Thứ Tư, 3 tháng 3, 2021

2014 ODA-2012 VN= Good Country Index -Xếp hạng-2014 BBC-Chỉ số hạnh phúc

 

Việt Nam hạng nhì trên bảng xếp hạng Chỉ số Hạnh phúc Hành tinh 2012


Việt Nam đứng thứ hai trong số các quốc gia hạnh phúc nhất trên thế giới xét về lĩnh vực sử dụng các nguồn tài nguyên môi trường để mang lại cuộc sống hạnh phúc và tuổi thọ lâu dài cho người dân, theo bảng xếp hạng Chỉ số Hạnh phúc Hành tinh 2012 (HPI) do Qũy Kinh tế Mới vừa công bố.

Ba nước dẫn đầu bảng xếp hạng 151 quốc gia trên thế giới được xem là có dân số thọ nhất, hài lòng với cuộc sống nhất, và có dấu ấn sinh thái thấp nhất (tức tiêu thụ và thải carbonic vào môi trường thấp) lần lượt là Costa Rica, Việt Nam, và Colombia.

Đây là năm thứ hai liên tiếp Costa Rica giữ vị trí hàng đầu về chỉ số HPI. Ba nước chót bảng là Botswana, Chad, và Qatar.

Kết quả chỉ số HPI 2012 cho thấy con người vẫn chưa được sống trong một hành tinh hạnh phúc. Sở dĩ các nước thu nhập cao có điểm số thấp là do có dấu ấn về sinh thái cao. Còn các quốc gia có thu nhập kém nhất như ở Châu Phi bị xếp hạng thấp về chỉ số HPI bởi mức độ hài lòng cuộc sống và tuổi thọ của người dân không cao.

Qũy Kinh tế Mới nhấn mạnh chỉ số HPI không đo lường được tất cả. Các nước có chỉ số HPI cao có thể có rất nhiều vấn đề và thực tế là nhiều nước xếp hạng cao trên bảng Chỉ số Hạnh phúc Hành tinh bị tai tiếng bởi tình trạng nhân quyền. Dù nhân quyền có thể tác động tiêu cực đến mức độ hạnh phúc và hài lòng của người dân, nhưng chỉ số HPI không nhắm tới việc đánh giá, đo lường những quyền này. Vì vậy, Qũy Kinh tế Mới đề nghị không nên chỉ dựa trên chỉ số HPI để đánh giá, mà nên xem đó là một thành tố cộng gộp để xem xét cùng với các chỉ số đo lường khác như tình hình kinh tế và áp lực môi trường.

Juliet Michaelson
​​Bà Juliet Michaelson, chuyên viên nghiên cứu cao cấp của Qũy Kinh tế Mới có trụ sở ở London, Anh Quốc, cho VOA Việt ngữ biết:

“Dù Việt Nam đứng thứ hai trên bảng xếp hạng Chỉ số Hạnh phúc Hành tinh 2012, không có nghĩa là Việt Nam là nước hạng nhì trên thế giới về mức độ mà chúng ta gọi là hạnh phúc hoặc mức độ mà người dân hài lòng về cuộc sống của mình một cách tổng thể. Sở dĩ Việt Nam chiếm thứ hạng cao về HPI là do tuổi thọ trung bình của người dân cao (cao hơn người dân ở nhiều nước có thu nhập cao) và tỷ lệ khai thác-sử dụng tài nguyên sinh thái thấp. Chỉ số Hạnh phúc Hành tinh nêu lên sự an sinh của người dân song hành với sự quan tâm tới hành tinh của chúng ta để xem rằng liệu cách chúng ta đang sống trong hành tinh này hiện nay có thể mang lại cuộc sống hạnh phúc trong tương lai hay không. Dĩ nhiên cần phải nhìn cụ thể vào nhiều thước đo khác nữa để đánh giá xã hội ở các nước như thế nào. HPI là chỉ số hạnh phúc của người dân tương quan với các hoạt động khai thác-sử dụng tài nguyên sinh thái, là một thông điệp hữu ích chỉ ra rằng liệu con đường mà một quốc gia đang đi có đạt được tiến bộ hay không.”

Qũy Kinh tế Mới là một tổ chức nghiên cứu độc lập chuyên thực hiện các cuộc nghiên cứu về chỉ số HPI của các nước trên thế giới nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống bằng cách phát huy các giải pháp sáng tạo cho các vấn đề kinh tế, môi trường, và xã hội.

Chỉ số Hạnh phúc Hành tinh được công bố lần đầu tiên vào năm 2006 và bảng xếp hạng 2012 là bản phúc trình toàn cầu lần thứ ba về chỉ số này. Trong bảng xếp hạng công bố hồi năm 2009, Việt Nam xếp thứ 5


HÀ NỘI (NV) .- Các chuyên gia kinh tế Việt Nam tiếp tục lặp lại cảnh báo về những tác hại khi nhà cầm quyền CSVN để các dự án có tầm vóc quốc gia lệ thuộc gần như hoàn toàn vào ODA.


Phối cảnh đường xe điện trên cao ở Hà Nội, một dự án vận chuyển công cộng nội thị thực hiện từ vốn vay ODA của Nhật đang bị điều tra về tham nhũng. (Hình: kienthuc.net)

ODA là ba chữ viết tắt của Official Development Assistance (hỗ trợ phát triển chính thức). ODA có thể là các khoản cho vay không tính lãi hoặc tính lãi thấp với thời gian cho vay dài hạn, nói chung là theo các điều kiện ưu đãi. Đôi khi ODA là viện trợ. Mục tiêu của ODA là trợ giúp để phát triển kinh tế và nâng cao phúc lợi ở quốc gia nào đó còn kém phát triển.
Những cảnh báo về ODA được lặp lại sau khi scandal các viên chức ngành đường sắt nhận 80triệu Yen (khoảng 800 ngàn USD, tương đương 16 tỷ đồng Việt Nam) của Công ty Tư vấn Giao thông Nhật Bản (Japan Transport Consultants – JTC) để chọn công ty này làm nhà thầu, tư vấn cho các dự án được thực hiện bằng viện trợ của Nhật ở Việt Nam.
Nhật hiện là quốc gia dẫn đầu trong việc cấp ODA cho Việt Nam. Đến nay, đã xảy ra hai scandal về nhận hối lộ của các công ty Nhật để chọn họ là nhà thầu Nhật thực hiện những dự án bằng ODA do Nhật cung cấp. Scandal đầu tiên xảy ra vào năm 2010, liên quan tới PCI – một công ty tư vấn khác của Nhật về dự án đại lộ Đông Tây ở Sài Gòn.
Trên tờ Sài Gòn Tiếp Thị, ông Nguyễn Lương Hải Khôi, một người chuyên nghiên cứu về Nhật cho biết, trong thập niên vừa qua, JICA (Cơ quan Hợp tác Quốc tế của chính phủ Nhật Bản) xây dựng chiến lược giao thông toàn quốc cho Việt Nam. Sau đó, chính JICA đề nghị cho Việt Nam vay ODA để thực hiện chiến lược giao thông mà họ xây dựng. JICA kiểm soát từ A đến Z: vốn vay, tiền lãi, kỹ thuật, thị phần xây dựng, thậm chí kiểm soát cả hiểu biết về thực tiễn của Việt Nam. Việt Nam gần như chẳng phải làm gì. Chỉ cần ký vay nợ và cầu đường cứ thế mọc lên. JICA nếu có vạch ra một “hệ thống” thì “hệ thống” đó chỉ là bản đồ những dự án mà các công ty Nhật đã sẵn sàng giành hợp đồng xây dựng.
Trò chuyện với tờ Đất Việt, ông Trần Đình Bá, một chuyên gia kinh tế cho rằng, với phương thức vừa cho vay, vừa thực hiện dự án theo kiểu kiểm soát từ A tới Z: Đưa ra ra ý tưởng, tự lập dự án tiền khả thi, khả thi, thiết kế, tổ chức thi công, ép người vay làm theo ý mình như kiểu các dự án ODA của Nhật tại Việt Nam thì đấu thầu chỉ còn là hình thức.
Theo tờ Thời Báo Kinh tế Sài Gòn, sau khi kiểm tra những nôi dung liên quan đến scandal JTC, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Việt Nam tiết lộ, gói thầu (Tư vấn Dự án Tuyến đường sắt số 1 đoạn Ngọc Hồi - Yên Viên) liên quan đến JTC là một gói thầu bất thường vì chỉ có hai nhà thầu mua hồ sơ và sau đó chỉ còn một nhà thầu là JTC tham gia đấu thầu. Về nguyên tắc, nếu có dưới ba nhà thầu thì có thể hủy cuộc đấu thầu song vì gói thầu vừa kể sử dụng vốn ODA của Nhật nên phải chọn nhà thầu Nhật và JTC nghiễm nhiên trở thành nhà thầu.
Tờ Thời Báo Kinh tế Sài Gòn cho biết, trong 20 năm vừa qua, Nhật là quốc gia cấp ODA lớn nhất (hơn 20 tỉ Mỹ kim) và 41% khoản ODA này dành cho các dự án phát triển hạ tầng giao thông. Do vậy, trong bối cảnh ngân sách èo uột, trái phiếu chính phủ yếu ớt, những dự án giao thông lớn thường nhắm vào ODA của Nhật và giá của vốn ODA không hề rẻ.
Khi tham dự Hội đồng Thẩm định quốc gia về Dự án phi trường Long Thành cả Bộ trưởng Giao thông Vận tải  lẫn Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư của Việt Nam đều cùng cảnh báo về sự “đắt đỏ” của vốn ODA bởi những ràng buộc từ nguồn vốn này. Bộ trưởng Giao thông Vận tải thú nhận, nếu chỉ nhắm vào vốn vay ODA mà không tính đến hiệu quả sử dụng vốn thì sẽ còn tạo ra nhiều kẽ hở cho tham nhũng.

Ông Trần Đình Bá thì cho rằng thực trạng lệ thuộc là giá phải trả cho cơ chế hiện hữu. Đổi mới đã ba thập niên nhưng Bộ Giao thông Vận tải vẫn không xây dựng nổi “chiến lược giao thông” mà khoán trắng cho tư vấn Nhật. Các scandal PCI, JTC lột tả bản chất thực trạng lãng phí đầu tư công trong lĩnh vực giao thông - vận tải, khiến nợ công tăng vọt. Ông Bá khẳng định, nếu không cải cách thể chế thì không thể giải quyết các vấn nạn này. (G.Đ)


2014 Việt Nam xếp thứ 56 trên 142 quốc gia về sự thịnh vượng, theo một bảng xếp hạng thường niên.

Vị trí này của Việt Nam cao hơn cả Nga.
Viện Legatum ở Anh vừa công bố Chỉ số Thịnh vượng (Prosperity Index) năm 2014, với Na Uy xếp thứ nhất, còn Cộng hòa Trung Phi xếp chót.
Anh quốc xếp thứ 13, Pháp thứ 21, còn Nga là nước châu Âu xếp thấp nhất, 68.
Chỉ số này xem xét tám chỉ tiêu để đánh giá thành tích các nước trong kinh tế, quản trị của nhà nước, giáo dục, y tế, vốn xã hội, tự do cá nhân, an toàn/an ninh và làm ăn của doanh nghiệp.
Bộ trưởng tài chính Anh, George Osborne, bình luận: “Thật tuyệt khi thấy Anh dẫn đầu về môi trường cho doanh nghiệp, tự do cá nhân, y tế và giáo dục.”



















http://www.bbc.co.uk/…/2…/11/141104_legatum_prosperity_index


Việt Nam bị một bảng xếp hạng đặt ở vị trí ‘đội sổ’ về đóng góp tổng thể cho nhân loại.

Good Country Index là bảng xếp hạng mới ra mắt của một tác giả, nhà tư vấn chính sách Simon Anholt.
Trong ba nước này, Việt Nam (thứ 124) đứng sau cả Iraq (123) và chỉ trên có Libya (125).Kết quả của bảng xếp hạng nói Ireland đứng đầu thế giới, còn Iraq, Libya và Việt Nam ‘cùng xếp hạng dưới đáy’, theo báo
BấmThe Independent của Anh.
BấmGood Country Index dựa trên các khảo sát của các tổ chức quốc tế như Liên Hiệp Quốc và World Bank.
Các đánh giá đóng góp của 125 nước dựa trên bảy tiêu chí về thành tích như khoa học công nghệ, văn hóa, hòa bình và an ninh quốc tế, trật tự thế giới, khí hậu, thịnh vượng, bình đẳng, sức khỏe...
Trong các yếu tố được xem xét có số lượng sinh viên nước ngoài học tại nước đó, tiền dành cho gìn giữ hòa bình, số lượng giành giải Nobel.
Ireland đứng đầu, và cùng nhóm đầu bảng là các nước vùng Bắc Âu được cho là “có đóng góp chung nhiều nhất cho nhân loại và hành tinh”, hơn hẳn các khu vực khác trên thế giới.
Anh Quốc đứng thứ bảy và Hoa Kỳ đứng thứ 21 trong khi Kenya đứng thứ 26 trên toàn cầu nhưng là quốc gia đứng đầu châu Phi vì đã “nêu ví dụ đầy cảm hứng” về đóng góp có ý nghĩa xã hội.
Tác giả báo cáo nói với báo Financial Times: “Một nước thành công vẫn chưa đủ. Họ phải đóng góp gì đó cho nhân loại.”
Một số kết quả xếp hạng gây tranh cãi, ví dụ về văn hóa, Bỉ được xếp thứ nhất. Ai Cập cũng xếp đầu về đóng góp cho hòa bình và an ninh quốc tế, mặc dù đang hỗn loạn về chính trị trong nước.
Ông Anholt giải thích những yếu tố nội địa không được ông tính, mà chỉ tính đóng góp của nước đó với thế giới bên ngoài.
“Đức là nước được quản trị rất tốt, nhưng tôi muốn hỏi là Đức làm được gì cho tôi, một công dân Anh?”
Năm 2009, ông Simon Anholt được trao giải Nobels Colloquia, được trao bởi một ủy ban gồm 10 người từng nhận Nobel về Kinh tế.

Nhiều hạng mục khác nhau

Trong 10 nước đứng đầu thế giới thì chín nước thuộc khu vực Tây Âu, tính tổng thể.
Tuy thế, các chỉ số cụ thể của từng nước lại khác.
Ví dụ, Bỉ đứng đầu thế giới về đóng góp văn hóa, Tây Ban Nha về chăm sóc y tế.
Hoa Kỳ bị tụt xuống hàng thứ 21 vì ‘bị điểm xấu trong mục đóng góp cho hòa bình và an ninh quốc tế’, theo bài báo của Independent.
Nga bị xếp hạng 95, gần với Honduras và Cộng hòa Dân chủ Congo.

Việt Nam lại có xếp hạng cao hơn hẳn Iraq và Libya về đóng góp Văn hóa
Trong bảng xếp hạng này, người ta đánh giá các quốc gia theo những tiêu chí: Khoa học - Công nghệ, Văn hóa, Hòa bình và An ninh Quốc tế, Trật tự Thế giới, Biến đổi Khí hậu, Thịnh vượng - Bình đẳng, Sức khoẻ và Vui sống.
Ngoài các hạng mục này, người ta cũng đưa vào các tiêu chí như số sinh viên nước ngoài đến du học, số tiền một nước bỏ ra để gìn giữ hòa bình và đóng góp cho sự phát triển quốc tế cũng như số giải Nobel có được.
Trong ba nước cuối bảng thì Việt Nam lại có xếp hạng cao hơn hẳn hai nước kia về đóng góp Văn hóa vì đạt vị trí 76 so với Iraq (116) và Libya (124).
Còn về Thịnh vượng và Bình đẳng, Việt Nam đạt mức 79, cao hơn hẳn Trung Quốc (108).
Ngoài ra còn xếp hạng tổng thể (Overall Rankings), theo đó tại châu Á, Trung Quốc đứng thứ 107 thế giới, thua xa Ấn Độ (thứ 81).
Hiện chưa rõ dư luận Việt Nam nghĩ gì về bảng xếp hạng này của Good Country Index.
Hồi đầu năm 2011, một khảo sát quốc tế khác lại cho rằng người Việt Nam 'lạc quan nhất thế giới', với 70% người tham gia nói tự tin về triển vọng kinh tế nước này năm 2011.
Khảo sát về chỉ số lạc quan do tổ chức nghiên cứu dư luận BVA của Pháp và Viện Gallup của Mỹ thực hiện ở 53 quốc gia.
Việt Nam nằm trong số 10 quốc gia có chỉ số lạc quan về kinh tế cao nhất, còn Pháp thì 'đội sổ' với 61% người được hỏi tỏ ra bi quan về tình hình kinh tế trong năm đó.

THỐNG KÊ THẾ GIỚI VỀ VIỆT NAM 
1.Dân số: Việt Nam hiện nay có dân số ước tính khoảng hơn 93 triệu người, đứng hàng thứ 13/243 quốc gia và lãnh thổ trên thế giới. Dân số là một trong những đơn vị chính được dùng để đánh giá độ lớn và nhỏ của một quốc gia. Việt Nam đứng hàng thứ 13 có dân số đông nhất thế giới.
2.Diện tích : Việt Nam có tổng diện tích đất liền khoảng 331,210 km2, đứng hàng thứ 61/189 quốc gia trên thế giới. Diện tích quốc gia cũng là một trong những đơn vị chính dùng để đánh giá độ lớn của quốc gia. Ở vị trí thứ 61, Việt Nam thuộc nhóm 1/3 quốc gia có diện tích lớn nhất thế giới.
3.Duyên Hải Việt Nam là một quốc gia có địa thế rất đặc biệt; vừa tiếp diện biển ở phía Đông, vừa dựa vào rừng cây và cao nguyên ở phía Tây. Việt Nam đứng hàng thứ 33/154 quốc gia có bề dài duyên hải dài nhất thế giới với chiều dài duyên hải 3,444 cây số. Nên biết rằng, có 47 quốc gia trên thế giới hoàn toàn nằm trong lục địa (không tiếp diện với biển) và 35 quốc gia có chiều dài duyên hải chưa đến 100 cây số. 
4.Rừng cây Việt Nam có tổng số diện tích rừng đứng hàng 45/192 quốc gia và lãnh thổ trên thế giới với tổng diện tích rừng là 123,000 cây số vuông. Rừng Việt Nam được xếp loại rừng có hệ sinh thái đa dạng và đặc biệt.Mặc dù rừng cây ở Việt Nam bị khai thác một cách bừa bãi, nó vẫn nằm ở vị trí 1/3 các quốc gia đứng đầu về diện tích rừng.
5.Đất canh tác Việt Nam có tổng số đất canh tác là 30,000 cây số vuông, đứng hàng 32/236 quốc gia và lãnh thổ trên thế giới. Tổng số lượng lúa được Việt Nam canh tác đứng hàng thứ 5 trên thế giới trong số 20 quốc gia canh tác lúa gạo. Xét về mặt đất canh tác (và đặc biệt canh tác lúa gạo), 
Việt Nam không nhỏ với đơn vị kích thước, dân số, đất đai, biển đảo, rừng cây v..v… nhưng lại yếu kém về phát triển kinh tế, giáo dục, xã hội, và văn hóa… do quản lý rất tồi:
1. Giáo dục: Theo chỉ số Human Development, Việt Nam đứng hàng 121/187, có nghĩa là dưới trung bình. Không có một trường đại học nào của Việt Nam được lọt vào danh sách trường đại học có danh tiếng và có chất lượng.
2. Bằng sáng chế: Theo International Property Rights Index, Việt Nam đứng hàng 108/130 tính theo giá trị trí tuệ, có nghĩa là gần đội sổ.
3. Ô nhiễm
4. Thu nhập tính theo đầu người:Tuy thu nhập quốc gia của Việt Nam đứng hàng 57/193, Việt Nam lại đứng hàng 123/182 quốc gia tính theo thu nhập bình quân đầu người. Có nghĩa là Việt Nam đứng trong nhóm 1/3 quốc gia cuối bảng có thu nhập đầu người thấp nhất.
5. Tham nhũng:Theo chỉ số tham nhũng mới nhất của tổ chức Transparency International, Việt Nam đứng hàng 116/177 có nghĩa là thuộc 1/4 quốc gia cuối bảng.
6. Phát triển xã hội: Theo chỉ số phát triển xã hội, Việt Nam không có trong bảng vì không đủ số liệu để thống kê. Trong khi đó, theo chỉ số chất lưọng sống (Quality of Life) thì Việt Nam có điểm là 22.58, đứng hàng 72/76, có nghĩa là gần chót bảng.
7. Y tế:Theo chỉ số y tế, sức khoẻ, Việt Nam đứng hàng 160 trên 190 quốc gia, có nghĩa Việt Nam đứng trong nhóm quốc gia có tổ chức y tế tệ nhất.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét