Thứ Tư, 27 tháng 3, 2013

2013-2022 VN= ba kịch bản


Lý Thái Hùng
Ngày 24 tháng 2 năm 2013, tổ chức Business Monitor International (BMI) đã công bố bản phúc trình “Vietnam Business Forecast Report” dài 55 trang. Bản phúc trình đã đưa ra một số dự báo về tình hình kinh doanh và chính trị tại Việt Nam từ đây cho đến năm 2022, là năm mà nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam sẽ hoàn thành kế hoạch phát triển Việt Nam trở thành quốc gia công nghiệp tiên tiến, theo Nghị quyết của Đại hội X (2006).
Tuy bản phúc trình đặt trọng tâm phân tích các vấn đề của nền kinh tế để “cố vấn” cho những công ty quốc tế muốn kinh doanh, đầu tư tại Việt Nam; nhưng BMI đã đưa ra một số rủi ro về mặt chính trị, với ba kịch bản:
Kịch bản thứ nhất là nhà cầm quyền CSVN tiếp tục giữ nguyên trạng với thể chế độc tài như hiện nay, vì Hà Nội không chỉ thành công trong việc ngăn chặn đà suy thoái kinh tế mà còn đạt được những kết quả trong cải tổ nền kinh tế nói chung, mang lại sự hài lỏng của người dân.

Kịch bản thứ hai là nhà cầm quyền CSVN chấp nhận một số cải tổ về chính trị. Ví dụ nới rộng dân chủ ở trong đảng, cho thêm quyền hạn của quốc hội, giảm thiểu kiếm soát báo chí, truyền thông. Ở kịch bản này, đảng CSVN vẫn còn nắm quyền nhưng tình hình chính trị sẽ từng bước biến dạng như các quốc gia Tân Gia Ba, Mã Lai, Nam Hàn trước đây.

Kịch bản thứ ba là nhà cầm quyền CSVN đối diện với một tình trạng khủng hoảng chính trị, đến từ những khủng hoảng kinh tế và các biện pháp sai lầm trong thế đối đầu ngày một gay gắt với lực lượng đối kháng và quần chúng.

Ba kịch bản mà BMI đưa ra hoàn toàn dựa trên khả năng chủ động của lãnh đạo CSVN trong việc đối phó các khó khăn kinh tế và những thay đổi của xã hội, không hề điếm xỉa gì đến các áp lực từ lực lượng dân chủ tại Việt Nam.
Chính vì BMI bỏ sót yếu tố tác động của lực lượng dân chủ nên họ mới vẽ ra ba kịch bản kéo dài đến 10 năm (2013-2022) mà trong thực tế sự tồn vong của đảng CSVN hiện nay còn có thể kéo dài đến như vậy.?
CSVN hiện đang phải trực diện với 2 hiện tượng mà trước đây không hề có. Đó là lãnh đạo quá yếu trong khi phe nhóm quá mạnh và quyền lực của đảng suy yếu trong khi các nhóm lợi ích lớn mạnh. Với tình huống này, khi bị đẩy vào kịch bản thứ hai hay kịch bản thứ ba như BMI dự kiến ở trên, đảng CSVN sẽ mất dần thế chủ động và có thể rơi vào tình huống hỗn loạn do những tranh giành quyền lực giữa các phe nhóm.
Giải quyết 2 vấn đề  
1/ Trách nhiệm về sự khủng hoảng của đất nước đến từ những cải cách kinh tế kiểu đầu voi đuôi chuột trong các thập niên vừa qua; 
2/ Trách nhiệm về tình trạng phá sản của xã hội đến từ lề lối cai trị xin - cho của hệ thống chính trị chuyên chính. Giải quyết tình hình suy thoái kinh tế và các khó khăn xã hội với nợ ngoại trái càng ngày càng gia tăng. Tại Việt Nam, theo Tạp chí The Economist, tổng nợ công Việt Nam hiện đã đạt 71,7 tỷ USD, tăng 12,7% so với năm ngoái. Tính bình quân, mỗi người dân Việt Nam đang gánh khoản nợ 800,07 USD, chiếm 49,4% GDP.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét