Thứ Tư, 3 tháng 3, 2021

2013 VN Tiềm năng-Lạm phát/Tăng trưởng



Việt Nam sẽ có thể vượt qua khủng hoảng? 
 Hiện thật dễ chê bai Việt Nam, đất nước mà mấy năm qua đã sứt mẻ danh tiếng là biểu tượng của tiềm năng kinh tế ở các thị trường mới nổi. Lạm phát là đe dọa thường trực, tăng trưởng đang chậm lại, và các ngân hàng cùng doanh nghiệp nhà nước đang chống chọi với mức nợ xấu đe dọa gây bất ổn (NỢ CÔNG 115 TỶ USD-NỢ XẤU >10 TỶ USD.) Chưa hết, các lãnh đạo chính trị Việt Nam đang đánh nhau trong khi tình hình đòi hỏi có hành động cương quyết. Kết quả là giới đầu tư nước ngoài gãi đầu, tự hỏi liệu Việt Nam có thể xây dựng những định chế và năng lực cần thiết để gia nhập hàng ngũ nhữg quốc gia thị trường đang nổi. Các định chế của Việt Nam không sẵn sàng cho tăng trưởng mạnh. Điều này thể hiện rõ từ cuộc khủng hoảng diễn ra trong mấy năm qua: các định chế và lãnh đạo Việt Nam đã quản lý tồi dòng vốn chảy vào, gây nên lạm phát, quyết định đầu tư sai lầm và các ngân hàng và doanh nghiệp nhà nước bê bối. Toàn bộ xảy ra dưới thời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, và mặc dù ông vượt qua ít nhất hai lần thách thức sự lãnh đạo, vị thế của ông đã yếu đi và giảm sút. Quyết định theo kiểu đồng thuận sẽ đóng vai trò lớn hơn trong những năm tới, trong khi các đối thủ của ông Dũng (bao gồm Chủ tịch Trương Tấn Sang) giảm bớt sự kiểm soát chính sách của Thủ tướng và thắt chặt giám sát. Hệ quả gần của diễn trình này là khả năng đấu tranh phe nhóm sẽ tạo ra các chính sách thất thường và tín hiệu mâu thuẫn. Nhưng đừng vội bỏ qua Việt Nam. Trong lịch sử, các cuộc khủng hoảng đã giúp thúc đẩy các lựa chọn chính sách hiệu quả từ chính phủ (giống như cuộc lật đổ năm 2001 với Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu). Tình hình hiện nay sẽ không thể khiến ông Dũng ra đi, nhưng nó sẽ khiến người ta phải xem lại nghiêm túc chính sách kinh tế, đặc biệt là việc phân bổ đầu tư tốt hơn. Dẫu sao trong giới tinh hoa Việt Nam nói chung vẫn có đồng thuận rằng các cải cách trước đây nên được giữ lại và rằng sự sống còn của Đảng Cộng sản phụ thuộc vào tăng trưởng lâu dài và cải thiện bình đẳng trong chất lượng cuộc sống. Kinh tế Việt Nam cũng có thể hưởng lợi từ những yếu tố cơ cấu mà đang khuyến khích các nhà đầu tư xem xét việc chuyển địa điểm sản xuất ra khỏi Trung Quốc. Các nhà sản xuất có thể thấy hấp dẫn khi nhìn về các nước khác ở châu Á, nhưng họ không nên đánh giá thấp khả năng Việt Nam sẽ trở lại là địa điểm đầu tư thuận lợi. Các lãnh đạo nước này có thể đang cãi vã, nhưng họ hiểu rằng không cải cách là đe dọa lớn cho quyền uy của họ, lớn hơn cả sự bất trắc đi kèm với thay đổi. Roberto Herrera Lim là giám đốc ban châu Á của Eurasia Group, một công ty nghiên cứu và tư vấn. Bài viết đã đăng lần đầu trên trangBấmForeign Policy.

Lạm phát Việt Nam trong tháng 11/2012 lên cao nhất trong sáu tháng qua theo số liệu chính thức cho thấy hôm Thứ bảy.
Lạm phát cao được cho là sẽ gây thêm áp lực bên cạnh những thách thức kinh tế vốn có mà các nhà lãnh đạo của quốc gia Cộng sản đang phải đối mặt.
Theo Tổng cục Thống kê, giá tiêu dùng tăng ước tính 7,08% trong tháng này so với một năm trước đó, sau khi tăng 7,0% trong tháng 10/2012. Đây là mức tăng rõ nét nhất kể từ tháng Năm.
So sánh từng tháng, giá cả đã tăng 0,47% vào tháng Mười Một.
Một quan chức cấp cao của một trong các ngân hàng tư nhân lớn của Việt Nam không muốn nêu danh tính nói với hãng AFP:
"Chính phủ đang thực sự vật lộn để cố kiềm chế lạm phát trong khi muốn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế."
Theo theo dõi của AFP, Việt Nam vật lộn với nạn tăng giá ở mức hai con số trong suốt nhiều năm nhưng sau một chuỗi tăng lãi suất được ngân hàng trung ương đưa ra nhằm ngăn chặn nền kinh tế quá nóng, lạm phát hàng năm giảm xuống mức thấp nhất trong ba năm với khoảng 5,0% vào tháng Tám, so với đỉnh cao lên tới 23% một năm trước đó.
Một quan chức ngân hàng tư nhân
Giới chức từ đó đã thay đổi chiến thuật để đáp ứng tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại và đã cắt giảm lãi suất năm lần kể từ đầu năm 2012.
Quốc gia cộng sản dự kiến tăng trưởng kinh tế 5,2% cho năm 2012 - mức thấp nhất trong 13 năm qua.
Việt Nam cũng đang khó khăn vì đầu tư trực tiếp nước ngoài tụt dốc bên cạnh lo ngại ngày một nhiều về các khoản nợ độc hại trong hệ thống ngân hàng mong manh, nhiều rủi ro.
Vào tháng trước, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thừa nhận rằng Chính phủ của ông đã phạm nhiều sai lầm trong quản lý nền kinh tế gặp nhiều khó khăn và nói với Quốc hội rằng nội các của ông "đã học được một bài học."
'Quý tư sóng gió
Chỉ số giá tiêu dùng mở đầu quý Tư tăng cao nhất trong vòng một năm qua
Trước đó, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) Việt Nam trong tháng 9/2012, được giới chức công bố cho thấy có mức tăng cao nhất trong vòng hơn một năm qua.
Theo đó, chỉ số CPI của Việt Nam trong tháng mở đầu Quý 4 và mở đầu giai đoạn cuối năm, tăng 2,2% so với tháng liền trước đó – mức cao nhất kể từ tháng Sáu năm 2011.
Trước đó, Việt Nam đã chứng kiến hai tháng giảm phát liên tiếp trong tháng Sáu và tháng Bảy làm giảm sức ép tăng giá và làm nhẹ bớt phần nào gánh nặng cơm áo gạo tiền của người dân.
Tuy nhiên, chỉ số CPI đột ngột tăng mạnh đã dẫn đến lo ngại rằng lạm phát có khả năng trở lại tác động xấu đến cuộc sống của đại đa số người dân lao động Việt Nam vốn đang vất vả mưu sinh trong điều kiện kinh tế khó khăn.
Đầu tháng trước, hôm 8/10, Ngân hàng Thế giới (WB) đã hạ mức dự đoán tăng trưởng của Việt Nam xuống thấp hơn so với mức đưa ra hồi tháng 5/2012 trong báo cáo của tổ chức này đăng tải trên trang nhà.
Theo "Báo cáo kinh tế Đông Á-Thái Bình Dương", Ngân hàng Thế giới dự đoán tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam trong năm 2012 giảm xuống còn 5,2% so với mức 5,7% hồi cuối tháng Năm.
Tuy nhiên Ngân hàng Thế giới cũng nhận định rằng tăng trưởng GDP của Việt Nam có thể có triển vọng tăng lên 5,7% trong năm 2013 với một số điều kiện nhất định.

VN cần ‘tự do kinh tế và tư duy độc lập’

Cập nhật: 14:34 GMT - thứ tư, 19 tháng 9, 2012 
"Một đứa trẻ mồ côi thời chiến tại Việt Nam được nhận làm con nuôi mà có cơ hội vươn lên trong một xã hội dân chủ như vậy, và gánh vác trách nhiệm lớn thì đó là bằng chứng nền dân chủ có thể tạo ra sức mạnh như thế nào."
 “Với những người không được tự do để chọn cho mình cách suy nghĩ và hành động độc lập, thì sẽ không có kinh doanh, và thiếu tự do kinh tế cũng sẽ không có tự do xã hội,”
Ông Roesler đã nhận bằng tiến sỹ danh dự ở Hà Nội
Đến thăm Hà Nội và phát biểu trước các sinh viên Đại học Kinh tế Quốc dân, Phó Thủ tướng Đức gốc Việt, ông Philipp Roesler đã kêu gọi nước chủ nhà cải cách dân chủ đầy đủ, trao tự do cho nhân dân cả trong lĩnh vực kinh tế và xã hội.
Là một lãnh tụ trẻ tuổi của đảng Tự do Dân chủ (FDP) trong chính phủ liên minh ở Đức, ông Roesler, người sinh ra năm 1973 tại Nam Việt Nam, đã nói về tự do hôm 18/9/2012 khi nhận bằng tiến sỹ danh dự viên Đại học Kinh tế Quốc dân ở Hà Nội.
Ông hối thúc chính quyền Việt Nam không chỉ tư nhân hóa và mở cửa thị trường, mà cần trao cho người dân thêm quyền tự do:
“Với những người không được tự do để chọn cho mình cách suy nghĩ và hành động độc lập, thì sẽ không có kinh doanh, và thiếu tự do kinh tế cũng sẽ không có tự do xã hội,”
Nhắc đến cơ hội cho bản thân là một người sinh tại Việt Nam nhưng trưởng thành tại Đức, ông coi đó là ví dụ về sức mạnh của tự do:
“Một đứa trẻ mồ côi thời chiến tại Việt Nam được nhận làm con nuôi mà có cơ hội vươn lên trong một xã hội dân chủ như vậy, và gánh vác trách nhiệm lớn thì đó là bằng chứng nền dân chủ có thể tạo ra sức mạnh như thế nào.”
Philipp Roesler
Là Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Kinh tế và Công nghệ, ông Roesler cũng nhấn mạnh với diễn giả trong buổi lễ ở Đại học Kinh tế Quốc dân, về vai trò của khu vực tư nhân trong nền kinh tế, cũng như nói về sở hữu tư nhân.
Ông cũng nói điều kiện cho đầu tư là chữ tín của hợp đồng và niềm tin của đối tác với hợp đồng.
Theo hãng tin Đức DPA, các công ty Đức thường phàn nàn về việc thực hiện hợp đồng tại Việt Nam.
Khi trao đổi với chính giới Việt Nam, ông Roesler cũng mang theo một danh sách 5 tù nhân lương tâm theo Thiên Chúa giáo bị bệnh mà Bộ Ngoại giao Đức nhờ ông chuyển cho các lãnh đạo Việt Nam, yêu cầu thả tự do cho họ, theo DPA.
Được biết chính phủ Đức cũng bày tỏ quan tâm vụ phóng viên Hoàng Khương của báo Tuổi Trẻ bị bốn năm tù.
Berlin cũng theo dõi vụ xử ba blogger, Điếu Cày, Phan Thanh Hải, Tạ Phong Tần, đã ba lần đình hoãn và theo tin mới nhất, có thể diễn ra vào ngày 24/9.
Cùng đi với ông Roesler đi thăm Việt Nam và Thái Lan lần này có khoảng 50 đại diện các công ty Đức.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét