TRẦN THỊ LAM (Hà Tĩnh)
ĐẤT NƯỚC MÌNH NGỘ QUÁ PHẢI KHÔNG ANH
Đất nước mình ngộ quá phải không anh Bốn ngàn tuổi mà dân không chịu lớn Bốn ngàn tuổi mà vẫn còn bú mớm Trước những bất công vẫn không biết kêu đòi… Đất nước mình lạ quá phải không anh Những chiếc bánh chưng vô cùng kì vĩ Những dự án và tượng đài nghìn tỉ Sinh mạng con người chỉ như cái móng tay… Đất nước mình buồn quá phải không anh Biển bạc, rừng xanh, cánh đồng lúa biếc Rừng đã hết và biển thì đang chết Những con thuyền nằm nhớ sóng khơi xa… Đất nước mình thương quá phải không anh Mỗi đứa trẻ sinh ra đã gánh nợ nần ông cha để lại Di sản cho mai sau có gì để cháu con ta trang trải Đứng trước năm châu mà không phải cúi đầu… Đất nước mình rồi sẽ về đâu anh Anh không biết em làm sao biết được Câu hỏi gửi trời xanh, gửi người sau, người trước Ai trả lời dùm đất nước sẽ về đâu… |
Hân Phan,
“Người
việt nam hèn hạ” - Một đoản văn làm sôi mạng xã hội
Đăng
bởi Ha Tran on Chủ Nhật, ngày 22 tháng 5 năm 2016 | 22.5.16
Tác giả bài viết người việt nam hèn hạ, Cô Hân
Phan, sinh năm 1979, tốt nghiệp ngành Luật, đang là Giám đốc của một công ty
Truyền thông ở Sài Gòn. Hình do Cô cung cấp
Trang
mạng xã hội lại một lần nữa dậy sóng bởi bài viết ngắn của một cô gái rất trẻ
nói về thực trạng đời sống xã hội cũng như tâm tính, văn hóa, thói quen ứng xử
của người Việt Nam mà dưới ánh mắt của cô nó đáng được gọi là hèn hạ cùng với
hai chữ Việt Nam không được viết hoa.
Thuyết
phục
Bài
viết dài nhưng thuyết phục và rất dễ gây tranh cãi nếu người đọc nó với tư duy
của những năm tháng mà đất nước được tô đầy những màu hồng rực rỡ. Màu của chiến
thắng, màu của lòng tự hào dân tộc, màu của cường điệu và đôi khi tự cho phép
vượt cả sự thật để xoa bóp cơ bắp teo tóp của mình về mọi thứ, kể cả lòng nhân
đạo và sự tự trọng cần thiết.
Bài
viết có tên: “Người việt nam hèn hạ”, bắt đầu bằng một mệnh đề ngắn nhưng với sức
mạnh của một trái bộc phá:
“Bài
viết này sẽ không có một chữ việt nam nào được viết hoa. Bởi chúng ta có xứng
đáng được trân trọng như vậy không? Không hề.”
Lần
lượt từng vấn đề một, tác giả bảy ra dưới ánh sáng của chiếc đèn giải phẩu. Cô
soi rọi những góc ẩn mà không ai muốn nhắc tới. Trước nhất, Hân Phan viết về thế
hệ của cô, những người lớn lên 40 năm sau khi đất nước gom vể một mối:
“Gần
40 năm thống nhất, việt nam có hơn gì thời chiến ngoài đống xe máy chạy đầy đường…
trong túi ai cũng có một cái điện thoại di động? Dù nhà ở không có, đất đai
không có, bảo hiểm không có, tương lai cho con cái không có… nhưng bia rượu chảy
tràn lan mỗi ngày trong quán nhậu. Người ta được ru giấc suốt 40 năm bằng niềm
ước mơ cháy bỏng “cơm no, áo ấm.” Hạnh phúc chỉ thế thôi! Muốn hạnh phúc hơn
thì hãy làm giàu, làm giàu, làm giàu! “Doanh nhân là chiến sĩ thời bình.” Cứt!
Tôi ỉa vào cái khẩu hiệu sặc mùi con buôn, đầy phân chợ trời đó! Tiếng súng
không còn nổ ngoài đường.
Một
cuộc chiến khác đậm chất mafia, côn đồ, đảo Sicily chắc còn phải chào thua nhà
cầm quyền việt nam trước khả năng dùng “luật im lặng” của họ với dân mình. Cuộc
chiến đó là rình mò, là theo dõi, là cấm cản, là kiểm duyệt, là vu cáo, là bắt
bớ, là dùi cui, là tù đày, là chết không lý do, là bị bịt miệng tại tòa, là con
cháu theo lời lãnh đạo cầm gậy gộc ra ngoài đồng ức hiếp ông bà cha mẹ chòm xóm
của mình vì họ đang giữ đất.
Trong
khi họ giữ đất cho ai? Những đứa thanh niên đó nó đang nghĩ gì khi quay lưng lại
với dân tộc mình? Ðơn giản thôi. Nó tin rằng nếu trung thành với cái thể chế mà
nó đang phục vụ, thể chế đó sẽ cho nó công việc ổn định, đặc quyền, đặc lợi hơn
người. Vậy là nó nhắm mắt làm theo, coi nhân dân là cỏ rác, cũng vì lợi ích cá
nhân … gia đình nó- nếu nó có nghĩ tới. Chứ ngoài ra, liệu còn cái lý tưởng cao
đẹp nào có thể tin vào lúc này? Ðừng nói với tôi là “lý tưởng Hồ Chí Minh” hay
“lý tưởng cộng sản” nhé! Hỏi những đứa mặc áo xanh cán bộ đoàn thử xem, nó nói
có trôi chảy không? Tôi đã thử rồi, rốt cuộc là ngồi im nghe tôi nói huyên
thuyên toàn những điều mà trường học gọi là “phản động.”
Đọc
tới đây chắc nhiều người trong chúng ta vẫn cho rằng cô gái này đang nói ai đấy
chứ không phải mình….nhưng khoan đã, hãy bình tỉnh với những giòng kế tiếp. Tôi
chắc rằng trong đó sẽ có chúng ta, kể cả tôi, người đang đọc thật kỹ từng con
chữ để mong tìm ra có gì quá đà trong bài viết này không, thế nhưng tôi chỉ thấy
mình là một cá nhân trong đám người khổ sở, sợ sệt, yếu ớt.
“Cuộc
chiến này được khoác lên chiếc áo bảo vệ hòa bình, tự do, hạnh phúc. Còn bên
trong là để bảo vệ quyền lợi, quyền lực cho một nhóm người gắn kết với nhau bằng
những chiếc răng cùng gặm vào xương máu người nghèo, người thất học, người bán
buôn lương thiện hàng ngày. Những người mỗi ngày chỉ biết tạ ơn trời phật đã
cho chúng con một ngày yên ổn làm ăn, không bị cán bộ thuế đến nhũng nhiễu,
không bị CSGT thổi phạt kiếm ăn, không bị đội dân phòng rượt đuổi, không bị ông
chủ đẩy vào toa-lét để sờ soạng, không bị cắt tiền tăng ca, không bị cho ăn cơm
thiu ngộ độc, không bị bệnh đột ngột phải vào bệnh viện nằm gầm giường chờ chết…
Thế
là cái dân tộc đầy sợ sệt, bất an đó cuống cuồng kiếm tiền, cuống cuồng vơ chỗ
này, cấu chỗ kia để lo cho cái thân mình. Họ còn biết làm gì nữa?
Và
khi họ chăm chắm vào tiền và sự yên ổn cho mình, họ để mặc cho một bọn ác khác
lên ngôi, bọn này là sản phẩm của công thức: Bên trên, chúng nhìn thấy cách
hành xử của một chính quyền côn đồ, có tiền là ra luật + Bên cạnh, chúng nhìn
thấy những con người thờ ơ với người khác, chỉ còn biết nghĩ tới mình + Bên dưới,
chúng nhận ra một đám người khổ sở, sợ sệt, yếu ớt = Chúng chợt nhận ra chúng
có khả năng luồn cúi bên trên, tránh né bên cạnh… ức hiếp bên dưới.”
Tác
giả bài viết này là Hân Phan, cô sinh năm 1979, tốt nghiệp Luật, đang là Giám đốc
của 1 cty Truyền thông ở Sài Gòn. Sau một lúc vẽ ra khung cảnh thật đang xảy ra
chung quanh mình, tác giả lặng lẽ than thở:
“Sao
mà tôi sợ bọn người đó như thế?”
Bọn
đó tập trung vào các cơ quan công quyền, làm quản lý, làm công an, làm công chức,…
làm “đầy tớ” của nhân dân!
Bọn
công bộc đó đã cùng nhau đẩy những cụ già bỏ quê bỏ xứ, lên Sài Gòn ngồi vạ vật
dầm mưa dãi nắng suốt ngày đêm, ngày này qua tháng nọ để kêu oan.
Tôi
sợ bọn chúng vì bọn chúng đông quá, đông như kiến cỏ. Chúng nhan nhản khắp nơi,
ngày ngày bóp chết mọi ước mơ, triệt tiêu mọi khao khát, thêm sự dốt nát của
chúng vào nữa là hoàn hảo để tạo ra một nền kinh tế xã hội thụt lùi đến chóng mặt,
quay cuồng trong dối trá và danh lợi. Ðáng sợ hơn, cuộc sống ấm êm no đủ của
chúng nhờ vào tính cơ hội – thu vén lại là sự thèm khát của những tầng lớp
khác. Khiến cho những con thiêu thân non trẻ khác lao vào như một cơ hội ngàn
vàng.
Bọn
này tiếp tay cho bọn con buôn cũng lưu manh không kém. Thế là chúng ta ăn thức
ăn có độc mỗi ngày, con cháu chúng ta uống sữa độc mỗi ngày, chúng ta đi trên
những con đường hiểm họa mỗi ngày, chúng ta tiêu dùng những gì chúng mang tới,
chúng ban phát, với giá mà chúng ấn định, với mức thuế mà chúng muốn,… không
còn một lựa chọn nào khác. Không biết làm gì khác, không có phản ứng gì khác!
Vì chúng ta lương thiện.
Tôi
nghĩ đến bọn này khi tôi đọc tin về tên bác sĩ lợi dụng lúc mẹ của bệnh nhi đi
lấy giấy xét nghiệm, hắn hãm hiếp đứa bé mới 3 tuổi.
Tôi
đọc tin ông bà chủ đánh trẻ làm công đến thương tật.
Tôi
đọc tin một gã thanh niên có học chặt chém bạn gái mình thành từng khúc chỉ vì
một chiếc xe máy và chút ít tài sản.
Tôi
đọc tin bọn chủ… lơ xe vứt xác hành khách bị lèn chết giữa đường mà cả xe không
ai phản ứng.
Tôi
đọc tin nữ sinh phải ngủ với thầy giáo để được điểm tốt.
Tôi
đọc tin người đi đường bị cướp, may mắn giật lại được túi tiền, nhưng túi rách,
tiền bay ra, xung quanh thiên hạ xúm lại nhặt, nhưng không phải nhặt giúp, mà
nhặt hết đi không chừa lại đồng nào. Thay vì bị 1 đứa cướp, anh ta bị cả con đường
đè ra mà cướp… Còn rất nhiều tin.
Một
dân tộc gì mà độc ác và hèn hạ thế? Dĩ nhiên không chỉ có mình tôi biết đau đớn
vì những điều đó.”
Còn
văn chương xã hội chủ nghĩa thì sao? Hân Phan không ngại chút nào khi lôi ra từng
cuốn sách đóng mốc lên meo của chủ thuyết văn chương phải đạo, hay văn chương
than khóc, cho chúng ta nhìn ngắm:
Chúng
ta có cả một thứ to tát mà tôi tạm gọi là “nền văn chương than khóc.”
Trong
những tác phẩm thi ca xuất bản từ khoảng 20 năm trở lại đây, tôi không dám nói
mình đọc nhiều hay nghe nhiều, nhưng tôi cố gắng đọc, nghe, cố gắng tìm tòi, cố
gắng tìm kiếm một tác phẩm nó xứng đáng làm cho tôi thấy dân tộc việt nam của
tôi thực sự là “cần cù, nhân hậu, thông minh, kiên cường, bất khuất, đoàn kết
thương yêu nhau,…” một cách đúng nghĩa.
–
Loại mờ nhạt, rẻ tiền, xúc cảm vu vơ, vụn vặt, vô thưởng vô phạt.
–
Loại có trăn trở, có suy tư, nhưng toàn đau đáu những nồi niềm xưa cũ, tương
lai chả biết phải vứt đi đâu và vứt cho ai?
–
Loại mạnh mẽ hơn, trực diện hơn, nhưng tầm vóc tác phẩm chỉ ở mức gẩy lên 1 tiếng
đàn, rồi thôi!
Tinh
thần chúng ta đang được nuôi dưỡng bằng những thứ chỉ đến mức đó thôi.”
Nút
thắt của những điều mà tác giả vừa nói phải chăng chỉ do mô hình sai lầm là chủ
nghĩa cộng sản hay do sự dung túng, lộng hành và tiếm quyền của người cộng sản?
hay do xã hội đang run sợ trước họng súng đến nỗi không còn một phản ứng nào
đáng được gọi là con người? Hân Phan thẳng thắn chỉ ra, chỉ một phần thôi, tuy
rất lớn, và tất cả người Việt phải nhìn thấy trách nhiệm ấy thuộc về mình, từng
người một. Tác giả viết:
“Vậy
cái gì đã gây nên nông nỗi? Tôi không muốn tạo ra sự hiểu lầm là cái gì cũng do
lỗi cộng sản.
Nhiều
người rất cực đoan, nói ra cái gì sai, họ cũng đổ vấy hết cho cộng sản. Nhưng cộng
sản tệ đến thế mà cai trị được chúng ta đến ngày giờ này, thì chúng ta cũng tệ
không kém!
Tôi
chỉ nghĩ đến một điều, cái gì đã làm cộng sản tồn tại lâu như thế?
Ngoài
sự cấu kết quyền lực-quyền lợi để cùng bảo vệ lẫn nhau, cộng sản đã làm gì để
chúng ta thành ra một dân tộc việt nam hèn hạ tự trên xuống dưới, từ già tới trẻ
như ngày hôm nay? Ngoài sự mafia, côn đồ, trấn áp bằng sợ hãi, giáo dục một
cách ngu dân ra, chúng còn làm gì nữa?”
Là
một người tốt nghiệp trường luật, Hân Phan hiểu rõ mình đang nói gì khi chứng
minh rằng đạo đức hỗ trợ pháp luật trong những ngóc ngách mà pháp luật không thể
vói tới. Đạo đức, tiếc thay đã biến dạng thành khuôn mặt tươi cười của ác quỷ.
“Ai
từng học luật đều biết, khi quy phạm pháp luật không điều chỉnh được, thì hành
vi con người sẽ phải điều chỉnh bởi quy phạm đạo đức. Pháp luật không theo con
người lên giường, vào toa-lét, xuống bếp. Nhưng đạo đức theo ta khắp nơi, tận
trong ngõ ngách tâm hồn. Pháp luật cũng không ép tạo ra đạo đức. Chính sự vô thần
vô thánh, không thừa nhận đức tin mà cộng sản triệt để nhồi nhét từ khi họ nắm
được dân tộc này đã hun đúc ra những con người sẵn sàng bán thịt thối cho người
ta ăn, đút sữa độc vào miệng con nít, chém mẹ ruột, giết con đẻ, …Vì những người
này họ không sợ, hoặc họ tin rằng họ sẽ tránh được sự trừng trị của pháp luật.
Khi pháp luật không trị được mà người ta không sợ luân hồi, không sợ quả báo,
không sợ bị đày xuống địa ngục… thì họ còn sợ gì nữa? Việc gì mà họ không dám
làm?”
Tác
giả hỏi mình mà sức mạnh của nó làm cho hầu hết chúng ta phải thổn thức, tác giả
viết: “Tôi có cảm giác như mình đang sống giữa một bầy đàn hỗn loạn nhưng hoang
vu, hỗn loạn về vật chất – nhưng hoang vu về tinh thần. Bạn có thấy như thế
không?”
Và
bây giờ là chúng ta, tất cả chúng ta, những người có trách nhiệm với ngôi nhà
mang tên Việt Nam nhưng đang giương mắt nhìn ngoại bang cấu kết với bọn lãnh đạo
làm mất dần đất nước, hay ít ra mất hẳn cái gọi là lòng yêu nước, vốn luôn bị lợi
dụng trong các cuộc chiến tranh “thần thánh”.
“Mặt
phải, chúng ta ra rả trên báo mỗi ngày là “Mỹ đã đến biển Ðông,” “bà Hillary dọa
TQ không nên gây hấn,”… để mong lòng dân yên ổn. Mặt trái, chúng ta tổ chức
ngày hội gặp gỡ những lớp cán bộ đã từng được Tàu đào tạo để cám ơn họ đã “dạy
dỗ” cả đám chóp bu việt nam. “Ðĩ” chưa từng thấy! Chưa có cái chính quyền nào
mà “đĩ” như chính quyền việt nam hiện tại. Dựa hơi mà cũng không biết dựa hẳn
bên nào cho trót. Lá mặt lá trái như thế bảo sao quốc tế nó không khinh?
Còn
dân việt nam thì sao? Dám cầm súng đánh TQ hay đánh bất cứ thằng nào xâm lược
việt nam nữa không? Mà cầm súng để làm gì? Kết quả của gần 40 năm độc lập, ai
cũng thấy cả rồi, không cần nói nữa.
Và
cả bọn hèn hạ chúng ta đang ôm lấy nhau, hồi hộp chờ đợi hồi chuông báo tử.”
Hân
Phan thố lộ với chúng tôi bài viết đã xuất hiện cách đây nhiều năm, và mỗi lần
nó ồn ào trở lại thì một lần gây tranh cãi. Cô cũng có ý định sửa lại nó nhưng
sau vài năm sự mong muốn ngày một nhạt dần vì không có một dấu hiệu nào cho thấy
một chút hy vọng, dù mong manh có thể thay đổi xã hội và con người Việt Nam.
“Thật
ra nếu mà cháu sửa thì cái ý nó sẽ khác đi một chút chứ không phải là sửa từ ngữ,
vì bài đó rất dài mà lúc đó còn lãng mạn, còn kỳ vọng nhiều thứ lắm nhưng bây
giờ thực sự nó khó làm cho người ta hy vọng. Khi viết thì ý tứ bài đó nó có thể
khác đi một chút.”
Khi
được hỏi phản ứng của người đọc ra sao trước bài viết nặng ký như vậy, Hân cho
biết:
“Trời
ơi, người ta khen thì cũng có khen nhưng người ta vào người ta chửi cháu không
còn gì hết! Nhưng cháu không có phản hồi ai hết vì những gì muốn nói thì mình
đã nói hết rồi. Mình viết bài đó không phải để tranh luận, nếu có người suy
nghĩ khác người ta không đồng ý họ chửi mình là thiếu giáo dục, không có tinh
thần dân tộc…nhưng cháu nghĩ không cần thiết tranh luận với những người đó.
Chuyện người ta nghĩ khác mình thì cũng là chuyện bình thường.
Hơn
nữa thực ra cháu nghĩ là mình bị theo dõi lâu rồi, trong inbox hay trong mail
cháu vẫn để đó cho họ đọc vì họ càng đọc thì càng thấy mình không có động cơ gì
xấu hết mà mình chỉ muốn cho xã hội tốt hơn thôi nên kệ họ. Cháu có rất nhiều bạn
bè làm an ninh làm này làm kia nhưng cháu vẫn coi mỗi người một con đường, mỗi
người một chí hướng thì họ làm gì họ làm còn mình cũng không có ý nghĩ hằn học
hay cái gì cũng đổ cho cộng sản…cho nên cháu không sợ. Việc gì phải sợ, sợ thì
mình đã không viết rồi.”
Đóng
bài giới thiệu này lại tôi nhận ra thêm một điều nữa về mình: Suốt cả bài viết
mặc dù tác giả không hể viết hoa hai chữ Việt Nam, nhưng tôi lại thiếu can đảm
để làm điều ấy. Có một cảm giác mong manh nào đó vẫn thiêng liêng lắm trong tiềm
thức của tôi mặc dù biết rằng chính mình không xứng đáng để viết hoa hai chữ Việt
Nam nữa.
Mặc
Lâm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét