Đổi mới giáo dục đại học theo hướng hội nhập quốc tế ở nước ta hiện nay
22:21' 19/11/2014
Vì sao cần phải đổi mới giáo dục đại học? Ở nước ta hiện nay, mặc dù chưa có định nghĩa chính thức về giáo dục đại học(1), nhưng qua các văn bản không chính thức, có thể hiểu giáo dục đại học là hình thức tổ chức giáo dục cho các bậc học sau giai đoạn bậc phổ thông với các trình độ đào tạo: gồm trình độ cao đẳng, trình độ đại học, trình độ thạc sĩ và trình độ tiến sĩ.
Xét về mặt lịch sử, nền giáo dục đại học đã xuất hiện ở nước ta cách đây trên cả nghìn năm(2). Cho đến nay, lịch sử giáo dục đại học Việt Nam đã trải qua các nền giáo dục khác nhau: phong kiến, thuộc địa và chủ nghĩa thực dân mới (ở miền Nam Việt Nam trước năm 1975). Sự nghiệp giáo dục đại học từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã trải qua gần 70 năm qua và đạt được những thành tựu to lớn, trong đó quan trọng nhất là đã góp phần tạo ra các thế hệ nguồn lực con người Việt Nam, nhân tố quyết định thắng lợi của sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, trong giai đoạn đổi mới và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng hiện nay, nền giáo dục của nước ta ngày càng bộc lộ những bất cập và hạn chế.
Về mục tiêu, trong một thời gian dài, do nhiều nguyên nhân khác nhau, chúng ta chưa chú trọng đúng mức đến việc đặt ra mục tiêu cho nền giáo dục của đất nước, trong đó có giáo dục đại học. Thời gian gần đây, mục tiêu giáo dục đại học ở nước ta có sự thay đổi, như việc xác định quan niệm, mục đích của giáo dục đại học là đào tạo nhân tài (Luật Giáo dục Việt Nam năm 2012). Tuy nhiên, hiểu thế nào là nhân tài thì cho đến nay vẫn chưa có quan niệm thống nhất. Nếu coi nhân tài là người có sáng kiến, có khả năng, năng động, có đóng góp quan trọng vào sự phát triển dù trong lĩnh vực nghiên cứu lý luận hay hoạt động thực tiễn, nghĩa là nhân tài phải là những người nổi trội và hiếm trong xã hội thì mục tiêu này khó đạt được đối với chất lượng thực tế của giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay. Trong thực tế, các trường đại học ở Việt Nam hiện nay, nhiều lắm cũng mới chỉ đủ khả năng trang bị cho người học (sinh viên, học viên hay nghiên cứu sinh…) kiến thức cơ bản, trang bị khả năng phân tích độc lập, dám suy nghĩ và biết suy nghĩ (suy nghĩ có phương pháp - tư duy khoa học). Như vậy, rõ ràng là ngay cả khi chúng ta đổi mới mục tiêu giáo dục đại học thì mục tiêu này cũng không phù hợp với khả năng, cũng như chất lượng thực tế của nền giáo dục đại học trong nước. Trong khi đó, rất nhiều quốc gia trên thế giới và ngay cả các quốc gia có nền giáo dục đại học tiên tiến khi đặt ra mục tiêu giáo dục, họ đều nêu lên những mục đích rất thực tế. Một trường đại học danh tiếng ở Mỹ đã xác định mục tiêu của mình như sau: “Mục đích của môi trường giáo dục và sinh hoạt sinh viên là đào tạo những cá nhân thành đạt và công dân có trách nhiệm. Người tốt nghiệp cảm thấy tự tin trong việc tìm hiểu rộng rãi nhiều vấn đề và kinh nghiệm ở môi trường đại học hay ngoài đời, dù là học bất cứ ngành chuyên môn nào”. Chữ “thành đạt” có thể hiểu là có sự hiểu biết về tri thức cơ bản, được sửa soạn kỹ càng để có thể tự tin vào đời và vào thị trường lao động (kiếm sống cũng như phát triển tri thức). Nhưng mục đích đào tạo thành những “công dân có trách nhiệm” thì được thể hiện rất rõ ràng(3). Với những mục tiêu như thế này, hầu hết các trường đại học ở Việt Nam hiện nay ít đặt ra hoặc chưa thực sự coi trọng, nên cũng là một trong những nguyên nhân góp phần làm giảm chất lượng sản phẩm (người học) sau đào tạo.
Về nội dung, mặc dù những năm qua đã có nhiều cố gắng đổi mới, cải cách nội dung giáo dục ở các cấp học theo hướng tiến bộ hơn, song nhìn chung so với một số nước trong khu vực và trên thế giới, nền giáo dục của nước ta vẫn còn lạc hậu, nhất là nội dung giáo dục ở bậc đại học. Nhìn tổng thể, phần lớn nội dung và chương trình giáo dục các cấp hiện nay ở nước ta đều được biên soạn hoặc chịu ảnh hưởng bởi nội dung, chương trình giáo dục của các nước xã hội chủ nghĩa trước đây, đặc biệt nền giáo dục Xô-viết. Trong một thời gian dài, những nội dung và chương trình giáo dục này khá phù hợp với nền giáo dục của nước ta và đã mang lại những thành tựu hết sức quan trọng. Tuy nhiên, trong bối cảnh đổi mới và hội nhập quốc tế hiện nay, nội dung chương trình giáo dục đại học nước ta đang bộc lộ rất nhiều bất cập và hạn chế:
Một là, nội dung kiến thức đào tạo còn nặng về lý thuyết, nhẹ về thực hành, chưa tạo được sự thống nhất gắn mục tiêu giáo dục với mục tiêu tìm kiếm việc làm đối với người học.
Hai là, chưa tạo được sự liên thông giữa các chuẩn mực giáo dục đại học trong nước và quốc tế. Mặc dù được đặt dưới sự quản lý và giám sát chặt chẽ của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhưng trên thực tế, khả năng liên thông kiến thức giữa các cơ sở giáo dục đại học ở nước ta hiện nay còn rất hạn chế, ít thừa nhận và tiếp nhận các kết quả đào tạo của nhau, nên người học rất khó khăn khi chuyển trường, ngành học. Việc liên thông kiến thức giữa các cơ sở giáo dục đại học trong nước và ngoài nước lại càng khó khăn hơn do có sự khác biệt về mục tiêu, nội dung và phương pháp đào tạo giữa các cơ sở giáo dục đại học trong nước và quốc tế (trừ các chương trình liên kết đào tạo theo thỏa thuận). Điều này không những gây khó khăn cho người học khi muốn chuyển đến cơ sở giáo dục ngoài nước, mà ngay cả việc công nhận văn bằng, chứng chỉ của các cơ sở giáo dục trong nước tại các nước mà người học chuyển đến định cư hoặc công tác cũng không phải dễ dàng.
Ba là, chương trình học còn nặng với thời lượng lớn. Một thống kê và so sánh cho thấy, thời gian học 4 năm ở một lớp đại học tại Việt Nam là 2.138 giờ so với Mỹ là 1.380 giờ(4). Như vậy chương trình học ở Việt Nam dài hơn 60% so với Mỹ. Thời gian học nhiều như vậy nên người học khó tránh khỏi việc rơi vào trạng thái luôn bị áp lực hoàn thành các chương trình môn học, ít có thời gian để tự học, tự nghiên cứu, hoặc tham gia các hoạt động xã hội khác. Nhìn chung, trong bối cảnh hội nhập quốc tế, chương trình giáo dục đại học tại Việt Nam hiện nay tỏ ra bất cập và kém hiệu quả. Đây cũng được coi là nguyên nhân cơ bản khiến nền giáo dục đại học ở Việt Nam đang có xu hướng tụt hậu.
Về phương pháp và hình thức tổ chức dạy học đại học, các trường đại học ở nước ta hiện nay nhìn chung chưa tiếp cận với các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học đại học phổ biến của thế giới. Nhằm mục tiêu “nhấn mạnh đến kỹ năng xử lý vấn đề đặt ra trong cuộc sống hơn là tập trung vào việc làm đầy kiến thức đã có sẵn”, việc áp dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học của các trường đại học trên thế giới thường rất linh hoạt, dựa trên tinh thần đề cao vai trò của người học, tạo điều kiện tối đa cho người học có thể tự học, tự nghiên cứu. Tuy nhiên, tại Việt Nam hiện nay, do quan niệm “nền giáo dục cần trang bị cho người học một lượng kiến thức càng nhiều càng tốt để họ có thể có một nền tảng vững chãi khi ra trường”(5) nên vai trò, vị trí của người học chưa thực sự được quan tâm. Các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học còn khá lạc hậu. Kết quả khảo sát thực địa của Viện Hàn lâm quốc gia Hoa Kỳ năm 2006 có phần nhận xét về phương pháp dạy và học đại học của Việt Nam như sau: “Phương pháp giảng dạy không hiệu quả, quá phụ thuộc vào các bài thuyết trình và ít sử dụng các kỹ năng học tích cực, kết quả là có ít sự tương tác giữa sinh viên và giảng viên trong và ngoài lớp học; quá nhấn mạnh vào ghi nhớ kiến thức theo kiểu thuộc lòng mà không nhấn mạnh vào việc học khái niệm hoặc học ở cấp độ cao (như phân tích và tổng hợp), dẫn đến hậu quả là học hời hợt thay vì học chuyên sâu; sinh viên học một cách thụ động(6). Mặc dù, những năm gần đây, theo chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhiều trường đại học, cao đẳng trong cả nước đã bắt đầu áp dụng phương pháp giảng dạy cho sinh viên theo phương thức tín chỉ, nhưng theo đánh giá của nhiều chuyên gia, “Đào tạo tín chỉ ở Việt Nam hiện chưa thực sự đúng với tinh thần của tín chỉ. Cách dạy, học vẫn còn chưa thoát khỏi tinh thần niên chế. Tính chủ động của sinh viên còn yếu kém”(7). Sự đổi mới về phương pháp giảng dạy trong các trường đại học ở nước ta hiện nay nhiều khi chỉ mang tính hình thức. Các thiết bị giảng dạy, như máy chiếu, video... chỉ là phương tiện hỗ trợ để nâng cao chất lượng giảng dạy, điều quan trọng hơn cả là sự nhận thức rằng giáo dục phải mang tính sáng tạo, tinh thần trách nhiệm thể hiện qua việc cải tiến về phương pháp và chương trình học vẫn chưa được chú trọng.
Nguyên nhân của những bất cập
Các bất cập, yếu kém trên đây góp phần làm cho giáo dục đại học ở Việt Nam tụt hậu và sự tụt hậu này đang tác động tiêu cực đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước:
Một là, chất lượng nguồn nhân lực sau đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn. Theo kết quả khảo sát tại 60 doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ công nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh về “Đánh giá mức độ hài lòng của doanh nghiệp về chất lượng của sinh viên được đào tạo trong 5 năm đầu tiên sau khi tốt nghiệp (đánh giá dựa trên các tiêu chí kiến thức lý thuyết, kỹ năng thực hành, trình độ ngoại ngữ, tác phong làm việc và năng lực nghề nghiệp), chỉ có 5% tổng số sinh viên tham gia khảo sát được đánh giá ở mức độ tốt, 15% ở mức độ khá, 30% ở mức độ trung bình và 40% ở mức độ không đạt(8). Kết quả này không chỉ phản ánh sự hạn chế trong giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay mà còn gián tiếp chỉ báo một nguy cơ lao động Việt Nam sẽ tụt hậu so với các nước khác trong khu vực, trong khi các doanh nghiệp đã và đang sử dụng công nghệ tự động trong quản lý nhân lực.
Hai là, hạn chế về khả năng nghiên cứu và công bố các kết quả nghiên cứu. Hầu hết các nền giáo dục tiên tiến của các quốc gia trong khu vực và trên thế giới hiện nay đều có khả năng tạo ra một đội ngũ các nhà khoa học đông đảo có trình độ nghiên cứu và công bố các kết quả nghiên cứu trong nước và quốc tế với số lượng lớn. Cùng với xu thế hội nhập quốc tế, số lượng và chất lượng các công trình công bố trên các ấn phẩm khoa học quốc tế trở thành thước đo quan trọng, chỉ số khách quan không chỉ phản ánh sự phát triển khoa học - công nghệ cũng như hiệu suất khoa học mà còn phản ánh trình độ và chất lượng thực tế nền giáo dục của mỗi quốc gia. Tại Việt Nam, những năm gần đây, mặt dù đã có sự quan tâm của nhiều cơ sở giáo dục trong việc tạo cơ chế khuyến khích các nhà khoa học tập trung nghiên cứu và công bố các kết quả nghiên cứu trong nước và quốc tế, nhưng kết quả vẫn còn hạn chế, thậm chí có xu hướng ngày càng tụt hậu xa hơn so với nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Việt Nam hiện nay có khoảng 9.000 giáo sư và phó giáo sư, 24.000 tiến sĩ và hơn 100.000 thạc sĩ. Theo thống kê của Viện Thông tin khoa học (ISI), trong giai đoạn 1996 - 2011, Việt Nam mới có 13.172 công trình khoa học công bố trên các tập san quốc tế có bình duyệt, bằng khoảng 1/5 của Thái Lan (69.637), 1/6 của Ma-lai-xi-a (75.530), và 1/10 của Xin-ga-po (126.881). Trong khi đó, dân số Việt Nam gấp 17 lần dân số Xin-ga-po, gấp 3 lần Ma-lai-xi-a và gần gấp rưỡi Thái lan. Không chỉ ít về số lượng, chỉ số ảnh hưởng của các công trình nghiên cứu khoa học của Việt Nam cũng thấp nhất so với các nước trong khu vực. Thứ hạng khiêm tốn này cũng nhất quán với số bằng sáng chế được đăng ký ở Mỹ và chỉ số sáng tạo do Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) xếp hạng.
Ba là, làm giảm khả năng cạnh tranh của nền kinh tế trong điều kiện hội nhập quốc tế. Thực tế cho thấy, sự bất cập, hạn chế trong giáo dục đại học ở nước ta hiện nay không chỉ tác động trực tiếp đến chất lượng nguồn nhân lực, mà sâu xa hơn có thể làm suy giảm khả năng cạnh tranh của nền kinh tế trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Theo Báo cáo về Tính cạnh tranh năng lực toàn cầu 2013 - 2014 của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) được thực hiện với 148 nước, tính hiệu quả của hệ thống giáo dục Việt Nam được xếp ở vị trí 67/144. Ở hạng mục giáo dục đại học và đào tạo, Việt Nam đứng thứ 95 trong bảng xếp hạng, thứ 7 trong các nước ASEAN, sau Xin-ga-po (thứ 2), Ma-lai-xi-a (thứ 46), Bru-nây (thứ 55), Thái Lan (thứ 66), In-đô-nê-xi-a (thứ 64), Phi-líp-pin (thứ 67). Điều đáng nói là, trong số 12 tiêu chí then chốt giúp nâng cao hiệu quả cạnh tranh của nền kinh tế, sức khỏe và giáo dục cơ sở được WEF xếp vào tiêu chí thứ 4, chất lượng giáo dục và đào tạo cấp cao xếp tiêu chí thứ 5.
Có thể những con số so sánh nêu trên chưa phản ánh đầy đủ và thực chất nền giáo dục Việt Nam hiện nay, nhưng nó cũng là hồi chuông nhắc nhở chúng ta cần có ngay các giải pháp để đổi mới có hiệu quả giáo dục nước nhà, trong đó có giáo dục đại học, nếu không muốn ngày càng tụt hậu xa hơn so với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới.
Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục đại học
Cùng với quá trình đổi mới đất nước nói chung, đổi mới nền giáo dục nước nhà, trong đó có giáo dục đại học, luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm. Văn kiện Đại hội XI của Đảng khẳng định “Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế”(9). Ngày 04-11-2013, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ra Nghị quyết số 29-NQ/TW về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”, trong đó nêu chín giải pháp đổi mới giáo dục toàn diện. Từ chín giải pháp mang tính định hướng trên đây, xin đề xuất một số khuyến nghị nhằm tiếp tục đổi mới hơn nữa giáo dục đại học Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay.
Thứ nhất, xây dựng triết lý giáo dục cho nền giáo dục nước nhà trong giai đoạn hiện nay, đồng thời mỗi trường đại học, mỗi cơ sở giáo dục cũng cần có triết lý giáo dục riêng phù hợp với tôn chỉ, mục đích và hướng tới hội nhập vào dòng chảy phát triển chung của giáo dục quốc tế.
Thứ hai, việc đổi mới tư duy giáo dục hiện nay cần “gắn với xây dựng xã hội học tập; bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng; hệ thống giáo dục được chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và mang đậm bản sắc dân tộc. Phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến ở khu vực”(10) như Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI của Đảng khẳng định. Các cấp, các ngành, trước hết là Bộ Giáo dục và Đào tạo cần có sự thay đổi một cách mạnh mẽ về tư duy trong tổ chức giáo dục đại học, như thay đổi cách tuyển sinh, lựa chọn “đầu vào” theo hướng thoáng hơn, cho phép các cơ sở giáo dục đại học tự đặt ra các tiêu chuẩn tuyển sinh và chịu trách nhiệm với người học bằng chính “uy tín” đào tạo của mình, cho phép hình thành nhiều mô hình đào tạo đại học khác nhau, kiểm soát chặt chẽ “đầu ra” của mỗi cơ sở đào tạo để bảo đảm chất lượng chung…
Thứ ba, đổi mới mạnh mẽ nội dung chương trình và phương pháp dạy học theo hướng hội nhập quốc tế. Nội dung chương trình và giáo trình cần được tổ chức xây dựng và triển khai theo hướng mở (cho phép cập nhật thường xuyên về kiến thức trong và ngoài nước, sử dụng giáo trình, học liệu trong nước hoặc ngoài nước một cách linh hoạt để giảng dạy cho người học), nội dung giảng dạy phải gắn chặt và phù hợp với yêu cầu thực tiễn của ngành nghề mà người học đang theo đuổi. Về phương pháp, cho phép sử dụng đa dạng các phương pháp dạy học theo nguyên tắc “lấy người học là trung tâm”, giảm tải tối đa giờ giảng trên lớp để người học có thời gian tự học và tự nghiên cứu. Tất nhiên, các cơ sở đào tạo cần thường xuyên thực hiện việc kiểm tra, đánh giá khách quan, chặt chẽ để bảo đảm tính hiệu quả của việc dạy và học.
Thứ tư, đổi mới vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước trong tổ chức giáo dục đại học trong điều kiện hội nhập quốc tế. Theo đó, về mặt pháp lý, cần tiếp tục bổ sung, hoàn thiện các quy định về pháp luật đối với các hoạt động giáo dục đại học trong điều kiện hội nhập quốc tế. Các cơ quan quản lý nhà nước, trực tiếp là Bộ Giáo dục và Đào tạo cần thay đổi cách tư duy về quản lý đối với các hoạt động giáo dục đại học trong điều kiện hội nhập quốc tế. Thay vì trực tiếp quản lý toàn diện đối với các cơ sở giáo dục đại học, các cơ quan quản lý nhà nước chỉ nên đóng vai trò là cơ quan “tài phán”, định hướng các hoạt động theo luật pháp, đồng thời tạo điều kiện để các cơ sở giáo dục đại học được độc lập, tự chủ hơn trong các hoạt động. Cần tránh tư duy quản lý theo cách áp đặt, hoặc “bao cấp” đối với các hoạt động giáo dục đại học trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay.
Thứ năm, tăng cường các hoạt động nghiên cứu và công bố quốc tế, tiến tới quốc tế hóa các tiêu chuẩn đánh giá khoa học và các hoạt động về chuyên môn tại các cơ sở giáo dục đại học. Trước mắt, Nhà nước và các cơ sở giáo dục đại học cần có các cơ chế chính sách động viên, khuyến khích các nhà khoa học nghiên cứu và tích cực công bố kết quả nghiên cứu trên các ấn phẩm khoa học quốc tế. Về lâu dài, cần đặt ra lộ trình (đối với mỗi cơ sở giáo dục đại học khác nhau cần có những lộ trình khác nhau) tiến tới quốc tế hóa các tiêu chuẩn đánh giá các hoạt động khoa học và các hoạt động về chuyên môn trong tất cả các cơ sở giáo dục đại học, đồng thời cần coi đây là giải pháp quan trọng để đưa giáo dục đại học Việt Nam hội nhập sâu hơn vào môi trường quốc tế./.
---------------------------------------------
(1) Luật Giáo dục đại học của Việt Nam năm 2012 trong phần giải thích từ ngữ (Điều 4) không nêu định nghĩa về giáo dục đại học
(2) Năm 1070, dưới triều vua Lý Nhân Tông Quốc Tử Giám được xây dựng dùng làm nơi mở khoa thi tuyển chọn nhân tài cho đất nước và được coi là trường đại học đầu tiên của Việt Nam
(3) Vũ Quang Việt: So sánh chương trình giáo dục đại học Mỹ và Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo khoa học về tổ chức, quản lý giáo dục đại học, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, 2005
(4) Vũ Quang Việt: Tài liệu đã dẫn, tr. 3
(5) Lê Minh Khôi: Giáo dục Việt Nam - nguy cơ tụt hậu khi ra trường, http://huc.edu.vn
(6) Ngô Tứ Thành: Cần đổi mới cách giảng dạy ở đại học, dantri.com.vn, ngày 12-3-2010
(7) Mỹ Quyên: Đào tạo tín chỉ ở Việt Nam còn nhiều bất cập, Báo Thanh niên, ngày 14-2-2012
(8) Doanh nghiệp “chấm điểm” sinh viên, Báo Tuổi trẻ online, ngày 22-5-2014
(9) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011, tr.130 - 131
(10) Văn kiện Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ tám Khóa XI, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2013, tr.101
Xét về mặt lịch sử, nền giáo dục đại học đã xuất hiện ở nước ta cách đây trên cả nghìn năm(2). Cho đến nay, lịch sử giáo dục đại học Việt Nam đã trải qua các nền giáo dục khác nhau: phong kiến, thuộc địa và chủ nghĩa thực dân mới (ở miền Nam Việt Nam trước năm 1975). Sự nghiệp giáo dục đại học từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã trải qua gần 70 năm qua và đạt được những thành tựu to lớn, trong đó quan trọng nhất là đã góp phần tạo ra các thế hệ nguồn lực con người Việt Nam, nhân tố quyết định thắng lợi của sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, trong giai đoạn đổi mới và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng hiện nay, nền giáo dục của nước ta ngày càng bộc lộ những bất cập và hạn chế.
Về mục tiêu, trong một thời gian dài, do nhiều nguyên nhân khác nhau, chúng ta chưa chú trọng đúng mức đến việc đặt ra mục tiêu cho nền giáo dục của đất nước, trong đó có giáo dục đại học. Thời gian gần đây, mục tiêu giáo dục đại học ở nước ta có sự thay đổi, như việc xác định quan niệm, mục đích của giáo dục đại học là đào tạo nhân tài (Luật Giáo dục Việt Nam năm 2012). Tuy nhiên, hiểu thế nào là nhân tài thì cho đến nay vẫn chưa có quan niệm thống nhất. Nếu coi nhân tài là người có sáng kiến, có khả năng, năng động, có đóng góp quan trọng vào sự phát triển dù trong lĩnh vực nghiên cứu lý luận hay hoạt động thực tiễn, nghĩa là nhân tài phải là những người nổi trội và hiếm trong xã hội thì mục tiêu này khó đạt được đối với chất lượng thực tế của giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay. Trong thực tế, các trường đại học ở Việt Nam hiện nay, nhiều lắm cũng mới chỉ đủ khả năng trang bị cho người học (sinh viên, học viên hay nghiên cứu sinh…) kiến thức cơ bản, trang bị khả năng phân tích độc lập, dám suy nghĩ và biết suy nghĩ (suy nghĩ có phương pháp - tư duy khoa học). Như vậy, rõ ràng là ngay cả khi chúng ta đổi mới mục tiêu giáo dục đại học thì mục tiêu này cũng không phù hợp với khả năng, cũng như chất lượng thực tế của nền giáo dục đại học trong nước. Trong khi đó, rất nhiều quốc gia trên thế giới và ngay cả các quốc gia có nền giáo dục đại học tiên tiến khi đặt ra mục tiêu giáo dục, họ đều nêu lên những mục đích rất thực tế. Một trường đại học danh tiếng ở Mỹ đã xác định mục tiêu của mình như sau: “Mục đích của môi trường giáo dục và sinh hoạt sinh viên là đào tạo những cá nhân thành đạt và công dân có trách nhiệm. Người tốt nghiệp cảm thấy tự tin trong việc tìm hiểu rộng rãi nhiều vấn đề và kinh nghiệm ở môi trường đại học hay ngoài đời, dù là học bất cứ ngành chuyên môn nào”. Chữ “thành đạt” có thể hiểu là có sự hiểu biết về tri thức cơ bản, được sửa soạn kỹ càng để có thể tự tin vào đời và vào thị trường lao động (kiếm sống cũng như phát triển tri thức). Nhưng mục đích đào tạo thành những “công dân có trách nhiệm” thì được thể hiện rất rõ ràng(3). Với những mục tiêu như thế này, hầu hết các trường đại học ở Việt Nam hiện nay ít đặt ra hoặc chưa thực sự coi trọng, nên cũng là một trong những nguyên nhân góp phần làm giảm chất lượng sản phẩm (người học) sau đào tạo.
Về nội dung, mặc dù những năm qua đã có nhiều cố gắng đổi mới, cải cách nội dung giáo dục ở các cấp học theo hướng tiến bộ hơn, song nhìn chung so với một số nước trong khu vực và trên thế giới, nền giáo dục của nước ta vẫn còn lạc hậu, nhất là nội dung giáo dục ở bậc đại học. Nhìn tổng thể, phần lớn nội dung và chương trình giáo dục các cấp hiện nay ở nước ta đều được biên soạn hoặc chịu ảnh hưởng bởi nội dung, chương trình giáo dục của các nước xã hội chủ nghĩa trước đây, đặc biệt nền giáo dục Xô-viết. Trong một thời gian dài, những nội dung và chương trình giáo dục này khá phù hợp với nền giáo dục của nước ta và đã mang lại những thành tựu hết sức quan trọng. Tuy nhiên, trong bối cảnh đổi mới và hội nhập quốc tế hiện nay, nội dung chương trình giáo dục đại học nước ta đang bộc lộ rất nhiều bất cập và hạn chế:
Một là, nội dung kiến thức đào tạo còn nặng về lý thuyết, nhẹ về thực hành, chưa tạo được sự thống nhất gắn mục tiêu giáo dục với mục tiêu tìm kiếm việc làm đối với người học.
Hai là, chưa tạo được sự liên thông giữa các chuẩn mực giáo dục đại học trong nước và quốc tế. Mặc dù được đặt dưới sự quản lý và giám sát chặt chẽ của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhưng trên thực tế, khả năng liên thông kiến thức giữa các cơ sở giáo dục đại học ở nước ta hiện nay còn rất hạn chế, ít thừa nhận và tiếp nhận các kết quả đào tạo của nhau, nên người học rất khó khăn khi chuyển trường, ngành học. Việc liên thông kiến thức giữa các cơ sở giáo dục đại học trong nước và ngoài nước lại càng khó khăn hơn do có sự khác biệt về mục tiêu, nội dung và phương pháp đào tạo giữa các cơ sở giáo dục đại học trong nước và quốc tế (trừ các chương trình liên kết đào tạo theo thỏa thuận). Điều này không những gây khó khăn cho người học khi muốn chuyển đến cơ sở giáo dục ngoài nước, mà ngay cả việc công nhận văn bằng, chứng chỉ của các cơ sở giáo dục trong nước tại các nước mà người học chuyển đến định cư hoặc công tác cũng không phải dễ dàng.
Ba là, chương trình học còn nặng với thời lượng lớn. Một thống kê và so sánh cho thấy, thời gian học 4 năm ở một lớp đại học tại Việt Nam là 2.138 giờ so với Mỹ là 1.380 giờ(4). Như vậy chương trình học ở Việt Nam dài hơn 60% so với Mỹ. Thời gian học nhiều như vậy nên người học khó tránh khỏi việc rơi vào trạng thái luôn bị áp lực hoàn thành các chương trình môn học, ít có thời gian để tự học, tự nghiên cứu, hoặc tham gia các hoạt động xã hội khác. Nhìn chung, trong bối cảnh hội nhập quốc tế, chương trình giáo dục đại học tại Việt Nam hiện nay tỏ ra bất cập và kém hiệu quả. Đây cũng được coi là nguyên nhân cơ bản khiến nền giáo dục đại học ở Việt Nam đang có xu hướng tụt hậu.
Về phương pháp và hình thức tổ chức dạy học đại học, các trường đại học ở nước ta hiện nay nhìn chung chưa tiếp cận với các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học đại học phổ biến của thế giới. Nhằm mục tiêu “nhấn mạnh đến kỹ năng xử lý vấn đề đặt ra trong cuộc sống hơn là tập trung vào việc làm đầy kiến thức đã có sẵn”, việc áp dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học của các trường đại học trên thế giới thường rất linh hoạt, dựa trên tinh thần đề cao vai trò của người học, tạo điều kiện tối đa cho người học có thể tự học, tự nghiên cứu. Tuy nhiên, tại Việt Nam hiện nay, do quan niệm “nền giáo dục cần trang bị cho người học một lượng kiến thức càng nhiều càng tốt để họ có thể có một nền tảng vững chãi khi ra trường”(5) nên vai trò, vị trí của người học chưa thực sự được quan tâm. Các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học còn khá lạc hậu. Kết quả khảo sát thực địa của Viện Hàn lâm quốc gia Hoa Kỳ năm 2006 có phần nhận xét về phương pháp dạy và học đại học của Việt Nam như sau: “Phương pháp giảng dạy không hiệu quả, quá phụ thuộc vào các bài thuyết trình và ít sử dụng các kỹ năng học tích cực, kết quả là có ít sự tương tác giữa sinh viên và giảng viên trong và ngoài lớp học; quá nhấn mạnh vào ghi nhớ kiến thức theo kiểu thuộc lòng mà không nhấn mạnh vào việc học khái niệm hoặc học ở cấp độ cao (như phân tích và tổng hợp), dẫn đến hậu quả là học hời hợt thay vì học chuyên sâu; sinh viên học một cách thụ động(6). Mặc dù, những năm gần đây, theo chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhiều trường đại học, cao đẳng trong cả nước đã bắt đầu áp dụng phương pháp giảng dạy cho sinh viên theo phương thức tín chỉ, nhưng theo đánh giá của nhiều chuyên gia, “Đào tạo tín chỉ ở Việt Nam hiện chưa thực sự đúng với tinh thần của tín chỉ. Cách dạy, học vẫn còn chưa thoát khỏi tinh thần niên chế. Tính chủ động của sinh viên còn yếu kém”(7). Sự đổi mới về phương pháp giảng dạy trong các trường đại học ở nước ta hiện nay nhiều khi chỉ mang tính hình thức. Các thiết bị giảng dạy, như máy chiếu, video... chỉ là phương tiện hỗ trợ để nâng cao chất lượng giảng dạy, điều quan trọng hơn cả là sự nhận thức rằng giáo dục phải mang tính sáng tạo, tinh thần trách nhiệm thể hiện qua việc cải tiến về phương pháp và chương trình học vẫn chưa được chú trọng.
Nguyên nhân của những bất cập
Các bất cập, yếu kém trên đây góp phần làm cho giáo dục đại học ở Việt Nam tụt hậu và sự tụt hậu này đang tác động tiêu cực đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước:
Một là, chất lượng nguồn nhân lực sau đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn. Theo kết quả khảo sát tại 60 doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ công nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh về “Đánh giá mức độ hài lòng của doanh nghiệp về chất lượng của sinh viên được đào tạo trong 5 năm đầu tiên sau khi tốt nghiệp (đánh giá dựa trên các tiêu chí kiến thức lý thuyết, kỹ năng thực hành, trình độ ngoại ngữ, tác phong làm việc và năng lực nghề nghiệp), chỉ có 5% tổng số sinh viên tham gia khảo sát được đánh giá ở mức độ tốt, 15% ở mức độ khá, 30% ở mức độ trung bình và 40% ở mức độ không đạt(8). Kết quả này không chỉ phản ánh sự hạn chế trong giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay mà còn gián tiếp chỉ báo một nguy cơ lao động Việt Nam sẽ tụt hậu so với các nước khác trong khu vực, trong khi các doanh nghiệp đã và đang sử dụng công nghệ tự động trong quản lý nhân lực.
Hai là, hạn chế về khả năng nghiên cứu và công bố các kết quả nghiên cứu. Hầu hết các nền giáo dục tiên tiến của các quốc gia trong khu vực và trên thế giới hiện nay đều có khả năng tạo ra một đội ngũ các nhà khoa học đông đảo có trình độ nghiên cứu và công bố các kết quả nghiên cứu trong nước và quốc tế với số lượng lớn. Cùng với xu thế hội nhập quốc tế, số lượng và chất lượng các công trình công bố trên các ấn phẩm khoa học quốc tế trở thành thước đo quan trọng, chỉ số khách quan không chỉ phản ánh sự phát triển khoa học - công nghệ cũng như hiệu suất khoa học mà còn phản ánh trình độ và chất lượng thực tế nền giáo dục của mỗi quốc gia. Tại Việt Nam, những năm gần đây, mặt dù đã có sự quan tâm của nhiều cơ sở giáo dục trong việc tạo cơ chế khuyến khích các nhà khoa học tập trung nghiên cứu và công bố các kết quả nghiên cứu trong nước và quốc tế, nhưng kết quả vẫn còn hạn chế, thậm chí có xu hướng ngày càng tụt hậu xa hơn so với nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Việt Nam hiện nay có khoảng 9.000 giáo sư và phó giáo sư, 24.000 tiến sĩ và hơn 100.000 thạc sĩ. Theo thống kê của Viện Thông tin khoa học (ISI), trong giai đoạn 1996 - 2011, Việt Nam mới có 13.172 công trình khoa học công bố trên các tập san quốc tế có bình duyệt, bằng khoảng 1/5 của Thái Lan (69.637), 1/6 của Ma-lai-xi-a (75.530), và 1/10 của Xin-ga-po (126.881). Trong khi đó, dân số Việt Nam gấp 17 lần dân số Xin-ga-po, gấp 3 lần Ma-lai-xi-a và gần gấp rưỡi Thái lan. Không chỉ ít về số lượng, chỉ số ảnh hưởng của các công trình nghiên cứu khoa học của Việt Nam cũng thấp nhất so với các nước trong khu vực. Thứ hạng khiêm tốn này cũng nhất quán với số bằng sáng chế được đăng ký ở Mỹ và chỉ số sáng tạo do Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) xếp hạng.
Ba là, làm giảm khả năng cạnh tranh của nền kinh tế trong điều kiện hội nhập quốc tế. Thực tế cho thấy, sự bất cập, hạn chế trong giáo dục đại học ở nước ta hiện nay không chỉ tác động trực tiếp đến chất lượng nguồn nhân lực, mà sâu xa hơn có thể làm suy giảm khả năng cạnh tranh của nền kinh tế trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Theo Báo cáo về Tính cạnh tranh năng lực toàn cầu 2013 - 2014 của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) được thực hiện với 148 nước, tính hiệu quả của hệ thống giáo dục Việt Nam được xếp ở vị trí 67/144. Ở hạng mục giáo dục đại học và đào tạo, Việt Nam đứng thứ 95 trong bảng xếp hạng, thứ 7 trong các nước ASEAN, sau Xin-ga-po (thứ 2), Ma-lai-xi-a (thứ 46), Bru-nây (thứ 55), Thái Lan (thứ 66), In-đô-nê-xi-a (thứ 64), Phi-líp-pin (thứ 67). Điều đáng nói là, trong số 12 tiêu chí then chốt giúp nâng cao hiệu quả cạnh tranh của nền kinh tế, sức khỏe và giáo dục cơ sở được WEF xếp vào tiêu chí thứ 4, chất lượng giáo dục và đào tạo cấp cao xếp tiêu chí thứ 5.
Có thể những con số so sánh nêu trên chưa phản ánh đầy đủ và thực chất nền giáo dục Việt Nam hiện nay, nhưng nó cũng là hồi chuông nhắc nhở chúng ta cần có ngay các giải pháp để đổi mới có hiệu quả giáo dục nước nhà, trong đó có giáo dục đại học, nếu không muốn ngày càng tụt hậu xa hơn so với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới.
Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục đại học
Cùng với quá trình đổi mới đất nước nói chung, đổi mới nền giáo dục nước nhà, trong đó có giáo dục đại học, luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm. Văn kiện Đại hội XI của Đảng khẳng định “Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế”(9). Ngày 04-11-2013, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ra Nghị quyết số 29-NQ/TW về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”, trong đó nêu chín giải pháp đổi mới giáo dục toàn diện. Từ chín giải pháp mang tính định hướng trên đây, xin đề xuất một số khuyến nghị nhằm tiếp tục đổi mới hơn nữa giáo dục đại học Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay.
Thứ nhất, xây dựng triết lý giáo dục cho nền giáo dục nước nhà trong giai đoạn hiện nay, đồng thời mỗi trường đại học, mỗi cơ sở giáo dục cũng cần có triết lý giáo dục riêng phù hợp với tôn chỉ, mục đích và hướng tới hội nhập vào dòng chảy phát triển chung của giáo dục quốc tế.
Thứ hai, việc đổi mới tư duy giáo dục hiện nay cần “gắn với xây dựng xã hội học tập; bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng; hệ thống giáo dục được chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và mang đậm bản sắc dân tộc. Phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến ở khu vực”(10) như Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI của Đảng khẳng định. Các cấp, các ngành, trước hết là Bộ Giáo dục và Đào tạo cần có sự thay đổi một cách mạnh mẽ về tư duy trong tổ chức giáo dục đại học, như thay đổi cách tuyển sinh, lựa chọn “đầu vào” theo hướng thoáng hơn, cho phép các cơ sở giáo dục đại học tự đặt ra các tiêu chuẩn tuyển sinh và chịu trách nhiệm với người học bằng chính “uy tín” đào tạo của mình, cho phép hình thành nhiều mô hình đào tạo đại học khác nhau, kiểm soát chặt chẽ “đầu ra” của mỗi cơ sở đào tạo để bảo đảm chất lượng chung…
Thứ ba, đổi mới mạnh mẽ nội dung chương trình và phương pháp dạy học theo hướng hội nhập quốc tế. Nội dung chương trình và giáo trình cần được tổ chức xây dựng và triển khai theo hướng mở (cho phép cập nhật thường xuyên về kiến thức trong và ngoài nước, sử dụng giáo trình, học liệu trong nước hoặc ngoài nước một cách linh hoạt để giảng dạy cho người học), nội dung giảng dạy phải gắn chặt và phù hợp với yêu cầu thực tiễn của ngành nghề mà người học đang theo đuổi. Về phương pháp, cho phép sử dụng đa dạng các phương pháp dạy học theo nguyên tắc “lấy người học là trung tâm”, giảm tải tối đa giờ giảng trên lớp để người học có thời gian tự học và tự nghiên cứu. Tất nhiên, các cơ sở đào tạo cần thường xuyên thực hiện việc kiểm tra, đánh giá khách quan, chặt chẽ để bảo đảm tính hiệu quả của việc dạy và học.
Thứ tư, đổi mới vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước trong tổ chức giáo dục đại học trong điều kiện hội nhập quốc tế. Theo đó, về mặt pháp lý, cần tiếp tục bổ sung, hoàn thiện các quy định về pháp luật đối với các hoạt động giáo dục đại học trong điều kiện hội nhập quốc tế. Các cơ quan quản lý nhà nước, trực tiếp là Bộ Giáo dục và Đào tạo cần thay đổi cách tư duy về quản lý đối với các hoạt động giáo dục đại học trong điều kiện hội nhập quốc tế. Thay vì trực tiếp quản lý toàn diện đối với các cơ sở giáo dục đại học, các cơ quan quản lý nhà nước chỉ nên đóng vai trò là cơ quan “tài phán”, định hướng các hoạt động theo luật pháp, đồng thời tạo điều kiện để các cơ sở giáo dục đại học được độc lập, tự chủ hơn trong các hoạt động. Cần tránh tư duy quản lý theo cách áp đặt, hoặc “bao cấp” đối với các hoạt động giáo dục đại học trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay.
Thứ năm, tăng cường các hoạt động nghiên cứu và công bố quốc tế, tiến tới quốc tế hóa các tiêu chuẩn đánh giá khoa học và các hoạt động về chuyên môn tại các cơ sở giáo dục đại học. Trước mắt, Nhà nước và các cơ sở giáo dục đại học cần có các cơ chế chính sách động viên, khuyến khích các nhà khoa học nghiên cứu và tích cực công bố kết quả nghiên cứu trên các ấn phẩm khoa học quốc tế. Về lâu dài, cần đặt ra lộ trình (đối với mỗi cơ sở giáo dục đại học khác nhau cần có những lộ trình khác nhau) tiến tới quốc tế hóa các tiêu chuẩn đánh giá các hoạt động khoa học và các hoạt động về chuyên môn trong tất cả các cơ sở giáo dục đại học, đồng thời cần coi đây là giải pháp quan trọng để đưa giáo dục đại học Việt Nam hội nhập sâu hơn vào môi trường quốc tế./.
---------------------------------------------
(1) Luật Giáo dục đại học của Việt Nam năm 2012 trong phần giải thích từ ngữ (Điều 4) không nêu định nghĩa về giáo dục đại học
(2) Năm 1070, dưới triều vua Lý Nhân Tông Quốc Tử Giám được xây dựng dùng làm nơi mở khoa thi tuyển chọn nhân tài cho đất nước và được coi là trường đại học đầu tiên của Việt Nam
(3) Vũ Quang Việt: So sánh chương trình giáo dục đại học Mỹ và Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo khoa học về tổ chức, quản lý giáo dục đại học, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, 2005
(4) Vũ Quang Việt: Tài liệu đã dẫn, tr. 3
(5) Lê Minh Khôi: Giáo dục Việt Nam - nguy cơ tụt hậu khi ra trường, http://huc.edu.vn
(6) Ngô Tứ Thành: Cần đổi mới cách giảng dạy ở đại học, dantri.com.vn, ngày 12-3-2010
(7) Mỹ Quyên: Đào tạo tín chỉ ở Việt Nam còn nhiều bất cập, Báo Thanh niên, ngày 14-2-2012
(8) Doanh nghiệp “chấm điểm” sinh viên, Báo Tuổi trẻ online, ngày 22-5-2014
(9) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011, tr.130 - 131
(10) Văn kiện Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ tám Khóa XI, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2013, tr.101
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét