NHÌN ĐẾN 2013
Nhìn lại 2009
Nhìn lại 2010
Thay đổi thực sự hay trễ tàu?
Tái cơ cấu cái gì?
Công hữu, tư hữu và hình thái xã hội loài người
Theo thường lệ, cuối năm làm một tổng kết năm qua, để nhìn cho năm tới. Nhưng năm nay đổi mới cách nhìn, chỉ nhìn tới mà không nhìn lại. Vì chuyện nhìn lại thì đã quá rõ ràng, trong bài viết cũ: nhìn lại 2010, và tất cả các bài viết trong năm 2011.
Năm con mèo quả có nhiều chuyện động trời trên thế giới như đã tiên liệu.
Một loạt các nhà độc tài ra đi theo nhiều kiểu khác nhau. Tự xin về
vườn trong lúc bệnh tình sức khoẻ đang nan y như Mubarak. Bị tấn công
vào tận sào huyệt để giết như bin Laden, trùm khủng bố và Gaddafi nhà
độc tài. Chết trong lúc mộng ước truyền ngôi đang còn nhiều chuyện phải
làm, như Kim Chính Nhật. Một số khác đi tù vì tham nhũng trong quá khứ,
lúc còn tại vị như bà Arroyo ở Phillipines, v.v.... kể sao cho xiết? vì
còn những thiên tai dịch hoạ giáng xuống toàn cầu, kinh tế thế giới đảo
điên.
Nhưng đó là chuyện thế giới, ở đây nên nói chuyện nhà sau chiến lược Đông Á của Hoa Kỳ và chuyện nội tại trong tương
lai đất nước còn lắm những bộn bề bao vây tứ phía, mà nếu không khéo,
không sáng suốt thì rất khó lòng. Chúng ta cần đi từng vấn đề và những
cảnh báo, không chỉ cho năm 2012 - năm Rồng lộn Nhâm Thìn - mà còn tiên liệu đến sau đó xem sao?
Ngoại giao - An ninh quốc phòng:
Chuyện thành công nên nói trước để lấy khí thế tích cực, đó là chuyện
ngoại giao đa phương năm nay là một thành quả tốt đẹp của một chiến lược
đúng, đã được đặt nền móng từ lúc "được" vào WTO. Kết quả của suốt 4
năm chạy với tốc độ hết công suất. Từ lép vế, không cho truyền thông phê
phán anh cả đỏ, đến ra mặt tuyên bố chủ quyền
và đòi đàm phán trên bàn hội nghị quốc tế các quần đảo, đã bị chiếm
đóng bỡi láng giềng nước lớn là một thành công đáng ghi nhận. Song cần
phải lưu ý, tình hình chạy đua vũ trang quốc phòng
trong lúc kinh tế nước nhà đang suy thoái là một điều nguy hiểm. Phải
cẩn trọng điều này, vì hầu hết các nước sụp đổ là bắt đầu từ chạy đua vũ
trang. Trong quá khứ có Liên Xô và Đông Âu, trong hiện tại có các nước Trung Đông bắc Phi vừa bị cách mạng hoa Nhài.
Chính trị và kinh tế: Kinh tế là chính trị và ngược lại, nên gộp chung một chủ đề. Năm nay chứng kiến thế giới có các cuộc cách mạng hoa Nhài cũng bắt đầu từ chính trị lỗi thời. Nước Mỹ phải thay đổi tư duy chính trị khi làm bá chủ đã tăng nợ công đến hơn 100% GDP. Khu vực liên minh châu Âu khủng hoảng chính trị chưa theo kịp kinh tế làm nên những rạn nứt, chia rẻ mà chưa có thể khắc phục được. Khối BRICS - Brasil, Rusia, India, China, South Africa - đang phải chuyển động chính trị từng ngày để phù hợp với thời thế đã đổi thay.
Trong nước Việt cũng không kém cạnh gì, đầy náo loạn vì khả năng điều hành kém do một hệ thống chính trị đã đẩy bi kịch xã hội đến điểm đáy của một chu kỳ. Kinh tế nhà nước chứng kiến các quả đấm thép ngập trong nợ nần. Kinh tế tư nhân chứng kiến những cuộc vỡ tín dụng đen. Sàn chứng khán cũng tuột dốc không phanh. Hàng chục ngàn doanh nghiệp đủ điều kiện xin phá sản. Lạm phát đã làm nên các cuộc biểu tình trong công nhân. Tình trạng chiếm đất của dân để làm dự án đã làm nông dân biểu tình như nấm, nên buộc lòng chính phủ phải đề nghị bên lập pháp phải có luật biểu tình để kềm chế chuyện này..
Năm nay đã sụt giản, nhưng năm tới sẽ chứng kiến đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (Foreign Direct Investment) sụt giảm. Các doanh nghiệp lớn phá sản hoặc bị siết nợ vì đã là những con nợ mất khả năng chi trả. Thất nghiệp sẽ gia tăng. Bất động sản sẽ đóng băng ít nhất 5 đến 10 năm tới.
Chứng khoán sẽ chỉ là những nhà đầu tư thứ cấp đầu cơ kiếm lợi mà, không còn nhà đầu tư sơ cấp vững bền, vì đã mất niềm tin trong minh bạch thông tin và cách điều hành kinh tế và sàn chứng khoán không vì nhà đầu tư, mà vì ăn xổi ở thì trong những năm qua. Mặc dù đã thành lập tổ hợp tài chính 8 ngân hàng - với cái gọi là hiệp hội thị trường trái phiếu Việt Nam - để hỗ trợ sàn chứng khoán, nhưng nếu giỏi lắm, tổ chức này cũng chỉ có thể cố gắng giữ được VN-index cầm chừng ở khoảng 250-300. Nếu không thì khoảng 150-200 là đích đến trong năm 2012.
Với nghị quyết 11/2011 - ổn định kinh tế vĩ mô, kềm chế lạm phát - hy vọng trong năm tới sẽ buộc lòng gây ra những hậu quả không tránh khỏi là, thứ nhất chứng kiến các doanh nghiệp ngoài nhà nước đình đám sẽ không có khả năng chi trả vốn vay ngân hàng đi đến bị siết nợ - hay nói cách khác là một kiểu "quốc hữu hoá" bằng luật định.
Thứ hai là, chính phủ phải tung tiền ra mua và cứu các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân, tổ chức tín dụng đang mắc cạn vì bất động sản, việc này phải hy sinh bằng lạm phát. Người dân sẽ khổ càng khổ hơn. Giàu nghèo đã phân cách càng phân hóa xa hơn. Bất công xã hội đã đầy ly, thì thêm giọt nước để tràn ly.
Và cuối cùng là, với cách tái cơ cấu kinh tế theo kiểu tung tiền ra mua hoặc cứu như đang làm thì quay về thời kỳ kinh tế bao cấp. Kết quả tăng trưởng kinh tế năm 2011 không bằng 1/3 lạm phát - 5,89% so với 18,6% lạm phát mà chính phủ công bố. Một vòng luẩn quẩn mà, chính trị đang lỗi thời sẽ kéo theo những hệ luỵ về kinh tế, văn hoá, xã hội, giáo dục, y tế, .v.v... sẽ tiếp tục rơi tự do đến đáy là không tránh khỏi.
Môi trường và quy hoạch đô thị: Ngoài thành công trong việc can thiệp hoãn việc xây dựng đập thuỷ điện Xayabury trên hội lưu chình dòng Mekong, là một kết quả tích cực bảo vệ môi trường sinh thái. Phần còn lại chưa thấy thay đổi tư duy trong quy loạch, nên môi trường sẽ gặt hậu quả nghiêm trọng về thiên tai, dịch hoạ trong năm 2012. Có một điều tốt khách quan trong năm 2011 là, bão tố vào đất liền là tan biến. Một dấu hiệu mà thiên nhiên đang báo hiệu những điều tươi đẹp cho cộng đồng. Song, mưa và các đập thuỷ điện lại là kẻ thù với người dân vì lũ. Một minh chứng sự góp sức của con người để tự huỷ diệt mình xem ra không kém gì thiên nhiên tàn phá. Nên không hy vọng môi trường sẽ được cứu thoát khỏi ô nhiễm và ngập lụt trong nhiều năm tới, chứ không chỉ 2012.
Tư duy quy hoạch đô thị vẫn manh múm. Thủ đô và thành phố lớn là bộ mặt chỉ dành cho chính trị, văn hoá hoặc thương mại, dịch vụ của quốc gia, nhưng lại dùng để làm khu công nghiệp. Tỉnh tỉnh, thành thành làm công nghiệp. Nhà nhà, tỉnh tỉnh, thành thành thi nhau lấp hồ ao, lấy ruộng làm đất bán, v.v... Có những khu kinh tế mà có nhà máy hoá chất nằm cạnh khu nghĩ dưỡng - điều này chỉ có ở nước ta - để rồi cuối cùng chỉ có những kẻ cơ hội xí phần dự án, chờ sang nhượng đất thuê kiếm lãi. Nhưng lại không có ai đầu tư, buộc lòng phải thu hồi dự án, và kẻ đầu cơ vỡ nợ.
Văn hoá giáo dục: Từ hậu quả của chính trị lỗi thời dẫn đến kinh tế suy sụp trong năm nay. Những níu kéo bằng kiểu tái cơ cấu bao cấp sẽ dẫn đến những tha hoá, trục lợi trong ngân sách công. Nạn lường gạt, dối trá ngày càng tràn lan. Thất nghiệp sẽ dẫn đến những tệ nạn xã hội. Bốn yếu tố trong giáo dục - bản thân, gia đình, nhà trường và xã hội - đã suy đồi từ 2 đến 3 yếu tố cho công việc trồng người.
Trong khi đó, vấn nạn "cải cách giáo dục" hằng năm chỉ nhằm để trục lợi ngân sách sẽ làm văn hoá giáo dục nước nhà có một môi trường bẩn cho sự nghiệp trăm năm trồng người. Năm 2012, năm sẽ càng lún sâu vào vũng lầy không có đường ra cho giáo dục, vì đến giờ này triết lý giáo dục nước nhà chưa có, mà vẫn phải chịu mang gông cái đề cương văn hoá đã được một nhà thơ làm chính trị vẽ ra từ 68 năm qua, mà chưa có ai đủ tâm và tầm để tháo gỡ.
Y tế và an sinh xã hội: Không có gì để bàn nữa vì đã trình bày trong những bài viết như, Ngành y tế Việt cần thay đổi gì và bài Nhìn xa hơn về quá tải bệnh viện. Tình trạng quá tải sẽ vẫn là chuyện biết rồi, khổ lắm nói mãi. An sinh xã hội sẽ còn tồi tệ hơn năm nay - năm mà theo đánh giá của thế giới thì, kinh tế Việt Nam tồi tệ nhất trong 20 năm đổi mới. Từ kinh tế suy sụp và chính trị lỗi thời đã dẫn đến tha hoá lan tràn, thất nghiệp tăng cao, kéo theo an sinh xã hội và y tế không sáng sủa cho năm 2012.
Công, nông, lâm, ngư nghiệp và giao thông vận tải: Ghi nhận thành công trong sản lượng lúa ngày càng tăng. Nhưng với tư duy lúa 3 vụ trong năm, để tăng sản lượng lúa, phải làm đê bao, nó sẽ biến đồng bằng sông Cửu Long dần trở thành như đồng bằng sông Hồng mất dần sự bồi đắp phù sa, cằn cỗi, vì "sáng kiến" này. Ngoài ra, hậu quả của tư duy chiến lược phát triển đất nước đã làm thu hẹp dần đất nuôi trồng nông nghiệp, khi nó đã bị biến thành đất thổ cư, là một nguy hại cho tương lai với đà tăng dân số.
Thủy điện không chỉ làm biến đổi khí hậu, môi trường sinh thái, và động đất do yếu cơ học đất. Nhưng ở nước ta nó còn là dịp để lâm tặc phá rừng. Rừng nguyên sinh ngày càng cạn kiệt, rừng mới lại chưa kịp thay. Không đủ rừng giữ nước cho mùa mưa, và mùa cạn không đủ nước để tưới tiêu và thủy điện vận hành. Mùa mưa thì điện cúp vì đường dây cần bảo dưỡng. Mùa khô điện càng cúp nhiều hơn vì thiếu nước.
Ngư nghiệp mấy năm nay, anh cả đỏ nhăm nhe mùa sóng yên biển lặng cấm đánh cá trên biển Đông. Ngoại giao thành công đã mở ra một năm hy vọng tốt cho dân sống với nghiệp sóng gió.
Quy hoạch là một sai lầm không chỉ trong diện tích canh tác, mà còn là nguyên nhân của tình trạng ách tắc giao thông đô thị. Tai nạn giao thông mỗi ngày cướp đi trung bình 30 sinh mạng và hàng chục người thương tật trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Môi trường ô nhiễm do di dân từ nông thôn đến thành thị.
Đối với công nghiệp hiện nay, dù đã hô khẩu hiệu ra rả trong mỗi kỳ đại hội đảng hơn 30 năm qua, nhưng cây kim, sợi chỉ cũng phải nhập. Nguyên nhân của nhập siêu hằng năm làm cho tình hình thiếu thanh khoản ngoại tệ diễn đi, điễn lại xuân thu nhị kỳ. Trong khi đó, lại chạy theo những cái gọi là đi tắc đón đầu với công nghiệp nặng, mà các nhà khoa học đình đám chưa đảm đương được.
Nếu năm 2011 - Tân Mão - là năm chứng kiến những mũi khoan vào lòng hệ thống chính trị để cài kíp nổ chờ mồi lửa. Thì năm 2012 - Nhâm Thìn - là năm chứng kiến các kíp nổ được châm ngòi, làm vỡ tan những thành trì mà, xưa nay vẫn cứ nghĩ rằng nó vững chắc, sẽ sụp đổ. Và cuối cùng, quy luật bàn tay vô hình của các quy luật xã hội sẽ thắng bàn tay hữu hình muốn bóp méo thiên nhiên và xã hội, mà những quy luật của chúng là quy luật của muôn đời.
Tất cả những hậu quả của năm 2012 sắp tới không phải là do con người Việt Nam không đủ khả năng để tháo gỡ, mà vì một nền chính trị lỗi thời, nhưng, không có ai chịu trách nhiệm và đủ khả năng để tháo gỡ cho việc tái cấu trúc chính trị, hòng đáp ứng với những đòi hỏi của xã hội đang cần là, quản lý đang bất lực, thiếu hụt nhân lực của đảng cầm quyền - nhân lực chứ không phải là nhân sự - đang rất nguy ngập.
Hay nói chính xác hơn là, có một sợi dây vô hình theo luật nhân - quả. Nó đã trói buộc con người và đất nước Việt vào những tư duy lỗi thời về chính trị. Song trách nhiệm lại không thuộc về ai, không ai truy cứu trách nhiệm của những nhân sự đầy quyền lợi, mà thiếu tự trọng. Những nhân lực đã làm ra một thời đại nghịch lý, mà ai cũng hiểu, nhưng không ai có thể bức ra khỏi cái nghịch lý ấy.
Nhưng dù gì đi nữa thì, thà một lần đau cho năm con Rồng - Nhâm Thìn 2012, thuần dương - để đến năm con Rắn - Quý Tỵ 2013, thuần âm - nhả được những nọc độc, để làm thành những vị thuốc cho bệnh trì trệ của các chính khách vậy.
Những nổ lực trong ngoại giao gần đây là bước đệm đầu tiên, cho một phương thuốc tốt, nếu nó được đánh giá đúng và được triển khai với một khả năng đúng tầm thời đại. Phương thuốc ấy là Thay đổi hay là Chết? Không phải tái cơ cấu kinh tế nửa vời - Đó là mệnh lệnh của các quy luật xã hội - bàn tay vô hình của khoa học xã hội đã được thực tế chứng minh hùng hồn, không thể khác được.
ngày thứ Sáu, 30/12/2011
Chính trị và kinh tế: Kinh tế là chính trị và ngược lại, nên gộp chung một chủ đề. Năm nay chứng kiến thế giới có các cuộc cách mạng hoa Nhài cũng bắt đầu từ chính trị lỗi thời. Nước Mỹ phải thay đổi tư duy chính trị khi làm bá chủ đã tăng nợ công đến hơn 100% GDP. Khu vực liên minh châu Âu khủng hoảng chính trị chưa theo kịp kinh tế làm nên những rạn nứt, chia rẻ mà chưa có thể khắc phục được. Khối BRICS - Brasil, Rusia, India, China, South Africa - đang phải chuyển động chính trị từng ngày để phù hợp với thời thế đã đổi thay.
Trong nước Việt cũng không kém cạnh gì, đầy náo loạn vì khả năng điều hành kém do một hệ thống chính trị đã đẩy bi kịch xã hội đến điểm đáy của một chu kỳ. Kinh tế nhà nước chứng kiến các quả đấm thép ngập trong nợ nần. Kinh tế tư nhân chứng kiến những cuộc vỡ tín dụng đen. Sàn chứng khán cũng tuột dốc không phanh. Hàng chục ngàn doanh nghiệp đủ điều kiện xin phá sản. Lạm phát đã làm nên các cuộc biểu tình trong công nhân. Tình trạng chiếm đất của dân để làm dự án đã làm nông dân biểu tình như nấm, nên buộc lòng chính phủ phải đề nghị bên lập pháp phải có luật biểu tình để kềm chế chuyện này..
Năm nay đã sụt giản, nhưng năm tới sẽ chứng kiến đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (Foreign Direct Investment) sụt giảm. Các doanh nghiệp lớn phá sản hoặc bị siết nợ vì đã là những con nợ mất khả năng chi trả. Thất nghiệp sẽ gia tăng. Bất động sản sẽ đóng băng ít nhất 5 đến 10 năm tới.
Chứng khoán sẽ chỉ là những nhà đầu tư thứ cấp đầu cơ kiếm lợi mà, không còn nhà đầu tư sơ cấp vững bền, vì đã mất niềm tin trong minh bạch thông tin và cách điều hành kinh tế và sàn chứng khoán không vì nhà đầu tư, mà vì ăn xổi ở thì trong những năm qua. Mặc dù đã thành lập tổ hợp tài chính 8 ngân hàng - với cái gọi là hiệp hội thị trường trái phiếu Việt Nam - để hỗ trợ sàn chứng khoán, nhưng nếu giỏi lắm, tổ chức này cũng chỉ có thể cố gắng giữ được VN-index cầm chừng ở khoảng 250-300. Nếu không thì khoảng 150-200 là đích đến trong năm 2012.
Với nghị quyết 11/2011 - ổn định kinh tế vĩ mô, kềm chế lạm phát - hy vọng trong năm tới sẽ buộc lòng gây ra những hậu quả không tránh khỏi là, thứ nhất chứng kiến các doanh nghiệp ngoài nhà nước đình đám sẽ không có khả năng chi trả vốn vay ngân hàng đi đến bị siết nợ - hay nói cách khác là một kiểu "quốc hữu hoá" bằng luật định.
Thứ hai là, chính phủ phải tung tiền ra mua và cứu các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân, tổ chức tín dụng đang mắc cạn vì bất động sản, việc này phải hy sinh bằng lạm phát. Người dân sẽ khổ càng khổ hơn. Giàu nghèo đã phân cách càng phân hóa xa hơn. Bất công xã hội đã đầy ly, thì thêm giọt nước để tràn ly.
Và cuối cùng là, với cách tái cơ cấu kinh tế theo kiểu tung tiền ra mua hoặc cứu như đang làm thì quay về thời kỳ kinh tế bao cấp. Kết quả tăng trưởng kinh tế năm 2011 không bằng 1/3 lạm phát - 5,89% so với 18,6% lạm phát mà chính phủ công bố. Một vòng luẩn quẩn mà, chính trị đang lỗi thời sẽ kéo theo những hệ luỵ về kinh tế, văn hoá, xã hội, giáo dục, y tế, .v.v... sẽ tiếp tục rơi tự do đến đáy là không tránh khỏi.
Môi trường và quy hoạch đô thị: Ngoài thành công trong việc can thiệp hoãn việc xây dựng đập thuỷ điện Xayabury trên hội lưu chình dòng Mekong, là một kết quả tích cực bảo vệ môi trường sinh thái. Phần còn lại chưa thấy thay đổi tư duy trong quy loạch, nên môi trường sẽ gặt hậu quả nghiêm trọng về thiên tai, dịch hoạ trong năm 2012. Có một điều tốt khách quan trong năm 2011 là, bão tố vào đất liền là tan biến. Một dấu hiệu mà thiên nhiên đang báo hiệu những điều tươi đẹp cho cộng đồng. Song, mưa và các đập thuỷ điện lại là kẻ thù với người dân vì lũ. Một minh chứng sự góp sức của con người để tự huỷ diệt mình xem ra không kém gì thiên nhiên tàn phá. Nên không hy vọng môi trường sẽ được cứu thoát khỏi ô nhiễm và ngập lụt trong nhiều năm tới, chứ không chỉ 2012.
Tư duy quy hoạch đô thị vẫn manh múm. Thủ đô và thành phố lớn là bộ mặt chỉ dành cho chính trị, văn hoá hoặc thương mại, dịch vụ của quốc gia, nhưng lại dùng để làm khu công nghiệp. Tỉnh tỉnh, thành thành làm công nghiệp. Nhà nhà, tỉnh tỉnh, thành thành thi nhau lấp hồ ao, lấy ruộng làm đất bán, v.v... Có những khu kinh tế mà có nhà máy hoá chất nằm cạnh khu nghĩ dưỡng - điều này chỉ có ở nước ta - để rồi cuối cùng chỉ có những kẻ cơ hội xí phần dự án, chờ sang nhượng đất thuê kiếm lãi. Nhưng lại không có ai đầu tư, buộc lòng phải thu hồi dự án, và kẻ đầu cơ vỡ nợ.
Văn hoá giáo dục: Từ hậu quả của chính trị lỗi thời dẫn đến kinh tế suy sụp trong năm nay. Những níu kéo bằng kiểu tái cơ cấu bao cấp sẽ dẫn đến những tha hoá, trục lợi trong ngân sách công. Nạn lường gạt, dối trá ngày càng tràn lan. Thất nghiệp sẽ dẫn đến những tệ nạn xã hội. Bốn yếu tố trong giáo dục - bản thân, gia đình, nhà trường và xã hội - đã suy đồi từ 2 đến 3 yếu tố cho công việc trồng người.
Trong khi đó, vấn nạn "cải cách giáo dục" hằng năm chỉ nhằm để trục lợi ngân sách sẽ làm văn hoá giáo dục nước nhà có một môi trường bẩn cho sự nghiệp trăm năm trồng người. Năm 2012, năm sẽ càng lún sâu vào vũng lầy không có đường ra cho giáo dục, vì đến giờ này triết lý giáo dục nước nhà chưa có, mà vẫn phải chịu mang gông cái đề cương văn hoá đã được một nhà thơ làm chính trị vẽ ra từ 68 năm qua, mà chưa có ai đủ tâm và tầm để tháo gỡ.
Y tế và an sinh xã hội: Không có gì để bàn nữa vì đã trình bày trong những bài viết như, Ngành y tế Việt cần thay đổi gì và bài Nhìn xa hơn về quá tải bệnh viện. Tình trạng quá tải sẽ vẫn là chuyện biết rồi, khổ lắm nói mãi. An sinh xã hội sẽ còn tồi tệ hơn năm nay - năm mà theo đánh giá của thế giới thì, kinh tế Việt Nam tồi tệ nhất trong 20 năm đổi mới. Từ kinh tế suy sụp và chính trị lỗi thời đã dẫn đến tha hoá lan tràn, thất nghiệp tăng cao, kéo theo an sinh xã hội và y tế không sáng sủa cho năm 2012.
Công, nông, lâm, ngư nghiệp và giao thông vận tải: Ghi nhận thành công trong sản lượng lúa ngày càng tăng. Nhưng với tư duy lúa 3 vụ trong năm, để tăng sản lượng lúa, phải làm đê bao, nó sẽ biến đồng bằng sông Cửu Long dần trở thành như đồng bằng sông Hồng mất dần sự bồi đắp phù sa, cằn cỗi, vì "sáng kiến" này. Ngoài ra, hậu quả của tư duy chiến lược phát triển đất nước đã làm thu hẹp dần đất nuôi trồng nông nghiệp, khi nó đã bị biến thành đất thổ cư, là một nguy hại cho tương lai với đà tăng dân số.
Thủy điện không chỉ làm biến đổi khí hậu, môi trường sinh thái, và động đất do yếu cơ học đất. Nhưng ở nước ta nó còn là dịp để lâm tặc phá rừng. Rừng nguyên sinh ngày càng cạn kiệt, rừng mới lại chưa kịp thay. Không đủ rừng giữ nước cho mùa mưa, và mùa cạn không đủ nước để tưới tiêu và thủy điện vận hành. Mùa mưa thì điện cúp vì đường dây cần bảo dưỡng. Mùa khô điện càng cúp nhiều hơn vì thiếu nước.
Ngư nghiệp mấy năm nay, anh cả đỏ nhăm nhe mùa sóng yên biển lặng cấm đánh cá trên biển Đông. Ngoại giao thành công đã mở ra một năm hy vọng tốt cho dân sống với nghiệp sóng gió.
Quy hoạch là một sai lầm không chỉ trong diện tích canh tác, mà còn là nguyên nhân của tình trạng ách tắc giao thông đô thị. Tai nạn giao thông mỗi ngày cướp đi trung bình 30 sinh mạng và hàng chục người thương tật trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Môi trường ô nhiễm do di dân từ nông thôn đến thành thị.
Đối với công nghiệp hiện nay, dù đã hô khẩu hiệu ra rả trong mỗi kỳ đại hội đảng hơn 30 năm qua, nhưng cây kim, sợi chỉ cũng phải nhập. Nguyên nhân của nhập siêu hằng năm làm cho tình hình thiếu thanh khoản ngoại tệ diễn đi, điễn lại xuân thu nhị kỳ. Trong khi đó, lại chạy theo những cái gọi là đi tắc đón đầu với công nghiệp nặng, mà các nhà khoa học đình đám chưa đảm đương được.
Nếu năm 2011 - Tân Mão - là năm chứng kiến những mũi khoan vào lòng hệ thống chính trị để cài kíp nổ chờ mồi lửa. Thì năm 2012 - Nhâm Thìn - là năm chứng kiến các kíp nổ được châm ngòi, làm vỡ tan những thành trì mà, xưa nay vẫn cứ nghĩ rằng nó vững chắc, sẽ sụp đổ. Và cuối cùng, quy luật bàn tay vô hình của các quy luật xã hội sẽ thắng bàn tay hữu hình muốn bóp méo thiên nhiên và xã hội, mà những quy luật của chúng là quy luật của muôn đời.
Tất cả những hậu quả của năm 2012 sắp tới không phải là do con người Việt Nam không đủ khả năng để tháo gỡ, mà vì một nền chính trị lỗi thời, nhưng, không có ai chịu trách nhiệm và đủ khả năng để tháo gỡ cho việc tái cấu trúc chính trị, hòng đáp ứng với những đòi hỏi của xã hội đang cần là, quản lý đang bất lực, thiếu hụt nhân lực của đảng cầm quyền - nhân lực chứ không phải là nhân sự - đang rất nguy ngập.
Hay nói chính xác hơn là, có một sợi dây vô hình theo luật nhân - quả. Nó đã trói buộc con người và đất nước Việt vào những tư duy lỗi thời về chính trị. Song trách nhiệm lại không thuộc về ai, không ai truy cứu trách nhiệm của những nhân sự đầy quyền lợi, mà thiếu tự trọng. Những nhân lực đã làm ra một thời đại nghịch lý, mà ai cũng hiểu, nhưng không ai có thể bức ra khỏi cái nghịch lý ấy.
Nhưng dù gì đi nữa thì, thà một lần đau cho năm con Rồng - Nhâm Thìn 2012, thuần dương - để đến năm con Rắn - Quý Tỵ 2013, thuần âm - nhả được những nọc độc, để làm thành những vị thuốc cho bệnh trì trệ của các chính khách vậy.
Những nổ lực trong ngoại giao gần đây là bước đệm đầu tiên, cho một phương thuốc tốt, nếu nó được đánh giá đúng và được triển khai với một khả năng đúng tầm thời đại. Phương thuốc ấy là Thay đổi hay là Chết? Không phải tái cơ cấu kinh tế nửa vời - Đó là mệnh lệnh của các quy luật xã hội - bàn tay vô hình của khoa học xã hội đã được thực tế chứng minh hùng hồn, không thể khác được.
ngày thứ Sáu, 30/12/2011
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét