Kinh tế Việt
Nam
Đồng Việt Nam (đ)
|
||
Chương trình nghị sự
|
||
Tổ chức kinh tế
|
||
Số
liệu thống kê
|
||
320.879 tỷ USD (ước tính 2012.)
(DN) 135.411 tỷ USD (ước tính 2012.) |
||
Tăng trưởng GDP
|
+5,03% (ước tính 2012) [1]
|
|
GDP đầu người
|
(PPP): 3,549 USD (ước tính 2012.)
(DN): 1,546 USD (ước tính 2012.) [2] |
|
GDP theo lĩnh vực
|
Nông nghiệp (20,1%),
Công nghiệp (41,8%), Dịch vụ (39%) (ước tính 2006.) |
|
10% (ước tính 2012.)[3]
|
||
Tỷ lệ
nghèo |
12% (2011 ước tính.)[4]
|
|
Lực lượng lao động
|
51,39 triệu (2011 ước tính.)[5]
|
|
Cơ cấu lao động
theo nghề |
Nông nghiệp (56.8%),
Công nghiệp (37%), Dịch vụ (6.2%) (ước tính 2006.) |
|
2,27% (2011 ước tính.)[6]
|
||
Các ngành chính
|
||
Thương
mại
|
||
96 tỷ USD (2011 ước tính.)[7]
|
||
Mặt hàng XK
|
||
Đối tác XK
|
||
106,8 tỷ USD (2011 ước tính.)[8]
|
||
Mặt hàng NK
|
||
Đối tác NK
|
||
Tài
chính công
|
||
58,7% GDP (2011 ước tính.)
|
||
Thu
|
4,96% GDP (2011 ước tính.)
|
|
Chi
|
5,33% GDP (2011 ước tính.)
|
|
ODA: 6 tỷ USD (2011 ước tính.)
|
||
Nguồn
chính
Tất cả giá trị, ngoại trừ nêu khác đi, đều tính bằng đô la Mỹ |
Việt Nam là nền kinh tế lớn thứ 6 ở Đông Nam Á và lớn thứ
57 trên thế giới xét theo quy mô tổng sản phẩm nội địa danh nghĩa năm 2011 và đứng thứ 128
xét theo tổng sản phẩm nội địa danh nghĩa bình quân đầu người. Tổng Thu nhập
nội địa GDP năm 2011 là 124 tỷ USD[9].
Đây là nền kinh tế hỗn hợp, phụ thuộc cao vào xuất
khẩu thô và đầu tư trực tiếp nước ngoài[10].
Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương xây dựng ở
Việt
Nam một hệ thống kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa. Từ năm 1976, do chỉ một đảng lãnh đạo đất nước, sự
thăng trầm của nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào ai lãnh đạo
và các chính sách của Đảng Cộng sản và Chính phủ đưa ra.
Theo dự báo của PwC được thực hiện đầu năm 2008 thì vào
năm 2025, nền kinh tế Việt Nam có thể trở thành nền kinh tế lớn thứ 28 thế giới
với PPP đạt hơn 850 tỉ
USD, cho đến năm 2050, nền kinh tế Việt Nam sẽ đứng vào top 20 trong các nền
kinh tế lớn trên thế giới có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong các nền kinh tế
mới nổi và sẽ đạt 70% quy mô của nền kinh tế Vương quốc Anh vào năm 2050.[11]
Xét về mặt kinh tế, Việt Nam
là quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới, Quỹ Tiền
tệ Quốc tế, Nhóm Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển Châu Á, Diễn đàn Hợp tác Kinh
tế châu Á - Thái Bình Dương, ASEAN. Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do đa phương với
các nước ASEAN, Hàn Quốc, Nhật
Bản, Trung Quốc. Việt Nam
cũng đã ký với Nhật Bản một hiệp định đối tác kinh tế
song phương.
Kinh
tế Việt Nam dưới sự điều hành của chính phủ còn nhiều vấn đề tồn tại cần giải
quyết, các vấn đề tồn tại gắn liền với gốc rễ của bất ổn kinh tế vĩ mô đã ăn
sâu, bám chặt vào cơ cấu nội tại của nền kinh tế nước này, cộng với việc điều
hành kém hiệu quả, liệu dẫn đến liên tục gặp lạm phát cũng như nguy cơ đình đốn
nền kinh tế[12].
Trước 1954
Pháp thực hiện
độc quyền thương mại, đặc biệt là công khai buôn bán thuốc phiện. Độc quyền nấu rượu thì giao cho công ty Société des
Distilleries d'Indochine phân phối cho toàn Liên bang dưới hiệu
"RA" (Régie de Alcool), tục gọi là "rượu ty". Những
nguồn rượu khác thì bị liệt vào hạng rượu lậu và ai nấu hay mua thì bị truy tố
và tài sản tịch thu.[13]
Đối với thuốc phiện thì quyền nhập cảng, chế biến và bán sỉ là
do cơ quan Régie de l'Opium đảm nhận. Tính đến năm 1900 thì lợi nhuận chính phủ
thu được từ thuốc phiện đạt hơn phân nửa số tiền thu nhập của toàn Liên bang Đông Dương.[14]
Riêng việc phân phối bán lẻ là để cho tư nhân, đa số là người
Hoa.[15]
Giai đoạn 1954-1975
Trong thời kỳ
này, Việt Nam bị chia cắt thành hai vùng với hai chế độ chính trị và kinh tế
khác nhau. Xem chi tiết :
Trong giai đoạn
này, kinh tế Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phát triển bình quân năm là 6% (GDP đầu người bình quân
năm tăng khoảng 3%), còn kinh tế Việt Nam Cộng hòa phát triển trung bình
3,9%/năm (bình quân đầu người tăng 0,8%). Đặc biệt kinh tế Việt Nam Cộng hòa
phát triển ở số âm trong giai đoạn 1965-75 phần lớn do chiến tranh đã lan rộng
khắp miền và ở mức độ quyết liệt.[16]
Giai đoạn 1976-1986
Bài
chi tiết: Kinh tế
Việt Nam, 1976-1986
Năm 1976, Việt Nam thống
nhất đổi tên thành nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, năm 1980 ra Hiến pháp thể chế
hóa đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam được quyết định tại
Đại hội Đại biểu toàn quốc năm 1976. Đường lối kinh tế chủ đạo của Việt Nam từ
thời kỳ này là công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, xây dựng chế độ làm chủ tập thể
xã hội chủ nghĩa của nhân dân lao động (gồm công nhân, nông dân tập thể,
trí thức xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V do
Lê
Duẩn, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng trình bày, ngày 27 tháng 3
năm 1982:
- Công nghiệp nặng được ưu tiên phát triển
- Các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa được cải tạo, kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân và được phát triển ưu tiên, nông dân ở Nam Trung Bộ và Nam Bộ được khuyến khích tham gia sản xuất tập thể
- Nhà nước lãnh đạo nền kinh tế quốc dân theo kế hoạch thống nhất.
- Hội nhập kinh tế thông qua triển khai các hiệp định hợp tác với các nước xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là trong khuôn khổ Hội đồng Tương trợ Kinh tế từ năm 1978.
Thời kỳ này được
nhắc đến với danh từ "bao cấp". Nền kinh tế hoạt động theo cơ chế tập
trung kế hoạch hóa. Nhà nước lên kế hoạch cho mọi hoạt động kinh tế, các xí
nghiệp nhà máy cứ theo kế hoạch nhà nước mà làm. Thành phần kinh tế tư nhân bị
cấm. Nông dân làm việc trong các hợp tác xã.
Do sản
xuất kém phát triển, hàng hóa không đủ, nên việc phân phối bị kiểm
soát bằng chế độ tem phiếu.
Chế độ phân phối này chấm dứt vào năm 1994 khi chính sách tiền tệ hóa được
hoàn tất
Từ năm 1976 đến
1980, thu nhập quốc dân tăng rất chậm, có năm còn bị giảm: Năm 1977 tăng 2,8%,
năm 1978 tăng 2,3%, năm 1979 giảm 2%, năm 1980 giảm 1,4%, bình quân 1977-1980
chỉ tăng 0,4%/năm, thấp xa so với tốc độ tăng trưởng dân số, làm cho thu nhập
quốc dân bình quân đầu người bị sụt giảm 14%[17]
Kết quả này do
nhiều nguyên nhân trong đó có cả “do khuyết điểm, sai lầm của các cơ quan Đảng
và Nhà nước ta từ trung ương đến cơ sở về lãnh đạo và quản lý kinh tế, quản lý
xã hội”[18]
dẫn tới "chủ quan, nóng vội, đề ra những nhiệm vụ và chỉ tiêu của kế hoạch
nhà nước quá cao so với khả năng, những chủ trương sản xuất, xây dựng, phân
phối, lưu thông thiếu căn cứ xác đáng, dẫn đến lãng phí lớn về sức người, sức
của; ... rất bảo thủ, trì trệ trong việc chấp hành đường lối của Đảng và nhiều
nghị quyết của Trung ương, trong việc đánh giá và vận dụng những khả năng về
nhiều mặt của đất nước.... kéo dài cơ chế quản lý quan liêu bao cấp với cách kế
hoạch hóa gò bó, cứng nhắc, không đề cao trách nhiệm và mở rộng quyền chủ động
cho cơ sở, địa phương và ngành, và cũng không tập trung thích đáng những vấn đề
mà Trung ương cần và phải quản lý... duy trì quá lâu một số chính sách kinh tế
không còn thích hợp, cản trở sản xuất và không phát huy nhiệt tình cách mạng và
sức lao động sáng tạo của những người lao động... chưa nhạy bén trước những
chuyển biến của tình hình, thiếu những biện pháp có hiệu quả,"[19]
Hậu quả nghiêm trọng phải kể hai cuộc đổi tiền năm 1975 (do Cộng hòa Miền Nam
Việt Nam thực hiện) và đổi tiền năm 1978 trên toàn quốc để
thực thi "đánh tư sản mại bản", làm cạn kiệt tiết kiệm vốn liếng của
người dân và làm xáo trộn kinh tế trầm trọng.[20][21][22][23][24][25]
Năm 1982, Đại
hội V của Đảng Cộng sản Việt Nam đã thừa nhận kinh tế Việt Nam trong thời kỳ
1976-1980 là: "kết quả sản xuất không tương xứng với sức lao động và vốn
đầu tư bỏ ra, những mất cân đối lớn của nền kinh tế vẫn trầm trọng, thu nhập
quốc dân chưa bảo đảm được tiêu dùng của xã hội trong khi dân số tăng nhanh;
thị trường, vật giá, tài chính, tiền tệ không ổn định, đời sống của nhân dân
lao động còn nhiều khó khăn".[19]
Vì thế, từ năm 1982, Đảng này quyết định Việt Nam sẽ tập trung sức phát triển
mạnh nông nghiệp và coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, đẩy mạnh sản xuất
hàng tiêu dùng, và kết hợp nông nghiệp, công nghiệp hàng tiêu dùng và công
nghiệp nặng trong một cơ cấu công - nông nghiệp hợp lý, tăng cường phân cấp cho
địa phương trong công tác sản xuất và quản lý sản xuất. Kinh tế quốc doanh vẫn
tiếp tục giữ vai trò chủ đạo, kinh tế gia đình được khuyến khích. Thị trường
không có tổ chức bị quản lý chặt chẽ.[19]
Tính chung tốc
độ phát triển 5 năm, năm 1981 tăng 2,3%, năm 1982 tăng 8,8%, năm 1983 tăng
7,2%, năm 1984 tăng 8,3%, năm 1985 tăng 5,7%, bình quân 1981-1985 tăng 6,4%/ năm[17]
Tuy nhiên, thời
kỳ 1981-1985 kinh tế Việt Nam đã không thực hiện được mục tiêu đã đề ra trong
nghị quyết đại hội V là cơ bản ổn định tình hình kinh tế-xã hội, ổn định đời
sống nhân dân. Sai lầm về tổng điều chỉnh giá - lương - tiền cuối năm 1985 đã đưa nền kinh
tế đất nước đến những khó khăn mới. Nền kinh tế-xã hội lâm vào khủng hoảng trầm
trọng.[26]
Siêu lạm phát xuất hiện và kéo dài.
Để vượt qua khó
khăn, các địa phương nhất là địa phương ở Nam Bộ đã có những biện pháp “xé rào”
như khoán hộ, khoán sản phẩm, bù giá vào lương, tăng
cường quan hệ ngoại thương với các nước ngoài khối xã hội chủ nghĩa. Những biện
pháp “xé rào” này đã mang lại những hiệu quả nhất định trong tăng năng suất sản
xuất, giải quyết tình trạng khan hiếm hàng hóa và nợ lương người lao động. Vì
thế, chúng đã thu hút được sự chú ý của các nhà lãnh đạo Đảng và chính phủ.[27][28]
Khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động (hay Khoán 100 gọi dựa theo Chỉ thị 100
của Ban Bí thư trung ương Đảng CSVN khóa IV) và mở rộng quyền tự chủ sản xuất
kinh doanh cho các xí nghiệp quốc doanh (nghị quyết 25/CP của Chính phủ) được
Đảng và Chính phủ cho phép thí điểm và dần áp dụng rộng rãi từ năm 1981. Ở Hà
Nội và thành phố Hồ Chí Minh, một số nhà nghiên cứu kinh tế gồm cả những người
được đào tạo thời Việt Nam Cộng hòa đã được lãnh đạo Đảng triệu tập để nghiên cứu,
chuẩn bị cho Đổi Mới.[29]
Những thực tiễn
“xé rào” và lý luận mới trên đã giúp Đảng Cộng sản Việt Nam triển khai chính
thức chương trình Đổi mới tư duy quản lý kinh tế mà thể hiện trước hết là nghị
quyết của Đại hội VI tổ chức vào giữa tháng 12 năm 1986. Các quyết định đổi mới
gắn với tên tuổi của Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh.
Giai đoạn 1986-2006
Tăng trưởng
GDP thực giai đoạn 1980-2010
Thời kỳ
1986-2000 gọi là thời kỳ chuyển tiếp của nền kinh tế Việt Nam (tiếng Anh:
transitional economy), từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang vận hành theo
cơ chế thị trường, tuy vẫn bị giới hạn với cụ từ "kinh tế thị trường có sự
quản lý của nhà nước". Giai đoạn 1986-1990, Việt Nam tập trung triển khai
Ba Chương trình kinh tế lớn: lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng xuất
khẩu. Các hình thức ngăn sông cấm chợ, chia cắt thị trường được xóa bỏ dần, kế
hoạch kinh tế của nhà nước được thực hiện trên cơ sở hạch toán. Đặc biệt, các
thành phần kinh tế ngoài quốc doanh và tập thể được thừa nhận và bắt đầu được
tạo điều kiện hoạt động. Nền kinh tế dần dần được thị trường hóa. Song Đảng chủ
trương và thực hiện kinh tế quốc doanh là chủ đạo, chi phối các thành phần kinh
tế khác. Cơ chế quản lý nền kinh tế bằng mệnh lệnh hành chính dần dần giảm đi.[30][31][32]
Kinh tế Việt Nam
bắt đầu có những chuyển biến tốt. Từ chỗ phải nhập khẩu lương thực, Việt Nam đã
sản xuất đủ tự cung cấp, có dự trữ và còn xuất khẩu gạo. Khoán 10 được triển
khai từ năm 1988 trên quy mô toàn quốc càng khuyến khích nông dân sản xuất lúa
gạo. Hàng hóa, nhất là hàng tiêu dùng, nhiều hơn và đa dạng hơn. Xuất khẩu tăng
mạnh, thâm hụt thương mại giảm. Từ năm 1989, Việt Nam bắt đầu xuất khẩu dầu
thô, đem lại nguồn thu xuất khẩu lớn. Lạm phát được kiềm chế dần dần.[32]
Tháng 6 năm
1991, Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII,
tại đây một văn kiện quan trọng đã ra đời, đó là "Cương lĩnh xây dựng đất
nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội". Cương lĩnh này sau đó
liên tục được bổ sung và điều chỉnh trong các kỳ họp của Ban Chấp hành trung
ương Đảng và Đại hội Đại biểu toàn quốc tiếp theo. Cương lĩnh này và các văn kiện
có tính chất sửa đổi nó tuyên bố rằng nhiệm vụ trung tâm của xây dựng cơ sở vật
chất của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là: “đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa”[33]
“gắn liền với phát triển một nền nông nghiệp toàn diện”[34].
Các văn kiện này nêu phương hướng: "thiết lập quan hệ sản xuất xã hội chủ
nghĩa từ thấp đến cao với sự đa dạng về hình thức sở hữu. Phát triển nền kinh
tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vận hành theo cơ
chế thị trường có sự quản lý của nhà nước" [34]
và "phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa"[33].
Thời kỳ
1991-1999 được coi là giai đoạn phát triển thành công của Việt Nam, gắn với hai
nhiệm kỳ của Thủ tướng Võ Văn Kiệt (từ tháng 8 năm 1991 – tháng 9 năm 1997).
Việc chuyển sang kinh tế thị trường đã làm thay đổi toàn diện nền kinh tế. Giai
đoạn 1993-1997 là thời kỳ kinh tế Việt Nam kiềm chế thành công lạm phát đồng
thời lại tăng trưởng nhanh chóng. Sau đó, kinh tế tăng trưởng chậm lại trong 2
năm 1998-1999, sau đó tiếp tục đà tăng nhanh trong những năm đầu 2000 trong hai
nhiệm kỳ của Thủ tướng Phan Văn Khải.
Thập niên 1990
và đầu 2000 là thời kỳ mà Việt Nam tích cực hội nhập kinh tế mà đỉnh cao là
việc ký hiệp định gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO (năm 2006) và Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ (năm
2001). Các sách báo trong nước thời kỳ này dùng cụm từ "đổi mới" để
mô tả thời kỳ 1986-2000, thời kỳ chuyển biến thực sự về nhận thức tư duy kinh
tế, áp dụng kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Báo chí nước ngoài khen
ngợi Việt Nam, ví Việt Nam như "con hổ" kinh tế trong tương lai gần.
Tuy nhiên, đến
thời điểm kết thúc nhiệm kỳ cuối của Thủ tướng Phan Văn Khải (2006), theo ông
Khải phát biểu chia tay tại Quốc hội, nền kinh tế Việt Nam đã và vẫn còn nhiều
tồn tại mà ông Khải vẫn chưa giải quyết được. Công tác cán bộ chậm được đổi mới
là nguyên nhân của mọi nguyên nhân dẫn đến những sai lầm và khuyết điểm trong
lãnh đạo quản lý kinh tế, xã hội. Nền kinh tế còn chậm phát triển chiều sâu,
tình trạng lãng phí thất thoát vốn và tài sản công còn nghiêm trọng nhất là
trong các dự án đầu tư vốn nước ngoài[35].
Xem
thêm: Đổi mới
Giai đoạn 2006-2012
Tháng 6 năm
2006, Nguyễn Tấn Dũng lên thay Phan Văn Khải làm Thủ tướng. Theo BBC, Chính phủ của
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bị cáo buộc đã tạo ra một thứ văn hóa tham nhũng phổ
biến gây nên sự sụp đổ của một loạt tập đoàn lớn như Vinashin [36].
Ông Dũng đã mắc các sai phạm trong quản lý các vấn đề kinh tế[37],
đã bị đề nghị kỷ luật Hội nghị 6 Trung ương đảng khóa XI tháng 10 năm 2012. Bản
thân lãnh đạo Đảng Cộng sản cũng xin lỗi và thừa nhận các vấn đề của nền kinh
tế Việt Nam là do sai lầm của Đảng Cộng sản, mà đại diện là Bộ Chính trị[38].
Ông Dũng trong Kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XIII đã thừa nhận các sai lầm trong
quản lý kinh tế đã dẫn tới các vấn đề nghiêm trọng của nền Kinh tế Việt Nam[39].
Ông Dũng ký
quyết định thành lập mới một loạt các Tập đoàn kinh tế Nhà nước lớn, như Tập
đoàn dầu khí, (29-8-2006), Tập đoàn Công nghiệp Cao su (30-10-2006)... (trước
đó chỉ là các Tổng công ty) đồng thời ông Dũng trực tiếp chịu trách nhiệm và
quyền hạn liên quan, thay vì các Bộ như trước kia[40].
Hai tập đoàn do sai lầm trong quản lý nên lâm vào khủng hoảng, gây lãng phí rất
lớn[41][42].
5 tập đoàn nhà nước đầu ngành bị lỗ (2 tập đoàn lỗ trên 1.000 nghìn tỷ), 5 tập
đoàn có nợ phải thu khó đòi hàng trăm tỷ tính tới cuối năm 2012 [43].
Kinh tế năm 2007
tăng trưởng 8,5%, cao nhất kể từ năm 1997. Tuy nhiên năm 2008, nền kinh tế Việt
Nam chững lại, được cho bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, trong đó có khủng hoảng tài chính 2007-2010. Từ
năm 2007, nền kinh tế đã có dấu hiệu lạm phát rất cao. Đặc trưng giai đoạn này
là tốc độ tăng trưởng kinh tế chững lại (chỉ đạt 5-6%/năm so với 7-8% giai đoạn
trước). 2008 là một năm không vui với tăng trưởng GDP của Việt Nam khi tốc độ
tăng trưởng GDP chỉ đạt ~6,23%, thấp nhất kể từ năm 1999[44].
Các năm 2007-2008, lạm phát tăng tốc và hàng năm đều ở mức 10-20%.[45].
Năm 2009, tốc độ tăng trưởng GDP tụt xuống còn 5,3%[46],
năm 2010 là 6,78%[47]
và năm 2011 là 5,89%[48]
Tháng 5 năm
2009, Chính phủ tung ra gói kích cầu có giá trị 143.000 tỷ đồng (tương đương 8
tỷ USD), sau đó tăng lên 160 nghìn tỷ đồng (tương đương 9 tỷ USD). Gói kích cầu
có ảnh hưởng tốt nhất định (kích thích nhu cầu tăng, dẫn tới tăng GDP), tuy
nhiên cũng để lại nhiều hệ lụy sau này: tạo bong bóng đầu cơ bong bóng chứng
khoán và bất động sản, lạm phát tăng cao, thâm hụt ngân sách nặng dẫn tới nợ
nhà nước tăng cao, gây bất ổn định tỷ giá[49]
và bất ổn định kinh tế vĩ mô[50].
Ngày 25/11/2009 VND bị phá giá khoảng 5% và đến tháng 12, Chính phủ phải tuyên
bố dừng gói kích cầu [51]
Kinh tế Vĩ mô
bất ổn định, lạm phát năm 2011 lên tới trên 20%. Trong năm 2010, Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam đã từng ba lần áp dụng biện pháp phá giá đồng tiền VND. Ngày
11/2/2011, VND bị phá giá 9,3%[52].
Mặc cho các cuộc phá giá liên tục, tình trạng thâm hụt mậu dịch vẫn tiếp diễn[53],
dù mức thâm hụt năm 2011 đã giảm xuống thấp nhất kể từ năm 2000.[54]
Giai đoạn này,
một số Tập đoàn kinh tế Nhà nước lớn như Vinashin, Vinalines (trước đó chỉ là
các Tổng công ty) được dành rất nhiều tiền từ nhiều nguồn khác nhau, nhưng do
sai lầm trong quản lý nên lâm vào khủng hoảng, gây lãng phí rất lớn[41][42].
Tháng 7 năm
2011, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bước vào nhiệm kỳ hai, thay đổi một số nhân sự
chủ chốt về kinh tế, đặc biệt là các bộ trưởng Nguyễn Văn Bình (Thống đốc NHNN) và Vương Đình Huệ (Bộ Tài chính). Trong giai đoạn này,
lạm phát Việt Nam tăng rất cao. Nghị quyết số 11 được Chính phủ đưa rắt thắt
chặt tiền tệ, nhằm mục tiêu giảm lạm phát. Theo đó, lãi suất ngân hàng tăng rất
cao, các doanh nghiệp bị hạn chế cho vay. Trong năm 2011, nhiều phân tích kinh
tế trong nước cho rằng Nghị quyết 11 đã phát huy tác dụng, là liều thuốc chữa
lạm phát hữu hiệu.
Tuy nhiên, sang
năm 2012, do ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân, trong đó có một phần từ Nghị
quyết 11 đã thắt chặt mức cung tiền, nền kinh tế Việt Nam lâm vào tình thế rất
khó khăn, trong đó nổi bật là nợ xấu ngân hàng và hàng tồn kho tăng cao, thị
trường Bất động sản và Chứng khoán suy thoái[55],
đặc biệt là thị trường bất động sản suy thoái nghiêm trọng, trong khi dư nợ
lĩnh vực này có thể tới 50 tỷ USD[56].
Một số lượng lớn các doanh nghiệp phá sản[57].
Đa số các doanh nghiệp lâm vào khó khăn. Nhiều tập đoàn lớn, đa số là các tập
đoàn nhà nước đầu ngành lỗ hàng nghìn tỷ, nợ xấu hàng trăm tỷ[43].
Tính chung hai năm 2011 và 2012 thì tổng số DN rời khỏi thị trường bằng 20 năm
trước đó. Và trong số gần 500.000 DN đang hoạt động thì tỷ lệ thua lỗ cũng rất
cao[58].
Nợ xấu của toàn nền kinh tế tăng cao và tăng với tốc độ nhanh đe doạ sự ổn định
của nền kinh tế[59].
Tổng nợ công theo định nghĩa quốc tế vào cuối năm 2011 đã là 128.9 tỷ USD bằng
106% GDP (121.7 tỷ USD), trong đó nợ nước ngoài bằng 38,9% GDP.[60].
Tuy nhiên cán
cân thương mại trong giai đoạn này đã khởi sắc khi mức nhập
siêu đã giảm dần, và năm 2012 là năm đầu tiên Việt Nam xuất siêu kể từ năm 1992.
Các đặc trưng của
kinh tế
Việt
Nam hiện
nay
Hệ thống kinh tế
So sánh quy mô kinh tế
(GDP-PPP) trong nền kinh
tế toàn cầu giữa Việt
Nam và một số quốc gia và vùng lãnh thổ khu vực
Đông Á và Đông Nam Á, giai đoạn
1980-2014.
Kinh tế Việt Nam
là nền kinh tế hỗn hợp. Trong khi nền kinh tế ngày càng được thị trường hóa thì
sự can thiệp của Nhà nước vào nền kinh tế vẫn còn ở mức độ cao. Hiện tại, nhà
nước vẫn sử dụng các biện pháp quản lý giá cả kiểu hành chính như yêu cầu các
tập đoàn kinh tế và tổng công ty điều chỉnh mức đầu tư, quyết định giá xăng
dầu, kiểm soát giá thép, xi măng, than.[61][62]
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng, Đảng ra quyết định về chiến lược phát
triển kinh tế xã hội cho thời kỳ 10 năm và phương hướng thực hiện nhiệm vụ phát
triển kinh tế xã hội 5 năm. Trên cơ sở đó, Chính phủ Việt Nam xây dựng kế hoạch
phát triển kinh tế xã hội 5 năm và hàng năm để trình Quốc hội góp ý và thông
qua.
Chính phủ Việt
Nam tự nhận rằng kinh tế Việt Nam là một nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị
trường, và nhiều nước và khối kinh tế bao gồm cả một số nền kinh tế thị trường
tiên tiến cũng công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường.[63][64][65]
Tuy nhiên, cho đến nay Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản vẫn chưa công nhận kinh tế Việt
Nam là nền kinh tế thị trường.[66][67]
Tổ chức Thương mại Thế giới công nhận Việt Nam là nền kinh tế đang phát triển ở trình độ
thấp và đang chuyển đổi.
Việt Nam có
nhiều thành phần kinh tế. Theo cách xác định hiện nay của chính phủ, Việt Nam
có các thành phần kinh tế sau: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư
nhân (cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân), kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có
vốn đầu tư nước ngoài.[33]
Một trong những biện pháp mà Đảng và Chính phủ Việt Nam thực hiện để khu vực
kinh tế nhà nước trở thành chủ đạo của nền kinh tế là thành lập các tập đoàn
kinh tế nhà nước và tổng cổng ty nhà nước. Tuy nhiên, từ đầu thập niên 1990 cho
đến nay, Việt Nam đã liên tục thực hiện cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước.
Mặc dù Đảng và Nhà nước chủ trương ưu tiên phát triển các thành phần kinh tế
nhà nước và kinh tế tập thể, song tốc độ tăng trưởng của hai thành phần này lại
thấp hơn so với của kinh tế tư nhân và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.[68]
Theo số liệu sơ bộ[69]
của Tổng cục Thống kê, năm 2007, khu vực kinh tế nhà nước là khu vực lớn nhất,
chiếm 36,43% GDP thực tế của Việt Nam, tiếp theo lần lượt là kinh tế cá thể
(29,61 %), kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (17,66 %), kinh tế tư
nhân (10,11 %).
Xem
thêm: Kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa, Kinh tế
hỗn hợp, Kế
hoạch 5 năm (Việt Nam), Cổ phần hóa.
Cơ cấu kinh tế
Kinh tế Việt Nam
được chia thành 3 khu vực (hay còn gọi 3 ngành lớn) kinh tế, đó là: 1) nông
nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; 2) công nghiệp (bao gồm công nghiệp khai thác mỏ
và khoáng sản, công nghiệp chế biến, xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng,
sản xuất và phân phối khí, điện, nước); 3) thương mại, dịch vụ, tài chính, du
lịch, văn hóa, giáo dục, y tế.
Vào năm 2007,
khu vực thứ nhất chiếm 20,29% GDP thực tế, khu vực thứ hai chiếm 41,58% (trong
đó công nghiệp chế biến chiếm 21,38%). Ngành tài chính tín dụng chỉ chiếm 1,81%
GDP thực tế.[69]
Địa lý kinh tế
Bài
chi tiết: Các vùng kinh tế - xã hội Việt
Nam, Các vùng công nghiệp Việt
Nam, Vùng kinh tế trọng
điểm Bắc bộ, Vùng kinh tế trọng
điểm Trung bộ, và Vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam (…)
Các bộ, ngành
của Việt Nam hiện thường chia toàn bộ lãnh thổ Việt Nam thành 7 vùng địa-kinh
tế, đó là: Tây Bắc Bộ, Đông Bắc Bộ, đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Nam
Trung Bộ và Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, đồng bằng song Cửu Long. Ngoài ra, cũng
còn nhiều cách phân vùng kinh tế khác được áp dụng. Ở 3 miền của đất nước có 4
vùng kinh tế trọng điểm[70]
làm đầu tàu cho phát triển kinh tế của cả nước và vùng miền. Ở ven biển, có 20 khu kinh tế[71]
với những ưu đãi riêng để thu hút đầu tư trong và ngoài nước và làm động lực
cho phát triển kinh tế của các vùng. Ngoài ra, dọc biên giới với Trung Quốc,
Lào, Campuchia có hơn 30 khu kinh tế cửa khẩu, trong đó có 9 khu kinh tế cửa khẩu được ưu tiên
phát triển (Móng Cái, Lạng Sơn-Đồng Đăng, Lào Cai, Cầu Treo, Lao Bảo, Bờ Y, Mộc
Bài, An Giang, Đồng Tháp).
Kinh tế vĩ mô - tài chính
GDP Việt
Nam tính theo phần trăm của Hàn Quốc
Bài
chi tiết: Đồng
(tiền), Hệ
thống thuế Việt Nam, Chính quyền địa
phương ở Việt Nam, Sở giao dịch
chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh, và Sở
giao dịch chứng khoán Hà Nội
Năm 2008, tỷ lệ
lạm phát ở Việt Nam ước khoảng 22,97 %[72],
cao hơn nhiều mức Quốc hội đề ra là dưới 8,5-9% trong kế hoạch phát triển kinh
tế xã hội năm 2008. Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng GDP thực tế tính theo đơn
vị tiền tệ quốc gia của Việt Nam năm này là 6,18%[73],
thấp hơn mức Quốc hội đề ra là trên 7,5-8%. Những lo ngại về lạm phát tăng tốc
nhanh trong năm 2007 và nửa đầu năm 2008 đã khiến Chính phủ quyết định thực
hiện các biện pháp thắt chặt tiền tệ và tài chính cũng như tác động của khủng
hoảng tài chính toàn cầu đã khiến kinh tế tăng trưởng chậm hơn dự kiến.
Thu chi ngân sách
nhà nước được điều chỉnh bởi Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản pháp lý
khác. Kỳ họp cuối năm là lúc Quốc hội phê duyệt dự toán ngân sách nhà nước,
phương án phân bổ ngân sách trung ương năm sau. Các cấp ngân sách nhà nước đều
có nguồn thu riêng. Ngoài ra còn có một số nguồn thu chung - là nguồn thu của
ngân sách cấp trên chia cho ngân sách cấp dưới.
Hiện Việt Nam có
2 sở giao dịch chứng khoán, 1 ở Hà Nội và 1 ở thành phố Hồ Chí Minh. Tại HOSE có 172 cổ
phiếu được niêm yết và sử dụng chỉ số giá chứng khoán Vn-Index; ngoài
ra còn có 68 trái phiếu và 4 chứng chỉ quỹ.[74]
Tại HNX-Index
có 170 cổ phiếu được niêm yết và sử dụng chỉ số HNX-Index;
ngoài ra còn có 531 loại trái phiếu.[75]
Bên cạnh cổ phiếu được niêm yết, cổ phiếu chưa niêm yết (ở Việt Nam quen gọi là
cổ phiếu OTC) cũng được giao dịch rất nhiều. Thị trường trái phiếu Việt Nam
hiện chỉ có các loại trái phiếu (định danh bằng đồng hoặc dollar Mỹ) do chính
phủ, kho bạc nhà nước và chính quyền một số tỉnh, thành phố phát hành; chưa có
trái phiếu doanh nghiệp. Việt Nam cũng đã phát hành và niêm yết trái phiếu
chính phủ tại thị trường chứng khoán nước ngoài.[76]
Người nước ngoài được phép mua bán chứng khoán Việt Nam. Cho tới nay, năm 2006
là năm sôi động nhất của thị trường chứng khoán Việt Nam.
Việt Nam có 43
ngân hàng thương mại trong nước và 4 chi nhánh ngân hàng nước ngoài. (Xem thêm:
Danh sách ngân hàng tại Việt Nam).
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là ngân hàng trung ương của Việt Nam có văn phòng
tại tất cả các tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương.
Ngân hàng Nhà
nước đang quản lý tương đương 20,7 tỷ dollar dự trữ ngoại hối nhà nước của Việt
Nam (tính vào thời điểm ngày 19/6/2008). Ngân hàng này quản lý tỷ giá hối đoái
chính thức của Việt Nam thông quan can thiệp vào giao dịch trên thị trường
ngoại tệ liên ngân hàng để tác động tới tỷ giá bình quân liên ngân hàng và tỷ
giá tính thuế xuất nhập khẩu.[77]
Bộ Tài chính (Việt Nam) cũng công bố một tỷ giá chính thức nữa để phục vụ hạch
toán ngoại tệ.[78]
Ngoài các loại tỷ giá hối đoái chính thức nói trên, Việt Nam còn có tỷ giá hối
đoái không chính thức thường áp dụng trong giao dịch ngoại tệ tại các cửa hàng
kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc, đá quý của tư nhân.
Kinh tế đối ngoại - hội nhập kinh tế
Năm 2008, Việt
Nam xuất khẩu được khoảng 64.8 tỷ dollar Mỹ, trong đó khoảng
32,1% giá trị xuất khẩu là hàng công nghiệp nặng và khoáng sản, 45.2% là hàng
công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp, 23,5% là hàng nông, lâm, thủy sản.
Trong khi đó cùng năm, giá trị nhập
khẩu ước đạt 60,8 tỷ dollar, trong đó ước khoảng 30,2% giá trị nhập khẩu là
máy móc, thiết bị, dụng cụ các loại, 63,7% là nguyên, vật liệu, chỉ có 6,1% là
hàng tiêu dùng.[79]
Đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng góp
ngày càng tích cực vào tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên,
giá trị đầu tư thực tế và giá trị giải ngân thấp hơn nhiều so với giá trị đăng
ký. Tính theo giá trị lũy kế từ năm 1988 đến hết năm 2007, công nghiệp và xây
dựng là lĩnh vực thu hút được nhiều FDI nhất – 67% số dự án và 60% tổng giá trị FDI đăng ký. Sau đó
đến khu vực dịch vụ - 22,3% về số dự án và 34,3% về giá trị. Trong 82 quốc gia
và lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, các nước đầu tư nhiều nhất tính theo giá trị
FDI đăng ký lần lượt là Hàn
Quốc, Singapore,
Đài Loan
và Nhật Bản. Còn theo giá trị FDI thực hiện thì Nhật Bản giữ
vị trí số một. Các tỉnh, thành thu hút được nhiều FDI (đăng ký) nhất lần lượt
là thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Đồng
Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu.[80]
Riêng năm 2008, số FDI mới đăng ký (nghĩa là không tính số xin phép tăng vốn phát
sinh trong năm) đạt 32,62 tỷ dollar.[81]
Việt Nam cũng đầu tư ra nước ngoài tới 37 quốc gia và lãnh thổ, nhiều nhất là
đầu tư vào Lào.
Tính đến hết năm 2007, có 265 dự án đầu tư ra nước ngoài còn hiệu lực với tổng
số vốn đăng ký khoảng 2 tỷ dollar và vốn thực hiện khoảng 800 triệu dollar. Đầu
tư vào lĩnh vực công nghiệp chiếm phần lớn, tiếp theo là nông, lâm nghiệp.[82]
Việt Nam bắt đầu
chủ trương hội nhập kinh tế từ sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986)
của Đảng Cộng sản Việt Nam. Sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (1996),
chủ trương này càng được đẩy mạnh. Hội nhập kinh tế của Việt Nam diễn ra càng
ngày càng nhanh và càng sâu. Từ chỗ chỉ hợp tác thương mại thông thường đã tiến
tới hợp tác kinh tế toàn diện, từ chỗ hợp tác song phương đã tiến tới hợp tác
kinh tế đa phương. Cho đến giữa năm 2007, Việt Nam đã có quan hệ kinh tế với
224 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, đã ký hơn 350 hiệp định hợp tác phát
triển song phương, 87 hiệp định thương mại, 51 hiệp định thúc đẩy và bảo hộ đầu
tư, 40 hiệp định tránh đánh thuế hai lần, 81 thoả thuận về đối xử tối huệ quốc.[83][84]
Đỉnh cao về hợp tác kinh tế song phương là việc ký hiệp định đối tác kinh tế
Việt Nam - Nhật Bản, còn về hợp tác kinh tế đa phương là việc ký hiệp định
gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới với tiêu chuẩn “WTO Plus”, nghĩa là chấp
nhận các đòi hỏi về tự do hóa thương mại (hàng hóa và dịch vụ), đầu tư, mua sắm
của chính phủ cao hơn so với mức độ quy định trong các văn kiện có hiệu lực
đang áp dụng của WTO.
Xem
thêm: Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia, Tổ
chức ACMECS, Tiểu
vùng Sông Mekong Mở rộng, Vành đai kinh tế vịnh
Bắc Bộ, Hành lang kinh tế Đông - Tây, Hành lang
kinh tế Côn Minh - Lào
Cai - Hà Nội - Hải Phòng, Hành
lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng
Ninh, AFTA, Cộng
đồng Kinh tế ASEAN, Hiệp
định Thương mại Việt-Mỹ.
Khu vực kinh tế phi chính thức
Khu vực
kinh tế phi chính thức và lao động phi chính thức phổ biến
ở Việt Nam
Là một nước đang
phát triển, các hoạt động kinh tế phi chính thức ở Việt Nam khá phổ biến. Tuy
nhiên, có nhiều ý kiến trái chiều về phi mô thực của khu vực kinh tế này. Một
nghiên cứu chung giữa Tổng cục Thống kê Việt Nam và Viện Nghiên cứu Phát triển
Pháp cho thấy khu vực kinh tế phi chính thức (hoạt động kinh tế ngoài
nông-lâm-ngư nghiệp của cá nhân, hộ gia đình không phải hoặc chưa đăng ký)
chiếm 27,7% lực lượng lao động trong toàn quốc; chiếm 55,7% số lao động phi
nông nghiệp, và tạo ra giá trị sản lượng tương đương 20% GDP.[85].
Tương tự, Ngân hàng Thế giới ước tính khu vực kinh tế phi
chính thức có giá trị tương đương 15,6% tổng sản phẩm nội địa của Việt Nam. Tuy
nhiên, con số này bị nhà kinh tế học Lê Đăng Doanh cho là không hợp lý với một nền kinh tế
có mức độ phát triển như Việt Nam. Một số nghiên cứu khác chỉ ra rằng khu vực
kinh tế phi chính thức có giá trị khoảng 30 - 50% giá trị của tổng sản phẩm nội
địa, ít nhất là gấp đôi con số của Ngân hàng Thế giới và Tổng cục Thống kê Việt
Nam.[86]
Số liệu thống kê giai đoạn 2000-2010
Gía thực tế hằng
năm
Gía so sánh năm
1994
Năm
|
2000
|
2001
|
2002
|
2003
|
2004
|
2005
|
2006
|
2007
|
2008
|
2009
|
2010
|
||
Tổng
sản phẩm quốc nội
GDP danh nghĩa (tính theo tỷ
USD, làm tròn)
|
31
|
32
|
35
|
39
|
45
|
52
|
60
|
70
|
89
|
91
|
101
|
||
GDP-PPP/đầu người
(tính theo USD)
|
402
|
416
|
441
|
492
|
561
|
642
|
730
|
843
|
1052
|
1064
|
1168
|
||
Tỉ
lệ tăng trưởng GDP thực (thay đổi % so với năm trước)
|
6,8
|
6,9
|
7,1
|
7,3
|
7,8
|
8,4
|
8,2
|
8,5
|
6,2
|
5,3
|
6,7
|
||
Xuất
khẩu (tính theo tỷ USD, làm tròn)
|
14
|
15
|
16
|
20
|
26
|
32
|
39
|
48
|
62
|
57
|
71
|
||
Nhập
khẩu (tính theo tỷ USD, làm tròn)
|
15
|
16
|
19
|
25
|
31
|
36
|
44
|
62
|
80
|
69
|
84
|
||
Chênh lệch–nhập siêu (tính theo tỷ USD, làm tròn)
|
-1
|
-1
|
-3
|
-5
|
-5
|
-4
|
-5
|
-14
|
-18
|
-12
|
-13
|
||
Đầu
tư trực
tiếp nước ngoài FDI-đăng ký (tính
theo tỷ USD, làm
tròn)
|
2,8
|
3,1
|
2,9
|
3,1
|
4,5
|
6,8
|
12,0
|
21,3
|
71,7
|
23,1
|
18,6
|
||
Đầu
tư trực
tiếp nước ngoài FDI-thực hiện (tính theo tỷ USD, làm tròn)
|
2,4
|
2,4
|
2,5
|
2,6
|
2,8
|
3,3
|
4,1
|
8,0
|
11,5
|
10
|
11
|
||
Chênh lệch
đăng ký-thực hiện FDI (tính theo tỷ USD, làm tròn)
|
-0,4
|
-0,7
|
-0,4
|
-0,5
|
-1,7
|
-3,5
|
-7,9
|
-13,3
|
-60,2
|
-13,1
|
-7,6
|
||
Kiều
hối (tính theo tỷ USD, làm tròn)
|
1,7
|
1,8
|
2,1
|
2,7
|
3,2
|
3,8
|
4,7
|
5,5
|
7,2
|
6,2
|
8,1
|
||
Tổng
mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng (tính theo 1000tỷ VNĐ, làm tròn)
|
220
|
245
|
280
|
333
|
398
|
480
|
596
|
746
|
1009
|
1197
|
1561
|
||
Chỉ
số giá tiêu dùng CPI (tăng
giảm % so với năm trước)
|
-0,6
|
0,8
|
4,0
|
3,0
|
9,5
|
8,4
|
6,6
|
12,6
|
19,9
|
6,5
|
11,7
|
||
Tăng giảm
giá USD (tăng giảm %
so với năm trước)
|
3,4
|
3,8
|
2,1
|
2,2
|
0,4
|
0,9
|
1,0
|
-0,3
|
6,3
|
10,7
|
9,6
|
||
Tăng giảm
giá Vàng (tăng giảm %
so với năm trước)
|
-1,7
|
5,0
|
19,4
|
26,6
|
11,7
|
11,3
|
27,2
|
27,3
|
6,8
|
64,3
|
30,0
|
Các số liệu khác
So sánh tỷ
lệ thất
nghiệp giữa Việt Nam và một
số quốc gia trong khu vực Đông Á và Đông Nam Á năm
2010.
- Nông nghiệp: 22%
- Công nghiệp: 40,3%
- Dịch vụ: 37,7%
Lực
lượng lao động
- Có 43,23 triệu lao động (2009 ước) (xếp thứ 13 toàn cầu)
Tỷ
lệ thất nghiệp
- Đạt 3,6% (2009 ước lượng) (xếp thứ 33 toàn cầu)
Dân số
dưới mức nghèo
- Đạt 10% (2010). Mức nghèo của Việt Nam giảm từ hơn 58% năm 1993 xuống còn khoảng 10% trong năm 2010.[89].
Hộ
gia đình có thu nhập hoặc tiêu dùng bằng cách chia sẻ phần trăm
- Thấp nhất 10%: 3,2%
- Cao nhất 10%: 30,2% (2008)
Đầu
tư (tổng cố định)
- Đạt 34,6% của GDP (2009 ước) (xếp thứ 11 toàn cầu)
Ngân sách
Tỷ
lệ lạm phát (giá tiêu dùng)
- Đạt 18,7% (2011 ước) (xếp thứ 214 toàn cầu)
Xuất
khẩu
Nhập
khẩu
Biến
động tỷ giá Việt
Nam đồng so với Đô la quốc
tế tính theo sức
mua tương đương, giai đoạn
1980-2014
Tỷ
suất hối đoái với USD
- 1 USD = 20.509,75 đồng (2011 ước lượng)
- 1 USD = 18.612,92 đồng (2010 ước lượng)
- 1 USD = 17.799,60 đồng (2009 ước lượng)
- 1 USD = 16.548,30 đồng (2008 ước lượng)
- 1 USD = 16.119,00 đồng (2007 ước lượng)
Đầu
tư trực tiếp từ
nước ngoài (FDI nhập đến 31 tháng 12 năm 2009)
Đứng thứ 51 toàn cầu
với 47,37 tỷ USD tính toàn bộ các dự án đăng ký, chủ
yếu tập trung vào công nghiệp và xây dựng. Ngoài ra, các nhà đầu tư cũng tăng thêm vốn 1,83 tỷ USD vào những dự án đang tồn
tại.
Đầu
tư trực tiếp ra nước
ngoài (FDI xuất đến 31 tháng 12 năm 2009)
Đứng thứ 50 toàn cầu
với 7,7 tỷ USD.
Nợ
nước ngoài
(%
GDP, cuối 2005) 35,5%. Bộ
Tài chính dự kiến mức này cho năm 2006 là 34%. Theo Nhóm Ngân hàng Thế
giới, nợ nước ngoài của
Việt Nam chiếm 31% GDP theo tỷ lệ danh nghĩa và 22% theo tỷ lệ
thực.[90]
Cán cân thanh toán theo ngoại tệ chuyển
đổi (2005)
- Xuất khẩu (f.o.b): 32,23 tỉ USD, tăng 21,6% so với 2004
- Nhập khẩu (c.i.f): 36,88 tỉ USD, tăng 15,4% so với 2004
- Thâm hụt thương mại: 4,65 tỉ USD (giảm từ mức thâm hụt 5,45 tỷ USD năm 2004)
Các mặt
hàng xuất khẩu chính (2005, % tổng kim ngạch)
Dầu
thô (23%), hàng dệt may (15 %), giày dép (9,3%), hải sản (8,5%), điện
tử máy tính (4,5%), gạo (4,3%), cao su (2,4%), cà phê
(2,2%).
Các mặt
hàng nhập khẩu chính (2005, % tổng kim ngạch)
Máy móc, thiết
bị (14,2%), xăng dầu (13,5%), thép (8%), vải (6,5%), nguyên phụ liệu dệt may da (6,3%), điện
tử máy tính (4,6%), phân bón (1,8%).
Hoa Kỳ
(20%), Nhật Bản (14%), Trung
Quốc (9%) Úc
(7%), Singapore
(5%), Đài
Loan (4%), Đức (4%), Anh (4%), Pháp (2%), Hà Lan (2%),
các nước khác (29%).
* Tỷ giá liên
ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam **
Theo ước tính của Bộ Tài chính *** do Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) đánh giá
xếp hạng trong 125 nước[91]
Xem
thêm: Các số liệu thống kê kinh tế chi tiết theo thời gian có thể tham khảo website WorldBank hoặc Tổng Cục
thống kê.
Các vấn đề tồn tại và thực trạng hiện nay
Lạm
phát của Việt Nam so với một số
nước năm 2010).
Nền kinh tế Việt
Nam hoạt động kém hiệu quả.[92]
Việt Nam trong thời gian vừa qua phát triển kinh tế theo chiều rộng.[93]
Tuy nhiên, chiến lược phát triển kinh tế chủ yếu theo chiều rộng cũng như bất
kỳ một chính sách nào cũng đều có những hạn chế của nó. Phát triển kinh tế theo
chiều rộng thông thường đòi hỏi vốn đầu tư cao và dàn trải. Do vậy, hiệu quả
vốn đầu tư khó có thể cao, biểu hiện chỉ số ICOR của Việt Nam mặc dù có được
cải thiện nhưng vẫn ở mức cao so với các nước trong khu vực và thế giới. Hiệu
quả đầu tư không cao và dàn trải được tích tụ qua các năm là nguyên nhân chủ
yếu làm cho lạm phát tăng cao.[93]
Nhu cầu đầu tư
lớn dẫn đến tình trạng đầu tư vượt xa khả năng tích lũy của nền kinh tế, thâm
hụt ngân sách luôn ở mức cao. Để bù đắp phần thiếu hụt phải trông cậy vào đầu
tư nước ngoài và vay nợ nước ngoài. Thực tế này đã làm cho nợ quốc gia và nợ
công nước ngoài tăng nhanh trong những năm vừa qua, mặc dù vẫn trong ngưỡng an
toàn nhưng cũng đến lúc phải thận trọng.[93]
Thâm hụt cán cân
thương mại, nhập siêu ở mức cao và trở thành căn bệnh kinh niên của nền kinh
tế. Lạm phát cao, nhập siêu lớn là nguyên nhân cơ bản làm mất giá đồng Việt
Nam, suy giảm dự trữ ngoại tệ quốc gia và làm giảm lòng tin của người dân vào
VND, tạo cơ hội cho đầu cơ, găm giữ, buôn lậu, buôn bán trái phép ngoại tệ và vàng.[93]
Tới tháng 4/2011, các nước lân cận lạm phát đều không quá 5 – 6%, còn Việt Nam
thì lên đến gần 18% so với cùng kỳ.[92]
Kết luận số
02-KL/TW của Bộ Chính trị đã chỉ rõ nguyên nhân: “Về khách quan, do tác động
tiêu cực của tình hình kinh tế thế giới; về chủ quan là do những hạn chế, yếu
kém vốn có của nền kinh tế, mô hình tăng trưởng và cơ cấu kinh tế chậm được
khắc phục, bị tích tụ nặng nề hơn trong những năm phải đối phó với tình trạng
suy giảm kinh tế và do một số hạn chế trong quản lý, điều hành của các cấp. Đây
cũng chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng trong nhiều năm qua, nước
ta luôn phải đối mặt với tình trạng lạm phát cao và kinh tế vĩ mô không vững
chắc, gay gắt hơn các nước trong khu vực.”[94]
Mặc dù Việt Nam
đã bước vào ngưỡng đầu của các nước có mức thu nhập trung bình, nhưng kết cấu
cơ sở hạ tầng của nền kinh tế còn nhiều bất cập và yếu kém.[93].
tâm lý thỏa mãn lan tràn trong dân cư cũng như các nhà lãnh đạo; quyền lợi của
các nhóm người trong xã hội trỗi dậy, đan xen và ràng buộc lẫn nhau kìm hãm mọi
quá trình cải cách trong nền kinh tế; tham ô, tham nhũng bóp méo mọi quan hệ
của đời sống kinh tế xã hội.[93]
Trong những năm
vừa qua khi lạm phát gia tăng, kinh tế vĩ mô có nhiều biểu hiện không ổn định,
đầu tư trực tiếp nước ngoài đã chững lại, đầu tư nước ngoài gián tiếp cũng nhỏ
giọt.[93]
Sau khủng hoảng kinh tế - tài chính thế giới, mặc dù đã có dấu hiệu hồi phục
song các nền kinh tế lớn tăng trưởng còn chậm, không rõ nét và còn tiềm ẩn
nhiều rủi ro, các luồng vốn đầu tư đang đổ dồn vào các nước Đông Nam Á. Nhiều
nước trong khu vực đang phải vất vả tìm mọi giải pháp để hấp thụ các luồng vốn
này một cách hiệu quả nhất, đồng bản tệ của họ liên tục lên giá. Trong khi đó
tại Việt Nam, các luồng vốn này hầu như im ắng và VND liên tục mất giá.[93]
Ở những thời điểm nhất định trong thời gian qua Chính phủ Việt Nam cũng đặt vấn
đề ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát nhưng không nhất quán và nhiều khi
còn bị đánh đổi lấy các mục tiêu kinh tế khác. Điều này đã làm giảm lòng tin
của cộng đồng các nhà đầu tư, các nhà tài trợ vào môi trường đầu tư của Việt
Nam. Mức xếp hạng tín nhiệm đầu tư của Việt Nam bị giảm sút.[93]
Kinh tế Việt Nam
còn có một số tồn tại, làm giảm tốc độ tăng trưởng trong dài hạn.[95]
Việt Nam đã bị bỏ lại quá xa bởi các nước khác trong khu vực, cho dù đã đạt
được thành tựu tăng trưởng kinh tế cao trong một thời gian dài, theo tính toán
của các chuyên gia quốc tế.[96]
Cơ sở hạ tầng và môi trường đầu tư
Việt
Nam xếp hạng thấp trong bảng
xếp hạng chỉ
số cạnh tranh toàn cầu của Diễn
đàn Kinh tế thế giới năm 2008-2009
Theo Giám đốc Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB),
thách thức số 1 của Việt Nam là thiếu hụt hạ tầng cơ sở.[97]
Tổng đầu tư cho cơ sở hạ tầng của Việt Nam trong những năm gần đây (tính
từ năm nào) giữ ở mức 10% GDP,[98]
cao hơn nhiều so với tiêu chuẩn quốc tế, trong đó các tài trợ từ nguồn vốn quốc
tế chiếm 40% tổng mức đầu tư. Nhưng cơ sở hạ tầng của Việt Nam vẫn còn thiếu
kém và với số lượng hiện sở hữu thì đã quá tải.[99]
Cơ sở hạ tầng là
một trong những trở ngại lớn nhất của phát triển kinh tế tại Việt Nam. Cơ sở hạ
tầng Việt Nam bị đánh giá là yếu kém, thiếu thốn.[100]
Việc nâng cấp hạ tầng vật chất của Việt Nam vẫn còn nhiều thiếu sót và trậm trễ.[100]
Nhất là trong việc phát triển cơ sở hạ tầng trọng yếu, như các tuyến đường liên
tỉnh, cầu… Những hạn chế về cơ sở hạ tầng tại Việt Nam theo đánh giá bởi các
nhà đầu tư nước ngoài sẽ đe doạ các dự án FDI đối với xuất khẩu và sản xuất.
Chừng nào Việt Nam còn chưa cải thiện hạ tầng và cơ sở hậu cần thì Việt Nam còn
tụt hậu.[100]
Chi phí vận tải
ở Việt Nam cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực. Việt Nam chưa có cảng
biển mang tầm cỡ quốc tế. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến chi phí sản xuất
hàng hóa ở Việt Nam, vì phải vận chuyển qua cảng trung gian. Vấn đề bất cập
trong cơ sở hạ tầng hiện nay là thiếu một quy hoạch phát triển đồng bộ, chi phí
đầu tư cao, chất lượng đầu tư thấp và thất thoát lớn trong quá trình đầu tư.[95]
Tình trạng ách
tắc giao thông, giá đất cao, xây dựng cơ sở hạ tầng, đường giao thông đắt đỏ
tại các đô thị lớn như Hà Nội và Tp. HCM là một trong những bước cản lớn cho
phát triển của 2 thành phố lớn nhất nước này.[95]
Theo World Bank,
một trong các trở ngại khác của môi trường đầu tư là thủ tục quan liêu. Trong
Báo cáo “Môi trường Kinh doanh 2008” của Ngân hàng Thế giới và Tập đoàn Tài
chính Quốc tế, Việt Nam đứng thứ 91 trong số 178 nền kinh tế về mức độ thuận
lợi kinh doanh, trong khi Trung Quốc đứng thứ 83 và Thái Lan thứ 15.[101]
Năm 2012, Tạp
chí kinh doanh Forbes của Mỹ đánh giá về thực trạng kém hấp dẫn của Việt
Nam, số doanh nghiệp nước ngoài rời Việt Nam nhiều hơn số công ty tới đây làm
ăn, trong khi giới chức Việt Nam đổ lỗi cho khủng hoảng tài chính toàn cầu năm
2008 hơn là thực trạng tham nhũng, nổ bong
bóng tài chính và bất động sản, quyết định đầu tư kém cỏi của các doanh
nghiệp nhà nước và quản lý vĩ mô yếu kém của chính phủ Việt Nam. Tuy nhiên bài
của tạp chí Forbes cũng cho hay trong khi một số công ty cắt giảm đầu tư
tại Việt Nam thì các nhà sản xuất của Hong Kong lại chuyển đầu tư từ Trung Quốc
sang Việt Nam. Các công ty Nhật duy trì mức đầu tư không đổi và đang tìm kiếm
cơ hội chuyển đầu tư từ Thái Lan sang Việt Nam.[102].
Chất lượng tăng trưởng
Tại Hội thảo
“Chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2001 - 2010 và định hướng tới năm
2020” vừa diễn ra 24/2/2011 tại Hà Nội, theo đánh giá, vấn đề chuyển dịch cơ
cấu kinh tế cho tới chưa đạt, khối dịch vụ mới chỉ chiếm 40% GDP so với kì vọng
42% được Quốc hội đề ra; GDP bình quân đầu người tuy có sự tiến bộ, nhưng so
với các nước cùng trình độ phát triển thì không đạt chỉ tiêu; Đóng góp của TFP
(năng suất các yếu tố tổng hợp) vào tăng trưởng vẫn còn thấp, trong khi vẫn cần
rất nhiều vốn; Hệ số ICOR kém hiệu quả so với nhiều nước; hiệu quả kinh
tế và năng suất lao động cũng rất thấp; năng lực cạnh tranh còn nhiều yếu kém...[103]
Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam phần lớn phụ thuộc vào tăng vốn đầu tư và tăng
số lượng lao động. Chất lượng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam còn thấp và chưa
đạt được độ bền vững. Chất lượng tăng trưởng kinh tế thấp thể hiện ở sự chuyển
dịch cơ cấu kinh tế chậm, tính hiệu quả của kinh tế thấp, đồng thời, sức cạnh
tranh của nền kinh tế còn yếu.[104]
Chất lượng tăng
trưởng thấp còn thể hiện qua chỉ số ICOR cao cơ cấu trong nền kinh tế thiếu
tính bền vững. Tỷ lệ đầu tư trên GDP của Việt Nam luôn ở mức cao so với các
nước trong khu vực. ICOR càng cao đồng nghĩa với hiệu quả đầu tư trong nền kinh
tế càng thấp. Chất lượng tăng trưởng thấp kéo dài là tiền đề gây nên lạm phát,
khủng hoảng và suy thoái kinh tế.[93]
Chất lượng tăng trưởng thấp đang đe dọa đến tính ổn định và sự bền vững phát
triển kinh tế trong tương lai.[93]
Cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế
Việt Nam không hợp lý thể hiện ở cơ cấu sở hữu (tài sản và đầu tư tập trung quá
lớn vào khối doanh nghiệp nhà nước, trong khi khối này hoạt động không hiệu
quả). Sự bất cập trong cơ cấu nền kinh tế còn được thể hiện qua việc lựa chọn
ngành trong chiến lược phát triển công nghiệp chưa tận dụng được lợi thế cạnh
tranh của Việt Nam đang có.[105]
Chính sách phát
triển công nghiệp Việt Nam không tạo ra được sự liên kết trước và sau để thúc
đẩy các ngành công nghiệp phụ trợ phát triển. Nhiều dự án FDI đầu tư vào Việt
Nam nhằm khai thác những quy định lỏng lẻo về môi trường hay chỉ lợi dụng chính
sách bảo hộ của nhà nước để tìm kiếm lợi nhuận không tạo ra được nhiều tiền đề
cho sự phát triển kinh tế.{fact}
Chất lượng của nguồn lao động
Một trong những
trở ngại của nền kinh tế Việt Nam là thiếu nguồn nhân lực có trình độ[101].
Nguồn lao động của Việt Nam dồi dào, trẻ, có trình độ học vấn nhưng thiếu kỹ
năng và tay nghề. Nhiều dự án đầu tư của Việt Nam không phát huy được những lợi
thế này.[106]
Chất lượng nhân
lực không cao và chậm áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ khiến cho năng
suất lao động thấp, sức cạnh tranh của hàng hóa kém, giá trị gia tăng của các
sản phẩm chưa cao.
Nguồn nhân lực
giá rẻ không còn được xem là lợi thế cạnh tranh của Việt Nam. Chất lượng nguồn
nhân lực thấp trở thành một rào cản phát triển kinh tế. Số người lao động qua
đào tạo đang chiếm một tỷ lệ thấp, chất lượng cũng chưa đáp ứng được những công
việc đòi hỏi kiến thức và kỹ năng. Đào tạo đại học và nghề chưa theo sát với
nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp. Vì vậy, vấn đề nhân lực là một trở ngại
lớn đối với nhiều doanh nghiệp nước ngoài muốn đầu tư vào Việt Nam.[95]
Chính sách tài chính và tiền tệ
Nợ nước ngoài
của Chính phủ cao, rủi ro vỡ nợ là có. Việt Nam bị các tổ chức đánh giá tín
nhiệm hạ thấp mức độ an toàn xuống "rủi ro cao".[107]
Tính tới tháng 3 năm 2011, Việt Nam là một trong 20 nước có khả năng vỡ nợ lớn
nhất trên thế giới.[108]
Thị trường chứng khoán trong thời gian 2 năm 2009-2010 suy giảm mạnh.[109]
Thâm hụt cán cân thương mại, nhập siêu ở mức cao và trở thành căn bệnh kinh
niên của nền kinh tế.[93]
Việt Nam bị mắc phải ba vấn đề liên quan: thâm hụt ngân sách nặng nề, nhập siêu
dẫn tới thâm hụt tài khoản vãng lai, và dự trữ ngoại tệ quá mỏng. Chính vì vậy,
lạm phát luôn là vấn đề nhức nhối. Chính phủ không thể ổn định được tỷ giá, một
nguyên nhân dẫn tới lạm phát cao. Trong vòng 5 năm (2006-2010), tính cộng dồn
đơn giản, lạm phát đã tăng gần 60% trong khi tổng tăng trưởng GDP chỉ đạt 35,1%.
Hàng năm Chính phủ Việt Nam đều phải nỗ lực rất lớn trong điều hành để kiềm chế
lạm phát, ổn định vĩ mô. Các giải pháp thực thi chủ yếu đều mang tính ngắn hạn,
tình thế (chữa cháy), nặng về hành chính, chưa tập trung xử lý các vấn đề cơ
bản như cơ cấu, hiệu quả và sức cạnh tranh. [110]
Tư duy và tầm nhìn trong quản lý kinh tế Nhà nước
Việt Nam phát
triển không bền vững là do thiếu tư duy kinh tế và quyết tâm chính trị đủ mạnh.[103]
Rất nhiều chính sách của Việt Nam thuộc dạng lỗi thời so với các nước Đông Nam
Á, không chỉ riêng những chính sách về kinh tế, giáo dục hay khoa học công nghệ.[103]
Theo East Asian Bureau of Economic Research, bất ổn trong nền kinh tế vĩ mô của
Việt Nam đã làm suy yếu tính cạnh tranh và hiệu quả kinh tế của quốc gia này.
Và sự bất ổn trong nền kinh tế vĩ mô của Việt Nam không chỉ là một xáo động
ngắn hạn mà thực sự là một vấn đề nghiêm trọng có hệ thống, bắt nguồn từ sự
thiếu hiểu biết về các khái niệm về nguyên tắc phát triển cũng như sự thiếu hụt
về nỗ lực mang tính chiến lược nhằm xây dựng một nền quản lý hiệu quả.[111]
Về kinh doanh,
hàng loạt các đại doanh nghiệp nhà nước
như Tập đoàn Sông Đà, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro
Vietnam), Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Viễn thông
Quân Đội, Ngân
hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn bị chính thanh tra của chính phủ
phát hiện sai phạm gây tổn thất nặng nề. Việc đầu tư thua lỗ của các doanh
nghiệp nhà nước độc quyền dẫn đến chính người dân và những người đóng thuế sẽ
phải bỏ tiền của mình ra để trả nợ vì những sai phạm kinh tế làm lỗ tới hàng tỷ
đôla gây ra bởi các tập đoàn, tổng công ty của Nhà nước[112].
Năm 2012, theo nghiên cứu
của tổ chức nghiên cứu Brookings của Mỹ, người Việt Nam
có gánh nặng thuế
và chi phí cao bậc nhất khu vực. Việt Nam có tỷ lệ dân nghèo (người có thu nhập
dưới 2 USD/ngày) chiếm 18,2% dân số; tầng lớp trung lưu (thu nhập trên 5.600
USD/năm) chỉ chiếm 5,6% dân số.[113]
Các tập đoàn nhà nước cốt lõi của
nền kinh tế Việt Nam kinh doanh theo kiểu "lời ăn, lỗ dân chịu"[114],
nhiều doanh nghiệp bị thua lỗ nặng[115]
như Vinashin
(nợ từ 80.000 đến 120.000 tỉ đồng)[116][117],
Vinalines
(nợ hơn 43.000 tỉ)[118],
VINACONEX (nợ nghìn tỷ)[119],
EVN[120],
Petro
Vietnam[121]...
Tổng số nợ của các doanh nghiệp nhà nước hiện nay là trên 50 tỷ USD. Tỷ lệ nợ
trên vốn chủ sở hữu của các Doanh Nghiệp Nhà Nước là 1,36 lần, chưa bằng 1 nửa
so với với quy định là 3 lần, nhưng trong số này có 30/85 Tập đoàn có chỉ số
này vượt quá 3 lần. Giải pháp cốt lõi nhất là cần phải có chế tài mạnh mẽ hơn
nữa để buộc các doanh nghiệp nhà nước công khai, minh bạch thông tin.[122]
Bách
khoa toàn thư mở Wikipedia
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét