Minh quân nước Nhật và sự trì trệ ở Việt Nam
Tác giả: Ngọc Hà (tổng hợp)
(VEF.VN) - Minh Trị Thiên Hoàng, người đã quyết định cải cách triệt để, trên mọi mặt từ giáo dục, chính trị, quân sự cho đến kinh tế - đã giúp nước Nhật hùng cường mọi mặt. Việt Nam thì sao?
LTS: Đáp lại lời kêu gọi cùng tham gia tranh luận của tác giả chương trình "Dân ta biết sử ta" - ông Nguyễn Thiện - trong bài Ngẫm về khát vọng canh tân nước Việt, rất nhiều độc giả đã gửi ý kiến đến VEF.VN.
Diễn đàn Kinh tế Việt Nam chọn đăng bài viết của độc giả Thanh Nam (thanh...@gmail.com) khi đề cập đến vị minh quân của nước Nhật với những dòng máu chất lượng cao đã giúp nước Nhật trở nên hùng mạnh, trong khi Việt Nam vẫn trì trệ với nền giáo dục lâu nay kéo theo sự trì trệ cả về kinh tế và nhiều lĩnh vực khác. Bên cạnh đó là một số ý kiến tiêu biểu của các độc giả khác.
Mời độc giả tiếp tục theo dõi và chia sẻ quan điểm của mình bằng cách gửi email về: vef@vietnamnet.vn. Xin trân trọng cảm ơn.
Những giọt máu chất lượng cao
A.S. Makarenko - nhà cải cách giáo dục kiệt xuất - danh nhân văn hóa thế giới người Nga - trong một lần bàn về tầm quan trọng của giáo dục đã từng ví von rằng: "Nền giáo dục giống như trái tim, còn những công dân sống và làm việc trong xã hội giống như những giọt máu, được tim co bóp để đi nuôi sống cơ thể - tức là xã hội".
Nếu mở rộng tầm mắt vuợt qua cái màn ngăn cách về không gian và thời gian chúng ta nhìn sang Nhật Bản - xứ sở của ngọn núi Phú Sĩ hùng vĩ những bộ quần áo Kimono nổi tiếng, hoa anh đào tươi đẹp, những miếng shushi bé xinh xinh vô cùng hấp dẫn. Nhưng có lẽ khi nhắc đến hình ảnh nước Nhật người ta liên tưởng ngay đến một cường quốc về khoa học kỹ thuật, xã hội phát triển ở mức cao, nhưng vẫn bảo tồn, phát triển được nền văn hóa với nhiều phong tục tập quán truyền thống của mình để trở thành một nét văn hóa vĩ đại của châu Á khiến cho giới học giả, nghiên cứu phương Tây phải ngưỡng mộ.
Minh Trị Thiên Hoàng đã tạo ra cơ chế để nhân tài nước Nhật cống hiến, phụng sự tổ quốc (ảnh tư liệu) |
Đi xa hơn một chút nữa vào thời điểm giữa thế kỷ 19 lúc đó nước Nhật phong kiến dưới sự cầm quyền của chế độ Mạc phủ Tokagawa, là một quốc gia nghèo nàn và lạc hậu trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội v.v... (có khi còn kém hơn cả Việt Nam thời Nguyễn).
Nhưng may thay, vào thời điểm đó nước Nhật lại có một vị minh quân, với cái nhìn vượt thời đại, đã kịp thời nhận thấy rằng, nếu cứ để sự tụt hậu về kinh tế, xã hội diễn ra mãi thì chẳng bao lâu một đế chế Nhật hùng cường trong quá khứ trong phút chốc sẽ trở thành một miếng mồi béo bở cho các nước thực dân xông vào xâu xé. Nguời đó chính là Minh Trị Thiên Hoàng, người đã quyết định đưa ra những cải cách triệt để, trên mọi mặt từ giáo dục, chính trị, quân sự cho đến kinh tế. Nhưng vấn đề được ông đặt lên hàng đầu là cải cách giáo dục, bằng việc từ bỏ lối thi cử khoa bảng, tầm chương chích cú kiểu cũ, thay vào đó là kiến thức khoa học - kỹ thuật của phương Tây, đưa sinh viên ra nước ngoài học tập.
Và đúng như triết lý của A.S. Makarenko, những giọt máu chất lượng cao cứ thế ra đời, tạo nên một thế hệ công dân, lãnh đạo mới, và kéo theo đó là hệ quả tất yếu của việc thay đổi cả hệ thống xã hội vốn ì ạch chậm chạp trong hàng mấy thế kỷ dài đẳng đẵng, chuyển sang một xã hội năng động, từ đó đưa cả một đất nước vốn dĩ có một nền nông nghiệp lạc hậu trở thành một cường quốc về kinh tế - quân sự, mà minh chứng tiêu biểu nhất là chiến thắng của hạm đội hải quân Nhật Bản trong chiến tranh Nga - Nhật năm 1905 và sau đó năm 1910 cả vùng Nam Mãn Châu và Triều Tiên cũng chính thức bị đặt dưới quyền kiểm soát của Nhật, để rồi hơn 30 năm sau Nhật Bản đã làm cả thế giới phải kinh hoàng trước sức mạnh quân sự của mình trong Thế chiến thứ II.
Cũng phải nhìn nhận rằng để có được một nền giáo dục khoa học kỹ thuật phát triển nhanh như vậy, thì không thể chỉ cải cách riêng ngành giáo dục là đủ, mà cần phải đồng thời cải cách xã hội, chính trị một cách triệt để, nhằm tạo ra một cơ chế ổn định đồng bộ hỗ trợ lẫn nhau. Minh Trị Thiên Hoàng nhận thấy rằng: nền chính trị - xã hội Nhật Bản lúc đó rất lạc hậu, trở ngại lớn nhất là tầng lớp quý tộc phong kiến ăn bám xã hội. Nếu không cải cách triệt để hệ thống "ăn bám" này, thì giáo dục cũng như các ngành khác không thể phát triển được.
Vậy nên ông quyết định ra lệnh bãi bỏ chế độ thái ấp phong kiến và chế độ bổng lộc đi kèm, thay thế bằng hệ thống quản lý hành chính theo cấp tỉnh. Thực hiện chế độ bình đẳng trong xã hội, mọi sự phân biệt đẳng cấp trong xã hội phong kiến trước kia bị huỷ bỏ. Không những thế ông còn tạo ra một cơ chế để nhân tài có thể hiến kế giúp hưng thịnh quốc gia, bất chấp những cải cách đó có thể ảnh hưởng đến quyền lợi trực tiếp của mình.
Như thế, ngoài cái uyên bác, minh triết của một nhà cải cách chiến lược, Minh Trị Thiên Hoàng còn là một người yêu nước, dũng cảm, sẵn sàng hy sinh quyền lợi của phe nhóm cá nhân, chấp nhận cải cách để làm cho quốc gia hưng thịnh. Như thế, Minh Trị Thiên Hoàng đã đặt quyền lợi của tổ quốc, của quốc gia cao hơn cả những tư lợi ích kỷ thông thường của một con người bình thường.
Việt Nam: Từ trì trệ giáo dục...
Quay trở lại với tình hình Việt Nam thời kỳ đó, dĩ nhiên cũng giống như Nhật, Việt Nam vào thế kỷ 19 là một nước nghèo nàn lạc hậu với nền kinh tế nông nghiệp thô sơ, tình trạng kinh tế - xã hội cũng hết sức bi đát, trong khi đó cái họa xâm lăng của người Pháp thì lại rõ mồn một hơn bao giờ hết.
Trước tình cảnh đó, một bậc trí thức cũng có cái nhìn đi trước thời đại là Nguyễn Trường Tộ đã gửi 14 bản điều trần lên triều đình nhà Huế, đề nghị cải cách tất cả các mặt giáo dục, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội..v.v... để biến Việt Nam trở thành cường quốc trong tương lai, và trước nhất là có sức mạnh, để tự lực tự cường, tránh khỏi cái họa xâm lăng của thực dân Pháp.
Tiếc thay! "Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên". Triều đình Huế lúc đó tham quyền cố vị, ích kỷ chỉ biết nghĩ cho lợi ích cá nhân, tập đoàn phe nhóm của mình mà chẳng hề đoái hoài gì tới vận mệnh của sơn hà xã tắc trong cơn nguy khốn, nên đã bỏ qua những lời vàng ngọc, quý giá, tâm huyết của Nguyễn Trường Tộ. Xa hơn nữa, xét về một khía cạnh nào đó, triều đình Huế đã có tội với dân tộc với tổ tiên, khi đã bỏ lỡ một cơ hội ngàn vàng để đưa dân tộc Việt Nam trở thành cường quốc. Để rồi sau đó nước Việt Nam rơi vào vòng đô hộ của thực dân Pháp gần 100 năm...
Việt Nam đang cần cải cách sâu rộng nền giáo dục? (ảnh Dân trí) |
Kể lại lịch sử như thế là để chúng ta cùng nhau "ôn cố tri tân", rút kinh nghiệm từ những bài học lịch sử để định hướng cho tương lai âu cũng là lẽ thường tình ở trên đời. Ắt hẳn ai là người Việt Nam, dù có thể bất đồng quan điểm về vấn đề này, vấn đề kia, chắc chắn đều có chung một tâm nguyện, mong sao cho Việt Nam phát triển.
Thế nhưng với quan điểm cá nhân của tôi - một sinh viên hiện đang sống và học tập ở Việt Nam, thì thực trạng giáo dục hiện tại của Việt Nam ta đã đến mức báo động. Có lẽ việc nêu chi tiết những hạn chế tiêu cực ở bài viết này là thừa, bởi điều đó đã có hàng ngàn, hàng vạn bài báo nói lên rồi. Rất rõ ràng. Rất chi tiết. Đành rằng, sai thì sửa, thế nhưng có một hiện trạng đã tiếp diễn hơn 20 năm nay trong nền giáo dục Việt Nam đó là sai mà... không thấy sửa, hoặc sửa không triệt để, nửa vời.
Cả xã hội đã quá mệt mỏi với những lời hứa, tuyên bố của hết đời vị Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo này đến vị Bộ trưởng khác, nhưng rốt cuộc vẫn chỉ là "bắt cóc bỏ đĩa". Chương trình giáo dục thì vừa nặng, lại không phù hợp với thực tế. Sinh viên học thì "bò cả ra" mà cũng không hết bài, trong khi đó do cách học chay, thuần lý thuyết, không thực hành nên sau khi học xong là "chữ thầy trả lại thầy". Chương trình giáo dục chỉ tập trung đào tạo ra những con robot chỉ biết đọc và chép, hoàn toàn không có tư duy sáng tạo, không có tính độc lập trong tư tưởng và suy nghĩ.
Bởi vậy, trong suốt 4 (hoặc 5) năm học đại học, sinh viên chỉ được trang bị những kiến thức xa rời thực tế, trong khi đó nhưng kỹ năng quan trọng của một nền khoa học - công nghệ hiện đại như tư duy logic, phong cách "team-work" (làm việc nhóm), tự nghiên cứu, nhìn vấn đề trên nhiều khía cạnh v.v... hoàn toàn không được đào tạo đến nơi đến chốn. Thế nên đến lúc ra trường, nhà tuyển dụng kêu ca, và lại phải cất công đào tạo lại, học lại.
Đó không chỉ là một sự phí phạm về thời gian, mà còn là sự phí phạm về tiền bạc, của cải của xã hội. Ấy là còn chưa kể những "dòng máu" được tạo ra không có chất lượng tốt nên đã làm cho cả cả nền kinh tế hoạt động trì trệ, bởi năng suất, hiệu quả lao động thấp. Điều này lại kéo theo cả sự tụt hậu đi xuống của nền khoa học, làm cho Việt Nam vốn đã lạc hậu trì trệ, lại càng trì trệ lạc hậu hơn.
Nhưng sự trì trệ này đâu chỉ gói gọn trong lĩnh vực khoa học giáo dục, nó còn tác động đến tất cả các vấn đề khác mang tầm vĩ mô như kinh tế, quản lý hành chính cho đến tầm vi mô như là giao thông, xóa đói giảm nghèo..v.v... Mà hiển nhiên, cả xã hội được ví như một cơ thể hoàn thiện, trong đó đòi hỏi tất cả các bộ phận làm việc phải đều và ổn định như nhau. Chỉ cần tay, hay chân, chúng ta bị thương, cũng ngay lập tức sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động của tất cả các bộ phận khác trong cơ thể. Và đó chính là nguyên nhân hàng đầu làm cho biết bao nhiêu nỗ lực của chính phủ, các bộ ngành... trong hàng chục năm qua đều không đạt mục tiêu cao cả như mong muốn.
Đúng Nhật đã tạo được giọt máu có chất lượng cao từ kinh tế đến văn hóa được chứng minh sau thảm họa sóng thần TP Sendai –văn hóa số 1 thế giới- Còn hiện nay VN đang tạo ra giọt máu chất lượng kém…sản sinh [từ wrong {leaders + regime}=Communist+ Market Economy-> killed+corruption-bribery] từ thế hệ cha BCT sang thế hệ con UVTW. Cần tạo ra giọt máu chất lượng cao cho đời sau!!! Tư tưởng tự do - bước tiến ngắn đến tư duy độc lập Phải có dân chủ, ít nhất là dân chủ trong học đường nơi mà học sinh có thể phản biện thầy cô bằng chính tư duy của chúng. "Trứng" làm sao phản biện "Vịt" - sẽ không làm được nếu chúng không có kiến thức riêng. Muốn có kiến thức riêng thì phải... năng đọc sách và tư duy cùng với tác giả của cuốn sách đó (chưa đến mức gọi là phê bình văn học, nhưng cũng tương tự như thế, đánh vào những điểm không hợp lý, khiên cưỡng và ngụy biện). Học sinh phản biện thầy cô thì thầy cô phải tự nâng cao kiến thức để biện luận chặt chẽ hơn. Như thế có khác gì sự cạnh tranh về tư tưởng. Chính là như vậy đó. Tư tưởng mà không tự do thì dù có tự do về thân xác cũng chả có ý nghĩa gì. Tư tưởng tự do sẽ là một bước rất ngắn để tiến tới tư duy độc lập. Có tư duy độc lập thì không phụ thuộc vào tâm lý đám đông và không ai có thể "tuyên truyền" ta được nếu ta thấy điều đó vô lý, không ai có thể cấm ta ủng hộ cái ta cho là hợp lý. Diễn đạt được cái mà mình nghĩ trong đầu để mọi người hiểu mình là kỹ năng hàng đầu mà mọi học sinh phải đạt được sau khi tốt nghiệp phổ thông. Còn đúng hay sai, logic hay phi logic, thực tế hay viển vông... thì phải qua đào tạo đại học hoặc tương đương. Đào tạo đại học phải mở rộng cửa cho mọi người dân, thi cử không phải để tuyển chọn mà là để kiểm tra kiến thức và đánh giá năng lực tiếp thu. Sự tuyển chọn nằm ngay trong quá trình học xuyên suốt cho đến khi tốt nghiệp. Người học tự bỏ cuộc vì không tiếp thu nổi kiến thức vẫn hơn là đánh rớt người ta một cách cảm tính. Không cần đặt nặng vấn đề đúng sai mà chỉ cần đặt nặng vấn đề làm được hay không làm được và mức độ hiệu quả của cái làm được ấy. Nếu làm được điều ĐƠN GIẢN ấy, chỉ trong thời gian 1 thế hệ, chúng ta sẽ có 1 lớp người có tư duy hiện đại có thể đương đầu mọi thử thách và giải quyết mọi khó khăn mà chính chúng ta hiện nay không nghĩ ra được. Không bắt đầu ngay từ bây giờ với những đứa trẻ còn mút ngón tay thì bao giờ mới có những người như thế? (Phan Bảo Lâm (phan_lam...@yahoo.com) Việt Nam rất cần một người đột phá Nói nước Nhật khai trí và nâng cao dân khí để có được như ngày hôm nay chỉ là một yếu tố không hoàn toàn là quyết định. Tôi cho rằng bản thân nước Nhật đã có ý chí quật cường từ trong truyền thống lịch sử của họ, họ không những đấu tranh để sinh tồn trên một dải đất đầy thảm họa đã tôi luyện cho họ ý chí thép, nghĩa là họ đã có trong tự thân một nghị lực kiên cường để tồn tại trong điều kiện tự nhiên khắc nghiệt. Những tư tưởng mang tính cách tân, phát động trong thời kỳ nào cũng có, đặc biệt họ thoát khỏi một cách ngoạn mục hệ tư tưởng (được coi như một tôn giáo) Á đông là đạo Khổng. Những chân lý tưởng như giản đơn nhưng thực chất là thiếu sự biện chứng lôgíc. Nó mang nặng tính cảm quan, và tư duy ngắn hạn tùy thuộc cảm xúc. Cái này hoàn toàn phù hợp với một đất nước có dân số đông và đa dân tộc như Trung Quốc, nhưng hoàn toàn không phù hợp mới một đất nước có những điều kiện tồn tại khắc nghiệt như Nhật. Việt Nam nếu không thoát khỏi được những tư tưởng, những định kiến đã tồn tại hàng nghìn năm, và thoát ra được khỏi những tư duy cảm tính, minh triết khôn vặt, sống dựa dẫm ít năng động để cải tạo tự nhiên, tư duy thiếu sự hệ thống logic mang tính cải tạo tự nhiên thì thật khó mà có được những bước đi vượt trội. Và sẽ còn lâu mới có thể tiến lên kịp được những nước có khả năng cải biến nhanh khi họ có gốc ít phụ thuộc vào các tư duy đạo Khổng. Mặc dù một Trung Quốc tiến nhanh và vượt được chính mình, cũng chỉ nhờ vào những cách tân của những con người tiên phong về đường lối, như Ông Đặng, và Việt Nam chúng ta cũng chỉ có thể có được như ngày nay nhờ những bậc vĩ nhân tìm lối thoát từ những tư tưởng tự do từ phương Tây. Vậy lối thoát của chúng ta từ đâu? Không phải tìm đâu xa. Cũng chẳng phải vì chế độ quân chủ hay dân chủ, mà chính trong mỗi con người Việt Nam đang mang nặng đầu óc thủ cựu. Chúng ta không chỉ học tập Bác mà phải hiểu được cách làm của Bác. Nhân cách và cá tính không thể học được nhưng cách làm thì phải học. Cho tới nay Việt Nam chúng ta vẫn rất cần một người đột phá. |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét