2016 THĂM LẠI PHỐ CỔ HỘI AN TẾT ĐOAN NGỌ
Lịch Sử
Tại nhà Lê Dũng -Hội an
2016 Khong tu van mieu Hoi an
Cầu Cửa đại trên Đường Dung quất- Hội an- Đà nẵng
Nhà dưỡg lão Tinh thất Thanh An 54 Ton duc Thang Hoian
Tinh thất Thanh An Hoi an
2013 THĂM LẠI PHỐ CỔ HỘI AN NHỮNG NGÀY VU LAN THÁNG 7-(23-8-2013)
Hội An cổ kính và những ngày tháng trung học Trần Quí Cáp 1971...
Lê Dũng chủ căn nhà 101 Nguyễn Thái Học(bên phải)
Nhân Diệu- Dũng (từ trái sang phải)
Nhà Lê Dũng
Nhà Lê Dũng
Hội ngộ 42 năm 1971-2013
Nhà Lê Dũng
Quán bờ sông Cẩm Kim
Lối vào đô thị cổ
Đường vào chợ-từ Bạch Đằng -Trường Nữ ngày xưa
Cầu Rồng Hội An
Bờ sông Thu Bồn tại Hội An
Chùa Cầu
Festival Hội An-Nhật Bản 23->25-8-2013
Phố đèn lồng
Thánh thất Cao Đài -anh Nhân
Lịch Sử
Nằm tiếp giáp đường Nguyễn Thị Minh Khai và đường Trần Phú – Hội An, Chùa Cầu (hay còn gọi cầu Nhật Bản hay Lai Viễn Kiều) là công trình kiến do các thương gia Nhật Bản đến buôn bán tại Hội An xây dựng vào khoảng giữa thế kỷ 16 -17
Theo truyền thuyết, ngôi chùa được coi như là một thanh kiếm đâm xuống lưng con quái vật mamazu, khiến nó không quẫy đuôi, gây ra những trận động đất. Năm 1653, người ta dựng thêm phần chùa, nối liền vào lan can phía Bắc, nhô ra giữa cầu, từ đó người địa phương gọi là Chùa Cầu.
Năm 1719, chúa Nguyễn Phúc Chu thăm Hội An, đặt tên cho chiếc cầu là Lai Viễn, với ý nghĩa là “bạn phương xa đến”.
Theo niên đại được ghi lại ở xà nóc và văn bia còn lại ở đầu cầu thì chiếc cầu đã được dựng lại vào năm 1817. Ngôi chùa có lẽ cũng được dựng lại vào thời gian này.
Chùa được trùng tu vào các năm 1817, 1865, 1915, 1986.
Kiến trúc
Chiếc cầu dài khoảng 18 m, có mái che, bắt qua lạch nước chảy ra sông Thu Bồn giáp ranh giữa hai đường Nguyễn Thị Minh Khai và Trần Phú.
Chiếc cầu dài khoảng 18 m, có mái che, bắt qua lạch nước chảy ra sông Thu Bồn giáp ranh giữa hai đường Nguyễn Thị Minh Khai và Trần Phú.
Chùa Cầu là một trong những di tích có kiến trúc khá đặc biệt. Mái chùa lợp ngói âm dương che kín cả cây cầu. Trên cửa chính của Chùa Cầu có một tấm biển lớn chạm nổi 3 chữ Hán là Lai Viễn Kiều.
Chùa và cầu đều bằng gỗ sơn son chạm trổ rất công phu, mặt chùa quay về phía bờ sông. Hai đầu cầu có tượng thú bằng gỗ đứng chầu, một đầu là tượng chó, một đầu là tượng khỉ, (có lẽ được xuất phát từ nghĩa cây cầu xây từ năm thân, xong năm tuất).
Tương truyền đó là những con vật mà người Nhật sùng bái thờ tự từ cổ xưa. Tuy gọi là chùa nhưng bên trong không có tượng Phật. Phần gian chính giữa (gọi là chùa) thờ một tượng gỗ Bắc Đế Trấn Võ – vị thần bảo hộ xứ sở, ban niềm vui hạnh phúc cho con người, thể hiện khát vọng thiêng liêng mà con người muốn gửi gắm cùng trời đất nhằm cầu mong mọi điều tốt đẹp.
Chùa và cầu đều bằng gỗ sơn son chạm trổ rất công phu, mặt chùa quay về phía bờ sông. Hai đầu cầu có tượng thú bằng gỗ đứng chầu, một đầu là tượng chó, một đầu là tượng khỉ, (có lẽ được xuất phát từ nghĩa cây cầu xây từ năm thân, xong năm tuất).
Tương truyền đó là những con vật mà người Nhật sùng bái thờ tự từ cổ xưa. Tuy gọi là chùa nhưng bên trong không có tượng Phật. Phần gian chính giữa (gọi là chùa) thờ một tượng gỗ Bắc Đế Trấn Võ – vị thần bảo hộ xứ sở, ban niềm vui hạnh phúc cho con người, thể hiện khát vọng thiêng liêng mà con người muốn gửi gắm cùng trời đất nhằm cầu mong mọi điều tốt đẹp.
Có câu thơ về Chùa Cầu:
Ai đi phố Hội Chùa Cầu
Để thương để nhớ để sầu cho ai
Để sầu cho khách vãng lai
Để thương để nhớ cho ai chịu sầu.
Để thương để nhớ để sầu cho ai
Để sầu cho khách vãng lai
Để thương để nhớ cho ai chịu sầu.
Do ảnh hưởng của thiên tại địch hoạ, Chùa Cầu đã qua nhiều lần trùng tu và dần mất đi các yếu tố kiến trúc Nhật Bản, thay vào đó là kiến trúc mang đậm phong cách Việt, Trung.
Chùa Cầu có dáng hình chữ Công, mặt cầu bằng ván gỗ cong ở giữa, bắt qua con lạch thông ra sông Hoài. Cầu có mái che uốn cong mềm và được chạm trổ nhiều hoạ tiết tinh xảo. Trên cửa chính của Chùa Cầu có chạm nổi 3 chữ Hán là Lai Viễn Kiều (có nghĩa là cầu của những người bạn từ xa đến) – tên do chúa Nguyễn Phúc Chu đặt trong một lần viếng thăm Hội An vào năm 1719. Trên sườn cầu có một ngôi miếu nhỏ thờ thần Bắc Đế Trấn Vũ – thần chuyên trấn trị phong ba, lũ lụt theo tín ngưỡng của người Trung Hoa. Ở hai đầu cầu có đặt hai nhóm tượng khỉ và chó bằng gỗ ngồi chầu. Lai lịch của Chùa Cầu gắn liền với truyền thuyết về con Cù – một loại thuỷ quái có đầu nằm ở Ấn Độ, mình ở Việt Nam và phần đuôi ở tận Nhật Bản và mỗi lần Cù cựa quậy là gây ra lũ lụt, động đất ở những nơi này. Vì vậy, ngoài việc xây cầu để phục vụ giao thông, người xưa còn có hàm ý trấn yểm loài thuỷ quái, giữ cho cuộc sống yên bình.
Chùa Cầu là tài sản vô giá và đã chính thức được chọn là biểu tượng của Hội An.
Chùa Cầu là tài sản vô giá và đã chính thức được chọn là biểu tượng của Hội An.
Cùng với chức năng giao thông, cầu còn là nơi sinh hoạt tín ngưỡng có liên quan đến truyền thuyết về việc trấn yểm thủy quái, thủy tai giữ gìn sự yên bình cho phố xá và cộng đồng cư dân Hội An.
Ngày 17 tháng 2 năm 1990, Chùa Cầu được cấp bằng Di tích Lịch sử – Văn hóa quốc gia.
Hình Cầu Chùa hiện nay có trên tờ bạc 20.000 nghìn đồng bằng polyme của Việt Nam.
Hình Cầu Chùa hiện nay có trên tờ bạc 20.000 nghìn đồng bằng polyme của Việt Nam.
Nhà cổ Quân Thắng (Số 77. Trần Phú – thị xã Hội An)
Là một trong những nhà cổ được đánh giá là đẹp nhất Hội An hiện nay. Ngôi nhà có niên đại hơn 150 năm, mang phong cách kiến trúc vùng Hoa Hạ Trung Hoa. Qua năm tháng, ngôi nhà vẫn được bảo tồn khá nguyên trạng về kiểu dáng kiến trúc và các bài trí nội thất, giúp ta hình dung được phần nào lối sống của các thế hệ chủ nhân, những người thuộc tầng lớp thương gia ở thương cảng Hội An trước đây. Được biết, toàn bộ phần kiến trúc và điêu khắc gỗ rất sinh động, tinh tế của ngôi nhà này đều do các nghệ nhân làng mộc Kim Bồng thực hiện. Đây là một điểm tham quan chính trong hành trình khám phá di sản văn hoá thế giới Hội An của du khách.
Nhà cổ Tấn Ký (Số 10. Nguyễn Thái Học – thị xã Hội An)Được xây dựng cách đây gần 200 năm, nhà Tấn Ký có kiểu kiến trúc hình ống – đặc trưng của loại nhà phố Hội An, với nội thất chia làm nhiều gian, mỗi gian có chức năng riêng. Mặt tiền nhà là nơi để mở cửa hiệu buôn bán, mặt sau thông với bến sông để làm nơi xuất, nhập hàng hoá. Vật liệu trang trí nội thất ngôi nhà chủ yếu là các loại gỗ quý và được trạm trỗ, điêu khắc rất tinh xảo các hình về giao long, hoa quả, bát bửu, dải lụa … thể hiện sự sung túc của các thế hệ chủ nhân.
Ngày 17 tháng 2 năm 1990, nhà Tấn Ký đã được cấp bằng di tích lịch sử – văn hoá quốc gia.
Ngày 17 tháng 2 năm 1990, nhà Tấn Ký đã được cấp bằng di tích lịch sử – văn hoá quốc gia.
VVào thế kỷ 18 và 19, nhà Tấn Ký kinh doanh hàng nông sản. Các chủ nhân kế tiếp nhau trong gia đình cho thuyền ngược dòng Thu Bồn mua hàng và ngược về xuôi. Hàng xếp bán được lưu trữ ở tầng trệt, hàng lưu trữ được đưa lên tầng trên bằng ròng rọc. khách hàng của nhà Tấn Ký bao gồm các lái buôn địa phương và thương nhân nước ngoài, phần lớn là các nước Đông Nam Á và châu Âu.
Vào cuối thế kỷ 18, nhà Tấn Ký kinh doanh phát đạt, gia chủ cho xây dựng lại căn nhà trên nền móng cũ như chúng ta đang thấy ngày nay. Những thế hệ nối kế nhau cố gắng gìn giữ ngôi nhà hầu như nguyên vẹn, bất kể những tác động không ngừng của thời gian và bão lũ. Tên Tấn Ký do gia chủ đời thứ hai đặt cho với mong muốn làm ăn phát đạt. Tuy nhiên, sông Thu Bồn dần dần bị phù sa và những trận lụt liên tiếp bồi đắp, những con tàu lớn vì thế không cập bến. Đây là một trong nhiều nguyên do dẫn đến sự suy tàn diễn ra từ đầu thế kỷ 19. vào những năm đầu của thế kỷ 20, hầu như không còn tàu nước ngoài nào cập cảng và Hội An từ đó không còn là trung tâm thương mại quan trọng nhất của khu vực.
Nhà Tấn Ký đến nay đã là nơi cư ngụ của bảy thế hệ trong một gia đình. Ngôi nhà còn giữ nhiều dấu tích minh chứng cho giai đoạn thương mại phồn thịnh với nước ngoài, từ thế kỷ 18 đến nữa đầu thế kỷ 19,thời kỳ những nhà buôn giàu có xây dựng những ngôi nhà tráng lệ.
Kiến trúc:
Ngoài những kiến trúc địa phương, thiết kế của nhà Tấn Ký có những nét chịu ảnh hưởng kiến trúc Trung Hoa ( trồng rường giả thủ) và Nhật Bản. Các đòn tay, mái và trần nhà là những nét tiêu biểu của các kiến trúc này. Ngôi nhà có dạng hình ống có hai mặt như thế này rất phù hợp và thuận thiện cho việc buôn bán ngày xưa của các thương nhân. Mặt tiền đường Nguyễn Thái Học là nơi sinh hoạt và mặt tiền đường Bạch Đằng là nơi buôn bán.
Mặc dù phải hứng chịu sự tàn phá của thời gian và lũ lụt, ngôi nhà hầu như nguyên vẹn nhờ xây dựng bằng những vật liệu tốt. Khung nhà được lắp ghép với nhau bằng mộng gỗ. Các chân cột tụa trên những phiến đá cẩm thạch và phía ngoài được xây bằng gạch và ngói dày. Thiết kế này giữ cho ngôi nhà mát về mùa hè và ấm áp về mùa đông.
Nhiều vật liệu xây dựng được đưa từ những nơi khác đến, những phiến đá và gạch lát nền đưa vào từ miền Bắc. Nhiều bàn ghế và vật trang trí cổ trong nhà đã có từ thời ấy.
Một điều dễ thấy là tất cả các ngôi nhà cổ ở Hội An đều hình ống và lấy bộ sườn nhà làm cơ sở chịu lực. Bộ sườn ấy được cấu thành bằng sự liên kết các vì kèo. Việc liên kết ấy được thực hiện bởi các thanh xà, đó có thể là sự liên kết bằng những thanh dầm dọc gọi là kèo, kẻ hoặc là liên kết bằng các thanh dầm ngắn xếp theo chiều ngang gọi là con rường.
Chị Tân Xuân, hậu duệ thứ 6 nhà cổ Tấn Ký - ngôi nhà số 101 phố Nguyễn Thái Học- nói: "Nhà cổ Tấn Ký gồm nhiều nếp nối với nhau, nếp thứ nhất có 6 hàng cột tạo thành 3 gian nhà, 2 gian hai bên và gian giữa. Xuất xứ của những tảng đá tròn nằm bên dưới những cây cột kia được chở về từ Thanh Hóa, chỉ có loại đá chắc khỏe này mới giúp cho những thanh cột tránh được mục ruỗng, điều đó cũng lý giải vì sao đã mấy trăm năm nay, ngôi nhà cổ này vẫn còn như nguyên trạng.
Còn các cột hiên hình vuông này lắp ghép với các thanh gỗ đây tạo thành mảng tường mặt tiền vừa giữ chức năng che chắn mưa gió cho ngôi nhà vừa làm cho ngôi nhà kín đáo hơn. Còn mí cửa gắn 2 con mắt kia là "hình xoáy âm dương lá đề", đôi mắt của ngôi nhà cũng giống như đôi mắt của con người vậy, nó là thần thái của ngôi nhà cổ, là niềm mong ước thương mãi phát đạt và đầm ấm đời sống gia đình".
Vì nóc ngôi nhà chia làm hai phần. Vì nóc sát hiên được kiến trúc theo kiểu "cột trốn kẻ chuyền" (các cột được "trốn" bằng cách "mọc" lên từ các thanh xà ngang) gồm 3 hàng cột cộng với hàng cột hiên. Rồi kế tiếp hàng cột thứ 4 và thứ 5, kiến trúc theo kiểu "chồng rường giả thủ" (các rường cột chồng lên nhau giống như bàn tay 5 ngón) được chạm trổ tinh vi. Hàng cột thứ 5 và thứ 6 có kết cấu vì vỏ cua cong vồng lên in hệt vỏ cua vậy. Du khách có thể nhận biết rằng, nếp thứ hai chạy dọc theo sân trời (vì rằng những ngôi nhà hình ống ở Hội An chung tường với nhau và ít có cửa sổ, để thông thoáng cũng như tuân theo triết lí Tam Tài của người phương Đông, chủ nhân những ngôi nhà này để một gian chính giữa đón lấy bầu trời gọi là sân trời) gồm hai tầng kết cấu và cũng theo lối "chồng rường giả thủ" quen thuộc nhưng nhỏ hơn, 2 cột vuông đứng trên tảng đá vuông với các tai cột chạm khắc hình con sóc, hòm thư, quả lựu, quả phật thủ, con dơi.
Có thể nói thêm rằng các hình chạm khắc này đều có ý nghĩa biểu trưng của nó như con dơi là biểu trưng về hạnh phúc; hòm thư: Học hành; quả lựu: Thật nhiều con cái. Đi hết nếp 2, nếp 3 lại xoay ngang gồm 4 hàng cột ăn thông lên mái. Mái lợp ngói âm dương rất dày nên thoáng mát về mùa hè, ấm áp vào mùa đông.
Nhà cổ Tấn Ký còn giữ nguyên được đôi câu trên bức hoành phi: Bích xích thùy dương thiên lý vũ Thập phân minh nguyệt nhất lầu thư Tạm dịch: Một dãy dương liễu chỉ dài trăm thước đón được cơn mưa từ ngàn dặm Một mảnh trăng chỉ rộng mười phân rọi sáng cả một căn gác đầy sách Điều đặc biệt về nghệ thuật chạm khắc là trên nét những chữ Hán này, in đúng 100 con chim như muốn như không nâng cánh lên bầu trời. Vị chủ nhân đời thứ 5 của ngôi nhà cổ này, cụ Lê Chương đã đi xa từ tháng trước. Trước khi đi xa, cụ còn để lại bức thư còn tươi nguyên màu mực nói lên mong ước những người con TP Hội An nói riêng, tỉnh Quảng Nam nói chung ít phải đi làm xa kiếm sống, ít phải có cảnh "lưu luyến, nghẹn ngào chia tay buổi đầu xuân", bức thư này ghi ngày 22/2/2008.
Nhà Tấn Ký được Bộ Văn Hoá xếp hạng di tích đặc biệt, được đưa vào phim ảnh, truyền hình và trở thành ngôi nhà được biến đến và thăm viếng nhiều nhất tại Hội An từ năm 1983. mỗi năm nhà Tấn Ký đón tiếp hàng chục vạn du khách. Đây là ngôi nhà cổ duy nhất tại Hội An được các nhà lãnh đạo của Việt Nam và thế giới đến thăm như tổng bí thư Trường Chinh, tổng bí thư Lê Khả Phiêu, tổng bí thư Nông Đức Mạnh, chủ tich nước Trần Đức Lương, thủ tướng Phan Văn Khải, tổng bí thư- chủ tich nước Giang Trạch Dân, thủ tướng Thaksin Shinawtra…
Lê Dũng chủ căn nhà 101 Nguyễn Thái Học
Nhà cổ Phùng Hưng (Số 4. Nguyễn Thị Minh Khai – thị xã Hội An)Với tuổi thọ hơn 100 năm, nhà Phùng Hưng có kết cấu độc đáo với phần gác cao bằng gỗ và các hành lang rộng bao quanh, thể hiện sự phát triển về kiến trúc và sự giao lưu giữa các phong cách kiến trúc Á Đông tại Hội An trong các thế kỷ trước đây. Ngôi nhà chứa đựng nhiều thông tin về lối sống của tầng lớp các thương nhân ở thương cảng Hội An xưa. Mặc dù cũng được thực hiện bằng chất liệu quý nhưng nhà Phùng Hưng không trạm trỗ, điêu khắc cầu kỳ mà được giữ thô một cách cố ý.
Nhà Phùng Hưng được cấp bằng di tích lịch sử – văn hoá quốc gia vào ngày tháng 6 năm 1993
Nhà Phùng Hưng được cấp bằng di tích lịch sử – văn hoá quốc gia vào ngày tháng 6 năm 1993
Đường đến nhà anh Nhân-
Miếu Ông Cọp
2009 Cù lao chàm
Cù lao Chàm là một cụm đảo, về mặt hành chính trực thuộc xã đảo Tân Hiệp, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, nằm cách bờ biển Cửa Đại 15 km và đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Cù lao Chàm bao gồm 8 đảo: Hòn Lao, Hòn Dài, Hòn Mồ, Hòn Khô Mẹ, Hòn Khô con, Hòn Lá, Hòn Tai, Hòn Ông. Dân số trên các hòn đảo này gồm khoảng 3.000 người.
Cù lao Chàm là một di tích văn hoá lịch sử gắn với sự hình thành và phát triển của đô thị thương cảng Hội An. Bản đồ Tây-phương xưa thường ghi Cù lao Chàm với tên "Champello" lấy từ tiếng Nam-Ấn (Autronesian) "Pulau Champa". Cù lao Chàm còn có các tên gọi khác như Puliciam, Chiêm Bất Lao, Tiên Bích La.[1] Tại đây còn nhiều di tích thuộc các nền văn hoá Sa Huỳnh, Chăm Pa, Đại Việt, với các công trình kiến trúc cổ của người Chăm và người Việt có niên đại vài trăm năm.
Đây còn là một địa điểm du lịch có khí hậu quanh năm mát mẻ, hệ động thực vật phong phú, đặc biệt là nguồn hải sản và nguồn tài nguyên yến sào. Các rặng san hô ở khu vực biển cù lao Chàm cũng được các nhà khoa học đánh giá cao và đưa vào danh sách bảo vệ.
Tháng 10 năm 2003, Khu Bảo tồn thiên nhiên Cù Lao Chàm được thành lập để giữ gìn sinh vật hoang dã trên đảo, là 1 trong 15 Khu Bảo tồn biểncủa Việt Nam vào thời điểm 2007.
Ngày 29.5.2009, với hệ động thực vật phong phú và những di tích lịch sử hàng trăm năm trước, Cù Lao Chàm được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới trong phiên họp thứ 21 của Ủy ban Điều phối quốc tế chương trình con người và sinh quyển diễn ra tại đảo Jeju (Hàn Quốc)
7h30: Xe và Hướng dẫn viên đón du khách tại khách sạn Đà Nẵng hoặc Hội An và di chuyển đến điểm xuất phát Cảng Cửa Đại Hội An
8h30: Trải nghiệm cảm giác bon bon cỡi sóng lướt gió bằng cano cao tốc bắt đầu hành trình khám phá biển đảo.
Cano cao tốc Đảo Chàm Travel
9h00: Cano cập bến Cảng Cù Lao Chàm, HVD đón khách đi tham quan các khu di tích lâu đời tại đảo.
- Địa điểm đầu tiên mà du khách ghé thăm là Bảo tàng Biển Cù lao Chàm, tại đây, Du khách được tận mắt nhìn thấy những di vật cổ, sinh vật biển, có được cái nhìn toàn diện về cuộc sống, văn hóa, phong tục và lễ hội của người dân Cù Lao Chàm.
Bảo tồn biển Cù Lao Chàm
- Du khách lại tiếp tục ghé qua Giếng Cổ Chăm- một di tích cổ tiền Sa Huỳnh có niên đại hơn 200 năm.
Giếng cổ Chăm
- Đến chùa Hải Tạng – tại Ngôi cổ tự này, một không gian linh thiêng bao trùm, nhìn trên núi cao, mây trắng lững lờ, ghé chân uống tách trà dưới tán cây sum xuê, phút giây tĩnh tại mà du khách có được sẽ là những khoảnh khắc đáng nhớ sau chuyến đi ngắn này.
Chùa Hải Tạng
- Không dừng chân ở đó, Hướng dẫn viên tiếp tục đưa du khách đên với Chợ Tân Hiệp với những sạp hàng nhỏ, tươi vui, ngập tràn hương vị biển. Nơi du khách có thể thoải mái mua cho mình những món quà với : hải sản, quà lưu niệm.
Chợ Tân Hiệp bán đặc sản Cù Lao Chàm
10h00: Cano chở quý khách đến khu du lịch sinh thái Bãi Chồng. Nghỉ mát tại nhà hàng, cất giữ hành lý, thay trang phục tắm biển.
Khu du lịch sinh thái Bãi Chồng
10h20: Cano chở quý khách đến Bãi Xếp (bãi rạng san hô), du khách được trang bị áo phao, mắt kính, ổng thở để tham gia chương trình tắm biển ngắm san hô cùng với nhiều loài sinh vật biển tại đây.
Tắm biển ngắm san hô
11h30: Du khách sẽ được quay lại dùng bữa tại nhà hàng tại Nhà hàng Chàm trên Bãi Chồng với những món hải sản tươi ngon của Cù Lao Chàm như ốc nón hấp sả, điệp nướng mỡ hành, mực xào chua ngọt, cá nướng giấy bạc, đặc sản rau rừng….cùng bữa cơm dân dã và vô cùng đặc sắc.
Nhà Hàng Chàm
Và rồi sau khi bụng đã no căng, còn gì thư thả hơn việc nghỉ ngơi trên những chiếc võng tre dưới hàng dừa mát lạnh,nghe gió mơn man hòa tiếng hát rì rầm của sóng biển bình yên vỗ về giấc ngủ. Nếu muốn, bạn có thể đắm mình trong làn nước trong xanh và mát lạnh của bãi biển dịu êm.
Nghỉ trưa trên võng
14h00: Tạm biệt Cù Lao chàm. Cano chở quý khách quay trở về đất liền - Cảng Du Lịch Cửa Đại Hội An.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét