Chủ Nhật, 10 tháng 2, 2019

2018 Sống thọ trên 100 tuổi

2 mẫu hình:
 Giáo sư Đặng Thiết Đào















Giáo sư Tiến sĩ Đặng Thiết Đào đã sống qua 102 tuổi, ông cho rằng bí quyết sống thọ thực tế không hề cao siêu, bất kỳ ai cũng có thể áp dụng được. Vấn đề là cần sự kiên trì.
Quốc y đại sư Đặng Thiết Đào, một vị danh y nổi tiếng của Trung Quốc, sinh năm 1916, từng là giáo sư tiến sĩ, bác sĩ chính, Giám đốc Đại học Trung y dược Quảng Châu (TQ). Năm 1989, ông vinh dự được ghi nhận là danh nhân thế giới.
Năm 1990, nhờ những thành tựu trọn đời của mình, ông đã được phong danh hiệu người hướng dẫn kế thừa những thành tựu y học truyền thống cấp quốc gia, năm 2009 được trao tặng danh hiệu Quốc y Đại sư, một danh hiệu khen thưởng cao quý nhất trong ngành y của Trung Quốc.
Trong quá trình nghiên cứu, thực nghiệm và hành nghề y của mình, giáo sư Đào đã đúc kết được những kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe mà ông gọi là “đạo dưỡng sinh” đồng thời tự mình kiên trì thực hiện, cho đến khi hơn 100 tuổi vẫn vô cùng thông minh nhanh nhẹn, tư duy minh triết.
Bản thân tiến sĩ Đào rất coi trọng ý nghĩa của khái niệm Nhân và Đức, chăm sóc tốt lá lách, dạ dày, nuôi dưỡng dương khí, duy trì sự cân bằng âm dương trong cơ thể, giữ trọn trạng thái khỏe mạnh hàng ngày, từ đó đạt được mục tiêu trường thọ.
Không chỉ dựa vào kinh nghiệm bản thân, trong quá trình khám chữa bệnh và chăm sóc cho bệnh nhân suốt cuộc đời dài, ông cũng đã tổng kết lại được một lý thuyết, gọi là một bộ bí quyết dưỡng sinh gọi là “Đạo Tứ dưỡng” (gồm lý thuyết về 4 cách chăm sóc sức khỏe).
Để sống khỏe sống thọ, bí mật lại rất đơn giản
1. Sách để nuôi dưỡng Đạo đức
Hầu hết các sách dưỡng sinh cổ đại đều nhấn mạnh rằng, muốn dưỡng sinh đúng cách để sống trường thọ, cần quán tấm đến việc dưỡng đức (rèn luyện, bồi dưỡng và thực hành đạo đức). Việc đầu tiên của dưỡng sinh chính là dưỡng đức. Về quan điểm này, người xưa cho rằng, thậm chí phải dưỡng đức thì mới có thể sống thọ, sống có đạo đức là gốc của chăm sóc sức khỏe.
Cách rèn luyện đạo sức từ lý thuyết đến thực hành đều cần dựa vào sách vở. Giáo sư Đào cho rằng, bản thân ông ngoài việc tập trung đọc những chuốn sách nổi tiếng về Trung y dược ra, ông còn rất thích đọc những tác phẩm văn hóa cổ điển, truyền thống. Ông đọc kỹ những cuốn sách nổi tiếng Trung Quốc như Luận ngữ, Đại học, Mạnh Tử, Đạo đức kinh, Trang Tử…
Ngoài ra, ông thường xuyên đọc các tác phẩm thơ và văn xuôi, truyện ngắn, ca từ các bài hát. Về mặt hành động, ông duy trì việc đọc sách, dạy học và hành nghề y liên tục trong hơn 70 năm, trong bất kỳ khoảnh khắc nào, ông cũng không quên việc “truyền giảng” quan niệm về đạo lý “Y nãi nhân thuật” hay “lương y như từ mẫu”.
Đọc sách không chỉ mang lại kiến thức, sự hiểu biết, mà còn có thể giúp chúng ta điều khiển và nuôi dưỡng tâm trí, rèn luyện trí não, góp phần quan trọng trong việc nâng cao trí tuệ và tuổi thọ.
2. Bình tĩnh để nuôi dưỡng trái tim
Để duy trì trái tim khỏe mạnh, tâm trạng bình ổn, ngồi thiền hay thiền định tâm trí chính là giải pháp hữu hiệu. Đây là cách giúp cho nội tâm trở nên cân bằng, không quá vui hay quá buồn, tránh sự phấn khích quá độ.
Giáo sư Đào thường xuyên thực hành thiền định, ông ngồi xếp bằng chân trên giường và thiền tâm trí, thân trên thả lỏng thư giãn, đầu giữ thẳng ngay ngắn, khép mắt tự nhiên, ngực ưỡn lưng thẳng, hai bàn tay đan ngón vào nhau để lên chân phía trước bụng, miệng khép, sau khi ngồi ngay ngắn, toàn thân thả lỏng, không nên suy nghĩ thêm chuyện ngoài lề.
Phương pháp ngồi thiền này có thể thực hiện vào buổi sáng và trước khi đi ngủ mỗi ngày thực hiện 2 lần.
Ngoài ra, cần áp dụng thói quen sinh hoạt làm việc nghỉ ngơi hợp lý, có quy tắc rõ ràng. Duy trì một giấc ngủ đủ cũng là cách tốt để chăm sóc tâm thần. Ngâm chân nước nóng, xoa bóp bàn tay bàn chân, chà xát lên phần sống chân hoặc gan bàn chân hàng ngày cũng là cách giúp bạn dễ dàng đi vào giấc ngủ.
3. Tiếp xúc ánh nắng để nuôi dưỡng thận
Thận được xem là “gốc rễ” của con người. Trong các lý thuyết Đông y trải dài từ cổ chí kim, các chuyên gia đều công nhận rằng, chăm sóc thận chính là cách duy trì tuổi thọ.
Buổi trưa có thể đi bộ, tắm nắng hàng ngày giúp bổ dương khí, từ đó bổ thận. Vào các buổi trưa, nếu trời có nắng thì đại sư Đào sẽ xuống nhà và đi bộ quanh vườn. Giải pháp đi bộ dưới ánh mặt trời có thể giúp cho người già và người bị bệnh dương hư khôi phục và tăng cường sức khỏe.
Nếu có điều kiện, có thể uống một chút thuốc hàng ngày để chăm sóc thận. Giáo sư Đào đã tự mình cắt một đơn thuốc bắc với các loại thuốc có tính cân bằng và điều hòa để uống thường xuyên.
Các vị thuốc bao gồm: Quả kỷ tử, hà thủ ô, đỗ trọng, nhục thung dung, linh chi, dâu tằm, sữa ong chúa, nữ trinh tử, sơn du nhục. Thường xuyên uống một lượng thuốc đông y phù hợp có tác dụng nhất định trong việc bổ thận, bổ tinh.
Ăn uống để nuôi dưỡng lá lách, dạ dày
Để sống lâu hơn, chúng ta phải chú ý đến việc chăm sóc sức khoẻ cho lách và dạ dày. Bạn muốn dạ dày mạnh khỏe, quan trọng là phải ưu tiên chú trọng đến chế độ ăn uống và tập thể dục.
4.Ăn uống tiết chế
Hầu hết các hoạt động ăn uống đều cần phải biết tiết chế và điều chỉnh về ngưỡng lành mạnh nhất có thể. Không nên ăn nhiều thực phẩm có chất béo ngọt, nặng mùi quá mức. Không ăn quá no hoặc quá đói, không ăn quá nhanh. Nếu ăn uống không đúng giờ, sẽ rất dễ làm hỏng tì vị, một khi dạ dày lá lách bị tổn thương, thì sẽ dẫn đến nhiều căn bệnh sinh ra bởi hệ lụy của nó.
Đông y quan niệm, dạ dày và lá lách chính là “tương lai của đời người”. Tất cả các hoạt động hấp thụ dinh dưỡng, tiêu hóa, tái sinh khí huyết, các chức năng khác đều dựa vào dạ dày lá lách hoạt động không ngừng nghỉ mỗi ngày.
Ăn uống đa dạng
Giáo sư Đào luôn đề cao việc ăn uống đa dạng, không ăn “khảnh” theo kiểu lựa chọn hay kiêng khem quá mức. Bất kỳ món ăn nào đều có thể thưởng thức, dù là ngũ cốc hay rượu thịt, rau củ quả, chỉ cần chú ý là không quá nhiều.
Mỗi một loại thực phẩm đều chứa một trong 4 thành phần tính chất là lạnh, nóng, ấm, mát, hoặc có các vị chua cay mặn ngọt. Ăn đủ vị thì sẽ làm cho cơ thể không bị mất đi sự cân bằng dinh dưỡng, khiến có khí huyết âm dương đều đạt ở mức trung bình.
Thích ấm không thích lạnh
Hiện nay có một điểm chung là rất nhiều người mắc các bệnh về đường tiêu hóa, thậm chí bệnh trở nên bị mãn tính.
Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất mà không nhiều người để ý, cốt lõi nằm ở lý do ăn uống đồ lạnh quá nhiều, mỗi ngày như vậy đều làm tổn thất dương khí, làm cho dạ dày lá lách vận hành sai nhịp, mất đi sự ổn định, làm giảm hấp thụ và tiêu hóa dinh dưỡng.
Kết quả sau đó sẽ là sinh bệnh, kéo dài sẽ là bệnh mãn tính. Vì vậy, hãy ăn uống đúng cách, lựa chọn việc ăn nóng thay cho ăn các món ăn lạnh.
*Theo Health/People

Giáo sư Can Tổ Vọng Kiến thực, Quy dục, Hầu hành 



































Để khoẻ mạnh làm việc đến hơn 90 tuổi và sống thọ đến 103 tuổi, đại danh y Can Tổ Vọng đã đúc kết được bí quyết gói gọn trong 3 việc bạn đều có thể làm hàng ngày một cách đơn giản.
Sống thọ không khó, nhưng cần có bí quyết
Giáo sư Can Tổ Vọng - đại danh y Trường Đại học Trung y dược Nam Kinh (TQ) là một trong những quốc y đại sư đầu tiên, người đồng sáng lập nên ngành Tai mũi họng của y học hiện đại Trung Quốc, ông qua đời năm 2015, thọ 103 tuổi và để tại di sản đồ sộ trong suốt cuộc đời làm nghề y của mình.
Chúng ta đều biết, có rất nhiều người thuộc nhóm đại danh y tại Trung Quốc sống rất thọ. GS Vọng sống tới 103 tuổi cũng là một "cao thủ" trong số đó. Bản thân ông đã kiên trì áp dụng biện pháp dưỡng sinh trong suốt 50 năm, tự cho rằng đó là phương pháp dưỡng sinh khá khoa học.
Khi ông 90 tuổi, vẫn chưa chấp nhận nghỉ hưu, thay vào đó là ông đi làm bình thường. Nửa ngày làm việc, khám bệnh mà đầu không đau, lưng không mỏi, tư tưởng thông suốt, minh mẫn.
Sức khoẻ của ông được miêu tả là có thể phát biểu hoặc diễn giảng kéo dài 2-3 tiếng, ông đứng trong suốt thời gian dạy học và có tinh thần như một người trẻ tuổi, đặc biệt là khi ông viết lách, sẽ ké dài đến 12h đêm mới ngủ. Văn phòng làm việc ở tầng 16, nhưng ông hầu như không đi thang máy.
Chúng ta sẽ tự hỏi, bí quyết chăm sóc sức khoẻ của ông là gì?
Tổng kết lại, ông cho rằng tất cả chỉ vẻn vẹn 3 việc: Kiến thực, Quy dục, Hầu hành (nghĩa là ăn uống như kiến, ham muốn như rùa, hành động như khỉ)
Đây là một phương pháp dưỡng sinh "bắt chước" các loài vật mà giáo sư Vọng cho rằng nó luôn đúng và chúng ta nên học từ động vật "một cách nghiêm túc".
Linh hồn của đạo dưỡng sinh này chính là "Nhậm chân" (tin tưởng vào chân lý để theo đuổi nó).
Khi chúng ta làm bất cứ điều gì đều cần có một hệ tư tưởng thống trị, hoặc đơn giản là một chân lý hay lý thuyết, niềm tin để đi theo. Việc chăm sóc sức khoẻ cũng đúng như vậy.
Khi không có một tư tưởng để theo, hôm nay nghe người A nói về tẩm bổ thì về nhà bạn tập trung ăn uống, ngày mai nghe người B nói về việc ăn chay hay, bạn lại ăn theo, sau đó nghe người C nói về thiền tốt, bạn lại vào chùa tụng kinh niệm phật… nhiều người trong chúng ta vẫn đang làm như thế.
Nguyên tắc chủ đạo trong dưỡng sinh của tôi chính là nguyên tắc "thuận theo tự nhiên", học cách sống tự nhiên trong trời đất từ những con vật xung quanh mình.
Khái niệm "nhậm chân" đã xuất hiện từ thời nhà Đường (TQ) do Ông Tôn Tư Mạc (550-691), được người đời tôn xưng là Dược Vương và Tôn Thiên Y, là một thầy thuốc nổi danh thời cổ đại. Ông cũng là người áp dụng khí công trong thuật dưỡng sinh, tương truyền sống thọ 141 tuổi.
Tôn Tư Mạc từng khởi xướng và tự áp dụng học thuyết "sống thuận theo tự nhiên" để nhấn mạnh rằng, trong cuộc sống, ngoài công việc và sở thích ra, còn lại là những thứ đều có thể hoặc nên tuỳ ý, chấp nhận, thuận theo tự nhiên mà sinh trưởng, phát triển.
3 nguyên tắc dưỡng sinh của giáo sư Vọng
1. Kiến thực: Ăn như kiến thì sẽ có lợi cho tiêu hoá
 Ăn như kiến có 2 ý nghĩa: Một loại là ăn ít và nhỏ như kiến. Hai là có thể ăn tất cả mọi thứ, thậm chí có thứ cứng như vàng, mà nếu gặp thì kiến cũng "cố gặm thử lấy 1 miếng".
Nói một cách đơn giản, cách ăn của kiến là không cần ăn nhiều, không cần ăn tinh, không lựa chọn thực phẩm quá mức.
Hầu hết các thực phẩm khi ăn vào, đều phải dựa vào sự co bóp của dạ dày, dịch dạ dày tiết ra để xử lý thức ăn. Ăn một lượng vừa phải, cũng là cách cung cấp vừa đủ lượng thức ăn phù hợp với chức năng làm việc của dạ dày.
Nếu ăn quá nhiều, quá no, dạ dày sẽ không còn chỗ để co bóp, không tiết ra đủ dịch vị, không đủ không gian để hoạt động, sẽ không thể hoàn thành công việc tiêu hoá cơ bản.
Khi tiêu hoá có vấn đề, tất nhiên sẽ ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ.
Khi chức năng tiêu hoá hoặc hấp thụ gặp trở ngại, nguồn dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể sẽ không đủ, như vậy thì không thể đảm bảo được vấn đề chăm sóc sức khoẻ.
Khi ăn ít hơn, dạ dày tiết dịch dồi dào hơn, nhu động ruột hoạt động mạnh hơn, không chỉ không làm cho tì vị mệt mỏi, mà còn giúp cho việc hấp thụ các thành phần dinh dưỡng thuật lợi.
Cổ nhân từng có câu nói nổi tiếng, "sữa mẹ quý, vì chỉ có thời; thực phẩm quý, là lúc biết tiết chế" (ăn uống phù hợp).
Ưu điểm thứ 2 trong cách ăn của kiến chính là ăn da dạng, không kén chọn. Đây chính là yêu cầu về chất lượng và sở thích trong vấn đề ăn uống. Cấu trúc thực phẩm có sự khác biệt rất lớn.
Con người cần rất nhiều loại thức ăn để tồn tại và phát triển, những chất dinh dưỡng này đến từ thế giới sinh vật vô cùng đa dạng và phong phú. Nếu chỉ chọn những thức ăn ngon theo sở thích cá nhân, thì sẽ không thể cung cấp cho cơ thể những loại thực phẩm hữu ích khác. Vì vậy, kén chọn trong ăn uống sẽ có hại cho sức khoẻ.
2. Quy dục: Sống như một con rùa, ít ham muốn thì sẽ trường thọ
 Rùa vốn là con vật được coi là biểu tượng cho sự trường thọ và tốt lành trong cuộc sống. Chúng ta nên học hỏi nhiều thứ từ nó, ví dụ như tâm trí tĩnh lặng, không tranh giành, so đo tính toán, không có mưu cầu hay tham vọng quá lớn vượt sức của mình.
Vì những đặc điểm này, mà ở rùa không tồn tại chữ "dục vọng". Rùa từ xưa đến nay không chiến đấu với ai, chưa từng tranh giành. Chúng ta thường thấy chọi gà, chọi trâu, thi đấu bò tót, chọi chim… nhìn thấy muôn vật muôn loài chiến đấu với nhau, nhưng chỉ có rùa là không làm việc đó, rùa không đánh lộn lẫn nhau.
Thậm chí nếu ai đó trêu chọc, bắt nạt, nó cũng sẽ giấu đuôi co chân lại, để cho bạn nghiễm nhiên trở thành một anh hùng không có đối thủ. Rùa không bao giờ tự khiêu chiến hay phản ứng lại với những trận chiến. Rùa là con vật sử dụng thành công chiến thuật "một sự tĩnh có thể chiến thắng hàng trăm sự động, một sự nhẫn có thể chiến thắng hàng trăm sự dũng".
Từ xa xưa, những nhân vật quan trọng nổi tiếng thường coi rùa là biểu tượng của điều tốt lành, lương thiện, là bảo vật quý nhất trong muôn loài sinh vật.
Tât nhiên, sau tất cả, con người là người, không phải là vật, nên khó có thể tránh khỏi tranh giành, đấu đá. Khi đứng trước những vấn đề lớn, không thể thờ ơ. Có người khen rùa có sự nhẫn nại cực kỳ tốt, điều đó không hẳn đúng.
Vì sao cần phải nhẫn? Bởi vì khi trong tâm con người không có sự hài lòng, bản thân mình phải nhẫn là điều rất khó, mà phải đấu tranh.
Khi trong bụng con rùa trống không, nó sẽ không tơ hào đến những thứ thuộc về ham muốn, vì vậy bản thân nó không cần đến chữ "nhẫn".
Ngược lại, trong khi bạn đang vô cùng tức giận, nếu phải giữ trong lòng một chữ "nhẫn" sẽ lại khiến cho cơ thể nhận lại nhiều tác hại hơn là bạn cứ thế tỏ ra sự tức giận, quát tháo, đánh lộn. Không giữ sự ham muốn quá mức, tức là coi nhẹ mọi việc, chứ không phải có sự tức giận mà phải kìm nén nó.
Đối với con người, sát thủ nguy hiểm nhất chính là "dục vọng". Vì vậy, con người nên học ở rùa một điểm, đó chính là đừng giữ quá nhiều "ham muốn" trong lòng.
3. Khỉ hành: Hoạt động hiếu động giống như một con khỉ, cơ thể sẽ luôn khoẻ mạnh
 Khỉ được xem là động vật ưa hoạt động nhất trong tất cả các loài vật, chúng hầu như không mấy khi ngồi yên. Dù là đồng bằng hay rừng núi, cây cao hay vực sâu, bất kỳ hoàn cảnh và điạ hình nào, khỉ vẫn luôn leo trèo, đi lại, vận động.
Bởi vì khỉ có sự dẻo dai, kiên trì, có hứng thú với việc vận động, chân và toàn thân luôn luôn có sức lực, khí thế. Đây cũng là do kết quả từ việc vận động thường xuyên mà thành.
Con người và khỉ có kết cấu cơ thể gần giống nhau nhất, vì vậy, nếu con người làm được như khỉ, tất nhiên cơ thể sẽ rất linh hoạt, khoẻ mạnh. Khi trái tim và thân thể đều khoẻ mạnh, linh hoạt và tràn đầy năng lượng, thì sẽ mãi duy trì được vẻ thanh xuân tươi trẻ. Vì thế, Danh y Hoa Đà nổi tiếng thường để khỉ là con vật quyền lực đầu tiên trong nhóm ngũ thú kịch.
Bài tập thể dục khí công khỉ cũng xuất phát từ yếu tố này, mô phỏng những hoạt động của khỉ để kiện thể cường thân.
Giáo sư Vọng gọi những hoạt động nhanh nhẹn hoạt bát của khỉ là "khỉ hành", tức là hành động của khỉ. Một người nếu muốn đạt được điều này, thực hành được nó, phải đảm bảo chuẩn bị 3 điều kiện kèm theo.
Thứ nhất là phải có trái tim khoẻ mạnh, thể lực rắn rỏi, sức mạnh thể chất mạnh mẽ;
Thứ hai là phải có khả năng giữ thăng bằng, người cao tuổi thường sẽ bị hạn chế khả năng giữ thăng bằng, nên khó học theo khỉ.
Thứ ba là phải có thái độ sống hồn nhiên vô tư, lạc ,trong sáng, yêu đời như một đứa trẻ hạnh phúc.
Tuy nhiên, bạn cũng không cần phải suy nghĩ quá nhiều về việc "mình không còn kịp để làm việc này" nữa, mà hãy tìm những ưu điểm tốt của khỉ để học theo. Hãy học cách cải thiện tâm trạng, khả năng giữ thăng bằng, dần dần sẽ thực hiện được từ ít đến nhiều.
Bài viết này trích từ cuốn sách "Ngôi sao sống thọ nói về dưỡng sinh" của tác giả Vương Lôi (TQ).
Nuôi dưỡng trái tim thì cơ bản là không cần đến thể lực, bất kỳ lúc nào, bất kỳ nơi nào cũng có thể thực hành được.
Ngoài ra, học theo sự vận động của khỉ thì buộc bạn phải có thể lực tốt, bạn cần tập chạy đường dài hoặc đi bộ, nâng nổi cơ thể hoặc các động tác tương tự. Trừ những người mắc bệnh tim mạch ra thì đa số những người còn lại đều có thể áp dụng thực hành mô phỏng lại sự vận động của loài khỉ.
*Theo Health/KKnews

6 bí quyết sống 105 tuổi của bác sĩ Nhật Bản

Không nghỉ hưu sớm, chịu khó đi cầu thang bộ và luôn bận rộn là cách bác sĩ Shigeaki Hinohara áp dụng để có một cuộc sống trường thọ và hạnh phúc.

Bác sĩ Shigeaki Hinohara qua đời năm 2017, thọ 105 tuổi, được đánh giá là người có một cuộc sống phi thường. Thời điểm qua đời, ông là chủ tịch danh dự của Đại học Quốc tế St. Luke, chủ tịch danh dự của Bệnh viện Quốc tế St. Luke, Tokyo. Ông còn được biết với cuốn sách "Sống lâu, sống tốt", trong đó ông tiết lộ những bí quyết của riêng mình để có một cuộc sống khỏe mạnh, trường thọ.


Bác sĩ Shigeaki Hinohara. Ảnh: Wikimedia Commons.

Đừng nghỉ hưu. Nếu buộc phải nghỉ hưu, hãy cứ làm việc, kể cả sau tuổi 65

Tuổi nghỉ hưu trung bình với nam giới thông thường là 65 tuổi. Trong những năm gần đây, nhiều người còn nghỉ hưu sớm. Tuy nhiên, ông Hinohara nhìn nhận mọi việc theo cách khác.

Trong cuộc phỏng vấn với tờ The Japan Times, ông từng chia sẻ: "Tuổi nghỉ hưu hiện tại được đặt ra cách đây nửa thế kỷ là 65 tuổi, khi đó tuổi thọ trung bình của người Nhật Bản là 68 tuổi, và chỉ có 125 người Nhật Bản trên 100 tuổi". Ông nhận định, ngày nay, người ta sống lâu hơn rất nhiều. Do đó, việc nghỉ hưu sau tuổi 65 là bình thường trong thời đại ngày nay.

Bản thân ông Hinohara đã thực hành những điều ông nói. Cho đến năm hơn 100 tuổi, ông vẫn tiếp tục điều trị cho bệnh nhân, có ngày làm việc tới 18 tiếng.

Đi cầu thang bộ và thường xuyên kiểm tra cân nặng

Hinohara nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tập thể dục thường xuyên: "Tôi đi bộ cầu thang mỗi ngày, mỗi lần bước hai bậc để vận động cơ". Ngoài ra, ông thường tự mang đồ đạc cá nhân.

Hinohara chỉ ra, những người sống lâu có một đặc điểm chung là không để bản thân bị thừa cân. Thực tế là vậy, béo phì là một trong những nguy cơ cao nhất làm tăng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong.

Chế độ ăn uống của vị bác sĩ rất kỹ lưỡng: "Bữa sáng, tôi uống cafe, một ly sữa, một ít nước cam với một muỗng canh dầu oliu. Bữa trưa là sữa và bánh quy. Bữa tối là rau, một chút cá và cơm, và 100 gr thịt nạc, hai lần một tuần". Các nghiên cứu cho thấy dầu oliu mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là tim mạch.

Để bản thân luôn bận rộn

Theo Hinohara, không có một lịch trình kín khiến cho người ta già đi và chết sớm hơn. Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn bận rộn không phải vì mục đích bận rộn, mà tự bản thân họ phải thấy hứng khởi, nhiệt huyết.

Theo nhà báo Janit Kawaguchi, người luôn coi bác sĩ Hinohara là một nhà cố vấn, thì: "Động lực của ông ấy là giúp đỡ mọi người, làm những điều tuyệt vời cho những người khác. Đó chính là điều đã thúc đẩy ông ấy, giúp ông sống thọ".

"Thật tuyệt khi được sống lâu", Hinohara nói trong cuộc phỏng vấn: "Cho đến năm người ta 60 tuổi, họ có thể làm việc cho gia đình, đạt được các mục tiêu sống. Nhưng những năm tháng sau này, chúng ta nên cố gắng đóng góp cho xã hội. Từ năm 65 tuổi, tôi đã làm tình nguyện viên. Tôi dành 18 giờ, bảy ngày mỗi tuần cho công việc đó, và yêu thích từng phút giây tham gia vào công việc đó".

Đừng sống quá nguyên tắc

Trong khi kêu gọi việc tập thể dục và tuân thủ theo chế độ dinh dưỡng hợp lý, ông Hinohara cho rằng không nên để bản thân bị ám ảnh bởi việc phải hạn chế các hành vi của chính mình: "Chúng ta đều nhớ khi mình còn nhỏ, chúng ta vui chơi quên ăn, quên ngủ. Tôi tin rằng chúng ta vẫn có thể giữ thái độ đó khi trưởng thành. Tốt nhất là đừng làm cơ thể mệt mỏi bởi quá nhiều quy tắc".

Hãy nhớ rằng bác sĩ không thể nào giúp chữa khỏi bách bệnh

Hinohara cảnh báo rằng không phải lúc nào cũng luôn nghe theo lời khuyên của bác sĩ. Hinohara nhấn mạnh, chỉ riêng khoa học không thể giúp ích cho con người, bởi khoa học là chung cho tất cả, còn bệnh tật của mỗi người lại khác nhau. "Đau đớn vì bệnh tật là một điều không thể ngay lập tức biết được căn nguyên, và vui vẻ là cách tốt nhất để quên đi".

Tìm cảm hứng, niềm vui và bình yên trong nghệ thuật

Theo tờ The New York Times, trong năm cuối đời, bác sĩ Hinohara gặp khó khăn trong việc ăn uống, nhưng ông từ chối ống thông dạ dày. Ông xin xuất viện về nhà, và qua đời vài tháng sau đó. Thay vì cố gắng chiến đấu với bệnh tật, ông tìm thấy sự bình yên nhờ âm nhạc, nghệ thuật.Thùy Linh (Theo CNBCĐỜI SỐNG, 


Kiểm soát cân nặng 














Người ta vẫn thường hay nói “hãy ăn bữa sáng như vua, bữa trưa như hoàng tử còn bữa tối như kẻ nghèo khó”. Một công trình nghiên cứu lớn gần đây đã tán dương đây chính là chiến lược để kiểm soát cân nặng một cách hữu hiệu.
 Theo các nhà nghiên cứu, những người ăn kiêng muốn giảm cân thấy có kết quả tốt hơn nên bỏ qua bữa tối.
Ăn một bữa sáng thịnh soạn để tăng quá trình trao đổi chất và nạp năng lượng dồi dào cho một ngày hoạt động là sự lựa chọn của nhiều ngôi sao nổi tiếng như nữ diễn viên Angelina Jolie và người dẫn chương trình Kelly Osbourne.
Các kết quả nghiên cứu mới đã rũ bỏ quan niệm cho rằng việc giảm cân chỉ có thể đạt được bằng cách “ăn nhiều bữa nhỏ”, một phương pháp mà nhiều người theo đuổi trong đó có nữ diễn viên màn bạc nổi tiếng người Mỹ Jennifer Aniston.
Trên thực tế, không ăn vặt giữa các bữa ăn là yếu tố then chốt giúp giảm cân một cách thành công hơn.
Kết quả nghiên cứu mới về chế độ ăn để giảm cân
Tiến sỹ Kahleova thuộc trường Đại học Sức khoẻ Cộng đồng Loma Linda tại California và nhóm nghiên cứu của mình đã phân tích dữ liệu thu thập từ 50.660 thành viên trên 30 tuổi tham gia.
Thói quen ăn uống và cân nặng của các đối tượng nghiên cứu này đã được theo dõi trong vòng trung bình bảy năm.
Kết quả, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra bốn yếu tố tác động góp phần giảm chỉ số khối cơ thể (BMI). Thứ nhất, chỉ ăn một hay hai bữa mỗi ngày. Thứ hai, bỏ qua bữa tối. Thứ ba, không lơ là và chú trọng bữa sáng. Thứ tư, tổ chức bữa sáng hay trưa là hai bữa ăn nhiều và quan trọng nhất trong ngày.

Các nhà nghiên cứu này đã chia sẻ trên Tập san Dinh dưỡng của Mỹ: “Các kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy đối với những người lớn có thể trạng khá tốt, ăn ít bữa, không ăn vặt, chú trọng nhất đến bữa sáng có thể là những phương thức hiệu quả ngăn chặn tăng cân lâu dài. Ăn bữa sáng và bữa trưa cách nhau từ 5 đến 6 tiếng và bỏ qua bữa tối có thể là một chiến lược thực tế hữu ích”.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét