Thứ Bảy, 14 tháng 7, 2012

2011 Nhìn lại VN ...> 30 năm

2012: Sau 37 năm thống nhất đất nước dưới sự lãnh đạo của đảng CSVN -Hiện nay VN có các chỉ số:
HDI-MINH BẠCH trên 100 là mức với 3 con số. Làm sao để phấn đấu mức với 2 con số??? Khi nào những lời phản biện của nhân sĩ yêu nước trong cũng như ngoài nước không bị qui kết là phản động thì sự phát triển mới bền vững..Đó là một thách thức!! Đóng góp Việt kiều hải ngoại 9 tỷ USD trong năm 2011(#10% GDP) có một ý nghiã rất lớn trong thời suy thoái KTế !! Tuy nhiên chưa vội mừng vì đây là dòng chảy vào , còn dòng chảy ra...!!!

...... 




VN 2011 - kinh tế khó khăn nhất từ 1991
Nguyễn Hùng
bbcvietnamese.com
Cập nhật: 13:16 GMT - thứ năm, 15 tháng 12, 2011
Nông nghiệp và nông dân đã 'cứu' kinh tế Việt Nam trong năm 2011?
Người từng đứng đầu viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương của Việt Nam nói với BBC rằng kinh tế trong nước chưa bao giờ gặp những khó khăn như trong năm 2011 kể từ hồi năm 1991, năm đồng minh thân cận Liên Xô sụp đổ.
Tiến sỹ Lê Đăng Doanh nói bất chấp một số "điểm son", tăng trưởng kinh tế ở mức dưới 6%, lạm phát hai con số 19%, ít nhất hàng chục ngàn doanh nghiệp phá sản trong khi dự trữ ngoại hối chỉ tăng được nhờ vào lượng kiều hối tới chín tỷ đôla đổ vào Việt Nam.
Các bài liên quan
Chủ đề liên quan
Mặc dù vậy, ông nói Nghị quyết 11 hồi tháng Hai nhằm thắt chặt tiền tệ và chi tiêu công đã góp phần làm cho lạm phát giảm đi trong những tháng cuối năm.
Ngoài ra cam kết tái cơ cấu kinh tế do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đưa ra hồi tháng Mười cũng được cho là một động thái tích cực.
'Thành tựu'
"Năm 2011 là một năm, theo đánh giá của tôi, là khó khăn nhất từ năm 1991 trở lại đây, tức là trong 20 năm gần đây.
"Nó thể hiện ở chỗ là mục tiêu lạm phát Quốc hội đề ra là 7% nhưng mà thực hiện khoảng 19%.
"Về mục tiêu tăng trưởng thì đề ra là 7,5%, thực hiện khoảng 5,8%.
"Và tiêu dùng của người dân giảm xuống mức rất thấp, hàng hóa tồn kho các mặt hàng lên cao chưa từng thấy.
"Cũng là lần đầu tiên mà số doanh nghiệp được tuyên bố là phá sản được công bố là 48.000 doanh nghiệp."
Nhưng Tiến sỹ Doanh cũng nói năm 2011 "có một số thành tựu đáng lưu ý" trong đó có xuất khẩu tăng 33%, chủ yếu tăng về giá và cán cân thanh toán quốc tế có thặng dự 3,3 tỷ đôla lần đầu tiên trong nhiều năm.
Bên cạnh đó lạm phát trong những tháng cuối năm cũng đã giảm đi nhờ chính sách thắt chặt tiền tệ đưa ra từ đầu năm 2011 cho dù vẫn có thể tăng nhẹ ở mức khoảng 0,5% trong tháng Mười Hai.
Tiến sỹ Lê Đăng Doanh
Ông Doanh nói lạm phát cao ở Việt Nam bắt nguồn từ tình trạng đưa tiền vào lưu thông ở mức 32% và tăng trưởng tín dụng lên tới trên dưới 40% (so với khoảng 9% của 2011) trong nhiều năm.
Vị Tiến sỹ giải thích thêm: "Đưa tiền ra nhiều như vậy mà đầu tư của doanh nghiệp nhà nước lại kém hiệu quả.
"Đầu tư 100 đồng thì hàng hóa, tài sản tạo ra được có lẽ chỉ khoảng 40, 50 đồng, còn lại 60, 50 đồng kia nó bốc hơi.
"Vì đưa nhiều tiền ra mà của cải tạo ra ít thì lúc bấy giờ có nguy cơ lạm phát."
'Căn bệnh trầm kha'
Chuyên gia nghiên cứu kinh tế hàng đầu của Việt Nam cũng nói tiền đồng của Việt Nam chịu sức ép nhiều so với đôla Mỹ do Việt Nam nhập khẩu hàng hóa nhiều hơn so với xuất khẩu.
Ông Doanh nói dự trữ ngoại hối của Việt Nam chỉ tăng lên được nhờ lượng kiều hối lên tới 9 tỷ đôla Mỹ.
Và mặc dù tiền đồng giảm sức mua tới 19%, nó chỉ mất giá khoảng 5-6% so với đôla Mỹ, ông Doanh nói.
Ông cũng nhận định vấn đề tỷ giá tiền đồng và đô la là "phức tạp" vì Việt Nam cũng chi nhiều đô la để nhập khẩu các mặt hàng phục vụ cho xuất khẩu và nếu tiền đồng mất giá thêm nữa, giá các sản phẩm xuất khẩu như dệt may và da giày sẽ tăng lên.

Ông Nguyễn Phú Trọng được đánh giá là đã đề cập tới hai 'căn bệnh trầm kha' của Việt Nam: lợi ích nhóm và tư duy nhiệm kỳ
Tiến sỹ Doanh cho hay nhiều doanh nghiệp cũng đổ xô đi vay tiền đô la trong năm 2011 ngay cả khi họ không cần tới đô la do có chênh lệch lãi suất.
Các doanh nghiệp chỉ phải trả mức lãi suất 6% khi vay đô la nhưng phải trả tới 21-25% khi vay tiền đồng và như vậy họ có thể kiếm lời chỉ qua việc vay đô la đem bán lấy tiền đồng.
Đây cũng là lý do khiến cho mức tăng trưởng tín dụng đô la ở mức 23%, cao hơn gấp đôi so với tiền đồng và đưa tổng số các khoản vay bằng tiền đô lên tới 7,6 tỷ.
Tiến sỹ Doanh nói chính sách tỷ giá bên cạnh chính sách tiền tệ, tín dụng trong Nghị quyết 11 được đưa ra trong tháng Hai năm 2011 là "điểm son" trong chính sách kinh tế của Việt Nam và là "bước ngoặt" trong việc ổn định kinh tế vĩ mô của Việt Nam.
Nhưng ông cũng nói việc "tiết kiệm và giảm đầu tư công" chưa thực hiện được nhiều và ngân sách vẫn bị bội chi.
Ông nói thêm: "Một nốt son khác của kinh tế Việt Nam đó là ngày 10/10 năm 2011, ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đọc bài phát biểu bế mạc Hội nghị III của Ban chấp hành trung ương Đảng Việt Nam khóa XI và trong đó ông Nguyễn Phú Trọng đã thẳng thắn chỉ ra những thiếu sót, những yếu kém và đề ra nhiệm vụ đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế.
"Trong đó nhấn mạnh tái cơ cấu đầu tư, trước hết là đầu tư công, tái cơ cấu hệ thống tài chính tiền tệ, trước hết là hệ thống ngân hàng, tái cơ cấu các doanh nghiệp nhà nước, trước hết là các tập đoàn và các tổng công ty của nhà nước.
"Ông Nguyễn Phú Trọng cũng lần đầu tiên nhắc tới lợi ích nhóm và tư duy nhiệm kỳ, là hai căn bệnh trầm kha của nền kinh tế Việt Nam mà phương thuốc chữa cho đến bây giờ vẫn chưa rõ ràng.
"Các ý tưởng chính sách đó đang được chính phủ soạn thảo để trình ra Quốc hội và Ban Chấp hành Trung ương Đảng sắp tới."
Chứng khoán 'cọng hành'
Tiến sỹ Doanh nói với BBC vấn đề lợi ích nhóm "thì ở đâu cũng có" nhưng điều quan trọng là cần có sự công khai minh bạch.
Một ví dụ ông đưa ra là gần đây người ta được biết rằng Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai được nhà nước cho vay tới 1.500 tỷ đồng trong khi có rất nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam điêu đứng vì thiếu vốn.
Ông cũng nói có "một số nhóm người" đã giàu lên nhanh chóng nhờ các dự án cơ sở hạ tầng trong khi giá đất bồi thường cho người dân rất thấp.
Điều này khiến cho các vụ khiếu kiện về đất đai là vấn đề lớn tại Việt Nam.
Tiến sỹ Doanh đánh giá nông dân và nông nghiệp "đã cứu kinh tế Việt Nam" trong năm 2011 vì tình hình sẽ "hết sức phức tạp" nếu tình trạng thiếu lương thực diễn ra bên cạnh lạm phát cao.
Khi được đề nghị bình luận về thị trường nhà đất và chứng khoán, Tiến sỹ Doanh nói đa số các hãng bất động sản dựa vào tín dụng ngân hàng và tình trạng thắt chặt tiền tệ và lãi suất cao khiến nhiều công ty phải "bán tháo" bất động sản.
"Còn về chứng khoán ở Việt Nam thì giảm sút rất nghiêm trọng," ông nói.
"Vừa rồi báo chí đã có đưa lên, tức là ở Hà Nội đây có chứng khoán chỉ còn có giá 700 đồng Việt Nam, tức tương đương ba cọng hành ngoài chợ."
Tiến sỹ Lê Đăng Doanh
"Tôi không nghĩ là thị trường chứng khoán Việt Nam có thể tăng trưởng mạnh bởi vì các nguồn vốn đầu tư ở bên ngoài đã rút đi và tín dụng được thắt chặt thì nguồn vốn để bơm vào thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ không được dồi dào như trước đây."
Nhìn tới năm 2012, ông Doanh nói kinh tế thế giới khó khăn hơn trong khi cuộc khủng hoảng nợ công ở Châu Âu vẫn "chưa có lời giải".
Nhưng nếu Việt Nam tái cơ cấu lại kinh tế thành công thì ngay cả với nguồn vốn ít hơn Việt Nam vẫn có khả năng đạt mức tăng trưởng 6,5%, ông nhận định.
Vị Tiến sỹ cũng cho rằng việc giảm được lạm phát xuống dưới 10% trong năm 2012 "sẽ là kỳ tích" trong khi tiền đồng tiếp tục chịu sức ép của đồng đôla Mỹ do thâm hụt thương mại.
Lâm Văn Bé    : Khi Việt Nam bắt đầu mở cửa với chánh sách gọi là «đổi mới» vào cuối thập niên 80, khi sinh viên Việt Nam lũ lượt ra nước ngoài du học hay tu nghiệp, nhiều người Việt Nam trong nước và nhất là ở hải ngoại hi vọng nước Việt Nam sẽ lần lần thoát khỏi được chế độ độc tài, nghèo đói và chậm tiến. Họ hi vọng với sự tiếp cận tinh thần tự do và kỹ thuật Tây phương, đất nước Việt Nam sẽ được khai phóng hơn. Nhưng đó chỉ là ảo vọng. Trong 20 năm qua, hàng ngàn sinh viên Việt Nam du học và tu nghiệp ở các nước dân chủ và kỹ nghệ đã trở về nước, chẳng những không giúp gì cho đất nước khả quan hơn mà còn đồng lỏa với những người lãnh đạo bất tài, vô lương để gia tăng thêm guồng máy tham nhũng, đưa đất nước mỗi ngày mỗi tồi tệ hơn. Hãy nhìn vài ủy viên trung ương đảng và biết bao Bộ trưởng, Tổng giám đốc, Giám đốc cơ quan là những sinh viên tốt nghiệp từ Mỹ, Canada, Úc, Anh, Đức, Pháp, họ chỉ lợi dụng cái nhãn hiệu du học ngoại quốc để vinh thân phì da. Họ chỉ là những cái lọ bằng đất sét được tráng men và một đất nước bị cái trị bằng những cái đầu nhồi nhét đất sét thì làm sao khá lên được.

Lâm Văn Bé    :  Khi cuộc «cách mạng mùa xuân» lần lượt bùng nổ tại các quốc gia Á Rập, nhiều người Việt Nam ở hải ngoại và một ít người Việt Nam trong nước hớn hở.  Người Việt hải ngoại hi vọng những biến cố nầy sẽ lan tràn đến Việt Nam. Nhưng hi vọng ấy chóng đi qua  bởi lẽ Việt Nam hôm nay chưa hội tụ đủ những yếu tố của một cuộc «cách mạng mùa xuân Á Rập » Đây được xem là là âm mưu của bọn phản động và các thế lực thù địch.!!
Trước tiên phải kể đến chế độ kiểm soát, kềm kẹp người dân VN quá tinh vi và nghiệt ngã. Tuy những thống kê của nhà nước mang bản chất phô trương, khoác lác, với con số 3 triệu đảng viên, 2 triệu cảnh sát công an và nửa triệu quân nhân, tuy vẫn biết có nhiều đảng viên bất mãn vì bị lừa dối hay bị bạc đãi, và không phải cảnh sát công an nào cũng có được chức vụ để có thể tham nhũng trong một xã hội có nền văn hóa phong bì, nhưng phải hiểu là thành phần trung kiên, cúc cung tận tụy cho chế độ, chiến đấu cho chế độ đến giọt máu cuối cùng để cùng chia sẻ và bảo vệ quyền lợi cũng rất đông đảo. Bị nhuộm đỏ khối óc và đánh mất lương tri, nhóm đảng viên lớn nhỏ nầy đang chia chác các đặc quyền đặc lợi trong một hệ thống quyền lực mafia, dùng mọi biện pháp sắt máu để cai trị và bóc lột người dân còn thậm tệ hơn thời Pháp thuộc.
Trong lịch sử, cuộc cách mạng nào cũng bắt đầu bằng sự nổi dậy của khối người bị áp bức. Nhưng muốn cảm nhận được sự áp bức, người dân cần được thông tin những quyền lợi căn bản của con người, những cảnh sống tự do, no ấm để từ đó cảm nhận thân phận mà đòi hỏi.  Người dân chỉ được quyền nghe biết những gì chánh phủ nói. Từ khi có truyền thông qua trang mạng, thông tin tuy có lưu hành nhiều hơn, nhưng luôn bị bức tường lửa ngăn chận. Internet vẫn còn là phương tiện truyền thông của lớp thị dân trung lưu hay giàu có, vốn là thành phần bằng lòng với cuộc sống, với chế độ, trong khi 80% dân số là những nông dân, thợ thuyền nghèo khổ, ít học, phải vật vã với bữa no bữa đói thì thời giờ tim óc đâu mà nghe tin tức, mà nghĩ đến đấu tranh trong cảnh giành giựt giữa những người đồng cảnh ngộ và trạng thái kềm kẹp thường xuyên của hệ thống cán bộ, công an .
Ngoài chuyện thông tin từ thế giới bên ngoài và trong nước bị bưng bít, bị kiểm duyệt, cơ cấu dân số VN hiện nay còn là một yếu tố giải thích phần nào lý do cuộc « cách mạng mùa xuân» chưa đến VN. Nếu tính với người dân VN sinh ra sau 1975 thì thành phần nầy nay đã 35 tuổi và nếu phải kể thêm những đứa trẻ khoảng 5 tuổi vào năm 1975 thì đến nay họ cũng đã đến tuổi 40. Đó là thế hệ người Việt chẳng biết gì về chiến tranh Việt Nam, chẳng có ý niệm gì về chế độ Việt Nam Cộng Hòa. Năm 2008, số người VN đưới 40 tuổi chiếm đến 66% dân số. Ngoài ra, lớp trẻ sinh ra sau 1986 là năm cộng sản bắt đầu chánh sách đổi mới kinh tế thì đến nay lớp người nầy đã hơn 20 tuổi. Dĩ nhiên, sanh ra và lớn lên trong nền giáo dục bác đảng và văn hóa phong bì, đa số người Việt Nam trong nước hiện nay không có chọn lựa nào khác là phải sống theo những bản chất của người cộng sản.
Khi 36 người tự xưng là trí thức gởi thư ngỏ cho chánh phủ bạo quyền, nhiều chống đối và mỉa mai vì «quá khứ» của người chủ xướng và cung cách, ngôn từ sử dụng trong thư ngỏ đã khiến một số người có thành tín, ưu tư với đất nước đồng ký tên bị vạ lây.. Những cuộc biểu tình, tuyên ngôn, bài viết, bài nói chuyện của cộng đồng người Việt tỵ nạn qua các phương tiện truyền thông phổ biến khắp năm châu là một sức mạnh  bởi lẽ đó là tiếng nói của người Việt tự do nói cho Thế giới tự do
Hàng năm, vào dịp Tết, dịp hè, hàng triệu người Việt, trước đây đã bị bạo quyền đày ải trong các trại tù, trại cải tạo, hay nín thở trong các đám lau sậy chờ giờ lên ghe, đi tìm cái sống trong cái chết, thì nay họ đã sớm quên những ngày ngục tù, nhục nhã khi xưa, nhởn nhơ trở về du hí trên cái đất nước mà đồng bào họ không có cơ may vượt thoát được. Sự có mặt của những du khách Việt kiều nầy cũng là một nguyên nhân khiến cho «cuộc cách mạng mùa xuân» chậm đến. Họ hằn sâu thêm hố ngăn cách giàu nghèo và niềm cay đắng giữa những người đồng cảnh ngộ khi xưa, và dưới mắt của người bất hạnh, có gì khác biệt trong sự phản bội giữa người bạn cũ và người thù mới. Người bạn cũ phải ngoảnh mặt để khỏi bị tủi nhục mà kẻ thù mới còn khinh rẻ họ nhiều. Tuy nhiên, không phải ai trở về cũng là những du khách bị «mất trí». Có những người, phải nói là hiếm hoi, trở về quê để xây lại mồ mã tổ tiên , hay mang về những món quà mà họ đã chắt chiu dành dụm trong những ngày lao tâm lao lực ở xứ người để tiếp sức cầm hơi cho thân nhân đói khổ, thông tin cho người bị bịt tai biết được những quyền tự do, bình đẳng ở thế giới bên ngoài để như vết dầu thắp sáng ngọn nến cách mạng. Nếu cứ mỗi năm, hai triệu du khách Việt kiều trên các nẽo đường du hí, thay vì nhi nhô tiếng Tây tiếng Mỹ, khoe khoang nhà cao cửa rộng, thực hay láo, làm cho đồng bào nghèo khổ càng thêm bi phẩn, thì hãy  mang về cho đồng bào những bản tin, những tấm ảnh, công ty Vinashin bị tập đoàn lãnh đạo tham nhũng hàng tỷ mỹ kim, để cho người dân biết được sự thật bị bít kín.
Nghĩ cho cùng, lịch sử chỉ là sự lập lại những biến cố giống nhau trong những thời điểm và địa điểm khác nhau. Mọi chế độ độc tài rồi cũng bị tiêu diệt. Hình ảnh cha con Kadhafi phơi thây sình thúi trong cái nhà kho, Moubarak nằm im bất động trên cái «băng ca» trước tòa án, phải chăng đó cũng là hình ảnh ngày tàn của những bạo chúa .  Lâm Văn Bé   
Tài liệu tham khảo
- Bùi Tín. Mặt Thật.- Paris : Turpin Press, 1994.
- Hoàng Dung. Sau bức màn đỏ. – Virginia : Tiếng Quê Hương, 2007.
- Hoàng Hữu Quýnh. Tôi bỏ đảng.- Midway City : Mister Print, 2002.
- Vy Thanh. Lớn lên với đất nước.- Westminster : Tủ sách Sự Thật, 2006.
- Các trang mạng điện tử trong đó có bài viết của Hoàng Dũng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét