125 tuổi vẫn soi đường cho tự do: Tượng Nữ Thần Tự Do ở New York
Có một phụ nữ nào đã trên trăm tuổi mà vẫn giữ được nhan sắc như thời son trẻ hay không? Cho tới nay câu trả lời là không, trừ phi đó là một bức tượng. Thứ Sáu, ngày 28 tháng 10 năm 2011, tượng Nữ Thần Tự Do uy nghi ở cửa biển thành phố New York đã được nhân dân Mỹ mừng 125 năm tuổi thọ của bà. Mục Câu Chuyện Nước Mỹ tuần này sẽ cống hiến quí vị một số chi tiết về biểu tượng tự do của nước Mỹ nói riêng, và của thế giới, nói chung. Mời quí vị theo dõi Lan Phương trong bài tường trình sau đây, tổng hợp tin của báo chí Mỹ và tài liệu của the National Park Service, sở Quản Trị Công Viên Quốc Gia.
Lan Phương
Tượng Nữ Thần Tự Do
Năm
1865 sau khi cuộc nội chiến của nước Mỹ kết thúc, một sử gia chính trị
của Pháp, ông Edouarde de Laboulaye đưa đề nghị hoàn thành một bức
tượng để mừng 100 năm lập quốc Hoa Kỳ, và để kỷ niệm tình đoàn kết của
liên minh Pháp-Mỹ thời cách mạng Hoa Kỳ giành độc lập từ tay người Anh.
Tuy nhiên bức tượng còn mang một ý nghĩa sâu đậm hơn ngay tại nước Pháp khi mà nước này còn đang bị chia rẽ giữa phe ủng hộ thành lập một nền Cộng Hòa và phe bảo hoàng vẫn muốn nước Pháp duy trì thể chế quân chủ. Sử gia La Boulaye hy vọng bức tượng đồ sộ, ca ngợi tự do, sẽ có ảnh hưởng đến công luận về đề tài này ngay tại Pháp.
Phải mất 21 năm công trình thiết kế và dựng tượng Nữ Thần Tự Do mới hoàn tất. Bức tượng với tên gọi là The Statue of Liberty Enlightening the World, xin tạm dịch là Tượng Nữ Thần Tự Do Soi Sáng Thế Giới, được rút gọn là The Statue of Liberty, tượng Nữ Thần Tự Do.
Điêu khắc gia kiêm kiến trúc sư chính đảm nhận khởi công vào giai đoạn đầu là ông Frédéric Auguste Bartholdi, một nghệ sỹ chuyên về những công trình đền đài, hợp sức với kỹ sư Gustave Eiffel, tác giả của tháp Eiffel ở Paris, thực hiện công trình này.
Tưởng cũng cần phải nhắc đến ý niệm “tự do” vào thế kỷ thứ 19 ở nước Pháp. Thời ấy, đối với nhiều người, từ “tự do ” khiến cho họ liên tưởng đến cách mạng và bạo động. Hai ông Laboulaye và Bartholdi đồng ý rằng tượng Nữ Thần Tự Do sẽ không thể bị coi là biểu tượng của một vụ nổi dậy, mà thay vào đó, là ngọn đuốc soi đường, cho hòa bình, công lý và pháp trị,
Công trình xây dựng bức tượng được cả Pháp và Mỹ tài trợ. Vào ngày 4 tháng Bảy năm 1881, bức tượng đã hoàn tất xong được dựng lên tại Paris và chính thức trao tặng cho Hoa Kỳ. Sau đó bức tượng được gỡ thành nhiều mảnh, đóng trong 214 kiện hàng lớn, được tàu chiến của Pháp chở sang Hoa Kỳ năm 1885.
Tượng nặng 225 tấn, cao hơn 46 mét, đứng trên một bệ cao, tính từ chân bệ tới đỉnh cao nhất của ngọn đuốc trong tay tượng Nữ thần, toàn thể công trình này cao trên 93 mét, khuôn mặt tượng dài gần 2 mét rưỡi, với vòng eo nơi nhỏ nhất đo được trên 10 mét rưỡi. Trong ruột là 154 bậc thang dẫn từ bệ tượng lên đến đỉnh đầu.
Đến ngày 28 tháng 10 năm 1886, cách nay 125 năm, thời Tổng thống Grover Cleveland, bức tượng đặt trên đảo Liberty của thành phố NewYork, được chính thức khánh thành, món quà của nước Pháp trao tặng cho nhân dân Mỹ để ca ngợi lý tưởng tự do mà nước này theo đuổi từ thời lập quốc.
Nữ Thần Tự Do đường bệ, đồ sộ, uy nghi, đứng trên đài cao nhìn ra cửa biển mang nhiều ý nghĩa biểu tượng.
Trang Web của Hiệp Hội The Statue of Liberty -Ellis Island nói rằng hình xiềng xích bị bẻ gãy dưới chân tượng biểu hiệu cho sự ly khai khỏi đàn áp và bạo quyền, 7 cánh của vương miện trên đầu tiêu biểu cho 7 lục địa. Theo Sở Quản trị Công viên Quốc gia, 25 cửa sổ trên vương miện của nữ thần mang ý nghĩa châu báu tìm thấy trên hành tinh của chúng ta và ánh sáng từ trời cao soi rọi khắp thế giới. Ngọn đuốc giơ cao trên tay nữ thần là biểu tượng của ánh sáng soi đường đi đến tự do, phản chiếu ánh nắng mặt trời vào ban ngày và ánh sáng của 16 bộ đèn rọi cực mạnh vào ban đêm.
Với những ý nghĩa biểu tượng sâu xa và tầm vóc đồ sộ khác thường, Tượng đã được UNESCO xếp vào danh sách di sản của thế giới.
Trải qua thời gian với nắng mưa, sương tuyết, trong 100 năm đầu, Nữ Thần Tự Do đã nhiều lần được trùng tu.
Ban đầu tượng mang ý nghĩa ca ngợi cuộc cách mạng của dân thuộc địa bắc Mỹ chống lại sự cai trị của mẫu quốc Anh để tạo dựng Hợp Chủng Quốc Mỹ Châu, tức Hoa Kỳ, và ca ngợi tình đoàn kết giữa nước Pháp và Mỹ trong cuộc cách mạng đó. Sau này, bức tượng còn biểu trưng cho ánh sáng tự do soi đường cho các di dân chạy trốn những đàn áp, thống khổ nơi quê hương của họ. Đó cũng là lý do mà vào ngày sinh nhật 125 năm của Nữ thần, lễ tuyên thệ nhập tịch đã được cử hành tại đây cho 125 di dân dến từ 46 quốc gia.
Theo tin của hãng thông tấn AP, những công dân mới hân hoan, mừng rỡ phất lá quốc kỳ Mỹ nhỏ cầm trên tay dưới chân tượng Nữ thần, với lời tuyên bố của Bộ trưởng Đất Đai và Tài Nguyên, ông Ken Salazar, “Chúng ta là một quốc gia với dân số rất đa dạng, và tính đa dạng đó là sức mạnh cho quốc gia chúng ta.”
Anh Paul Currie, một người Nam Phi đến Mỹ 8 năm trước, vừa tuyên thệ nhập tịch, phát biểu về quyền tham gia chính trị của công dân qua bầu cử:
”Theo tôi thì sống ở đâu, quí vị phải có quyền tham gia chính trị ở đó, bằng không thì quí vị chỉ là kẻ ở ngoài lề xã hội.”
Thị trưởng New York, ông Michael Bloomberg, nói, ”Nếu có ai đó, ở khắp thế giới, muốn đưa gia đình tìm đến nơi có tự do, tự do ngôn luận, tự do định đoạt số phận của họ, tất cả những quyền tự do mà chúng ta đã khắc ghi trong bộ Luật Dân Quyền–họ luôn luôn tìm đến nước Mỹ.”
Lễ mừng sinh nhật 125 năm của Nữ Thần Tự Do vào thứ Sáu 28 tháng 10 năm 2011 được kết thúc bằng một buổi đốt pháo bông kéo dài 12 phút.
Và tượng Nữ Thần Tự Do đã bắt đầu tham gia kỷ nguyên Internet vào đúng ngày sinh nhật thứ 125.
Năm máy thâu hình nối mạng được đặt trên ngọn đuốc của Nữ Thần Tự Do cho khán giả trên khắp thế giới nhìn thấy rõ hình ảnh của hải cảng New York, cuốn sách trên tay của Nữ Thần, và phần đất chung quanh pho tượng trên đảo Liberty. Các máy thâu hình hoạt động suốt ngày đêm.
Những máy thâu hình trên mạng này do công ty Earthcam của Hoa Kỳ tặng, cung cấp những góc cạnh tốt nhất nhìn từ trên ngọn đuốc của pho tượng trong hầu hết năm tới.
Sau lễ kỷ niệm ngày thứ Sáu, Sở Quản Trị Công Viên của chính phủ Hoa Kỳ đã đóng cửa không cho khách vào xem trong lòng pho tượng, để nhân viên thực hiện công tác tân trang trị giá 27 triệu đô la hầu nâng cấp các cầu thang, các thang máy và những hệ thống cơ khí.
Công tác này sẽ mất khoảng 1 năm, nhưng trong lúc bên trong pho tượng được chỉnh trang cho an toàn hơn, công viên trên đảo Tự Do (Island of Liberty) nơi pho tượng tọa lạc, vẫn mở cửa đón nhận du khách đến xem.
Những ai muốn ngắm Nữ Thần Tự Do trên Internet truyền từ máy thu hình hãy vào trang Web Statue of Liberty Torch Cam. sẽ xem được hết hình ảnh pho tượng, công viên trên đảo, cảnh chân trời và cửa biển New York.
Không biết những người sáng tạo ra tượng thần, nhà sử học chính trị Laboulaye, kiến trúc sư kiêm điêu khắc gia Bartholdi và những ai từng đóng góp công của để tạo dựng pho tượng có bao giờ nghĩ rằng bất cứ ai, ở bất cứ phương trời nào trên thế giới, giờ đây đều có thể vào máy điện toán nhìn ngắm dung nhan nữ thần và khung cảnh từ trên đầu ngọn đuốc của Nữ Thần Tự Do hay không ?
Tuy nhiên bức tượng còn mang một ý nghĩa sâu đậm hơn ngay tại nước Pháp khi mà nước này còn đang bị chia rẽ giữa phe ủng hộ thành lập một nền Cộng Hòa và phe bảo hoàng vẫn muốn nước Pháp duy trì thể chế quân chủ. Sử gia La Boulaye hy vọng bức tượng đồ sộ, ca ngợi tự do, sẽ có ảnh hưởng đến công luận về đề tài này ngay tại Pháp.
Phải mất 21 năm công trình thiết kế và dựng tượng Nữ Thần Tự Do mới hoàn tất. Bức tượng với tên gọi là The Statue of Liberty Enlightening the World, xin tạm dịch là Tượng Nữ Thần Tự Do Soi Sáng Thế Giới, được rút gọn là The Statue of Liberty, tượng Nữ Thần Tự Do.
Điêu khắc gia kiêm kiến trúc sư chính đảm nhận khởi công vào giai đoạn đầu là ông Frédéric Auguste Bartholdi, một nghệ sỹ chuyên về những công trình đền đài, hợp sức với kỹ sư Gustave Eiffel, tác giả của tháp Eiffel ở Paris, thực hiện công trình này.
Tưởng cũng cần phải nhắc đến ý niệm “tự do” vào thế kỷ thứ 19 ở nước Pháp. Thời ấy, đối với nhiều người, từ “tự do ” khiến cho họ liên tưởng đến cách mạng và bạo động. Hai ông Laboulaye và Bartholdi đồng ý rằng tượng Nữ Thần Tự Do sẽ không thể bị coi là biểu tượng của một vụ nổi dậy, mà thay vào đó, là ngọn đuốc soi đường, cho hòa bình, công lý và pháp trị,
Công trình xây dựng bức tượng được cả Pháp và Mỹ tài trợ. Vào ngày 4 tháng Bảy năm 1881, bức tượng đã hoàn tất xong được dựng lên tại Paris và chính thức trao tặng cho Hoa Kỳ. Sau đó bức tượng được gỡ thành nhiều mảnh, đóng trong 214 kiện hàng lớn, được tàu chiến của Pháp chở sang Hoa Kỳ năm 1885.
Tượng nặng 225 tấn, cao hơn 46 mét, đứng trên một bệ cao, tính từ chân bệ tới đỉnh cao nhất của ngọn đuốc trong tay tượng Nữ thần, toàn thể công trình này cao trên 93 mét, khuôn mặt tượng dài gần 2 mét rưỡi, với vòng eo nơi nhỏ nhất đo được trên 10 mét rưỡi. Trong ruột là 154 bậc thang dẫn từ bệ tượng lên đến đỉnh đầu.
Đến ngày 28 tháng 10 năm 1886, cách nay 125 năm, thời Tổng thống Grover Cleveland, bức tượng đặt trên đảo Liberty của thành phố NewYork, được chính thức khánh thành, món quà của nước Pháp trao tặng cho nhân dân Mỹ để ca ngợi lý tưởng tự do mà nước này theo đuổi từ thời lập quốc.
Nữ Thần Tự Do đường bệ, đồ sộ, uy nghi, đứng trên đài cao nhìn ra cửa biển mang nhiều ý nghĩa biểu tượng.
Trang Web của Hiệp Hội The Statue of Liberty -Ellis Island nói rằng hình xiềng xích bị bẻ gãy dưới chân tượng biểu hiệu cho sự ly khai khỏi đàn áp và bạo quyền, 7 cánh của vương miện trên đầu tiêu biểu cho 7 lục địa. Theo Sở Quản trị Công viên Quốc gia, 25 cửa sổ trên vương miện của nữ thần mang ý nghĩa châu báu tìm thấy trên hành tinh của chúng ta và ánh sáng từ trời cao soi rọi khắp thế giới. Ngọn đuốc giơ cao trên tay nữ thần là biểu tượng của ánh sáng soi đường đi đến tự do, phản chiếu ánh nắng mặt trời vào ban ngày và ánh sáng của 16 bộ đèn rọi cực mạnh vào ban đêm.
Với những ý nghĩa biểu tượng sâu xa và tầm vóc đồ sộ khác thường, Tượng đã được UNESCO xếp vào danh sách di sản của thế giới.
Trải qua thời gian với nắng mưa, sương tuyết, trong 100 năm đầu, Nữ Thần Tự Do đã nhiều lần được trùng tu.
Ban đầu tượng mang ý nghĩa ca ngợi cuộc cách mạng của dân thuộc địa bắc Mỹ chống lại sự cai trị của mẫu quốc Anh để tạo dựng Hợp Chủng Quốc Mỹ Châu, tức Hoa Kỳ, và ca ngợi tình đoàn kết giữa nước Pháp và Mỹ trong cuộc cách mạng đó. Sau này, bức tượng còn biểu trưng cho ánh sáng tự do soi đường cho các di dân chạy trốn những đàn áp, thống khổ nơi quê hương của họ. Đó cũng là lý do mà vào ngày sinh nhật 125 năm của Nữ thần, lễ tuyên thệ nhập tịch đã được cử hành tại đây cho 125 di dân dến từ 46 quốc gia.
Theo tin của hãng thông tấn AP, những công dân mới hân hoan, mừng rỡ phất lá quốc kỳ Mỹ nhỏ cầm trên tay dưới chân tượng Nữ thần, với lời tuyên bố của Bộ trưởng Đất Đai và Tài Nguyên, ông Ken Salazar, “Chúng ta là một quốc gia với dân số rất đa dạng, và tính đa dạng đó là sức mạnh cho quốc gia chúng ta.”
Anh Paul Currie, một người Nam Phi đến Mỹ 8 năm trước, vừa tuyên thệ nhập tịch, phát biểu về quyền tham gia chính trị của công dân qua bầu cử:
”Theo tôi thì sống ở đâu, quí vị phải có quyền tham gia chính trị ở đó, bằng không thì quí vị chỉ là kẻ ở ngoài lề xã hội.”
Thị trưởng New York, ông Michael Bloomberg, nói, ”Nếu có ai đó, ở khắp thế giới, muốn đưa gia đình tìm đến nơi có tự do, tự do ngôn luận, tự do định đoạt số phận của họ, tất cả những quyền tự do mà chúng ta đã khắc ghi trong bộ Luật Dân Quyền–họ luôn luôn tìm đến nước Mỹ.”
Lễ mừng sinh nhật 125 năm của Nữ Thần Tự Do vào thứ Sáu 28 tháng 10 năm 2011 được kết thúc bằng một buổi đốt pháo bông kéo dài 12 phút.
Và tượng Nữ Thần Tự Do đã bắt đầu tham gia kỷ nguyên Internet vào đúng ngày sinh nhật thứ 125.
Năm máy thâu hình nối mạng được đặt trên ngọn đuốc của Nữ Thần Tự Do cho khán giả trên khắp thế giới nhìn thấy rõ hình ảnh của hải cảng New York, cuốn sách trên tay của Nữ Thần, và phần đất chung quanh pho tượng trên đảo Liberty. Các máy thâu hình hoạt động suốt ngày đêm.
Những máy thâu hình trên mạng này do công ty Earthcam của Hoa Kỳ tặng, cung cấp những góc cạnh tốt nhất nhìn từ trên ngọn đuốc của pho tượng trong hầu hết năm tới.
Sau lễ kỷ niệm ngày thứ Sáu, Sở Quản Trị Công Viên của chính phủ Hoa Kỳ đã đóng cửa không cho khách vào xem trong lòng pho tượng, để nhân viên thực hiện công tác tân trang trị giá 27 triệu đô la hầu nâng cấp các cầu thang, các thang máy và những hệ thống cơ khí.
Công tác này sẽ mất khoảng 1 năm, nhưng trong lúc bên trong pho tượng được chỉnh trang cho an toàn hơn, công viên trên đảo Tự Do (Island of Liberty) nơi pho tượng tọa lạc, vẫn mở cửa đón nhận du khách đến xem.
Những ai muốn ngắm Nữ Thần Tự Do trên Internet truyền từ máy thu hình hãy vào trang Web Statue of Liberty Torch Cam. sẽ xem được hết hình ảnh pho tượng, công viên trên đảo, cảnh chân trời và cửa biển New York.
Không biết những người sáng tạo ra tượng thần, nhà sử học chính trị Laboulaye, kiến trúc sư kiêm điêu khắc gia Bartholdi và những ai từng đóng góp công của để tạo dựng pho tượng có bao giờ nghĩ rằng bất cứ ai, ở bất cứ phương trời nào trên thế giới, giờ đây đều có thể vào máy điện toán nhìn ngắm dung nhan nữ thần và khung cảnh từ trên đầu ngọn đuốc của Nữ Thần Tự Do hay không ?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét