi thì ta đổ thừa cho số phận hay định mệnh. Hoàn cảnh rất khó thay đổi khi ta duy trì tập quán, thói quen cũ. Nếu ta bị tiểu đường mà không chịu bỏ cái sở thích ăn đồ béo ngọt (tham) thì bịnh làm sao mà hết được. Một số người thì mong có phép lạ để được cứu khỏi hoàn cảnh khổ. Có nghĩa là họ muốn ăn cho ngon miệng sau đó thì cầu xin phép lạ không bị tiểu đường. Nếu phép lạ không đến thì họ sẽ có hai phản ứng. Phản ứng thứ nhất là mất hết niềm tin ở một đấng nào đó mà họ tin tưởng. Thí dụ người công giáo mất niềm tin ở Chúa cứu thế, còn phật tử thì mất niềm tin nơi Phật Bà Quan Âm hay Phật A Di Đà. Phản ứng thứ hai là mang mặc cảm tự ti vì một số người nghĩ rằng họ bị tội nhiều quá hay nghiệp nặng quá nên không được cứu rỗi.

Nói về sân hận, khi ta không thay đổi ý mà ráng kềm chế miệng lưỡi hay thân thể thì mặc dù ta không tạo nghiệp dữ nhưng cảm thấy rất khổ sở, gò bó khó chịu. Khi ta nuôi dưỡng những suy nghĩ bực bội sân hận chắc không có phép lạ nào giúp cho ta an tâm để ngủ ngon được. Nói theo nhân quả, ta tạo một động lực nhân thì cái phản lực quả sẽ núp chờ đâu đó. Rồi sự căng thẳng nội tâm ngày càng tăng dần đến một lúc ta hết đè nén nổi và gây ra nghiệp qua lời nói hay hành động. Đó là lúc cái phản lực xảy ra ngoài thế giới vật chất để làm dịu bớt cái lực tư tưởng của sân hận đang bị đè nén. Tuy nhiên đa số không trở về được cái trạng thái yên tịnh an lạc ban đầu vì lý do dễ hiểu là khi ta chửi mắng người ta ghét thì có bao giờ họ chịu để cho ta yên thân đâu. Sớm muộn gì họ sẽ tìm cách trả đũa. Đó là cái vòng lẩn quẩn của nghiệp vay trả.

Tâm lý học cho ta thấy rõ sự lý luận và tranh luận không làm giảm được tham và sân. Khi lý luận ta hiểu được mọi chuyện nhưng những hiểu biết đó không có khả năng thăng hoa (sublimation) được tham và sân thành những tình cảm tốt đẹp hơn. Đôi khi tranh luận đúng sai nhiều còn tạo thêm sân nữa. Những nghiên cứu chụp hình não bộ cho ta thấy rằng khi lý luận ta chỉ xài vỏ não bộ (cortex) và không liên kết được với những miền sâu hơn trong não bộ, nơi tình cảm xuất phát. Hiện tượng này phân tâm học gọi là hợp lý hóa (rationalization). Khi ta dùng lăng kính hợp lý hóa trong cuộc sống thì dễ sanh ra thành kiến chia rẽ con người. Thí dụ ta nghĩ màu đen là màu của tội lỗi vì thế người da đen là kẻ xấu.

Chỉ có khi ta tập tâm tĩnh lặng thì ta mới có khả năng hiểu qua sự cân bằng của trí tuệ và tình cảm. Cái hiểu này toàn diện hơn là cái hiểu qua suy luận. Suy luận thường hay trừu tượng và chỉ giúp ta hiểu được một khía cạnh nhỏ của cuộc đời. Những bậc thánh nhân đều phải trải qua giai đoạn thực tập tâm tĩnh lặng rồi mới thấy được ánh sáng của chân lý. Chúa Jesus đã vào sa mạc để cầu nguyện trong tĩnh lặng. Chỉ khi Ngài cảm nhận được ánh sáng của Thượng Đế thì Ngài mới đủ can đảm chịu cái chết đau đớn trên thập tự. Đức Phật Thích Ca đã ngồi với tâm tĩnh lặng dưới cây bồ đề 49 ngày. Nhờ thế Ngài mới hiểu được ý đồ lừa bịp của ma vương Maya, chiến thắng ma vương và giác ngộ được chân lý. Có lẽ lúc Phật còn tại thế, người dân thời đó có nhiều mê tín trong việc tôn thờ nên Bụt gọi Ánh sáng chân lý là Phật tánh chớ không gọi là Thượng đế. Hiểu theo Phật giáo, Thượng đế không phải là Cha mà là Chân lý tối cao.

Hiểu bằng ý thức khi tâm tĩnh lặng rất khác với cái hiểu của suy nghĩ. Những nghiên cứu đo điện từ não bộ (EEG) cho thấy rằng khi tâm tĩnh lặng thì những làn sóng não thay đổi rõ rệt, từ dạng sóng (beta waves: 15- 45 Hz) trở thành dạng sóng (alpha waves: 8-12 Hz) và (theta waves: 3-7 Hz). Sóng thường thấy ở những người suy nghĩ lăng xăng, còn sóng và được thấy khi ta thư giãn. Sóng còn được gắn liền với khả năng sáng tạo. Hình fMRI scan cho thấy khi tâm tĩnh lặng, máu dồn về những vùng của não bộ tạo cảm giác thoải mái hạnh phúc và có sự liên kết hài hòa giữa vỏ não và những vùng sâu hơn của não. Nói một cách khác, tâm tĩnh lặng đồng bộ hóa (synchronize) nhiều vùng trong não bộ giúp ta liên kết được nhiều mạch thần kinh và nhờ đó mà mở rộng tầm nhận thức ra.

Tóm lại

Định mệnh có hay không là do ta. Khi ta biết tập những phương pháp mở rộng nhận thức tâm linh thì cái khả năng ta thay đổi cuộc đời rất cao. Nếu ngược lại ta thụ động đổ thừa cho số mạng hay ngồi đó chờ một phép lạ xảy ra thì lúc đó định mệnh có thật vì ta không tận dụng khả năng thay đổi cuộc sống của ta. Nói một cách khác, nếu ta tin có ma thì sẽ gặp ma, ta tin có Phật hay Chúa thì sẽ gặp những đấng mà ta tin.

Nếu có người ở trình độ thấp thì tin vào định mệnh cũng có cái lợi của nó là lòng tin đó giúp họ chấp nhận những biến cố xấu và trải qua những đau khổ cuộc đời dễ dàng hơn. Họ không than trời trách phận hay sanh lòng ganh ghét hoặc hận thù vì "đó là số mệnh của mình".

Tuy nhiên nếu ta có trình độ cao thì nên tập những phương pháp giúp tâm tĩnh lặng vì đó là phương pháp nhanh và gọn để "chuyển nghiệp" dẫn ta đến hạnh phúc ngay trong đời này. Phương pháp này cũng giúp ta hiểu các tôn giáo một cách sáng tạo chớ không kẹt vào chữ nghĩa văn tự nữa.

Bất kỳ độc giả ở tôn giáo nào, khi mỗi người trong chúng ta phát triển được ý thức tâm linh qua tâm tĩnh lặng thì ý thức này sẽ cộng hưởng với nhau. Rồi một ngày nào đó nó sẽ trở thành ý thức tâm linh cộng đồng (collective spiritual consciousness) làm xoay chuyển xã hội vật chất. Chúng tôi hy vọng sẽ có một ngày ý thức tâm linh cộng đồng sẽ phát triển đến độ mà con người sẽ nhận thức rằng những tôn giáo đều hướng về một con đường chung: đó là con đường tâm linh (spiritual way). Lúc đó con người sẽ sống hạnh phúc an bình ở một kỷ nguyên mới.

Bác sĩ Thái Minh Trung