Nhật Bản cải cách giáo dục như thế nào
Đề án đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đang được thảo luận sôi nổi, trong đó có ý kiến bàn luận về “triết lý giáo dục” - vấn đề trọng tâm cần phải nhìn nhận cho thấu đáo trước khi định ra phương án và tiến hành cải cách giáo dục.
Đang nghiên cứu về giáo dục lịch sử tại Đại học Kanazawa, Nhật Bản và là người từng dịch cuốn "Cải cách giáo dục Nhật Bản", tôi xin phác thảo triết lý giáo dục Nhật Bản cận - hiện đại để giúp bạn đọc có thêm thông tin tham chiếu, suy ngẫm.
Nói về triết lý giáo dục sẽ có nhiều cách hiểu nhưng tôi cho rằng, xét ở nghĩa hẹp nó là câu trả lời trực tiếp cho câu hỏi: “Giáo dục định tạo ra con người như thế nào?”
Nhìn một cách tổng quát, giáo dục Nhật Bản cận - hiện đại được bắt đầu từ thời Minh Trị (1868-1912). Vào cuối thời Mạc phủ Edo, đứng trước áp lực ngày một lớn của các nước đế quốc phương Tây, lực lượng võ sĩ bậc thấp, cùng các trí thức Tây học của Nhật Bản đã liên kết với thế lực quý tộc ủng hộ Thiên hoàng tiến hành đảo Mạc thành công. Chính phủ Minh Trị dựa vào tầng lớp trí thức mới đã tiến hành cải cách mạnh mẽ giáo dục nhằm nhanh chóng cận đại hóa đất nước theo mô hình phương Tây.
Nền giáo dục Nhật Bản trong 10 năm đầu thời Minh Trị đã du nhập mạnh mẽ các trào lưu tư tưởng cùng thành tựu khoa học kỹ thuật phương Tây nhằm đạt cho được mục tiêu “phú quốc cường binh”. Trong giai đoạn này và cả giai đoạn sau trong thời Taisho (1912-1926), cho dù trào lưu dân chủ xâm nhập mạnh mẽ, xét ở góc độ văn bản cả phía chính phủ và giới làm giáo dục Nhật chưa hề ý thức sâu sắc “triết lý giáo dục”. Các cụm từ “triết lý giáo dục” cũng không xuất hiện trong các văn bản pháp luật liên quan tới giáo dục.
Tuy nhiên, sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các nhà nghiên cứu người Nhật cho rằng, trừ khoảng 10 năm đầu thời Minh Trị khi giáo dục còn mang tính chất khai sáng, giáo dục Nhật Bản trước 1945 chịu sự chi phối của triết lý được thể hiện trong “Sắc chỉ giáo dục”, một “thánh chỉ” của Thiên hoàng Minh Trị ban hành năm 1879. “Thánh chỉ” này nêu ra những nội dung đạo đức mang màu sắc Nho giáo mà nền giáo dục Nhật Bản phải hướng tới và yêu cầu nền giáo dục phải đào tạo nên những “thần dân trung quân ái quốc” hết lòng phụng sự Thiên hoàng.
Sau ngày 15/8/1945, Nhật Bản bị đặt dưới sự chiếm đóng của quân đội đồng minh. Dưới sự kiểm soát nghiêm ngặt của Bộ tổng tư lệnh quân Đồng minh (GHQ), Nhật Bản đã tiến hành một cuộc cải cách toàn diện nhằm dân chủ hóa và phi quân sự hóa đất nước. Công cuộc cải cách giáo dục thời hậu chiến (1945-1950) được xúc tiến với sự hợp tác của ba lực lượng: các nhà giáo dục Nhật Bản, các viên chức phụ trách giáo dục và thành viên Sứ đoàn giáo dục đến từ Mỹ. Cuộc cải cách giáo dục này được tiến hành toàn diện từ hệ thống trường học, tài chính giáo dục, cơ cấu tổ chức bộ giáo dục, hệ thống hành chính giáo dục địa phương cho tới khóa trình giáo dục… Thay đổi lớn nhất và trước hết là thay đổi về triết lý giáo dục.
Triết lý của nền giáo dục mới, nền giáo dục mà sau này người Nhật quen gọi là giáo dục dân chủ, được xây dựng dựa trên sự phản tỉnh sâu sắc về nền giáo dục trước chiến tranh và tiếp thu tinh hoa giáo dục Mỹ. Mục tiêu giáo dục giờ đây không phải là đào tạo nên những “thần dân trung quân ái quốc” mà là người công dân có đủ tri thức, phẩm chất, năng lực phù hợp với xã hội hòa bình, dân chủ và tôn trọng nhân quyền. Triết lý giáo dục này được ghi rõ trong các bộ luật luật về giáo dục được công bố trong năm 1947 như: Luật giáo dục cơ bản, Luật giáo dục trường học…
Triết lý giáo dục nói trên đã chi phối và chỉ đạo toàn bộ nội dung, phương pháp và cách thức tổ chức bộ máy hành chính giáo dục Nhật Bản. Hệ thống trường học được đơn giản hóa theo một hệ thống thống nhất với chế độ 6-3-3-4 (6 năm tiểu học, 3 năm THCS, 3 năm THPT và 4 năm đại học). Quyền lực của bộ giáo dục bị giới hạn và quyền tự trị được trao trả cho các trường học. Hệ thống hành chính giáo dục tách rời khỏi hệ thống hành chính chung và Ủy ban giáo dục - cơ quan được tổ chức từ ba thành phần giáo viên, viên chức hành chính và người dân quan tâm tới giáo dục trở thành cơ quan nắm quyền hành chính giáo dục ở địa phương.
Bộ Giáo dục Nhật cũng chuyển từ chế độ “Sách giáo khoa quốc định” sang “chế độ sách giáo khoa kiểm định” và công nhận quyền tự do trong thực tiễn giáo dục của giáo viên. Trong khóa trình giáo dục, môn Nghiên cứu xã hội (Social Studies), một môn học hoàn toàn mới có nguồn gốc từ Mỹ, được đưa vào cả ba cấp học phổ thông.
Về phương pháp giáo dục cũng có sự thay đổi lớn. Nếu như trước 1945, các giờ học diễn ra theo hình thức giáo viên truyền thụ tri thức cho học sinh thì giờ đây lý luận “học sinh là trung tâm” được nhấn mạnh. Độc lập trong tư duy và tự do trong tinh thần trở thành những phẩm chất của người học sinh mơ ước.
Trong cuộc cải cách giáo dục toàn diện nói trên, nghiên cứu Xã hội, môn học tích hợp Lịch sử, Địa lý, Công dân trở thành nơi Bộ giáo dục và các nhà cải cách đặt nhiều kỳ vọng. Trong vai trò là môn học góp phần chủ yếu trong công cuộc tái khai sáng quốc dân, Nghiên cứu Xã hội đã thể hiện tập trung và cụ thể triết lý của nền giáo dục mới. Văn bản chỉ đạo mang tên “Hướng dẫn học tập môn Xã hội” năm 1947 của Bộ giáo dục Nhật Bản nhấn mạnh: “nếu như biết duy trì sự độc lập của bản thân, biết hưởng thụ cuộc sống thực sự là người… thì có thể lý giải được mối quan hệ cùng tồn tại với cuộc sống của người khác và có thể có được ý chí mãnh liệt muốn làm cho cuộc sống của mình trở nên tốt đẹp hơn.
Mục tiêu của môn học giờ đây là những công dân có tư duy độc lập, có tinh thần phê phán. Đó là những “con người không bị đánh lừa bởi đám đông thời thế”, “con người không bị mê hoặc bởi sự tuyên truyền dối trá”. Những con người ấy “không những không xâm phạm người khác mà còn chủ động mở rộng một cách tích cực những điều mình nghĩ tốt đẹp ra xung quanh”.
Để đạt được mục tiêu giáo dục nói trên, nội dung và phương pháp giáo dục môn Nghiên cứu Xã hội được nghiên cứu rất kỹ. Nội dung và phương pháp giáo dục này nhấn mạnh tính chủ thể của học sinh, coi trọng trải nghiệm trong cuộc sống của học sinh và đặt trọng tâm vào học tập giải quyết các vấn đề thiết thực đối với các em. Trong “học tập giải quyết vấn đề” này sự “nhồi nhét” tri thức, “truyền đạt tri thức” bị loại trừ.
Ở đó, học sinh không tiếp nhận thụ động, vô điều kiện các tri thức mà giáo viên đưa ra, coi nó là chân lý tuyệt đối mà học sinh dưới sự trợ giúp, hướng dẫn của giáo viên sẽ phải tìm kiếm các tri thức từ nhiều nguồn khác nhau và biến nó thành tư duy của mình. Có thể nói giáo dục môn Nghiên cứu Xã hội trong giai đoạn này đã chuyển từ “truyền đạt tri thức” sang hình thành và phát triển năng lực nhận thức khoa học cho học sinh.
Như vậy, có thể thấy, ở trường hợp Nhật Bản, cải cách giáo dục giống như một cuộc cách mạng xã hội trong hòa bình. Ở đó, triết lý giáo dục được bàn đến và minh định trước tiên. Triết lý giáo dục này đã chi phối toàn bộ nội dung, phương pháp giáo dục cũng như cách thức tồn tại của nền giáo dục mới và có mối quan hệ rất mật thiết với hiến pháp cũng như các bộ luật về giáo dục.
Nhờ hai cuộc cách mạng xã hội trong hòa bình nói trên Nhật Bản đã hai lần “thoát hiểm”. Lần thứ nhất là thoát khỏi móng vuốt của thực dân phương Tây và lần thứ hai là vượt thoát ra khỏi chính những sai lầm của mình để trở thành một nước hòa bình, dân chủ, văn minh.
Nguyễn Quốc Vương
Cải Cách Giáo Dục Nhật Bản
Khi nhìn vào lịch sử giáo dục hiện đại của Nhật Bản bao gồm cả giáo dục quốc gia chủ nghĩa trước chiến tranh và giáo dục quốc dân dựa trên nền dân chủ sau chiến tranh, có thể thấy đó là lịch sử của các cuộc cải cách giáo dục của quốc gia (quốc dân). Và các cuộc cải cách đó trong phần lớn các trường hợp là mang tính chính trị và được tổng quát hóa như một cuộc cải cách chính trị. Có một thực tế là vai trò của giáo dục Nhật Bản hiện đại luôn đi kèm với chính trị và chìa khóa giải quyết các vấn đề chính trị của thời đại thường được đòi hỏi ở giáo dục.
Trong báo cáo của Hội đồng thẩm định khóa trình giáo dục Nhật Ban đã hé lộ nhận thức: “Trước hết trường học phải là nơi thoải mái và vui vẻ đối với trẻ em. Trẻ em phải có đủ không gian để có thể tiến hành chậm rãi những gì liên quan đến mối quan tâm và sở thích của mình. Đồng thời nó phải là trường học nơi các giờ học dễ hiểu được triển khai, những điều không hiểu có thể được coi là lẽ tự nhiên, những thất bại trong học tập, những dò dẫm và vấp ngã được tiếp nhận như là chuyện đương nhiên. Thêm nữa để có được điều đó, nó phải là nơi mối quan hệ con người với con người mà trẻ em mong muốn và mối quan hệ tin cậy giữa giáo viên và học sinh với tư cách là nền tảng được xác lập, bầu không khí trong lớp học ấm áp, trẻ em an tâm và có thể phát huy được năng lực của bản thân.
Trong môi trường giáo dục như thế thì không phải chỉ có giờ học các môn giáo khoa mà thông qua toàn bộ cuộc sống ở trường học, trong quá trình hoạt động học tập cùng với giáo viên, việc bản thân trẻ em có thể cảm nhận mình được coi trọng như là một con người không có gì thay thế, được tin cậy và được nếm trải hạnh phúc khẳng định bản thân và thực thi cái tôi là rất quan trọng”
Quả thật giáo dục hiện đại là thể chế được tổ chức một cách quy mô bởi quốc gia và thông qua giáo dục mà xã hội được “tái sản xuất” trong đó trẻ em được được đảm bảo về nhân quyền và sinh tồn. Và một khi như vậy thì đương nhiên, một loạt các yếu tố căn bản như giải quyết các vấn đề quốc tế, đối phó với các vấn đề xã hội, trợ giúp sự sinh tồn của cá nhân sẽ trở thành các vấn đề cơ bản của giáo dục. Cũng có trường hợp những yếu tố mang tính ngoại lệ như phục vụ quyền lợi của cá nhân, đoàn thể, tổ chức cũng có thể được đưa vào.
Cuốn sách này sẽ xác nhận điều đó trong dòng chảy mang tính lịch sử của giáo dục Nhật Bản hiện đại và ngay cả khi suy ngẫm về cải cách giáo dục hiện tại thì đây cũng là điều cần phải được hiểu một cách thấu đáo và phổ biến với tư cách như là một định lý lịch sử. Nói tóm lại, cho dù là giáo dục dưới thể chế thiên hoàng thời trước chiến tranh hay giáo dục thời chủ nghĩa quân phiệt đi chăng nữa thì cũng không hề có sự tách rời khỏi dòng chảy này. Quốc gia với thể chế thiên hoàng đã thúc đẩy công nghiệp hóa trong nước và nó mang trong mình cả nguyên lý không thể tránh khỏi là cá nhân hóa, chủ nghĩa quân phiệt cũng thế, để phục vụ các cuộc chiến tranh với bên ngoài thì công nghiệp, kĩ thuật và năng lực trình độ cao của cá nhân trở thành sự cần thiết đương nhiên. Và “Giáo dục sau chiến tranh” cũng vậy, định lí này đã trở thành nguyên lí chính sách dẫn dắt cải cách giáo dục. Có thể nói giáo dục đã phát huy chức năng của mình ở phương diện như thế.
Cũng giống như thế, cần phải xem xét xem cải cách giáo dục đã đưa ra phương thuốc nào để giải quyết các tình huống, các vấn đề khi đó và trên thực tế đã có những kết quả nào được tạo ra. Thêm nữa, cũng cần phải hiểu việc học tập và cuộc sống của trẻ em đang ở trong tình trạng như thế nào, nó đang được tiếp nhận ra sao và người ta đang cố gắng thay đổi hay chưa.
Tác giả nhận định: “Dẫu cho đánh giá thế nào thì cuộc cải cách giáo dục không thể chậm trễ vẫn đang đặt ra. Cải cách giáo dục một lần nữa sẽ được hiểu như là vấn đề thận trọng và mang tính toàn cầu chứ không phải là sự giải quyết cái khung quốc gia đơn thuần và chúng ta mong ước con đường đó sẽ sớm được triển khai.”
“Cải cách giáo dục nhật bản” đề cập đến các nội dung sau:
I. Sự xuất phát của giáo dục hiện đại
1. Giáo dục trong quá trình khai sáng văn minh
2. Phong trào Tự do dân quyền và giáo dục
II. Giáo dục của quốc gia dưới chế độ thiên hoàng
1. Chế độ giáo dục quốc gia chủ nghĩa
2. Sắc chỉ giáo dục và trường học
III. Sự xác lập mang tính xã hội của trường học
1. Trường tiểu học với tư cách là giáo dục quốc dân
2. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản Nhật Bản và giáo dục
3. Các vấn đề xã hội và giáo dục
IV. “Giáo dục mới thời Taisho”
1. Cải cách giáo dục
2. Sự nóng lên của nhu cầu giáo dục
3. Phong trào giáo dục
V. Giáo dục thời kì động loạn
1. Trường học trong thời kì khủng hoảng Showa
2. Cải cách xã hội và kiểm soát tư tưởng
3. Trường học dưới thể chế thời chiến
VI. Sự xuất phát của giáo dục sau chiến tranh
1. Cải cách giáo dục sau chiến tranh
2. Giáo dục trường học và học sinh
3. Phong trào giáo dục
VII. Xã hội bằng cấp và giáo dục chạy theo điểm số
1. Sự tu chỉnh giáo dục sau chiến tranh
2. Chính sách phát triển kinh tế tốc độ cao và chủ nghĩa năng lực
3. Sự trưởng thành của chủ nghĩa bằng cấp
VIII. Thời đại cải cách giáo dục
1. Môi trường giáo dục của trẻ em
2. Câu hỏi đặt ra cho cải cách giáo dục
Thông tin tác giả:
Ozaki Mugen sinh năm 1942 tại tỉnh Aichi.
Lấy bằng Tiến sĩ về Giáo dục học tại Đại học Kyoto.
Từng là Giáo sư Đại học nữ sinh Osaka, hiện là Giáo sư tại khoa văn học Đại học Kansai.
Một số sách do ông biên soạn đã xuất bản :
Giáo dục hậu chiến sử luận (Impact Shuppankai, 1991)
Hình ảnh giáo dục của chủ nghĩa tư bản Nhật Bản (Sekaishisosha, 1991)
Vấn đề và nguyên lí giáo dục (viết chung, Showado, 1994)
Trường học là ngã tư đường (viết chung, Impact Shuppankai, 2000)
Cải cách giáo dục đại học Nhật Bản và Đại học Hiroshima trong quá trình tập đoàn hóa
Tóm tắt.
Bài báo giới thiệu một số đặc điểm của hệ thống giáo dục đại học Nhật Bản trong quá trình cải cách giáo dục từ thời Minh trị Thiên hoàng (1868-1912) cho đến nay. Chú ý được tập trung vào giai đoạn tái cấu trúc hệ thống giáo dục đại học Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ II trên cơ sở mô hình Mỹ. Tập đoàn hoá là một trong những xu hướng phát triển của hệ thống giáo dục đại học Nhật Bản trong cải cách giáo dục. Trong xu hướng này, các cơ sở giáo dục đại học đơn ngành được kết hợp và tổ chức lại thành các đại học đa ngành, đa lĩnh vực (university) với quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm cao. Xu hướng trên đã và đang được thực hiện với nhiều chính sách quốc gia mới và mô hình mới về cơ chế quản lý, tổ chức bộ máy quản lý, đầu tư tài chính và đội ngũ giảng viên . ở các trường đại học công. Đại học Hiroshima là một trong những đại học quốc gia lớn nhất ở Nhật Bản. Đại học này được thành lập vào ngày 31/5/1949 do kết quả tổ chức lại các cơ sở giáo dục đại học có ở khu vực Hiroshima trước chiến tranh thế giới thứ II. Đại học Hiroshima đang hướng đến mục tiêu trở thành một trung tâm giáo dục và nghiên cứu của Nhật Bản tầm cỡ thế giới trong thế kỷ 21. Cuối bài báo có nêu một số bài học kinh nghiệm của Nhật Bản cho công cuộc đổi mới giáo dục đại học Việt Nam.
Bắt đầu từ những năm 70 của thế kỷ 20 quy mô giáo dục đại học Nhật Bản đã tăng mạnh, mở đầu cho quá trình đại chúng hóa giáo dục đại học. Nếu như ở Hoa Kỳ quá trình đại chúng hóa giáo dục đại học có vai trò lớn của hệ thống các trường cao đẳng cộng đồng (Community College) thì ở Nhật Bản vai trò lớn thuộc về hệ thống các trường đại học, cao đẳng tư. Quy mô giáo dục đại học tăng lên khoảng 5 lần từ 1965 đến 2007. Tỷ lệ sinh viên trong độ tuổi vào đại hoc, cao đẳng tăng từ 10% (1960) lên khoảng gần 60% (2007). Số sinh viên nước ngoài học đại học ở Nhật Bản tăng mạnh từ khoảng 10.000 sinh viên (1983) lên 117.000 sinh viên (2004). Khác với giáo dục cơ sở là giáo dục bắt buộc và miễn phí, giáo dục đại học Nhật Bản có mức học phí khá cao ở trường tư cũng như ở trường công. Ngoài số sinh viên được cấp học bổng của Chính phủ Nhật Bản hoặc các nguồn tài trợ khác để trang trải học phí, còn lại đều phải đóng học phí theo mức thu của từng trường phù hợp với khung quy định chuẩn của Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ (MEXT) nhưng không được vượt quá 10%. Ví dụ trong năm 2007 mức thu học phí của Đại học Hiroshima là 535.800 Yên/năm cho bậc cử nhân và thạc sĩ. Phí tuyển sinh đầu vào là 282.000 Yên.
Nhật Bản không tổ chức kỳ thi quốc gia tuyển sinh đại học. Học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học sẽ phải qua hai vòng thi tuyển: Vòng 1 do Trung tâm quốc gia truyển sinh đại học tổ chức (sơ tuyển); vòng 2 do từng đại học tổ chức theo yêu cầu của từng khoa/ngành đào tạo ở nhà trường. 3. Xu hướng tập đoàn hóa trong quá trình cải cách giáo dục đại học ở Nhật Bản
Cải cách giáo dục đại học Để đáp ứng nhu cầu phát triển của Nhật Bản trong những thập niên cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21, từ những năm 80 của thế kỷ 20 Nhật Bản đã tiến hành cải cách hệ thống giáo dục đại học Nhật Bản. Đây là cuộc cải cách sâu rộng nhất về giáo dục kể từ sau khi kết thúc thế chiến II. Năm 1984 Hội đồng cải cách giáo dục được thành lập và sau đó đến 1987 là Uỷ ban đại học trực thuộc Thủ tướng Nhật Bản đã được thành lập. Ủy ban giáo dục đại học đã đưa ra những khuyến cáo về cải cách giáo dục đại học nhằm đáp ứng những biến đổi nhanh chóng của đời sống kinh tế - xã hội Nhật Bản hiện đại và môi trường quốc tế với các đặc điểm sau:
1) Những tiến bộ nhanh chóng về nghiên cứu khoa học và những thay đổi cơ bản về nguồn nhân lực đặc biệt là nhân lực trình độ cao.
2) Xu hướng tăng nhanh quy mô và nhu cầu giáo dục đại học và tính đa dạng của cơ cấu sinh viên. Trần Khánh Đức / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn 24 (2008) 1-11 4
3) Sự tăng cường nhu cầu học suốt đời và những kỳ vọng ngày càng tăng của xã hội vào giáo dục đại học. Uỷ ban cải cách giáo dục đại học đã khuyến nghị nhiều biện pháp để mở rộng và nâng cao chất lượng giáo dục đại học đặc biệt là các loại hình đào tạo sau đại học (graduate schoos) như cải cách và nâng cao hiệu quả công tác quản lý giáo dục đại học; cải cách cấu trúc và nội dung, chương trình đào tạo đại học (đại cương và chuyên nghiệp)... theo hướng tăng tính tự chủ và tính chất riêng của các trường đại học; đưa ra các tiêu chuẩn thành lập trường đại học và hệ thống đào tạo theo tín chỉ ở bậc đại học... Vào năm 1998, Uỷ ban giáo dục đại học đã đưa ra bản báo cáo về "Tầm nhìn giáo dục đại học trong thế kỷ 21 và các biện pháp cải cách cho tương lai" với các nội dung cơ bản sau: .
1) Nâng cao chất lượng giáo dục và nghiên cứu với định hướng khuyến khích, nuôi dưỡng năng lực tìm kiếm và sáng tạo.
2) Bảo đảm tính tự chủ của các trường đại học bằng việc hình thành một hệ thống cấu trúc mềm dẻo, linh hoạt trong đào tạo và nghiên cứu.
3) Hình thành hệ thống quản lý và quản trị đại học với trách nhiệm của từng cơ sở đại học trong việc ra quyết định và tổ chức thực hiện.
4) Cá biệt hóa các trường đại học (individualise universities) và tiếp tục nâng cao chất lượng nghiên cứu và đào tạo thông qua hệ thống đánh giá nhiều bên. Đến năm 2001 Uỷ ban giáo dục đại học đã đề xuất các "Chính sách cải cách cơ cấu giáo dục đại học công lập" với mục tiêu tăng cường tính năng động và khả năng cạnh tranh quốc tế của các đại học công với các biện pháp cơ bản sau:
1) Cần kiên trì có các biện pháp kiên quyết và táo bạo trong củng cố và phát triển các đại học công.
2) Vận dụng các phương pháp quản lý doanh nghiệp (khu vực tư nhân) trong quản lý các trường đại học. Với xu hướng này các trường đại học là một thực thể quản lý độc lập có sự tham gia quản lý của các đối tác bên ngoài và quản lý nguồn nhân lực trên cơ sở thỏa thuận, hợp đồng.
3) Hình thành cơ chế cạnh tranh trong giáo dục đại học với đánh giá 3 bên. Năm 2002 Luật giáo dục nhà trường sửa đổi đã được ban hành cho phép các nhà trường linh hoạt hơn trong việc cải tổ cơ cấu tổ chức và quản lý các khoa và đơn vị nghiệp vụ cùng với hệ thống đánh giá 3 bên được triển khai (Nhà trường - Nhà nước và các tổ chức xã hội - nghề nghiệp). Theo Luật này nhà trường đại học được tự chủ và tự chịu trách nhiệm theo Luật định việc cấp các văn bằng, chứng chỉ các chương trình đào tạo của nhà trường, giảm bớt việc quản lý trực tiếp của Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ (MEXT) trong vấn đề này.
Tập đoàn hóa các đại học công lập Một trong những đặc điểm cơ bản nhất của công cuộc cải cách giáo dục đại học ở Nhật Bản trong những năm vừa qua và đang tiếp tục trong giai đoạn hiện nay là tập đoàn hóa các đại học công lập. Quá trình này được thực hiện với mục tiêu tăng cường tính độc lập, tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các đại học công lập, áp dụng mô hình quản lý kiểu doanh nghiệp (busness model) trong quản trị đại học. Theo các nhà nghiên cứu đại học Nhật Bản (Oba, 2005) tư tưởng tập đoàn hóa đại học công không phải là tư tưởng mới ở Nhật Trần Khánh Đức / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn 24 (2008) từ cuối thế kỷ 19 (1899) khi xuất hiện đề xuất về "Tính độc lập của các Đại học quốc lập" (Teikokudaigaku dokurituan shiko) nhằm giảm bớt sự phụ thuộc về học thuật của các đại học đối với Hoàng gia. Đến những năm 60 cũng có những ý tưởng về tập đoàn hóa đại học. Năm 1971 Hội đồng trung ương về giáo dục đã đưa ra các đề xuất về tập đoàn hóa các đại học công nhằm tăng tính tự chủ, độc lập của các đại học và qua đó tạo điều kiện cho các đại học tự phát triển. Đến những năm cuối thập kỷ 80, Uỷ ban cải cách giáo dục cũng đã có nhiều thảo luận và đề xuất về tập đoàn hóa đại học công (nhà nước và địa phương). Việc chuyển đổi này được xem như là một phần của cuộc cải cách hành chính và quản lý nhà nước. Vào những năm 90 một số cơ quan tư vấn của Chính phủ cũng tiếp tục đề xuất các phương án tập đoàn hóa đại học song không nhận được sự nhất trí, đồng tình của Bộ Giáo dục (cũ) và các Đại học công. Qua đó có thể thấy việc tập đoàn hóa đại học ở Nhật Bản không phải là một việc dễ dàng do những níu kéo về quan niệm và quyền lợi của các đại học công được nhà nước bao cấp. Đến năm 1999, hệ thống quản lý mới được thiết lập với tên gọi "Cơ sở quản lý độc lập" (IAI) theo Quyết định của Chính phủ. Theo đó một số tổ chức được đưa ra khỏi cơ chế quản lý của Nhà nước trung ương với quyền tự chủ cao để năng cao hiệu lực và hiệu quả quản trị của tổ chức. Việc chuyển đổi các đại học công thành các cơ sở quản trị độc lập được xem như là một phần của cải cách giáo dục đại học để tăng tính tự chủ của các đại học. Đến tháng 4/2001 đã có 57 tập đoàn tự chủ nhà nước được thành lập. Việc tập đoàn hóa đại học lúc này trở thành một bộ phận của công cuộc cải cách hành chính về mô hình quản lý của các tổ chức nhà nước. Từ 1999 các nghiên cứu về tập đoàn hóa đại học đã được tổ chức chính thức dưới sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ (MEXT) và sự phối hợp của Hiệp hội các trường đại học công. Tháng 6/2001 Bộ trưởng Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ (MEXT) đã ra văn bản "Chính sách cải cách cấu trúc đại học" trong đó nhấn mạnh các điểm sau [3]:
1) Tổ chức lại và hợp nhất các đại học công.
2) Tập đoàn hóa đại học công.
3) Phát triển đại học theo các tiêu chuẩn quốc tế cao với cơ chế đánh giá 3 bên. Tháng 6/2001 Chính phủ Nhật Bản có quyết định về cải cách cơ cấu kinh tế và quản lý kinh tế vĩ mô trong đó nhấn mạnh "Các đại học công phát triển hướng tới mục tiêu cạnh tranh quốc tế... và việc tập đoàn hóa sẽ tạo điều kiện tăng tính tự chủ và khả năng áp dụng các quan điểm, kỹ thuật quản lý của khu vực tư nhân”. Tháng 6/2002 Chính phủ Nhật Bản lại ra quyết định về các "Chính sách cơ bản về quản lý kinh tế, tài chính và cải cách hệ thống" trong đó quyết định việc tập đoàn hóa các đại học công và bãi bỏ chính sách biên chế nhà nước về nhân sự ở các đại học. Đồng thời Chính phủ Nhật Bản nhấn mạnh việc này phải được thực hiện cơ bản từ năm học 2004 với các chỉ dẫn về việc xây dựng ngân sách giáo dục đại học phục vụ yêu cầu trên ngay từ 2003. Đến tháng 7/2003 Luật về Tập đoàn hóa đại học công và 5 Luật khác có liên quan đã được chính thức thông qua. Đến ngày 1 tháng 4 năm 2004 tất cả các đại học công đã được tập đoàn hóa (xem hình 1). Trần Khánh Đức / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn 24 (2008)
Theo Luật này không còn chế độ công chức nhà nước đối với đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý. Tập đoàn đại học có mối liên hệ chặt chẽ với các đối tác (doanh nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp...) và áp dụng mô hình quản lý kiểu doanh nghiệp tư. Chủ tịch đại học có quyền bổ nhiệm giám đốc các đơn vị trực thuộc là người nuớc ngoài. Việc phân bổ ngân sách nhà nước cho các đại học được áp dụng theo phương thức trọn gói (a lump sum) dựa trên kết quả thực hiện các kế hoạch hoạt động trung hạn (6 năm) đã được Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ (MEXT) phê duyệt. Kết quả tự đánh giá của các tập đoàn đại học và đánh giá của Uỷ ban đánh giá đại học (Evaluation Committee for National University Corporations) là cơ sở cho việc kiểm định và phân bổ ngân sách (xem hình 2). Hình 2. Sơ đồ hệ thống đánh giá các tập đoàn đại học. Tập đoàn đại học công Đại học độc lập và tự chủ trong quản lý tài chính và nhân sự Kết quả đánh giá 3 bên là cơ sở phân bổ các nguồn lực Ủy ban tuyển chọn chủ tịch (có sự tham gia của đại diện các tổ chức bên ngoài trường ĐH) Các chuyên gia bên ngoài tham gia quản lý Hội đồng quản trị Chủ tịch đại học (Là người quản lý cao nhất như một doanh nghiệp tư nhân ) Hội đồng các giám đốc Đại diện các cơ sở GD trong tập đoàn đại học Hội đồng đào tạo và NC Hội đồng về đánh giá chính sách và đánh giá các cơ quan quản lý độc lập (thuộc Bộ Nội vụ và Quản lý công) Uỷ ban đánh giá các tập đoàn ĐH - Tư vấn về kế hoạch trung hạn - Đánh giá - Soạn thảo và trình các báo cáo đánh giá chung MEXT - Chỉ dẫn - Xem xét và phê duyệt các kế hoạch trung hạn (6 năm) của các tập đoàn ĐH - Thẩm định báo cáo - Phân bổ ngân sách Viện quốc gia về văn bằng và đánh giá ĐH (NIAD-UE) - Soạn thảo các báo cáo kết quả đánh giá về đào tạo và nghiên cứu - Đánh giá đồng nghiệp (Peer review) Các tập đoàn ĐH Xây dựng và trình phê duyêt các mục tiêu, kế hoạch trung hạn lên MEXT. Tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong tổ chức và điều hành các hoạt động trong Luật định. Trần Khánh Đức / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn 24 (2008)
Tập đoàn hóa các đại học đưa đến thay đổi cơ bản tổ chức, bộ máy quản lý của các đại học công. Theo tổ chức tập đoàn cơ cấu tổ chức quản lý ở mỗi đại học Nhật Bản tập trung quyền lực vào chủ tịch đại học và có 3 cơ quan chủ yếu (xem hình 3).
1) Hội đồng các giám đốc: cơ quan có thẩm quyền thảo luận các vấn đề quan trọng trước khi chủ tịch đại học ra quyết định.
2) Hội đồng Quản trị: Thảo luận và quyết định những vấn đề quan trọng về quản trị nhà trường.
3) Hội đồng đào tạo và nghiên cứu: Thảo luận, tư vấn và quyết định những vấn đề quan trọng về đào tạo và nghiên cứu nhà trường. Hình 3. Mô hình tổ chức quản lý tập đoàn đại học [3]. Chế độ tuyển dụng nhân sự, đãi ngộ và sử dụng được thay đổi cơ bản từ theo chế độ công chức nhà nước sang theo chế độ tuyển dụng lao động và chính sách lương bổng, đãi ngộ riêng của các tập đoàn đại học. Hội đồng quản trị có sự tham gia rộng rãi của các cá nhân, tổ chức bên ngoài nhà trường như có đại diện Hội đồng giáo dục địa phương, chuyên gia nước ngoài; đại diện các doanh nghiệp; các tổ chức xã hội - nghề nghiệp... Quá trình tập đoàn hóa các Đại học công (Trung ương và địa phương) ở Nhật Bản đã cơ bản hoàn thành vào năm 2004 song cùng còn không ít vấn đề phải tiếp tục hoàn thiện. Việc áp dụng mô hình quản lý kiểu doanh nghiệp đòi hỏi sự thay đổi mạnh nếp nghĩ và phong cách làm việc của các nhà quản lý đại học công theo cơ chế mới vốn nhiều năm quen với cơ chế quản lý hành chính bao cấp của nhà nước. Ngân sách tài chính không ổn định mà tùy thuộc vào kết quả đánh giá 3 bên trong khi các chuẩn mực, phương pháp, quy trình đánh giá chưa hoàn thiện. Chế độ công chức bị bãi bỏ kéo theo những lo lắng về vị trí, việc làm không ổn định như trước của đội ngũ giảng viên. Đặc biệt có nhiều băn khoăn về quá trình này dường như là quá trình tư nhân hóa đại học công, xóa bỏ loại hình đại học công trong hệ thống giáo dục đại học Nhật Bản. 4. Đại học Hioshima trong qúa trình tập đoàn hóa 4.1. Thông tin chung Đại học Hiroshima là một trong những đại học công lớn ở Nhật Bản được thành lập từ 1949 trên cơ sở tổ chức lại các cơ sở giáo dục đại học ở khu vực hành chính - lãnh thổ Hiroshima. Tập đoàn đại học công (Ủy ban tuyển chọn chủ tịch ) Chủ tịch Các phó chủ tịch điều hành Hội đồng các giám đốc Hội đồng quản trị (Có đại diện nhà trường và bên ngoài nhà trường) Hội đồng đào tạo và nghiên cứu (Chỉ có đại diện của các đơn vị thành viên trong đại học) Bộ phận kiểm toán (Auditor) Trần Khánh Đức / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn 24 (2008) 1-11 8 Trong giai đoạn đầu Đại học Hiroshima bao gồm Đại học Hiroshima về Văn chương và Khoa học (thành lập từ 1929); Trường Sư phạm cao cấp Hiroshima (thành lập từ 1902); Trường Sư phạm Hiroshima (thành lập từ 1943); Trường Kỹ thuật cao cấp Hiroshima (thành lập từ 1920). Trường Cao đẳng Y tế Hiroshima (thành lập 1945)... và một số trường khác trong khu vực Hiroshima. Có thể nói ngay từ đầu thành lập, Đại học Hiroshima đã bước đầu trên con đường tập đoàn hóa với mô hình tổ chức của một đại học đa ngành, đa lĩnh vực ở khu vực. Hiện nay (2007) Đại học Hiroshima có 11 Khoa chuyên ngành, 12 Trường cao học (graduate schools); 20 Viện và Trung tâm nghiên cứu; 4 Thư viện, các trường phổ thông thực hành và nhiều cơ sở khác. Ngân sách nhà trường là 67.806.000.000 Yên (2007) tương đương khoảng 50 triệu USD. Từ 1973 đến 1995 Đại học Hiroshima đã hoàn thành việc tổ chức lại và chuyển phần lớn các Khoa/Trung tâm/Viện nghiên cứu thành viên về khu vực mới được đầu tư xây dựng hiện đại, đầy đủ cơ sở vật chất, tiện nghi cho đào tạo đại học và nghiên cứu khoa học ở Higashi-Hiroshima (trừ Khoa Y và Dược ở khu vực cũ ở thành phố Hiroshima). Hiện nay (2007) Đại học Hiroshima có quy mô đào tạo khoảng 15.000 sinh viên trong đó khoảng 1/3 (4.445) là học viên sau đại học (cao học và tiến sĩ). Số lượng cán bộ, giảng viên là 3.281 người. Có 755 sinh viên quốc tế từ 57 nước ngoài theo học. Ngay từ khi mới thành lập (1949) Đại học Hiroshima đã đưa ra 5 nguyên tắc chỉ đạo cơ bản (Mision) là :
1) Theo đuổi Hòa bình.
2) Sáng tạo kiến thức mới.
3) Nuôi dưỡng con người.
4) Hợp tác với địa phương, khu vực và cộng đồng quốc tế.
5) Tiếp tục tự phát triển. Năm nguyên tắc trên thể hiện triết lý phát triển để thực hiện sứ mệnh của Đại học Hiroshima trong công cuộc chấn hưng nước Nhật sau chiến tranh và phát triển hiện đại hóa. Trên cơ sở đó, Đại học Hiroshima đã đề ra các mục tiêu phát triển cơ bản sau:
1) Trở thành một cơ sở đại học ở trình độ cao về đào tạo và nghiên cứu trong nước và quốc tế.
2) Tạo dựng môi trường học tập, nghiên cứu đạt đẳng cấp quốc tế. Nuôi dưỡng tinh thần sáng tạo khoa học cho thế hệ trẻ.
3) Gắn nghiên cứu với giảng dạy. Đào tạo độ ngũ chuyên gia sau đại học có trình độ cao theo chuẩn quốc tế.
4) Đào tạo đội ngũ cử nhân có trình độ và năng lực thực tiễn cao đáp ứng yêu cầu nhân lực của xã hội. 5) Liên kết chặt chẽ với cộng đồng, đóng góp tích cực vào sự phát triển đa dạng của xã hội.
6) Tăng cường năng lực cạnh tranh quốc tế , xã hội toàn cầu. Tích cực tham gia và mở rộng hợp tác, trao đổi quốc tế.
7) Hình thành cơ chế quản lý đại học và các đơn vị thành viên tập trung vào "Con người, phương tiện và tài chính".
8) Hình thành một hệ thống hợp lý trong đánh giá khả năng và kết quả, tạo môi trường thuận lợi phát huy mọi khả năng của đội ngũ cán bộ và sinh viên.
9) Phát triển hệ thống thông tin và truyền thông phục vụ có hiệu quả hoạt động quản lý, giảng dạy và nghiên cứu, thông tin xã hội và marketing.
Mô hình quản lý Theo mô hình tập đoàn đại học, hệ thống quản lý của Đại học Hiroshima được thiết lập theo hướng tập trung quyền lực quản lý vào Chủ tịch đại học trên cơ sở tham vấn của Hội đồng Quản trị, Hội đồng Giám đốc và Hội Trần Khánh Đức / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn 24 (2008) 1-11 9 đồng đào tạo - nghiên cứu. Các đơn vị thành viên có quyền độc lập và tự chủ cao trong các hoạt động nghiên cứu và giảng dạy (xem hình 4). Hình 4. Mô hình tổ chức và quản lý Đại học Hiroshima (2007) Mô hình đào tạo Với định hướng phát triển trở thành một đại học nghiên cứu đẳng cấp quốc tế, có khả năng cạnh tranh cao, Đại học Hiroshima đã xác định và kiên trì theo đuổi mô hình đào tạo hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu mới và thường xuyên thay đổi của xã hội Nhật Bản hiện đại và xu hướng toàn cầu hóa trong thế kỷ 21 (xem hình 5). Hình 5. Mô hình giáo dục cho thế kỷ 21 - Đại học Hiroshima [4]. Chủ tịch Đại học Văn phòng chủ tịch và trợ lý kế hoạch Tài chính và nhân sự - Hội đồng quản trị - Hội đồng đào tạo và NC - Ban điều hành - Cơ quan kiểm toán - Các kiểm toán viên độc lập Các phó chủ tịch ĐH - Về đào tạo - Về nghiên cứu (Văn phòng các phó CT) Các đơn vị trực thuộc ( Khoa/Viện/Trung tâm/Trường... ) Giáo dục những cá nhân có khả năng đối mặt với những thách thức và giải quyết vấn đề đặt ra trong thế kỷ 21 Hoạt động quốc tế hóa Giáo dục dựa trên mục tiêu Các loại hình lao động nghề nghiệp Đào tạo các cá nhân có tư duy năng lực với sự kết hợp kiến thức cơ bản và năng lực vận dụng thực tiễn Chương trình đào tạo cử nhân - Hỗ trợ Sinh viên - Lựa chọn khóa học và tư vấn nghề - Khuyến khích các hoạt động ngoại khóa và tình nguyện Đào tạo các nhà nghiên cứu tài năng, có năng lực nghề nghiệp cao Đào tạo Tiến sĩ Đào tạo Thạc sĩ Các chương trình nghiên cứu và kết quả nghiên cứu Sinh viên từ các trường đại học khác GD Chuyên ngành GD Đại cương Trần Khánh Đức / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn 24 (2008) 1-11 10 4.4. Mô hình bảo đảm chất lượng giáo dục đại học Nhật Bản trong thế kỷ 21 (Xem hình 6) Hình 6. Mô hình bảo đảm chất lượng giáo dục đại học Nhật Bản trong thế kỷ 21. 5. Những kinh nghiệm của Nhật Bản trong cải cách giáo dục đại học Qua hơn nửa thế kỷ tái cấu trúc hệ thống giáo dục đại học (1945) và đặc biệt là các chính sách và biện pháp cải cách giáo dục đại học từ 1984 cho đến nay, hệ thống giáo dục đại học Nhật Bản đã có những thay đổi cơ bản cả về cấu trúc hệ thống, loại hình, quy mô và trình độ đào tạo. Nhật Bản đã có một hệ thống giáo dục đại học ngang tầm quốc tế với khả năng cạnh tranh quốc tế ngày càng cao, đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội hiện đại Nhật Bản trong thế kỷ 21.
Những kinh nghiệm của Nhật Bản rất có giá trị và ý nghĩa đối với Việt Nam trên các bình diện sau đây:
1) Cải cách giáo dục đại học là một công việc khó khăn, lâu dài cần có tầm nhìn xa, sáng suốt trong hoạch định chính sách phù hợp với xu hướng phát triển chung và kiên trì, kiên quyết trong tổ chức thực hiện.
2) Chính phủ và các Bộ ngành hữu quan có vai trò quyết định trong tiến trình cải cách trên cơ sở các khuyến nghị của các tổ chức tư vấn (như Uỷ ban giáo dục đại học trực thuộc Thủ tướng).
3) Việc đổi mới mô hình quản lý đại học không phải chỉ riêng của ngành giáo dục mà cần đặt trong quá trình cải cách quản lý hành chính quốc gia (có liên quan đến Chính phủ, Bộ nội vụ và quản lý công).
4) Sớm hình thành các đại học đa ngành, đa lĩnh vực ở các khu vực trên cơ sở quy hoạch và đầu tư khu đại học để tạo môi trường thuận lợi (đất đai, cơ sở vật chất) cho phát triển giáo dục đại học ngang tầm quốc tế.
5) Tập đoàn hóa giáo dục đại học, phát triển các đại học đa ngành, đa lĩnh vực là một xu hướng tất yếu (không chỉ đơn thuần là ghép các trường/cơ sở đại học với nhau) mà cần tổ chức, sắp xếp lại để tập trung đầu tư, tạo mối liên kết trên cơ sở tăng tính tự chủ, tự Hệ thống giáo dục đại học Hệ thống giáo dục đại học trong thế kỷ 21 Cấu trúc các cơ sở Phát triển các khoa Hệ thống nghiên cứu Trước khi kiểm soát kết quả - Toàn cầu hóa - Thị trường hóa - Xã hội tri thức Sau khi đánh giá kết quả Xã hội Nhà nước Xã hội Nhà nước -Nhà nước - Xã hội công nghiệp Nghiên cứu TRI THỨC Đào tạo Dịch vụ. ĐẠI HỌC Nghiên cứu Quản lý Lãnh đạo TRI THỨC Đào tạo Dịch vụ .ĐẠI HỌC Bảo đảm chất lượng Tái cấu trúc chiến lược Trần Khánh Đức / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn 24 (2008) 1-11 11 chịu trách nhiệm của các đại học.
6) Từng bước bãi bỏ cơ chế bao cấp nhà nước cho đại học công. Áp dụng mô hình và phương pháp quản lý doanh nghiệp phù hợp với đặc điểm của đại học (doanh nghiệp tri thức) nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và chất lượng đào tạo, nghiên cứu và hiệu quả đầu tư.
7) Năng cao vai trò của các tổ chức chuyên môn, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, các tổ chức đánh giá độc lập trong đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục đại học thông qua đánh giá 3 bên.
8) Tăng cường liên kết với đại học quốc tế (mời giáo sư sang nghiên cứu và giảng dạy, quốc tế hóa chương trình đào tạo, liên kết đào tạo...[6]