Thứ Sáu, 1 tháng 12, 2017

2017 Lương- GDP-HDI





Cần hiểu đúng về lương hưu


Thái Bình
clip_image001_thumb
Anh Đỗ Đức viết bài Sổ hưu đăng trên báo Tiền Phongngày 25/12/2012 và Bauxite ViệtNam đăng lại với lời bình vào ngày 27/12/2012.
Trong bài báo, anh Đỗ Đức đã nêu rất nhiều kiểu tạo lập sổ hưu như mua vàng, mua nhà cho thuê, đầu tư cho các con ăn học… Nhưng bản chất của sổ hưu anh Đức vẫn chưa nêu.
Sổ hưu để cấp cho người lao động trong các doanh nghiệp và sổ hưu cấp cho các quan  chức của chính quyền các cấp bao gồm bộ máy hành chính các cấp, quân đội, công an, giáo dục, y tế…
Lương hưu là số tiền cơ quan Bảo hiểm trả cho người lao động trong các doanh nghiệp và các quan chức chính quyền hết tuổi lao động được gọi chung là người lao động. Trong quá trình lao động ở các doanh nghiệp, người lao động đã trích một phần lương của mình cùng chủ doanh nghiệp trích một khoản lớn hơn người lao động vào chi phí sản xuất hình thành nguồn bảo hiểm xã hội nộp cơ quan Bảo hiểm xã hội. Tương tự, các quan chức chính quyền các cấp cũng được đóng Bảo hiểm xã hội nguồn từ tiền thuế của dân. Khi nghỉ hưu người lao động được nhận lương hàng tháng từ nguồn tiền lương họ đã đóng góp.
Như vậy, về bản chất, lương hưu là tiền của người lao động đóng góp trong quá trình lao động và lương hưu của quan chức chính quyền các cấp kể cả Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng được dân nuôi, hiểu đúng như vậy thì không sợ bất cứ lời đe doạ nào, chỉ kẻ thiếu hiểu biết hoặc bịp bợm mới doạ người. Các nước tư bản họ thay chính quyền như thay áo với  mục đích tìm chính quyền tốt nhất cho nước, cho dân, nhưng bất kể chính quyền nào cũng phải trả lương hưu cho người lao động và quan chức vì bản chất lương hưu được đề cập trên. Lương hưu không phải là ân huệ của chính quyền với người lao động.
Vừa qua có người mang sổ hưu ra dọa giới trí thức, có thể giải thích theo một trong hai trường hợp sau:
Thứ nhất anh ta là người đại bịp, coi thường người nghe.
Thứ hai anh ta mang hàm đại tá lương bổng cao ngất ngưởng, học hàm PGS, học vị TS, danh hiệu nhà giáo ưu tú mà trình độ hiểu biết kém hơn cả “phó thường dân”.
Nhân đây tôi xin kể một câu chuyện có thật về lương hưu.
Tôi có anh rể ở quê, anh đi bộ đội sau 30/04/1975 và được khoảng gần hai chục năm thì được về hưu, hiện lương hưu của anh trên 3 triệu đồng một tháng. Anh khoe với tôi: “Tớ ngủ dậy là có hơn 100 ngàn đồng, đó là ân huệ của nhà nước”.
Thấy ông anh không hiểu về bản chất của lương hưu, tôi chất vấn: Nhà nước lấy đâu ra tiền để cho bác hưởng? Ông anh tôi lúng túng! Tôi phải giải thích: Nhà nước chỉ đứng ra lập kế hoạch chi tiêu chứ tất cả ngân sách hình thành từ tiền thuế của dân, trong đó có cả con anh đấy. Nghe thế, ông anh tôi gật đầu: Cậu nói thế tớ hiểu rồi!
Trường hợp nhận thức về lương hưu sai lệch như ông anh tôi không phải ít, chính vì thế mới sinh ra lắm kẻ tù mù đại bịp kiểu Lý Thông thời hiện đại.
Hà Nội ngày 28/12/2012
T.B.
Lương  -  GDP & HDI
Lương của chính trị gia- Nguyễn Hưng Quốc
Đầu tháng 12, trong lúc dân chúng đang rục rịch chuẩn bị mua sắm cho mùa Giáng sinh và nôn nao nghĩ đến mùa nghỉ hè sắp tới, các chính trị gia Úc lặng lẽ thông qua quyết định tăng lương cho mình. Mà tăng rất nhiều. Ví dụ, lương của Thủ tướng Julia Gillard được tăng lên 470.000 đô la (hiện nay đô Úc tương đương với đô Mỹ), tức cao hơn mức lương cũ đến gần 100.000.  Lương phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngân khố Wayne Swan cũng tăng gần 100.000, từ 287.000 lên 370.000. Lương của Thủ lãnh Đối lập Tony Abbott cũng được tăng từ 259.000 lên 333.000 đô. Tất cả các dân biểu khác cũng đều được tăng lương. Mức lương thấp nhất trong Quốc Hội trước đây là khoảng 140.000, bây giờ khoảng 180.000 đô.
Cần nói thêm: Đó chỉ là lương căn bản. Chính trị gia ở Úc, cũng như ở khắp nơi trên thế giới, ngoài lương, còn nhận được khá nhiều món trợ cấp khác. Ở Úc, tất cả các chính trị gia đều là dân biểu. Với tư cách dân biểu, họ được trợ cấp để điều hành văn phòng ở khu vực mình đại diện cũng như tiền đi lại và ăn ở mỗi lần đến thủ đô để họp. Ngoài ra, họ còn được cung cấp một chiếc xe mới, điện thoại nhà và điện thoại di động miễn phí. Và nhiều thứ khác nữa.
Với đợt tăng lương lần này, các chính trị gia Úc có mức lương cao hơn hẳn những người cùng chức vụ của họ ở Mỹ (tổng thống: 400.000 đô; phó tổng thống: 230.000; đô; các bộ trưởng: 199.700 đô; dân biểu và nghị sĩ: trung bình 174.000 đô).
Lương của họ cũng cao hơn hẳn lương của các tổng thống hay thủ tướng ở châu Âu, phần lớn chỉ từ 200.000 đến hơn 300.000 đô
Trong giới lãnh đạo chính trị, có lẽ lương của Thủ tướng Julia Gillard bây giờ chỉ thua có hai người: Đặc khu trưởng Hong Kong Donald Tsang (trên 500.000 đô) và đặc biệt, Lý Hiển Long ở Singapore (khoảng 2 triệu 7).
Ở trên, ngay câu đầu tiên, tôi có viết “các chính trị gia Úc lặng lẽ thông qua quyết định tăng lương cho mình”. Dùng chữ ‘lặng lẽ” như vậy, tôi không có ý chê trách. Thật ra, từ trước đến nay, ít nhất là ở Úc, hầu như chính phủ nào cũng thế, nếu muốn tự tăng lương, họ đều quyết định tăng vào dịp cuối năm, lúc không khí chính trị như giãn ra, mọi người chỉ tập trung vào việc mua sắm và nghỉ ngơi. Bởi vậy, chúng không gây xôn xao trong dư luận. Và cũng ít bị chống đối.
Có điều, lần này, để ý dư luận trên báo chí, từ tả đến hữu, tôi thấy giới bình luận đều có thái độ khá giống nhau: đồng ý. Dĩ nhiên, đây đó vẫn có người chống đối. Nhưng phần lớn đều cho đó là điều đúng đắn và cần thiết. Người ta nêu lên bốn lý do chính:
Thứ nhất, công việc của các chính trị gia rất nhọc nhằn. Giới lãnh đạo lại càng nhọc nhằn hơn. Họ làm việc hầu như bất kể giờ giấc. Trách nhiệm lại hết sức nặng nề. Bất cứ chuyện gì thuộc chính phủ cũng là trách nhiệm của họ. Người ta đòi hỏi họ phải biết mọi chuyện. Phải có ý kiến về mọi chuyện. Câu trả lời “không biết” hay “chưa biết” là điều hầu như không thể chấp nhận đối với những người lãnh đạo cao nhất nước. Ghế ngồi của họ cũng rất dễ lung lay. Ở nhiều nước khác, nhà lãnh đạo tại vị theo nhiệm kỳ. Ở Úc thì tùy thuộc vào đảng của họ. Ngay cả khi đảng của họ đang cầm quyền, họ vẫn có thể bị mất chức nếu không được sự ủng hộ của các đa số thành viên trong Quốc Hội. Thành ra, lúc nào họ cũng căng thẳng. Như những lúc quyết liệt tranh cử.
Thứ hai, lương thủ tướng gần nửa triệu đô la, thoạt nhìn, có vẻ cao. Nhưng so với vô số người khác, đặc biệt trong giới kinh doanh, thể thao và giải trí, lại rất thấp. Hầu hết các tổng giám đốc điều hành của các công ty thương mại lớn ở Úc đều có mức lương trên một triệu. Một số người gần 10 triệu. Lương của các cầu thủ bóng đá Úc cũng trên dưới một triệu, chưa kể các khoản thu nhập khác từ quảng cáo. Ngay trong các cơ quan chính phủ, lương của các chuyên gia và chuyên viên đầu ngành cũng thường cao hơn lương của các thủ trưởng của họ.
Thứ ba, nói đến chuyện cao hay thấp, người ta so sánh với ai? So sánh với những người đồng nhiệm ở nước ngoài là một cách. Nhưng quan trọng nhất là so sánh với thu nhập bình quân trên đầu người trong nước. Nói chung, lương của người lãnh đạo cao hơn khoảng trên dưới 10 lần là có thể chấp nhận được. Nhìn vào bảng thống kê dưới đây, chúng ta sẽ thấy lương của lãnh tụ ở tất cả các quốc gia giàu mạnh (vào năm 2010) đều ở mức ấy.

Nguồn: 
http://www.economist.com/node/16525240
(Cần chú ý là Thủ tướng Kenya Raila Odinga được đề nghị mức lương 430.000 đô la một năm, gấp 240 lần thu nhập trung bình trong nước!)
Thứ tư, phần lớn giới bình luận chính trị đều cho tăng lương là một biện pháp tốt nhất để thu hút nhân tài. Không ai có thể chối cãi việc lãnh đạo một đất nước hoặc một bộ là quan trọng hơn hẳn việc lãnh đạo một công ty. Thế nhưng, hiện nay, lương hướng trong các lãnh vực tư nhân, nói chung, đều cao hơn của chính phủ. Đi vào con đường chính trị, do đó, đứng về phương diện tài chính, là một thiệt thòi. Không phải ai cũng chấp nhận sự hy sinh như thế. Hậu quả là không ít tài năng bị đánh mất. Nghĩ cho cùng, đó là một tai họa cho đất nước.
Đó là lý do tại sao phần lớn giới bình luận chính trị tại Úc đều đồng ý với việc tăng lương cho các chính khách.
Nhân tiện, xin nói thêm vài điều.
Một, nhìn vào bảng lương trên, chúng ta thấy lương của Chủ tịch nước Trung Quốc chỉ có 10.633 đô một năm.
Hai, còn Việt Nam thì sao? Tôi chỉ tìm được, trên internet, 
bảng lương của giới lãnh đạo Việt Nam vào năm 2004, tức cách đây 7 năm.
BẢNG LƯƠNG CHỨC VỤ ĐỐI VỚI CÁN BỘ LÃNH ĐẠO
CỦA NHÀ NƯỚC

(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 730/2004/NQ-UBTVQH11 ngày 30/9/2004
của Uỷ ban thường vụ Quốc hội)

I- Các chức danh lãnh đạo quy định một mức lương:
Đơn vị tính: 1.000 đồng
STT
Chức danh
Hệ số lương
Mức lương thực hiện 01/10/2004
1
Chủ tịch nước
13,00
3.770,0
2
Chủ tịch Quốc hội
12,50
3.625,0
3
Thủ tướng Chính phủ
12,50
3.625,0

II- Các chức danh lãnh đạo quy định hai bậc lương:
Đơn vị tính: 1.000 đồng
STT
Chức danh
Bậc 1
Bậc 2
Hệ số lương
Mức lương thực hiện 01/10/2004
Hệ số lương
Mức lương thực hiện 01/10/2004
1
Phó chủ tịch nước
11,10
3.219,0
11,70
3.393,0
2
Phó chủ tịch Quốc hội
10,40
3.016,0
11,00
3.190,0
3
Phó Thủ tướng Chính phủ
10,40
3.016,0
11,00
3.190,0
4
Chánh án Toà án nhân dân tối cao
10,40
3.016,0
11,00
3.190,0
5
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao
10,40
3.016,0
11,00
3.190,0
6
Uỷ viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội
9,80
2.842,0
10,40
3.016,0
7
Chủ tịch Hội đồng dân tộc
9,70
2.813,0
10,30
2.987,0
8
Chủ nhiệm Uỷ ban của Quốc hội
9,70
2.813,0
10,30
2.987,0
9
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ
9,70
2.813,0
10,30
2.987,0
10
Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội
9,70
2.813,0
10,30
2.987,0
Cứ cho từ đó đến nay lương của các cán bộ lãnh đạo Việt Nam được tăng gấp đôi. Thì lương Chủ tịch nước và Thủ tướng cũng chỉ có khoảng 8 triệu đồng Việt Nam, tức khoảng 400 đô một tháng hoặc gần 5.000 đô một năm. Với bảng lương trên, theo lời Thứ trưởng Bộ xây dựng Nguyễn Trần Nam trên báo Vnexpress.net ngày 18 tháng 8 năm 2011, phải ky cóp cả 40 năm mới mua được một căn nhà thu nhập thấp!
Với số lương như thế, nhưng mọi người cứ nhìn vào tài sản và cách sống của họ mà xem. Đố tìm ra được người nào không giàu.
Và hãy tự hỏi: Họ lấy tiền đâu ra mà giàu có đến vậy?

GDP-VN 2010
Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam tụt hậu tới 51 năm so với Indonesia, 95 năm so với Thái Lan và 158 năm so với Singapore.
Thu nhập trung bình của người Việt Nam vẫn còn khoảng cách rất xa so với các nước trong ASEAN và Trung Quốc, dù đã được cải thiện nhiều do đổi mới và mở cửa cách đây hơn một phần tư thế kỷ.
Trong khi đó, cơ hội để Việt Nam đuổi kịp Trung Quốc và các nền kinh tế ASEAN sẽ vẫn là viễn cảnh xa vời, nếu thiếu đi những động lực cải cách hơn nữa.
Đây là cảnh báo của một đề tài khoa học cấp nhà nước mang tên “Mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2011-2020: từ nhận thức với hành động” do ĐH Kinh tế Quốc dân thực hiện. Báo cáo này, thực hiện theo yêu cầu của Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội, trích dẫn số liệu về thu nhập của Việt Nam và các quốc gia khu vực do Quỹ Tiền tệ Quốc tế thực hiện năm 2010.
Theo đó, tính theo tỷ giá hối đoái, GDP đầu người của Việt Nam đã tăng từ mức 114 USD năm 1991 lên 1.061 USD năm 2010. Trong khi đó, GDP đầu người của Trung Quốc tăng từ 353 USD lên 3.915 USD trong khoảng thời gian trên.
Như vậy, thu nhập đầu người của Việt Nam tương đương 32% của Trung Quốc năm 1991 đã giảm xuống còn 27% năm 2010.
Mặt khác, tính theo sức mua tương đương (PPP), GDP bình quân đầu người của Việt Nam đạt 706 USD năm 1991 và lên tới 2.948 USD năm 2010. Trong khoảng thời gian đó, con số này của Trung Quốc tăng từ 888 USD lên 6.786 USD.
Như vậy, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam bằng 80% của Trung Quốc năm 1991 đã giảm xuống còn 43% năm 2010.
Bên cạnh đó, so với các quốc gia ASEAN khác, dù thu nhập của người Việt Nam đã dần được thu hẹp trong 20 năm qua, khoảng cách vẫn còn rất lớn ở vào thời điểm hiện tại.
Tiến sĩ Phạm Hồng Chương và các đồng sự ở ĐH Kinh tế Quốc dân cho biết, GDP bình quân đầu người của Việt Nam theo PPP chưa bằng 1/2 của Philippines, hay Indonesia, khoảng 1/5 của Thái Lan, 1/10 của Malaysia năm 1991.
Con số này đã vượt qua mức 3/4, 1/3 và 1/5 của các nước trên sau gần 20 năm.
Tóm lại, quy mô GDP bình quân đầu người của Việt Nam năm 2010 đạt 1.061 USD tính theo tỷ giá hối đoái, và 2.948 USD theo PPP.
Tiến sĩ Phạm Hồng Chương nhận xét: “Đây là những chỉ số còn thấp xa so với mức bình quân chung của khu vực, của châu Á và thế giới”. Ông nhận xét, sau hơn một phần tư thế kỷ đổi mới và mở của, Việt Nam đã chuyển từ nhóm nước có thu nhập thấp sang nhóm thu nhập trung bình, theo tiêu chuẩn của Ngân hàng Thế giới.
Tuy nhiên, theo ông Chương, xét về nhiều mặt, động thái tăng trưởng kinh tế của Việt Nam chưa thể hiện rõ quyết tâm và khả năng thoát khỏi nguy cơ tụt hậu phát triển. Trong khi đó, trong một vài năm gần đây, nền kinh tế còn bộc lộ nhiều rủi ro tiềm ẩn về tính bền vững của quá trình tăng trưởng.
Báo cáo của ĐH Kinh tế Quốc dân chỉ ra thêm về thực trạng thất nghiệp ở mức 4,6% ở thành thị và 20% lao động ở nông thôn chưa được sử dụng; báo cáo nhận xét: “Như vậy, tỷ lệ trên tương đương với trên 10 triệu lao động thất nghiệp hoàn toàn ở Việt Nam”.
Thu nhập của người Việt Nam bị bỏ lại quá xa bởi các nước trong khu vực không phải là vấn đề mới.
Theo Báo cáo phát triển Việt Nam 2009 của Ngân hàng Thế giới, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam tụt hậu tới 51 năm so với Indonesia, 95 năm so với Thái Lan và 158 năm so với Singapore.
Báo cáo này căn cứ vào tốc độ tăng trưởng thu nhập trên đầu người tính theo giá cố định trong giai đoạn 2001 – 2007 của các quốc gia và kết luận “thực tế là Việt Nam sẽ phải rất lâu mới theo kịp được”.

HDI- VN2011

TTCT - Báo cáo phát triển con người mà Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) công bố ngày 9-11 vừa qua cho thấy Việt Nam có chỉ số phát triển con người (HDI) ở nhóm trung bình, xếp bậc 128/187 quốc gia.
Trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam chỉ đứng trên Lào và Campuchia, xếp sau tất cả các nước còn lại. Chưa hết, trong ba chỉ số quan trọng, chỉ số phát triển giáo dục của chúng ta có giá trị khá thấp.
Các chỉ số phát triển
Từ năm 2010, UNDP sử dụng phương pháp tính HDI mới, trong đó giá trị của HDI được tính là trung bình nhân của chỉ số tuổi thọ (LEI), chỉ số giáo dục (EI) và chỉ số thu nhập (II).
So với thời điểm trước năm 2010, phương pháp tính mới này có thêm vào chỉ số nghèo đói đa chiều (MPI). Trong đó thay vì tính mức nghèo đói theo một định lượng duy nhất là thu nhập trung bình tính theo đầu người, chỉ số này còn phản ánh mức độ tiếp cận các dịch vụ y tế - giáo dục và chất lượng cuộc sống qua việc sử dụng điện, nước, nhà vệ sinh, diện tích nhà ở, tài sản sở hữu, mức độ suy dinh dưỡng của trẻ em... Như vậy, chỉ số nghèo đói đa chiều phản ánh toàn diện hơn mức sống của người dân. 
Theo chỉ số này, tỉ lệ nghèo đói đa chiều ở Việt Nam đã tăng lên mức 23,3%, thay vì mức 14,5% là tỉ lệ nghèo đói quốc gia nếu chỉ tính theo mức thu nhập trung bình.
Nhìn vào giá trị của các chỉ số này thấy rằng chỉ số thu nhập đạt giá trị rất thấp (0,478). Điều này cũng dễ hiểu vì Việt Nam vừa ra khỏi nhóm nước chậm phát triển năm 2008.

Tuy nhiên, chỉ số giáo dục cũng có giá trị rất thấp. Nguyên nhân chính làm chỉ số này có giá trị thấp, theo tính toán ở trên, là số năm đến trường trung bình của người dân (từ 25 tuổi trở lên) chỉ đạt mức 5,5 năm, tức là vừa qua bậc tiểu học được nửa năm. Từ năm 2000, Việt Nam đã công bố đạt chuẩn quốc gia về xóa mù chữ và phổ cập tiểu học. Năm học 2002-2003, tỉ lệ biết chữ ở người trong độ tuổi 15-24 đạt mức 95% với số năm học trung bình là 7,3 năm.

Nhìn vào xu hướng thay đổi của các chỉ số phát triển thấy rằng trong thập niên 2000-2011, HDI của Việt Nam đã tăng chậm hơn so với mức trung bình của thập niên trước đó, đạt mức 1,06%/năm so với mức 1,5% của cả giai đoạn 1990-2011. Trong khoảng thời gian 2006-2011, Việt Nam chỉ tăng được một bậc trong bảng xếp hạng của HDI. Đây là những dấu hiệu đáng lo ngại.

Ngoài ra, báo cáo phát triển con người năm nay nhấn mạnh đến hai yếu tố: bình đẳng và bền vững, được phản ánh rõ trong tiêu đề: “Bình đẳng và bền vững: Một tương lai tốt đẹp hơn cho tất cả mọi người”. Tuy nhiên, cả hai tiêu chí bình đẳng và bền vững này lại là những tồn tại lớn của Việt Nam. Chính sách phát triển kinh tế theo bề rộng: phát triển do tăng vốn đầu tư, khai thác tài nguyên và xuất khẩu nguyên liệu thô, không chú trọng bảo vệ môi trường, chất lượng giáo dục thấp đã không giúp Việt Nam phát triển bền vững.
Con số 8% người dân sống trên các vùng đất thoái hóa (năm 2010), cao hơn nhiều nước châu Phi có chỉ số HDI thấp hơn cũng gợi lên nhiều lo ngại. Ngoài ra, các số liệu trong báo cáo cho thấy Việt Nam có sự bất bình đẳng lớn giữa các vùng miền. Nếu xét đến sự bất bình đẳng, HDI của Việt Nam giảm 14%, trong khi chỉ số giáo dục giảm 17,1%. Như vậy, đã có sự bất bình đẳng lớn hơn mức trung bình đối với chỉ số giáo dục.
Giáo dục đáng lo ngại
Nếu dựa vào số liệu của báo cáo phát triển con người của UNDP, thành tích giáo dục của Việt Nam dường như đang thụt lùi: số năm đi học trung bình trong báo cáo (5,5 năm: năm 2011) thấp hơn so với con số công bố trong nước trước đó (7,3 năm trong khoảng 2002-2003). Nguyên nhân của sự khác biệt này có thể do thống kê của Việt Nam và UNDP không giống nhau, hoặc đích xác là chất lượng giáo dục đã thật sự thụt lùi: trẻ em bỏ học tăng, tỉ lệ tái mù chữ cao...
Dù nguyên nhân thật sự của sự khác nhau này là gì đi chăng nữa thì một điều không thể phủ nhận là dưới con mắt của các chuyên gia quốc tế, trình độ giáo dục của Việt Nam đang ở mức rất thấp. Tính trung bình, người Việt Nam trưởng thành chỉ có trình độ giáo dục ở mức tiểu học (số năm đi học trung bình là 5,5 năm), trong khi kỳ vọng chung đối với Việt Nam, người trưởng thành phải có mức giáo dục đạt trình độ giữa phổ thông trung học (số năm học trung bình là 10,4 năm). Như vậy, giáo dục của Việt Nam quả là đáng lo.
Để cải thiện tình trạng này, Việt Nam trước hết cần ngăn chặn việc bỏ học quá sớm nhằm gia tăng số năm đến trường của trẻ. Thay vì theo đuổi những mục tiêu xa vời, ngành giáo dục hãy đưa trẻ đến trường và ngăn chặn tình trạng bỏ học giữa chừng. Nếu không giáo dục sẽ có nguy cơ tụt hậu như cảnh báo và Việt Nam sẽ rất khó phát triển bền vững, nhất là khi Việt Nam đang đặt ra mục tiêu cơ bản trở thành nước công nghiệp hóa vào năm 2020. Sẽ rất khó hình dung một nước công nghiệp hóa khi tính theo trung bình, người dân chỉ mới trải qua bậc học tiểu học.
Chính vì thế bà Ingrid Fitzgerald, tác giả báo cáo, cho rằng: “Việt Nam sẽ rất khó cạnh tranh hiệu quả trong một thị trường ngày càng toàn cầu hóa cao, và khó tránh khỏi bẫy thu nhập trung bình nếu không thể cải thiện các kết quả giáo dục và trình độ kỹ năng một cách bền vững”.
Nhận định này hoàn toàn trùng khớp với khuyến nghị của giới chuyên môn và các nhà làm chính sách trong và ngoài nước suốt nhiều năm qua. Chẳng hạn, ông Lý Quang Diệu trong chuyến thăm Việt Nam năm 2007 đã cho rằng: “Chất lượng nguồn nhân lực chính là “nút cổ chai” phát triển mà Việt Nam phải đương đầu”.
Các chuyên gia và trí thức trong và ngoài nước như giáo sư Hoàng Tụy, nhóm giáo sư đại học cùng một số trí thức trong và ngoài nước cũng có những nhận xét và đề xuất tương tự về cải cách giáo dục, trong nhiều năm liên tiếp với nhiều ý kiến tâm huyết. Tiếc thay, chất lượng giáo dục của Việt Nam vẫn không cải thiện. Trong khoảng thời gian 1990-2011, nếu chỉ số tuổi thọ tăng ấn tượng do phát triển kinh tế thì chỉ số giáo dục tăng không đáng kể.
Vì thế, đã đến lúc ngành giáo dục nghiêm túc nhìn lại mình, vì qua báo cáo phát triển con người của UNDP, chất lượng giáo dục của Việt Nam không tốt như đánh giá của những người có trách nhiệm trong ngành.
Chỉ số phát triển con người (HDI) là trung bình nhân của chỉ số tuổi thọ (LEI), chỉ số giáo dục (EI) và chỉ số thu nhập (II):
Các chỉ số này đều được tính theo một công thức chung:
Các giá trị tối đa và tối thiểu được chọn như sau:
Với LEI: mức tuổi thọ trung bình tối đa là 83,4 tuổi (ứng với Nhật Bản), mức tối thiểu được chọn là 20. Với EI: số năm học trung bình tối đa là 13,1 (ứng với Cộng hòa Czech), số năm học kỳ vọng tối đa chọn được là 18; số năm học tối thiểu được chọn là 0. Với II: mức thu nhập bình quân đầu người tính theo sức mua tương đương tối đa là 107.721 USD (ứng với Qatar) và mức tối thiểu được chọn là 100 USD.
Với Việt Nam, năm 2011, ước tính tuổi thọ trung bình đạt mức 75,2 tuổi; số năm học trung bình là 5,5 năm; số năm học kỳ vọng là 10,4 năm; thu nhập bình quân đầu người tính theo sức mua tương đương là 2.805 USD. Do đó, các chỉ số sẽ có giá trị như sau:
Khi đó, HDI của Việt Nam sẽ có giá trị:

GIÁP VĂN DƯƠNG

HDI- VN 2011=128/187
Việt Nam đứng thứ 128/187 về chỉ số phát triển con người
10/11/2011
Theo Tuổi Trẻ
Đó là phát biểu của bà Setsuko Yamazaki - giám đốc Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc tại VN vào sáng 9-11, ở buổi lễ công bố bản báo cáo mới nhất về chỉ số phát triển con người (HDI) của Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc.
Đây là một chỉ số đo mức độ phát triển về mặt con người của mỗi quốc gia dựa trên ba yếu tố chủ chốt là tuổi thọ, mức sống và khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế, giáo dục.
Theo đó, chỉ số này của VN năm 2011 là 0,728, không có nhiều thay đổi so với năm 2010. So sánh với các nước trong khu vực, HDI của VN cao hơn Lào và Campuchia, nhưng thấp hơn các nước như Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Philippines.
Năm 2011, tuổi thọ trung bình của người VN là 75,2, thu nhập quốc dân đầu người là 2.805 USD/năm, tăng đáng kể so với mức 65,6 tuổi và 855 USD của năm 2000. Tuy nhiên, chỉ số về giáo dục không có nhiều biến đổi khi trong 11 năm qua, số năm đến trường trung bình của người VN chỉ tăng một năm từ 4,5 lên 5,5 năm. Các chỉ số này cũng dao động đáng kể giữa các địa phương.
Liên quan tới chi tiêu cho y tế và giáo dục, bản báo cáo nhận định đây vẫn là gánh nặng lớn cho nhiều hộ gia đình tại VN, với 8,1% hộ gia đình phải dành 20% thu nhập cho chi tiêu y tế và khoản chi này cũng làm 3,7% số hộ trở nên kiệt quệ.
GIÁ = BÌNH 
LƯƠNG = ĐỦ 
TIỀN = ỔN
SỐNG -> YÊN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét