Đảng bộ chính phủ 'tự phê bình'
Cập nhật: 12:24 GMT - thứ tư, 23 tháng
5, 2012
Sau
buổi làm việc với các cựu lãnh đạo, các thành viên chính phủ sẽ
tiến hành 'phê và tự phê'
Các
thành viên chủ chốt của chính phủ đương nhiệm đã có buổi ‘lắng nghe
ý kiến đóng góp’ của các lãnh đạo chính phủ đã nghỉ hưu chiều hôm
thứ Ba ngày 22/5.
Buổi
làm việc này do Ban cán sự Đảng của chính phủ triển khai để thực
hiện Nghị quyết trung ương 4 về xây dựng chỉnh đốn Đảng.
Các bài liên quan
- Trung ương
Đảng kỷ luật cán bộ
- Trung ương
Đảng họp toàn thể lần thứ 4
- Chỉnh đốn
đảng để tránh 'sụp đổ'?
Chủ đề liên quan
Các
ông Phan Văn Khải, người tiền nhiệm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng,
và các cựu phó thủ tướng Đồng Sỹ Nguyên, Nguyễn Mạnh Cầm, Phạm Gia
Khiêm, Nguyễn Khánh, Vũ Khoan và Nguyễn Công Tạn đã được chính phủ
mời đến đóng góp ý kiến.
Nội
dung về buổi làm việc này gần như không được phổ biến và chỉ có
rất ít thông tin được đưa trên báo chí Việt Nam về buổi sinh hoạt
Đảng quan trọng này của chính phủ.
‘Nguy cơ tự diễn biến’
Theo
tường thuật của Thông tấn xã nhà nước thì các cựu lãnh đạo góp ý
với chính phủ về các vấn đề cấp bách trong công tác xây dựng Đảng
và những điều đảng viên không được làm.
Theo
đó, các cựu lãnh đạo yêu cầu ‘đấu tranh quyết liệt liệt đẩy lùi nguy
cơ tự diễn biến’ dẫn đến ‘suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối
sống’, đảm bảo nguyên tắc ‘tập trung dân chủ’ trong công việc của chính
phủ.
Các
vị được mời đến cũng yêu cần chính phủ quan tâm đến việc phòng
chống tham nhũng, lãng phí, bình ổn giá nông sản, trích tường thuật
của Thông tấn xã.
Sau
buổi họp này, các vị cựu lãnh đạo chính phủ sẽ tiếp tục gửi ý
kiến đóng góp bằng văn bản đến tập thể Ban cán sự Đảng chính phủ
và từng thành viên Ban cán sự có liên quan.
Thủ
tướng Nguyễn Tấn Dũng được dẫn lời thay mặt Ban cán sự Đảng cho
biết chính phủ ‘trân trọng tiếp thu’ những ý kiến đóng góp của các
cựu lãnh đạo mà ông cho rằng ‘thẳng thắn, xác đáng’.
"Bộ
máy Nhà nước bị đồng tiền chi phối nên không đặt lợi ích quốc gia,
lợi ích của quần chúng lên trên mà làm theo mệnh lệnh của đồng tiền,
của các chủ đầu tư."
Lê
Hiếu Đằng, nguyên phó chủ tịch Mặt trận Tổ quốc thành phố Hồ Chí
Minh
Theo
Thông tấn xã Việt Nam thì sau phiên lắng nghe các cựu lãnh đạo này
thì Ban cán sự Đảng chính phủ sẽ có buổi tiến hành kiểm điểm, phê
bình và tự phê bình theo kế hoạch mà Bộ Chính trị đã đề ra cho các
ban Đảng.
BBC
đã liên lạc với nguyên phó Thủ tướng Nguyễn Mạnh Cầm nhưng ông nói
ông không thể bình luận với BBC mà chỉ góp ý kiến với người có
trách nhiệm.
“Tôi
cũng sẽ có ý kiến đóng góp nhưng cũng phải suy nghĩ đã,” ông nói,
“Cái chính là các đồng chí đó sẽ có sự kiểm điểm của mình là
chính.”
Bốn vấn đề lớn
Ông
Lê Hiếu Đằng, nguyên phó chủ tịch Mặt trận tổ quốc thành phố Hồ
Chí Minh, nói với BBC rằng ‘trách nhiệm của chính phủ trong tình
hình vừa qua là rất lớn’.
Với
tư cách là đảng viên, ông Đằng cũng nêu ra bốn vấn đề mà đảng bộ
của chính phủ phải tiến hành kiểm điểm: sai phạm của các tập đoàn,
cưỡng chế thu hồi đất, chống tham nhũng và an ninh quốc gia.
“Chính
phủ thông qua các tập đoàn làm thất thoát tiền bạc của dân rất lớn
như Vinashin và Vinalines làm thất thoát cả trăm ngàn tỷ bạc,” ông nói
và cho biết thủ tướng có trách nhiệm lớn ‘với tư cách là người phụ
trách trực tiếp các tổng công ty đó’.
Kinh
tế Việt Nam trải qua nhiều sóng gió với các vụ vỡ́ lỡ ở cać tập
đoàn nhà nước
“Ruộng
đất của người nông dân thì tại sao để chính quyền đàn áp người dân,”
ông nói, “Ở Văn Giang sát Hà Nội mà xua cả ngàn quân đi dẹp dân mà
chẳng lẽ các vị không biết?”
Vấn
đề thư ba mà chính phủ đã làm không tốt, theo ông Đằng, là chống tham
nhũng.
“Tại
sao Ban chống tham nhũng của chính phủ đến giờ vẫn không có hiệu
quả? Có phải là do bao che nhau hoặc không dám trừng trị thuộc hạ của
mình?,” ông đặt vấn đề.
Ông
nói thêm rằng trạng tham nhũng thất thoát diễn ra ngày càng nhiều và
các cơ quan chính phủ có khả năng tham nhũng nhất vì nắm quyền lực
trong tay.
Ông
Đằng cũng cho rằng chính phủ đã xử lý không tốt vấn đề an ninh quốc
phòng.
“Tại
sao cho Trung Quốc thuê đất rừng 50 năm tại những vùng xung yếu chiến
lược? Ai biết Trung Quốc làm gì mà người Việt Nam bây giờ vào cũng
không được?,” ông bức xúc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét