TỤC MỪNG TUỔI (HAY LÌ XÌ)
Theo tác giả Nguyễn Sơn Hà ghi chép trong “Triết lý phong tục ngày tết” thì "lì xì" là gốc tiếng Nôm nói trại ra từ chữ "lợi thị" với nghĩa là lợi lộc, tiền của, hay giàu có với sự mua bán đổi chác… vì người ta hay hiểu theo kiểu vật chất bề ngoài. Nhưng hai chữ "lợi thị" ở đây có chữ "thị" viết với bộ thị (âm) "kỳ" có nguyên nghĩa là Tổ, hay Thần (thổ), nên hiểu rộng là lễ tế Tổ, tế Thần. Còn chữ "lợi" viết với bộ "đao", có nguyên nghĩa là đẹp đẽ thuận lợi, vì đó là 1 trong 4 đức tính của quẻ Càn : nguyên, hanh, lợi, trinh. Như vậy hiểu nghĩa rộng ra là "thiên thời, địa lợi, nhân hòa", tức là nghĩa thuận lợi và tốt đẹp bền vững cho mọi chuyện nên nói là "mỹ lợi", hay còn nói là "lợi giả nghĩa chi hòa dã" có nghĩa là hòa hợp những cái thích nghi cân xứng . Do đó phong tục "lì xì" với nguyên nghĩa cũng là sự cúng tế Tổ, tế Thần, tức là để Hành động sắp đặt mọi sự sao cho thích nghi cân xứng để cho tốt đẹp thuận lợi thì sẽ được tài lộc may mắn, mà người mình trao tặng cho nhau bao lì xì nhân dịp đầu năm. Vì vậy mà bao lì xì luôn luôn là màu đỏ tức hành Hỏa, vì Hỏa biểu tượng ánh sáng hỏa châu soi cho "tâm thức" con người để biết đường sống Đạo, là biết sắp đặt mọi sự sao cho thích nghi cân xứng hòa hợp thì sẽ được thuận lợi. Nên người ta hay nói "số đỏ" là số hên, là số có "lợi" với ý nghĩa biết hoà hợp để thích nghi và tiến hoá, để thành Tài thành Nhân. Vì vậy mà giấy bạc (tiền) mới trong bao lì xì là ý nghĩa cầu chúc cho mình biết thích nghi để cho mọi sự tốt đẹp thuận lợi thì đó là "lợi lộc" trong suốt năm mới. Ngoài ra với bất cứ ý nghĩa nào khác chỉ là dị đoan mê tín !
Theo cổ
tích Trung Quốc thì trong "hồng bao" có 8 đồng tiền (là Bát Tiên hóa
thân) được đặt dưới gối đứa trẻ để xua đuổi quỷ đến quấy nhiễu.
Theo truyền thuyết: Thì Ngày xưa có một con yêu quái thường xuất
hiện vào đêm Giao thừa khiến trẻ con giật mình khóc thét lên. Hôm sau
đứa trẻ nhức đầu, sốt cao, làm cho bố mẹ không dám ngủ, phải thức canh
phòng yêu quái. Có một cặp vợ chồng nọ mới sinh được một mụn con trai
kháu khỉnh. Tết năm đó, có 8 vị tiên dạo qua, biết trước cậu bé sẽ gặp
nạn liền hóa thành 8 đồng tiền ngày đêm túc trực bên cậu bé. Sau khi cậu
bé ngủ say, hai vợ chồng lấy giấy đỏ gói những đồng tiền này lại và đặt
lên gối con rồi ngủ. Nửa đêm, con yêu quái xuất hiện định làm hại đứa
trẻ thì từ chiếc gối loé lên những tia vàng sáng rực, khiến nó khiếp vía
bỏ chạy.Tiền mừng tuổi nhận được trong ngày Tết gọi là "Tiền mở hàng".
Xưa còn có lệ cho tiền phong bao với số tiền lẻ (chứ không phải là tiền chẵn), ngụ ý tiền này sẽ sinh sôi nảy nở thêm nhiều.
Ngày nay tục mừng tuổi vẫn giữ, con cháu biết chúc tụng lời tốt lành cho ông bà cha mẹ trong ngày đầu năm với mong muốn ông bà cha mẹ sống lâu với con cháu. Nó còn có tình giáo dục con cháu biết quí trọng tình cảm gia đình, biết quan tâm, yêu thương nhau, học tốt, sống tốt làm rạng danh dòng họ. Tuy nhiên có một số người lợi dụng tục lì xì để mua quan, bán chức để lấy lòng cấp trên…Đó là một điều đáng chê trách.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét