Thứ Sáu, 26 tháng 2, 2021

2013 Học để làm gì? Dạy và học

 

Học để làm gì?

UNESCO đã đưa ra câu trả lời giúp chúng ta nhân dịp bước sang thiên niên kỷ mới, rằng: Học để biết, Học để làm, Học khẳng định mình và Học để chung sống với người khác (Learning to know, learning to do, learning to be and learning to live together).
Trọng tâm của giáo dục là việc học, chứ không phải là việc dạy hay nội dung chương trình. Vì thế, mọi hoạt động của giáo dục theo tôi đều phải xoay quanh việc học.
Với việc học, có ba câu hỏi tối quan trọng cần phải trả lời: “Học cái gì?”, “Học thế nào” và “Học để làm gì?”. Trong số ba câu hỏi này theo tôi, “Học để làm gì?” là quan trọng nhất, vì nếu trả lời được câu hỏi này thì hai câu còn lại sẽ tự động có đáp án.
Hệ thống giáo dục hiện thời đang đặt trọng tâm vào “Học cái gì?”, vì thế sách giáo khoa sẽ chiếm vị trí là trung tâm. Đó là lý do vì sao những cuộc cải cách giáo dục trong suốt mấy chục năm qua chỉ loay hoay vào sách giáo khoa. Ngay cả đề án đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đang được triển khai cũng tập trung vào sách giáo khoa với lượng kinh phí lớn.
Sách giáo khoa là chân lý. Ông thầy với cuốn sách giáo khoa trong tay chính là hiện thân của chân lý. Học sinh sẽ không được nói những điều khác sách, không được phản biện, chất vấn thầy cô. Việc học sẽ tiến hành theo kiểu đọc - chép, học thuộc, luyện tập nhuần nhuyễn các dạng bài, theo mẫu hoặc sách tham khảo.
Việc lấy “Học cái gì?” làm trọng tâm cũng dẫn đến một hệ quả tất yếu là học để thi vì đó là cách dễ nhất để kiểm tra xem học sinh đã học được cái gì. Mà khi đã học để thi thì bệnh thành tích cũng là hệ quả hiển nhiên, không cách nào khắc phục được.
“Học cái gì?” và “Học để thi” cũng là cách tốt nhất để thể hiện quyền uy của người thầy, vì chỉ cần kiểm tra học sinh xem có thuộc như sách hay không là nắm trọn quyền sinh, quyền sát trong tay. Đây là cách tiếp cận yêu thích của các nhà quản lý vì dễ dàng kiểm soát. Chỉ cần nắm chặt sách giáo khoa là kiểm soát được cả hệ thống.
Muốn thoát khỏi cách tiếp cận này thì hệ thống giáo dục cần phải thay đổi từ “Học cái gì?” sang “Học thế nào?” và lý tưởng nhất là chuyển hẳn sang “Học để làm gì?”.
Càng lên cao thì “Học để làm gì?” càng trở nên quan trọng. Với bậc đại học thì “Học để làm gì?” là câu hỏi chủ chốt mà mỗi sinh viên, và rộng hơn là nhà trường, cần phải trả lời. Với một cá nhân, muốn việc học có hiệu quả thì phải trả lời bằng được câu hỏi “Học để làm gì?”. Với một hệ thống giáo dục, muốn cải cách thành công thì câu hỏi này cũng phải được bàn thảo một cách thấu đáo.
Vậy nên, trong hơn một năm qua, tôi thường làm các khảo sát bỏ túi xung quanh câu hỏi “Học để làm gì?” với những bạn học sinh, sinh viên hoặc phụ huynh mà tôi gặp. Câu trả lời thường rơi vào các nhóm như sau: Học để thi; học vì bố mẹ bảo học; học vì không biết làm gì khác; học mà không biết học để làm gì; học vì tất cả mọi người đều như vậy; học như một quán tính, hết cấp 1 thì lên cấp 2, lên cấp 3, rồi vào đại học.
Khoảng 80% học sinh trung học cơ sở và phổ thông trung học, khoảng 50% sinh viên trả lời: học để kiếm tiền hoặc học để sau này có công ăn việc làm. Khoảng 40-50% sinh viên đại học và khoảng 20-25% học sinh phổ thông trung học nói rằng: học để có thể tự lo cho cuộc sống của mình, kiếm được công việc phù hợp, sau này đỡ khổ và giúp đỡ gia đình.
Khoảng 80-90% bậc phụ huynh trong kỳ thi đại học vừa rồi trả lời: học để mở mang hiểu biết hoặc học để có địa vị trong xã hội.
Câu trả lời chung trong các nhóm khác nhau, chiếm tỷ lên khoảng 5-10%, tùy theo nhóm là học để tự hoàn thiện mình. Với một số người có tuổi, hoặc giáo viên, thì có thêm câu trả lời: Học để làm người.
Như vậy có thể thấy, phần lớn các bậc phụ huynh đặt mục tiêu cho việc học của con để sau này có một công ăn việc làm tốt, kiếm được tiền lo cho bản thân và gia đình. Một số khác ít hơn cho rằng học để mở mang hiểu biết, để có địa vị trong xã hội. Với sinh viên thì mục tiêu học để kiếm tiền, để có công ăn việc làm chiếm khoảng một nửa, còn lại là học mà không có bất cứ mục tiêu nào.
Điều ngạc nhiên là trong số những người được hỏi, có đến >95% cho biết họ chưa từng tự đặt câu hỏi này cho bản thân mình.
Xét về logic thì đây là một sự bất hợp lý. Trung bình một người đang đọc bài viết này chắc hẳn đã đầu tư khoảng 10-20 năm để đi học. Một đầu tư rất lớn về thời gian và tiền bạc như vậy mà mục đích lại không rõ ràng thì thật là kỳ lạ.
Tất cả đều quay cuồng dạy và học, đua nhau nhồi nhét kiến thức, mà rất ít khi dừng lại tự hỏi: Học để làm gì?
Xét rộng hơn cho cả hệ thống thì kết luận cũng tương tự. Khi câu hỏi “Học để làm gì?” không được trả lời thì tính hướng đích của hệ thống sẽ không rõ ràng. Hoạt động của hệ thống sẽ rơi vào vòng luẩn quẩn. Cải tiến, cải lùi, rồi lại cải tiến, rồi chạy lại vòng vòng, như mấy chục năm qua, là kết quả có thể dự đoán trước.
Trong mớ bòng bong đó, rất may, UNESCO đã đưa ra câu trả lời giúp chúng ta nhân dịp bước sang thiên niên kỷ mới, rằng: Học để biết, Học để làm, Học khẳng định mình và Học để chung sống với người khác (learning to know, learning to do, learning to be and learning to live together). Đây là một nhận định sáng suốt của UNESCO và cần được phổ biến. Nhưng đây không phải là câu trả lời duy nhất.
Trong số các câu trả lời mà tôi nhận được thì cá nhân tôi cho rằng, học để làm người là một nhận định xác đáng và sẽ vẫn còn chỗ đứng trong giáo dục. Vấn đề là người như thế nào?
Điều đó cho thấy câu trả lời này có nội hàm mập mờ, thậm chí hàm chứa cạm bẫy áp đặt quan niệm, nên cần làm rõ. Chẳng hạn, chỉ cần dấn thêm một bước bằng câu hỏi người là gì, hay làm người theo tiêu chí nào, thì câu trả lời này sẽ rơi vào thế bế tắc hoặc hỗn loạn vì có quá nhiều đáp án. Do đó, học để làm người thoạt nghe tưởng là chân lý, nhưng lại chứa rất nhiều nội dung không rõ ràng, hoặc bị áp đặt sai lệch, nên cần phải bàn thảo để làm rõ.
Vậy theo bạn, trong ba câu hỏi của việc học, thì đâu là câu hỏi quan trọng nhất? Bạn đã từng đặt câu hỏi “Học để làm gì?” chưa? Nếu có thì câu trả lời của bạn là gì? Bạn hiểu thế nào về học để làm người?
Giáp Văn Dương

Moi xem giao duc hien nay theo suy nghi cua mot hoc sinh 12:

http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=XjUSOYcIQjM#!


Được đăng ti trên Youtube vào ngày 13/4, clip này đã nhn được hơn 60.000 lượt like, hàng nghìn lượt bình lun, được chia s  nhiu trang web khác, đng thi thu hút rt nhiu tranh lun trái chiu t người xem.
Mở đầu “bài diễn thuyết” của mình, nam sinh này nói: “Tôi là một học sinh lớp 12. Ở Việt Nam thì đây là giai đoạn khắc nghiệt nhất trong đời mỗi học sinh. Và chính sự khắc nghiệt này khiến cho những câu hỏi tích tụ qua bao tháng ngày dài sẽ phải bật ra ngoài thành những quan điểm…”
Với giọng lưỡi chất chứa đầy bức xúc, ngôn ngữ cơ thể sinh động, nam sinh này cho rằng “những gì mà chúng ta đang gọi là giáo dục là hậu quả không hề tươi sáng với bất kỳ thành phần nào của xã hội”.
Thừa nhận rằng tất cả những kiến thức đang được giảng dạy trong nhà trường hiện nay là những kiến thức nên biết, tuy nhiên nam sinh này cho rằng những kiến thức đó cần thiết ở mức độ nào đối với mỗi người thì lại là một vấn đề khác. “Con người ta sinh ra là khác nhau, tại sao tất cả lại phải phát triển theo cùng một hướng giống nhau?” – cậu học trò này đặt câu hỏi.
Giống như nhiều phân tích khác về chương trình sách giáo khoa hiện nay, người thuyết trình khẳng định rất nhiều kiến thức phải học hiện nay “chẳng hề cơ bản chút nào” và thực sự “không cần thiết”.
Chỉ cần học hết lớp 9 là đủ?
Phát ngôn “gây sốc” nhất của cậu là “chỉ cần học đến lớp 9 là đủ”, bởi theo cậu, ở tuổi 14, 15, nhiều người đã biết xác định được khả năng và lối đi riêng cho mình. Cậu khẳng định không nghề nào cần đến toàn bộ kiến thức THPT. Vậy mà học sinh lại phải đáp ứng bài tập, bài học của hơn một chục môn học?
Cậu khẳng định, trong một cộng đồng, không cần đến một thế hệ con người biết đầy đủ mọi điều, mà cộng hưởng với nhau để cùng phát triển một cách tốt nhất.
Tiếp đó, nam sinh này chỉ ra bệnh thành tích và hình thức của giáo dục hiện nay, bởi hầu hết học sinh học là để thi, để kiểm tra, để không bị tách rời khỏi đám đông, để được an toàn…. chứ không phải xuất phát từ mong muốn học để lấy kiến thức.
“Nếu sáng mai không kiểm tra thì hôm nay bạn có học không? Nếu mai được nghỉ mà ngày kia cũng chẳng kiểm tra môn gì thì bạn có mở sách ra để học không? Nếu không có bất cứ một khái niệm nào trong thi cử, bạn có mở sách ra để làm giàu cho bản thân mình không?”. Cậu đặt ra những câu hỏi khiến không ít người giật mình.
Nam sinh lớp 12 cũng cho rằng nguyên nhân khiến học sinh sợ các kỳ thi là do “điểm số” bởi “điểm số là khái niệm đầy bất cập”. Điểm số có thể bị ảnh hưởng bởi cảm tính, bị thay đổi bởi gian lận – và thứ được cho là thước đo ấy đã mất đi sự minh bạch. Theo nam sinh tự nhận là “kẻ lười biếng” này thì IQ chỉ là một phần nhỏ để đánh giá một cá nhân. Vậy thì cớ gì mà điểm số giữ được tính sáng suốt của nó? Cũng từ đó, cậu chỉ ra điểm số gây ra sự bất bình đẳng, sự tự phụ, tự ti, tị nạnh… - một điều không đáng có, đặc biệt là ở cấp tiểu học.
Không chỉ đưa đề xuất “học đến lớp 9 là đủ”, hay “không nên tạo ra điểm số”, cậu còn đưa quan điểm các cơ quan, doanh nghiệp không nên tuyển người qua bằng cấp. Một người lãnh đạo giỏi ắt sẽ biết đánh giá năng lực của người khác, và chỉ có những “thằng ngu” mởi tuyển dụng nhau bằng bằng cấp, học hàm, học vị.
Kết thúc bài thuyết trình, nam sinh này khẳng định muốn đánh giá một cá nhân, hãy nhìn vào những giá trị sản phẩm mà họ tạo ra. “Sản phẩm có ảnh hưởng lớn là có giá trị cao, không có ảnh hưởng là đồ vô dụng. Những thứ có giá trị ảnh hưởng không bao giờ là những thứ có sẵn bày ra như đáp án trong bài kiểm tra".
 Nguyễn Thảo - Anh Tuấn (Nguồn clip: Youtube)


Hiu trưởng Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Ni) Nguyn Tùng Lâm: "Em đã khao khát nói lên chính kiến..."
Bản thân tôi luôn ủng hộ học trò tự do suy nghĩ, trao đổi thẳng thẳn và cởi mở những điều tự đáy lòng.Với người làm giáo dục hay ngành nghề nào cũng cần trân trọng hành động như của em.
Quan điểm, chính kiến của nam sinh lớp 12 được nhiều chuyên gia, nhà quản lí giáo dục ủng hộ (

Việc học trò nói lên quan điểm về đạo đức, yếu kém của nền giáo dục Việt Nam hay trăn trở của “một kẻ lười biếng” là em xuất phát từ ước mơ và khao khát nói lên chính kiến của riêng mình.
Mỗi người đều có cá tính riêng.  Tôi không có gì để trách móc hay phê phán em cả.
Hơn thế, xem clip dài hơn 1 tiếng nhưng phần đông mọi người đều chăm chú theo dõi. Cách em nêu quan điểm, lập luận rất chặt chẽ và lô-gic. Phong cách của người trẻ như em rất tự tin. Như vậy là quá giỏi, không nhiều người làm được như thế.
Những điều em nói cũng không có gì xa xôi hay viển vông. Cho rằng em quá “nổ”, chỉ trích em là suy nghĩ kiểu áp đặt.
Vừa xem clip tôi vừa suy nghĩ những điều em nói. Dù đâu đó còn điểm này điểm khác phải bàn lại nhưng chuyện giáo dục đặt nặng thành tích, thi cử nhiều, áp lực lớn như em trình bày tôi hoàn toàn ủng hộ.
Thầy Văn Như Cương, Hiệu trưởng Trường THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội): "Tôi bị thuyết phục"
Làm giáo dục rất nên khuyến khích và để học trò nói lên chính kiến của mình như em học sinh lớp 12 trong clip. Cái nguy hiểm hiện nay là nhiều học trò chỉ biết học mà không biết nêu ý kiến, quan điểm hay đơn giản không xác định được mục đích của việc học.
Điều em nói cũng là trăn trở bấy lâu của những người có tâm huyết với nền giáo dục nước nhà. Trên nhiều diễn đàn, tôi cũng nêu quan điểm chương trình phổ thông hiện nay quá nặng nề, thiên về kiến thức. Cái gì chúng ta cũng muốn học trò biết mà thiếu đi dạy trò kĩ năng sinh tồn, kĩ năng sống.
Mục đích của chương trình phổ thông là dạy trò những gì cơ bản nhất để sau này mỗi người có thể làm được công việc của một kĩ sư, bác sĩ hay công nhân, thợ sửa máy,…Nếu được thì cần loại bớt một nửa kiến thức có trong sách phổ thông đi.
Những so sánh, lập luận của em học sinh cũng rất thuyết phục. Là người quản lí, lãnh đạo giáo dục càng cần lắng nghe.
  • Văn Chung (ghi)

 

Thư gi 'k lười biếng'

Tôi xúc động vì em có suy nghĩ giống tôi, nhưng em đủ dũng cảm và thông minh để đứng lên nói ra suy nghĩ của mình thật khúc chiết và thuyết phục, điều mà tôi vẫn chưa làm được.
Thân gửi em,
Bài nói chuyện của em trên YouTube suýt làm tôi rơi nước mắt. Tôi xúc động vì nhiều lẽ. Trước hết, em làm tôi nhớ lại thời học sinh của mình. Tôi cũng từng có nhiều suy nghĩ rất giống em, nhưng khi ấy suy nghĩ của tôi còn vụn vặt và tôi không có khả năng diễn đạt thành lời như em bây giờ. Ai đến tuổi thì cũng phải đi học. Và tôi cũng vậy. Nhưng chỉ trừ những năm cấp một, những năm còn lại đối với tôi là những chuỗi dài mệt mỏi của thi cử và điểm số.
Tôi cần điểm số để đạt danh hiệu này danh hiệu nọ và để cuối cùng vào được đại học, vì tôi tin rằng chỉ khi vào đại học tôi mới có một tương lai tươi sáng để tự lo cho bản thân và phụ giúp gia đình. Rồi rốt cục tôi cũng vào được đại học, có nghề nghiệp ổn định, và cũng đã có khả năng tự lo cho bản thân và phụ giúp gia đình như tôi từng mong muốn. Vậy thì tại sao tôi quá xúc động khi nghe em nói ra những suy nghĩ của mình?
Không phải những gì em nói bị nhiều người xem là vớ vẩn sao? Không phải em nên ngoan ngoãn vâng lời và tiếp tục học hành bình thường sao? Không. Em đã dũng cảm nói lên những suy nghĩ thật lòng mình mà ít người dám nói, là em không chấp nhận hệ thống giáo dục cứng nhắc, quá chú trọng thành tích mà thiếu quan tâm đến suy nghĩ, cảm xúc, và đam mê của học sinh, và của cả giáo viên. Những gì em nói cần được nhiều người lắng nghe — và nghe cho thật rõ.
Em làm tôi nhớ lại lúc tôi học thuộc lòng bài văn mẫu để chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp cấp hai, hay những lúc học mẹo môn sử để chuẩn bị thi tú tài. Hình như lúc ấy tôi xem những chuyện này là bình thường, nhưng giờ nghĩ lại không hiểu sao tôi cảm thấy rùng mình. Hệ thống giáo dục chạy theo thành tích đã đẩy tôi, em, và cả thầy cô giáo của chúng ta vào thói quen thiếu trung thực và vô cảm.
Tôi xúc động vì em có suy nghĩ giống tôi, nhưng em đủ dũng cảm và thông minh để đứng lên nói ra suy nghĩ của mình thật khúc chiết và thuyết phục, điều mà tôi vẫn chưa làm được.
Tôi cũng bắt gặp hình ảnh của Dewey và Foucault trong những gì em nói. Em giúp tôi hiểu triết lý giáo dục mà Dewey và Foucault đề xướng một cách sinh động và cụ thể hơn. Khi nghe em nói, tôi dễ dàng hình dung ra một học sinh trung học đang thiếu vắng nụ cười của sự say mê trên môi vì mải chạy theo thi cử.
Người học sinh đó có thể vẫn cười nói vì nhiều lý do khác nhau, nhưng tuyệt nhiên không phải vì say mê môn học. Người học sinh đó có thể là em, mà cũng có thể là tôi của mười mấy năm trước, và cũng có thể là biết bao sinh viên, học sinh khác hiện đang ngồi trên ghế nhà trường. Cũng giống như tôi, các em rồi cũng sẽ ra trường, cũng có việc làm, rồi cũng nhớ ơn những thầy cô đã từng dạy dỗ mình suốt những năm phổ thông và đại học. Nhưng chắc chắn các em cũng sẽ không quên những phút giây căng thẳng, buồn chán, thậm chí phẫn uất vì bị nhồi nhét trên ghế nhà trường mà lẽ ra các em không phải chịu đựng.
Nhưng chắc rồi nhiều người trong các em cũng sẽ dần dần xem đó là chuyện đã qua, như là một trải nghiệm mà ai cũng phải có, để rồi các em lại bắt buộc con cái của mình tiếp tục đi trên con đường đó. Tôi xúc động vì cậu học sinh lớp 12 là em dám sống thật lòng mình và lên tiếng chống lại lối giáo dục mà em và tôi đều nghĩ là thiếu nhân bản.
Tôi đồng ý với em là một người có thể trở thành kỹ sư, bác sĩ, hay tiến sĩ, nhưng trong tâm hồn có khi cũng chỉ là nô lệ của bằng cấp, của thi cử, của cách suy nghĩ giáo điều mang tính áp đặt mà nhà trường hiện đang tạo ra. Và chính những người này lại tiếp tục tạo ra những tâm hồn nô lệ mới, cũng bằng cách nhồi nhét và áp đặt ý tưởng của mình lên những người khác.
Em cũng làm tôi xúc động khi nói về đam mê của em và bạn bè em, vì nói thật tôi cũng đang vật lộn với đam mê của chính mình. Tôi và em không phải là ngoại lệ. Biết bao nhiêu người chọn nghề vì nghề đó hái ra tiền chứ không phải vì đam mê. Hái ra tiền không phải là điều sai, nhưng không được làm những gì mình đam mê thì cũng thật đáng buồn. Và nhiều người không biết đam mê thật sự của mình là gì — vì họ đã quen chạy theo những trào lưu và định chế xã hội đến nỗi quên đi cái tư lương trong sáng của mình, cái tư lương vốn có khả năng cho mình biết mình là ai và mình thích điều gì.
Không phải chỉ một học sinh lớp 12 như em không biết mình thích gì, mà một người 30 tuổi như tôi có khi vẫn vật lộn với câu hỏi đó. Tôi đồng ý với em là nhà trường cần có khả năng phát hiện và nuôi dưỡng lòng đam mê của học sinh, không phải làm ngược lại. Điều này tôi đã nghe người ta nói quá nhiều ở trường sư phạm, nhưng mấy ai đã thực sự làm được trong môi trường giáo dục Việt Nam hiện nay?
Tôi cũng xúc động vì em làm tôi nghĩ đến con đường tương lai của mình. Tôi đang học về ngành giáo dục với những con người đầy tâm huyết, đạo đức, và nhân văn. Nhưng tôi sẽ đi theo con đường nào đây? Liệu tôi có dám dấn thân để đi theo con đường đạo đức và nhân văn đó, hay tôi sẽ đặt nặng hơn phần cơm áo gạo tiền?
Trong mấy chục năm qua, nhiều thế hệ thầy cô giáo Việt Nam đã bị đặt trong một hoàn cảnh hết sức khó khăn của cơm áo gạo tiền rồi. Họ cũng muốn hết lòng dạy dỗ học sinh, nhưng họ cũng không thể quên chuyện cơm áo gạo tiền, quên trách nhiệm nuôi sống gia đình và con cái của mình. Dù nhiều thầy cô giáo giờ đây đã có thể sắm xe hơi nhà lầu nhờ vào dạy thêm và những công việc bên ngoài, nhưng tận sâu trong tâm hồn, tôi vẫn nghĩ họ là những người thiệt thòi nhất. Thiệt thòi vì họ có cảm giác không làm tròn phận sự của người thầy mặc dù họ có những lý do chính đáng nhất.
Ở một xã hội mà người giáo viên được trả mức lương thấp hơn mức sống tối thiểu, thấp hơn cả lương của một công nhân nhà máy, thì chúng ta cũng không thể mong chờ gì nhiều hơn ở người thầy. Một xã hội mà trong đó người lao động không kiếm đủ cái để ăn đã là một xã hội tệ. Một xã hội mà trong đó người giáo viên vừa là nô lệ của thành tích vừa phải chật vật lo cho cuộc sống của mình là một xã hội còn tệ hơn nhiều. Một xã hội như thế không thể tiến bộ được. Những tiến bộ thấy được, nếu có chăng, cũng chỉ là tiến bộ nhất thời, hay chỉ là phồn vinh giả tạo mà thôi.
Bài nói chuyện của “kẻ lười biếng” thật hay vì nó gợi lên trong tôi rất nhiều suy nghĩ về bản thân, về đồng nghiệp, về học trò, và về tương lai của đất nước Việt Nam. Và nó rất thật. Không, em không lười biếng chút nào hết. Đúng như em nói, không có học sinh nào lười biếng cả. Tôi mong em sẽ thành công theo cách em muốn và trong tương lai em sẽ làm được nhiều việc lớn lao cho đất nước. Nói nhỏ cho em biết, thi cử và bằng cấp đang là một căn bệnh đang lây lan khắp toàn cầu, chứ không chỉ ở Việt Nam đâu em.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả.
Tác giả đang nghiên cứu sinh ở Mỹ về giáo dục Mỹ.  
Nguyễn Huy Cường

Nhìn thng vào s tht t clip lun v giáo dc

- Những tưởng clip "Sự trăn trở của một kẻ lười biếng" chỉ như một "thú chơi"   của một nam sinh tự xưng học lớp 12. Thế nhưng, quan điểm của nam sinh đưa ra được độc giả đón nhận... nồng nhiệt. Thậm chí còn phong là "người hùng", "thần đồng"... 
Mt ngày sau khi clip đăng ti, hàng trăm comment gi v có đến phn nng h. Mt phn cho rng, nam sinh "nga non háu đá" và cnh báo "coi chng b ném đá". S ít cho rng, quan đim đưa ra ch đúng khong 30%...
Xem xong clip độc giả Quynh An nhận xét: "Cậu học sinh này là người có tài. Những gì cậu nói đều rất chí lí."
Chung cảm xúc, độc giả Võ Tuyên ví von: "Sự trăn trở của kẻ lười biếng" - theo tôi phải nói đó là sự trăn trở của một học sinh tâm huyết với nền giáo dục nước nhà. Em có những suy nghĩ rất sâu sắc và thực tế. Có lẽ các nhà lãnh đạo, quản lý giáo dục cũng nên bớt chút thời gian vàng ngọc của mình để nghe và xem xét những vấn đề mà em nêu ra".
"Một bài hùng biện quá xuất sắc đòi hỏi sự am hiểu sâu rộng cả lý thuyết và thực tiễn ở nhiều khía cạnh xã hội và kỹ năng trình bày quá tốt" - là nhận xét của độc giả có nickname Sky.
Thậm chí, bạn đọc Nguyễn Gia Lộc còn gọi nam sinh là "thần đồng"...
Không ít ý kiến đề xuất: "Cho nam sinh này làm trợ lý Bộ trưởng GD-ĐT sau đó là Bộ trưởng...". Một số bạn đọc cho rằng, diễn thuyết của nam sinh có đạo diễn và chỉ như "thùng rỗng kêu to?"
Giáo dục lạc đường
Độc giả Thiên Vũ nhìn nhận: "Hãy bỏ qua những sai sót trong cái clip của anh bạn này, mà nên nhìn thẳng vào nội dung của nó. Và tôi tin rằng ai chịu khó nghe hết điều thấy rằng đó là thực tế của ngành giáo dục Việt Nam -  trải qua bao năm nó vẫn đi theo lối mòn và đi tới ngõ cụt".
Theo độc giả Vũ: "Muốn hiểu thực tế hãy hỏi giáo viên. Họ là người biết rõ nhất bất cập và sai lầm của giáo dục, nhưng họ không phản đối và họ cũng không dám nói lên. Đó là hạn chế của ngành giáo dục Việt Nam...."
"Do vậy, Bộ GD-ĐT cần có những cuộc cách mạng trưng cầu ý kiến để thấy sai phải lên tiếng. Và nên có hành động từ chức nếu thấy bản thân không thể làm cho giáo dục phát triển" - độc giả Vũ kiến nghị.
Đồng quan điểm, độc giả Nguyen Phuong tiếp kiến: "Phải nói nam sinh lớp 12 là người sáng suốt và can đảm nói ra những điều mà những người sáng suốt khác chưa đủ tự tin để nói vì áp lực của hoàn cảnh xã hội. Hiện, nền giáo dục Việt còn rất bất cập. Ví như trong hệ thống giáo dục của ta rất ít đề cập đến môn giao tiếp xã hội, đến giáo dục bản lĩnh đối mặt với những khó khăn trong cuộc sống và nhiều những kỹ năng mềm khác.
Đồng thời, quên giáo dục học sinh niềm đam mê và định hướng lối đi cho mỗi cá nhân. Đổi lại tiêu tốn quá nhiều thời gian, trí óc và tiền bạc của xã hội để ôm lấy mớ kiến thức mà sau đó họ mãi sẽ không sử dụng đến. Việc đào tạo ra, để cho họ một tấm bằng mà không phải là một sự thành công trong công việc mà họ lựa chọn..."
Điều Bộ GD phải suy nghĩ?
Độc giả hatranhai kiến giải: "Không phải cậu học sinh này nói tất cả đều đúng nhưng tôi thấy các nhà làm giáo dục nên xem lại cách giáo dục ở nước ta. Tôi là một nghiên cứu sinh ở nước ngoài về tôi thầy giáo dục ở Việt Nam quá nặng với các cháu. Khi đến trường cháu nào cũng một ba lo nặng thời gian ăn còn không có lấy đâu ra thời gian chơi.
Ở các nước tiên tiến học sinh của họ học rất nhàn nhưng thời gian thực hành của họ thì rất nhiều. Ở các nước ấy họ có phương pháp sư phạm rất hay họ gần như hướng học sinh học phân ban ngay từ đầu chính vì vậy học sinh của học rất tập trung học rất ít nhưng hiệu quả rất cao. Nó tạo ra một con người có chuyên môn rất sâu. Còn ở Việt Nam sau khi sinh viên ra trường nhà tuyển dụng hỏi thì sinh viên cái gì cũng biết nhưng khi đi sâu vào chuyên môn thì họ chả biết cái gì cả chính vì vậy họ chả làm được cái gì".
Do vậy đề xuất "học sinh chỉ cần học đến lớp 9 là đủ" của nam sinh lớp 12 nhận được nhiều hưởng ứng. Bạn đọc Mạnh Phong phân tích:  "Tôi đồng cảm nhất ở suy nghĩ chỉ cần học đến lớp 9 là đủ. Nếu thiết kế lại chương trình một cách hệ thống đồng bộ thì kiến thức cơ bản đến lớp 9 là đủ . Cho nên bắt đầu từ năm lớp 8, 9 nên hạn chế sách vở hay chính xác hơn là nên cho học thông qua thảo luận, tham quan, du lịch (kiểu hội trại), thí nghiệm và các câu lạc bộ học sinh tự tổ chức có thầy cô phụ trách (rất tâm đắc kiểu CLB của các trường Nhật Bản).
Hết lớp 9 bắt đầu phân các trường: tiếp tục học chuyên ngành kiểu như đại học hiện nay và hệ đại học gộp cùng với cấp 3. 2 năm cuối nên là đi thực tập và làm việc thực tế tại các công ty, đánh giá qua thuyết trình, luận văn, công trình sáng tạo được làm ra trong thời gian này,điểm đánh giá của công ty... và 1 loại trường khác là trường nghề. Đào tạo nghề cụ thể ra làm ngay được hoặc đào tạo theo đặt hàng của một công ty cụ thể.
  • Phong Đăng(tng hp)
Cn phân phi li chương trình
Đề xuất táo bạo tưởng chừng như bất khả thi của cậu học trò lớp 12 này đã nhận được rất nhiều ủng hộ của cả các giáo viên, học sinh và các bậc phụ huynh. Các ý kiến cho rằng 3 năm phổ thông nên tập trung hướng nghiệp, dạy kỹ năng mềm, chỉ học các môn gần với nghề nghiệp sau này.
Độc giả Nguyễn Minh Hải đưa ý kiến 3 năm phổ thông chỉ nên dạy tập trung vào các môn mà các em đã lựa chọn để thi đại học và nên bỏ hẳn thi tốt nghiệp THPT. “Nếu làm như vậy thì chất lượng chuyên môn của học sinh sẽ cao và tập trung hơn. Bỏ thi tốt nghiệp sẽ tiết kiệm nhiều chi phí cho xã hội hơn” – độc giả này nhận xét.
Có cái nhìn mang tính xã hội hơn, độc giả Nguyễn Duy Hòa đưa lý do cho việc chỉ học đến lớp 9 là đủ: “Vì quãng thời gian sống rất ngắn, mà lĩnh hội tri thức thì cần kinh nghiệm sống. Mặt khác, bây giờ tuổi trẻ nhận thức rất nhanh. Cần phải phân phối lại chương trình để người trẻ có thể cống hiến và làm được nhiều việc hơn cho xã hội”. Độc giả này cho rằng thời gian học (kể cả đại học) từ 16-17 năm là quá dài.
Cùng chung quan điểm là độc giả Huỳnh Hải Bình. Anh Bình cho rằng cần kéo dài tuổi thơ cho các em bằng cách cho trẻ đi học muộn hơn (8 tuổi) và chỉ nên học chương trình 10 năm. “Hiện nay sau khi vào lớp 1 cha mẹ các em không còn thời gian cho con em mình sống với tuổi thơ mà chỉ cho con vào trường để rảnh rang kiếm sống. Các em phải học mất 16 -17 năm, tuổi thơ bị cắt giảm sớm quá!”
Một số độc giả lớn tuổi, đã từng trải qua giai đoạn giáo dục hệ 10 năm trước kia thì cho rằng việc chuyển sang hệ 12 năm là “phí phạm”. “Thế hệ chúng tôi chỉ học hết lớp 10, nhưng những gì chúng tôi có từ ngày ấy sau 40 năm vẫn như còn ở trong đầu. Các bài toán, lý, hóa, văn, sử, địa, sinh vật vẫn đủ để kèm con, kèm cháu. Còn bây giờ.....?
"Ngày xưa cách đây 50 năm, thời Bộ trưởng Tạ Quang Bửu đương nhiệm đã phân cấp HS, ai học hết lớp 7 mà không đủ điều kiện học nữa thì đã có các trường "Phổ thông Công nghiệp" đào tạo thợ. Ai giỏi, có đủ điều kiện mới học lên để thi ĐH. Còn bây giờ.....?” – bạn đọc Thái Thụy Hà so sánh.
Dậy sóng
Luồng ý kiến ngược chiều cho rằng đề xuất “chỉ học đến lớp 9” của nam sinh này có phần “ngây ngô”, “thiếu khả thi”.
Độc giả Bạch Phương nhận xét, quan điểm của cậu học trò lớp 12 “mới chỉ đúng một nửa vấn đề”, bởi sự khác biệt về môi trường sống giữa các vùng miền ở Việt Nam dẫn đến sự khác nhau về tầm hiểu biết, sự tiếp xúc của trẻ với xã hội.
“Cậu sinh ra ở thành phố (có thể thế), xung quanh cậu có đầy đủ mọi nguồn thông tin khác nhau để cậu có thể trưởng thành mà không cần đến trường. Thế nhưng trên đất nước ta thử hỏi có bao nhiêu nơi có đầy đủ điều kiện như của cậu? Tôi ở cách bờ hồ Hoàn Kiếm chưa đầy 30km vậy mà tôi cảm nhận thấy sự khác biệt vô cùng lớn đấy anh bạn ạ...
Nếu không có chương trình giáo dục kiểu "hàn lâm" máy móc như hiện nay thì tôi e là những trẻ em ở các vùng sâu, vùng xa,... những nơi chỉ có cuốn sách giáo khoa là thứ sản phẩm trí tuệ, là chỗ dựa và là đòn bẩy duy nhất cho cuộc đời họ để họ tiến vào thế kỷ 21, sẽ khó có thể đứng lên để nói chuyện phải quấy với cậu đấy... Theo cậu, liệu chúng ta có nên tạo cho họ một cơ hội để thay đổi cuộc đời?” – bạn đọc Bạch Phương phân tích.
Chị Nguyễn Mây thừa nhận những sai lầm trong việc lựa chọn ngành nghề của học sinh hiện nay, tuy vậy chị phản đối việc nam sinh này khẳng định “học sinh 15, 16 tuổi đã biết xác định được khả năng và lối đi riêng” vì thiếu căn cứ.
Với tư cách là một phụ huynh, chị Phạm Thị Hương Lan cho rằng học hết lớp 9 có chăng chỉ đủ về kiến thức sách vở, chứ chưa đủ trưởng thành và hoàn thiện về mặt tính cách cũng như tâm lý để tự xác định lối đi cho riêng mình. “Cháu tôi cãi anh chị tôi vì cháu cho như thế là không có lỗi. Tôi thấy giật mình vì ngày xưa mình cũng cảm thấy thế nhưng chỉ là không dám cãi. Nhưng giờ đã có con, tôi đặt mình ở cả hai vị trí và tôi có thể hiểu cháu tôi và anh chị tôi”.
Riêng độc giả Nguyễn Sang thì cho rằng những quan điểm trong clip cho thấy cậu học trò chưa hiểu hết về giáo dục, tuy nhiên nếu phủ nhận hoàn toàn nội dung có lẽ là bảo thủ.
Vấn đề quan trọng là sau những đoạn clip như thế này nếu không làm gì để thay đổi thì sẽ có rất nhiều điều tương tự sẽ xảy ra với giáo dục.
Kinh nghiệm giáo dục các nước
Nhiều độc giả đưa ví dụ về tính thực tế của nền giáo dục các quốc gia khác. Du học sinh Mỹ Chris Trang cho biết mặc dù giáo dục Mỹ không dừng lại ở lớp 9, nhưng từ lớp 10 trở lên, học sinh được toàn quyền chọn những môn học phù hợp với định hướng tương lại của mình. Dù vẫn có 4 môn cơ bản toán, văn, sử, khoa hoc, nhưng học sinh vẫn có thể lựa chọn những môn phù hợp với những gì họ sẽ học trong tương lai (như trong clip có nói kỹ sư xây dựng thì đâu cần phân tích tác phẩm văn học) – độc giả này chia sẻ.
Bạn đọc Nguyễn Thoại từng học tại Cộng hòa Séc giai đoạn 1979 đến 1983 chia sẻ: “Lúc đó Tiệp Khắc học phổ thông trung học cũng chỉ 9 năm, tiếp sau trung học có hướng nghề 3 năm, sau đó mới thi vào đại học”.
Về vấn đề kiến thức nặng nề, bạn đọc Mai Phương Tú đưa dẫn chứng chương trình môn Toán 3 năm lớp 10, 11, 12 của Việt Nam chỉ được dạy ở cấp đại học của Mỹ.
Nhiều độc giả cũng cho rằng chương trình giáo dục của ta nên thực tiễn hơn. Ví dụ như một bạn đọc nêu ví dụ: “Ở CHLB Đức, trẻ 5 tuổi ở lớp mẫu giáo đã được cảnh sát vào tận trường dạy cho cách đi bộ sang đường, gặp đèn xanh đèn đỏ thì đi hay dừng thế nào. Lớp 4 là tất cả học sinh đều phải biết bơi. Ở cấp tiểu học họ dạy rất kỹ về đạo đức làm người… Chính vì vậy trẻ em mới chỉ 7 - 8 tuổi đã rất bạo dạn, ứng xử chững chạc và nói năng rất mạch lạc trước người lạ”.
  • Nguyễn Thảo(tổng hợp)

"Năm 2012, khi thảo luận về đổi mới cơ bản và toàn diện GDVN, tôi đã đề nghị một trong những công việc đầu tiên cần làm là tái cấu trúc nền giáo dục theo mô hình giáo dục phổ thông chỉ còn 2 cấp làtiểu học và trung học, bỏ đi cấp THPT" - Hiệu trưởng Trường ĐH FPT Lê Trường Tùng nêu quan điểm khi trao đổi với VietNamNet.
Ông Lê Trường Tùng cho biết: Clip “Sự trăn trở của một kẻ lười biếng” - đây là lần đầu tiên xã hội được nghe ý kiến khá đầy đủ của học sinh phổ thông liên quan đến nền giáo dục nước nhà.Học phổ thông chỉ duy trì 9-10 năm?
Với những gì em học sinh chia sẻ - tôi cho rằng đó là dấu hiệu tốt. Đặc biệt trong bối cảnh đang soạn thảo Đề án “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” để trình Trung ương xem xét phê duyệt.
Những gì học sinh lớp 12 này nói thêm một lần nữa khẳng định việc đổi mới GDVN là việc cấp bách, và đổi mới phải mang tính chất cơ bản, toàn diện, chứ không thể chỉ dừng lại ở các giải pháp mang tính tình thế.
- Một trong những phát ngôn đáng chú ý của nam sinh này là “chỉ cần học đến lớp 9 là đủ. Xin ông cho biết quan điểm cá nhân về vấn đề này?
Năm 2012, khi thảo luận về đổi mới cơ bản và toàn diện GDVN, tôi đã đề nghị một trong những công việc đầu tiên cần làm là tái cấu trúc nền giáo dục theo mô hình giáo dục phổ thông chỉ còn 2 cấp là tiểu học và trung học, bỏ đi cấp Trung học phổ thông (THPT).
Khi đó thời gian học phổ thông chỉ còn khoảng 9-10 năm, sau đó có thể học CĐ hoặc học dự bị ĐH trước khi vào ĐH.
Khi học trung học, học sinh có thể chọn 6-7 môn, chứ không phải học tất cả các môn như hiện nay. Các nước theo mô hình giáo dục Anh quốc - chẳng hạn như Singapore - đang triển khai giáo dục phổ thông theo dạng này.
Nếu thực hiện theo đề xuất này của ông, GDVN sẽ gặp thuận lợi, khó khăn gì?
Nếu quyết tâm chuyển đổi và dựa trên hệ thống giáo dục Anh quốc thì hoàn toàn có thể sử dụng chương trình, sách giáo khoa của Anh cho các môn Khoa học, Toán, Kinh tế, Nghệ thuật - chỉ phải soạn lại các môn xã hội. Đây không phải là việc khó nếu thực sự muốn làm.
Trong cơ chế toàn cầu hiện nay, đến lúc nào đó tính chất quốc gia chỉ nên giữ lại một phần. Chuyện khung, thời gian chương trình về mặt nguyên tắc phải làm sao đáp ứng được yêu cầu hội nhập. Học sinh nước ngoài, có thời gian học phổ thông rất ngắn sau đó vào ĐH. Ta dù có học thêm đi chăng nữa sau cũng chỉ vậy mà thôi.
-Nhiều người vẫn lo chuyện “nhập khẩu” tài liệu như ông nói sẽ không phù hợp với năng lực học trò VN?
Những môn về xã hội có thể soạn riêng. Nhưng như đã nói những môn môn Toán, Lý, Hóa, CNTT, Thiên văn,…đâu nhất thiết nước nào soạn chương trình riêng cho nước đó. Đi theo họ 2/3 chương trình đã có sẵn. Dịch sang tiếng Việt không khó. Mua bản quyền còn rẻ hơn biên soạn sách mới.
Phải kiến trúc lại GDVN
Phải chăng chương trình giáo dục phổ thông VN hiện nay đang quá nặng về kiến thức, thiếu dạy kĩ năng sống cho học sinh, thưa ông?
Mục đích giáo dục phổ thông là tạo văn hóa, tri thức chung cơ bản cho mỗi công dân. Nếu theo các nước phát triển, chức năng định hướng nghề nghiệp được thể hiện ngay khi lên trung học học sinh được lựa chọn các môn mình thích.
Bên cạnh ngoại ngữ, CNTT, Toán bắt buộc. Những môn còn lại, 3 4 môn còn lại thích gì thì học đó. Thử hỏi trò phổ thông mấy em ở VN biết đến chứng khoán, công ty là gì. Trong khi những khái niệm ấy nhan nhản trên mặt báo. Nước ngoài, lớp 7- 8 đã có môn dạy về kinh tế, kinh doanh. Và 20 tuổi là có bằng ĐH rồi.
Ví dụ như vậy để thấy giáo dục của ta vừa thừa vừa thiếu. Cần không cần vẫn dạy, cái thiết thực nhiều khi bỏ quên hoặc làm qua loa. Đặc biệt là những kĩ năng mềm hay giáo dục sức khỏe,.. mấy trường học ở ta coi trọng? Trong khi cái đó gắn bó suốt đời với mỗi con người
Bộ GD-ĐT đang tiến hành công cuộc đổi mới chương trình, SGK phổ thông sau 2015. Ông có nghĩ đề xuất của mình được tiếp thu?
Trong khi Đề án Đổi mới căn bản và toàn diện nền GD VN chưa được duyệt - thì tất cả việc làm khác ở dưới chỉ là tình thế.
Gốc rễ vấn đề là ta chưa quyết được 12 năm hay rút ngắn. Nếu cứ làm (viết sách),…thì đổi mới sẽ chỉ tập trung vào phần ngọn.
GDVN đang thiếu quy hoạch mạch lạc dẫn đến tồn tại nhiều bất cập, thiếu gì thì “đẻ” ra cái đó. Một đô thị vẫn có nhà cửa nhưng thiếu thiết kế nhà cửa ấy sẽ loạn lên. Giáo dục cũng vậy, cần kiến trúc lại cho mạch lạc. Ổn rồi thì dựa vào đó xây dựng mới yên tâm được. Kiến trúc tốt mà xây dựng tồi vẫn có thể có một sản phẩm tồi nhưng kiến trúc tồi kiểu gì cũng không giải quyết được vấn đề.
Xin cảm ơn ông!
  • Văn Chung(thực hiện)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét