Thứ Bảy, 5 tháng 2, 2022

2022 Chuyện ngẫm - 2018 Chuyện ngắn-

2022 Chuyện ngẫm - 2018 Chuyện ngắn
Chuyện ngẫm
Ngôn ngữ thậm xưng ở Việt Nam -
Bất cứ ai thuộc thế hệ tôi từng sống ở Việt Nam những năm sau 1975 đều chú ý đến loại ngôn ngữ mới rất hoa mĩ và thậm xưng. Không chú ý cũng không được vì nó xuất hiện hàng ngày trên hệ thống truyền thông, trong môi trường học đường, trong công sở, và trong các bài diễn văn rất dài của các vị cầm quyền mới. Hoá ra đó là một cách nhồi sọ.
Trong lab tôi có một em nghiên cứu sinh từ Việt Nam. Vì đến từ Việt Nam nên cách nói của em ấy cũng ít nhiều khi mang tính thậm xưng và ví von, giống như cách nói của các vị trong đảng và Nhà nước hay trên báo chí. Ví dụ như thay vì nói "vấn đề là ..." thì em ấy nói "bài toán là ..." Cách nói đó y chang như cách nói của các vị lãnh đạo chánh trị ở Việt Nam. Chẳng hạn như thay vì nói "vấn đề giải cứu nông sản" họ nâng lên thành bài toán: "Bài toán giải cứu nông sản Việt". Cái gì đối với em ấy cũng là "bài toán", nhìn đâu cũng thấy "bài toán".
Em ấy bị 'lậm' đến nổi khi trình bày trong seminar em dùng "bài toán là ..." làm cho mọi người nhìn nhau tự hỏi "bài toán nào", "bài toán gì ở đây"? Cách nói ví von hay thậm xưng như thế làm cho em ấy không suy nghĩ cụ thể và thông suốt được, mà cứ lòng vòng và chung chung với "bài toán". Phải một thời gian sau em ấy mới gột rửa cách nói thậm xưng như thế và quay về thực tế phức tạp hơn là "bài toán".
Cách nói đó có thể xem là một loại ngôn ngữ thậm xưng. Thậm xưng theo tôi hiểu là cách phóng đại hay cường điệu hóa sự vật và sự việc. Nó giống như cách nói "hyperbole" trong tiếng Anh. Thật ra, cách nói hyperbole cần phải dùng đến từ ngữ hoa mĩ (rhetoric), rất đại kị trong khoa học. Mục tiêu của thậm xưng là gây chú ý ở người nghe và người đọc. Thậm xưng thể hiện tuỳ theo mức độ. Ở cấp nhẹ thì có khi được đề cập đến là 'khuếch đại'; ở cấp vừa thì 'đại ngôn', 'ngông'; còn cao hơn thì là 'lộng ngôn', 'nổ.'
Một cách nói thậm xưng là dùng ví von, khoa trương. Thay vì nói "Những chuyến bay giải cứu", người ta thêm vào chữ "ngạo nghễ" thành "Những chuyến bay ngạo nghễ vào tâm dịch". Thay vì viết "phi công" trong các chuyến bay đó, người ta nâng lên thành "những người hùng trong chuyến bay". Hay như cách mô tả tình hình dịch bệnh là “phức tạp”, rồi cách cách nói ví von phổ biến mà chúng ta hay thấy trong mùa dịch là "Chống dịch như chống giặc". Và, chữ “phức tạp” (vô nghĩa) và cách xem dịch như là giặc làm lu mờ suy nghĩ của chúng ta về khoa học và chủ trương.
Thật ra, cách nói thậm xưng chẳng phải là mới vì nó đã xuất hiện trong thơ văn lâu lắm rồi; nhưng nó mới trong ngôn ngữ nghị luận chánh trị. Trước 1975, báo chí miền Nam Việt Nam cũng thỉnh thoảng dùng cách viết thậm xưng, nhưng không quá phổ biến như sau 1975 dưới chế độ mới. Chẳng hạn như để cường điệu hoá sự việc, nhà cầm quyền mới rất thích thêm vào các định ngữ và bổ ngữ (danh sách từ Nguyễn Hưng Quốc):
• nói đến lãnh đạo ta là phải có chữ 'vĩ đại', 'thiên tài', 'sáng suốt', 'anh minh', 'kính yêu'; còn lãnh đạo đối phương thì 'nguỵ', 'tay sai', 'du côn', 'ác ôn';
• nói về đảng thì phải đi kèm với 'quang vinh', 'muôn năm', 'thần thánh', 'bách chiến bách thắng';
• nói đối phương thì 'tàn bạo';
• với âm mưu của kẻ thù thì phải có 'tinh vi', 'hiểm độc';
• với chánh quyền địch thì phải có chữ 'tay sai', 'bù nhìn';
• văn hóa ở miền Bắc thì đi liền với chữ 'xã hội chủ nghĩa', 'văn minh';
• văn hoá ở miền Nam thì 'suy đồi';
• nói về chiến thắng thì phải 'vẻ vang', 'vang dội', 'giòn giã';
• nói về giải cứu thì 'ngạo nghễ';
• với lịch sử thì 'rực rỡ';
• với tranh đấu thì 'oanh liệt';
• với dân tộc thì 'bất khuất', 'vĩ đại';
• với chính sách thì “đúng đắn“;
• với chỉ đạo thì 'sâu sát', 'sáng suốt';
• với tội ác thì 'dã man'.
Với cách nói/viết như thế, nhà cầm quyền mới tạo ra một cách nói mới mà trước đây chưa bao giờ có. Chẳng hạn như báo chí trong Nam trước 1975 chưa bao giờ gọi ông Ngô Đình Diệm hay Nguyễn Văn Thiệu là 'vĩ đại' hay 'thiên tài'; ngược lại, giới kí giả đặt cho họ nhiều biệt hiệu để chế giễu họ. Nhưng sau 1975 thì 'vĩ đại' và 'thiên tài' xuất hiện hầu như hàng ngày.
Ngoài những cách nói thậm xưng trên, người miền Nam sau 1975 còn phải làm quen với những chữ hay mệnh đề mới như:
cái gọi là, chế độ ăn uống, đăng kí, hộ khẩu, căn hộ, kiểm điểm, đề xuất, bồi dưỡng, chỉ đạo, qui hoạch, kênh phát sóng, chùm ảnh, chùm thơ, ùn tắc, ôtô con, xe con, mặt bằng, phản ánh, nghệ sĩ ưu tú, nghệ sĩ nhân dân, biện chứng, phạm trù, đối tượng, v.v.
Và mới đây là những chữ mới như: thế lực thù địch, yếu tố nước ngoài, tự diễn biến, tự chuyển hoá, ổn định xã hội, bộ phận không thể tách rời, bóp méo, xuyên tạc, can thiệp thô bạo, quyền lợi chánh đáng, quyền lợi hợp pháp, v.v.
Thời đó , tôi tự hỏi mấy chứ này xuất phát từ đâu. Sau này ra nước ngoài và có dịp đọc báo Anh ngữ và có dịp ghé qua Tàu, tôi mới biết tất cả đều xuất phát từ Tàu hay du nhập hay bắt chước từ hệ thống truyên truyền của Tàu.
Chế độ Mao rất ý thức rằng chữ, ngoài chức năng thông tin, còn là một cách suy nghĩ. Chữ cũng có thể trở thành võ khí, và chánh phủ võ trang hoá ngôn ngữ để khuếch đại sự tức giận, nhắm vào một người hay nhóm để đổ lỗi, và hợp thức hoá sự bất công. Do đó, Mao và tay sai đã làm thay đổi Hoa ngữ bằng cách đưa vào hàng loạt ngữ vựng mới.
Chẳng hạn như để gieo nghi ngờ, họ sáng chế ra mệnh đề 'cái-gọi-là' (dịch sang tiếng Anh là "so-called"), và mệnh đề này rất phổ biến trong thời Mao và lan tràn sang các nước XHCN khác. Theo học giả Peter Pomerantsev (London School of Economics) 'cái-gọi-là' là mệnh đề dùng để tạo ra những điều kiện bất định, cho ra cảm giác không có cái gì là chắc chắn, và tất cả đều có thể, tức là gieo một sự nghi ngờ.
Hay để bịt miệng mấy người biểu tình ở Hồng Kông, nhà cầm quyền mới đưa ra khái niệm 'ổn định xã hội'. Các nhà ngôn ngữ học phân tích rằng mệnh đề này có một lịch sử khá dài trong chủ nghĩa toàn trị. Khái niệm 'ổn định' rất mơ hồ, nhưng mơ hồ chính là đặc tính mà chế độ toàn trị muốn duy trì để đàn áp những làn sóng chống đối nhà nước toàn trị, hay dùng để bịt miệng những người phản biện và đòi cải cách thể chế.
Các học giả nghiên cứu ngôn ngữ còn chỉ ra rằng trong các thể chế toàn trị, có những chữ và mệnh đề không có ý nghĩa gì cả. Ví dụ như Putin nói về "dictatorship of the law" (độc tài pháp luật) và "free expression of citizen will" (tự do biểu đạt ý chí của công dân) là chẳng có nghĩa gì cả. Nhà văn và cựu tổng thống Tiệp Khắc Václav Havel cũng từng nhận xét rằng bởi vì các chế độ hậu toàn trị bị giam cầm trong những lời nói dối của họ, nên họ phải giả tạo mọi thứ.
Nhưng khổ nỗi cách nói thậm xưng và những ngữ vựng mới này được phát đi từ những cơ quan truyền thông của nhà nước, nên chúng có uy quyền và được xem là 'chánh thống'. Loại ngôn ngữ chánh thống này theo thời gian nó bấu kết vào đầu óc con người, và do đó trở thành một phương tiện nhồi sọ. Đó chính là một tác hại lâu dài vậy.

Chuyện ngắn -cực ngắn

1. ​Mẩu chuyện số 1.
Lão hòa thượng hỏi tiểu hòa thượng:
 - Nếu bước lên trước một bước là tử, lùi lại một bước là vong, con sẽ làm thế nào?
Tiểu hòa thượng không hề do dự đáp:
- Con sẽ đi sang bên cạnh.
Bài học rút ra: Khi gặp khó khăn, đổi góc độ để suy nghĩ, có lẽ sẽ hiểu ra rằng: Bên cạnh vẫn có đường.

2. Mẩu chuyện số 2.
Anh chồng nhà nọ tan làm về nhà, nhìn thấy vợ đang đánh con trai, không ngó ngàng gì đến họ, đi thẳng vào nhà bếp, nhìn thấy nồi vằn thắn nghi ngút khói trên bàn, bèn múc một bát để ăn. Ăn xong nhìn thấy vợ vẫn đang đánh con trai, không nhìn nổi nữa, nói:
- Giáo dục con cái không thể lúc nào cũng dùng bạo lực được em ạ, phải giảng giải đạo lý cho nó hiểu!
Chị vợ nói:
- Em mất công nấu nồi vằn thắn ngon là thế, mà nó   lại tè một bãi vào, anh nói xem có điên không chứ?
Anh chồng nghe thấy thế, lập tức nói:
- Bà xã, em nghỉ ngơi chút đi, để anh đánh nó!
Bài học rút ra: Người ngoài cuộc, đều có thể bình tĩnh, người trong cuộc, ai có thể thong dong, bình thản? Bởi vậy, đừng tùy tiện đánh giá bất cứ ai, bởi vì bạn không ở trong hoàn cảnh của họ...

3. Mẩu chuyện số 3.
Một người thợ mộc chặt một thân cây, làm thành ba chiếc thùng. Một thùng đựng phân, gọi là thùng phân, mọi người đều xa lánh. Một thùng đựng nước, gọi là thùng nước, mọi người đều dùng. Một thùng đựng rượu, gọi là thùng rượu, mọi người đều thưởng thức! Thùng là như nhau, bởi vì đựng đồ khác nhau mà vận mệnh khác nhau.Bài học rút ra: Cuộc đời là như vậy, có quan niệm thế nào sẽ có cuộc đời như thế, có suy nghĩ thế nào sẽ có cuộc sống như thế!

4. Mẩu chuyện số 4.
Anh chồng nọ mua một con cá về nhà bảo chị vợ nấu, sau đó chạy đi xem phim, chị vợ cũng muốn đi cùng. Anh chồng nói:
- Hai người đi xem lãng phí lắm, em cứ nấu cá đi, đợi anh xem xong quay về, vừa ăn vừa kể cho em nghe tình tiết của bộ phim.
Anh chồng xem phim trở về nhà, không nhìn thấy cá đâu, bèn hỏi chị vợ:
- Cá đâu rồi em?
Chị vợ kéo ghế, ngồi xuống, cất giọng bình tĩnh:
- Em ăn hết cá rồi, nào, lại đây, ngồi xuống em kể cho anh nghe mùi vị của cá.Bài học rút ra: Làm người nên như vậy, bạn đối xử với tôi như thế nào, tôi sẽ đối xử lại với bạn như thế.

5. Mẩu chuyện số 5.
Năm thi đại học, tôi chỉ được 6 điểm, còn con trai của bạn mẹ tôi được 20 điểm, cậu ta đến học tại trường đại học trọng điểm, còn tôi chỉ có thể đi làm thuê. Chín năm sau, mẹ của cậu ta chạy đến khoe khoang với tôi và mẹ tôi rằng con trai bà ta đang đi phỏng vấn vào chức giám đốc lương tháng vài chục triệu... Còn tôi, lại đang nghĩ: có nên tuyển dụng cậu ta không.Bài học rút ra: Bạn, có thể không học đại học, nhưng bạn, tuyệt đối không thể không phấn đấu.

6. Mẩu chuyện số 6.
Một công nhân nọ oán thán với bạn của mình rằng:
- Việc chúng ta làm, người được biểu dương lại là tổ trưởng, thành quả cuối cùng lại biến thành của giám đốc, thật không công bằng.
Anh bạn mỉm cười nói rằng:
- Nhìn đồng hồ của cậu xem, có phải là cậu sẽ nhìn kim giờ đầu tiên, sau đó đến kim phút, còn kim giây chuyển động nhiều nhất cậu lại chẳng thèm ngó ngàng không?Bài học rút ra: Trong cuộc sống thường ngày, cảm thấy không công bằng thì phải nỗ lực làm người đi đầu, oán trách chỉ vô dụng.

7. Mẩu chuyện số 7.
Thượng đế muốn thay đổi vận mệnh của một kẻ ăn xin, bèn biến thành một lão già đến làm phép cho anh ta. Thượng đế hỏi kẻ ăn xin:
- Nếu ta cho cậu mười triệu, cậu sẽ dùng nó như thế nào?
Kẻ ăn xin đáp:
- Vậy thì tốt quá, tôi có thể mua một chiếc điện thoại!
Thượng đế không hiểu, hỏi:
- Tại sao lại muốn mua điện thoại?
- Tôi có thể dùng điện thoại để liên lạc với các khu vực trong cùng một thành phố, nơi nào đông người, tôi có thể tới đó ăn xin.
Thượng đế rất thất vọng, lại hỏi:
- Nếu ta cho cậu một trăm triệu thì sao?
Kẻ ăn xin nói:
- Vậy thì tôi có thể mua một chiếc xe. Sau này, tôi ra ngoài ăn xin sẽ thuận tiện hơn, nơi xa đến mấy cũng có thể đến được.
Thượng đế cảm thấy rất bi thương, lần này, ngài nói:
- Nếu ta cho cậu một trăm tỷ thì sao?
Kẻ ăn xin nghe xong, hai mắt phát sáng:
- Tốt quá, tôi có thể mua tất cả những khu vực phồn hoa nhất trong thành phố này.
Thượng đế lấy làm vui mừng. Lúc này, kẻ ăn xin bổ sung một câu:
- Tới lúc đó, tôi có thể đuổi hết những tên ăn mày khác ở lãnh địa của tôi đi, không để họ cướp miếng cơm của tôi nữa.
Thượng đế nghe xong, lẳng lặng bỏ đi.
Bài học rút ra: Trên đời này, không phải là thiếu cơ hội, cũng không phải là vận mệnh trước giờ không công bằng, mà là thiếu đi cách thức tư duy đúng đắn. Tư duy của một người quyết định cuộc đời của người đó. Thay đổi cuộc đời bắt nguồn từ việc thay đổi tư duy.

8. Mẩu chuyện số 8.
Một người nọ đứng dưới mái hiên trú mưa, nhìn thấy Quan Âm cầm ô đi ngang qua. Người nọ nói:
Quan Âm Bồ Tát, xin hãy phổ độ chúng sinh một chút, cho con đi nhờ một đoạn được không ạ?
Quan Âm nói:
- Ta ở trong mưa, ngươi ở dưới mái hiên, mà mái hiên lại không mưa, ngươi không cần ta phải cứu độ.
Người nọ lập tức chạy vào màn mưa, đứng dưới mưa:
- Hiện tại con cũng ở trong mưa rồi, có thể cho con đi nhờ không ạ?
Quan Âm nói:
- Ngươi ở trong mưa, ta cũng ở trong mưa, ta không bị dính mưa, bởi vì có ô, ngươi bị dính mưa, bởi vì không có ô. Bởi vậy, không phải là ta đang cứu độ mình, mà là ô cứu độ ta. Ngươi muốn được cứu độ, không cần tìm ta, hãy đi tìm ô!
Dứt lời Quan Âm bèn rời đi.
Ngày hôm sau, người nọ lại gặp phải chuyện nan giải, bèn đến miếu cầu xin Quan Âm. Bước vào trong miếu, mới phát hiện có một người đang vái lạy Quan Âm, người đó giống Quan Âm như đúc. Người nọ hỏi:
- Bà là Quan Âm sao ạ?
Người kia trả lời:
- Đúng vậy.
Người nọ lại hỏi:
- Vậy tại sao Quan Âm lại vái lạy chính mình?
Quan Âm cười nói:
- Bởi vì ta cũng gặp chuyện khó khăn, nhưng ta biết, cầu xin người khác không bằng cầu xin chính mình.
Bài học rút ra: Phong ba bão táp của cuộc đời, phải dựa vào chính bản thân mình. Cầu xin người khác không bằng cầu xin chính mình.

9. Mẩu chuyện số 9.
Anh chàng nọ:
- Ông chủ, tắm ở đây mất bao nhiêu tiền?
Ông chủ:
- Nhà tắm nam 40 nghìn, nhà tắm nữ 400 nghìn.
Anh chàng nọ:
- Ông ăn cướp đấy à...
Ông chủ:
- Cậu muốn đến nhà tắm nam hay nhà tắm nữ?
Anh chàng nọ quyết đoán đưa ra 400 nghìn. Bước vào nhà tắm nữ liếc mắt nhìn, toàn là nam. Anh em trong nhà tắm:
- Lại một thằng nữa tới!Bài học rút ra: Kinh doanh trước giờ không phải là dựa vào giá cả thấp, mấu chốt là dựa theo nhu cầu của khách hàng.

10. Mẩu chuyện số 10.
Một người cha nói với con của mình rằng:
- Hãy nắm chặt bàn tay của con lại, nói cho cha biết con có cảm giác gì?
Người con nắm chặt tay:
- Hơi mệt ạ.
Người cha:
- Con thử nắm chặt hơn nữa xem!
Người con:
- Càng mệt hơn ạ!
Người cha:
- Vậy con hãy buông tay ra!
Người con thở phào một hơi:
- Thoải mái hơn nhiều rồi ạ!
Người cha:
- Khi con cảm thấy mệt, nắm càng chặt sẽ càng mệt, buông nó ra, sẽ thoải mái hơn nhiều!
Bài học rút ra: Buông tay mới nhẹ nhõm

Hãy cho biết cảm nhận của bạn về nhà thơ Tú Xương qua bài "Thương vợ"
Tú Xương là một nhà thơ thương vợ nên có nhiều con. Đồng thời ông cũng là một người thông minh, khôn khéo biết nhường cho vợ những việc nặng nhọc mặc dù ông thi hoài mà không đậu.

Tả cảnh trường em trước giờ học.
Đầu giờ học, khi tiếng trống trường báo hiệu vào mười lăm phút đầu giờ, sân trường em thật hỗn loạn. Các bạn chen lấn xô đẩy nhau. Các bạn còn đè lên nhau, dẫm đạp nhau để kịp vào lớp đúng giờ. Trước cổng trường, một vài cô giáo đi muộn hối hả chạy vào lớp vì bận cho con bú.

Giải thích câu thành ngữ " Anh em như thể tay chân "
Anh em như thể tay chân nghĩa là khi "chân" đau thì "tay" băng bó cho "chân", còn nếu "tay" đau, thì "chân " đưa "tay"đi bệnh viện.

Tả về bà ngoại em.
Nhà em có nuôi một bà ngoại, mỗi sáng thức dậy bà thường lên phòng bố mẹ và em hỏi to: “Vợ chồng, con cái chúng mày ăn gì để tao còn mua?

Em hãy điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống: “… đi đôi với hành”.
Thịt đi đôi với hành.

Em hãy thay lời Âu Cơ kể lại câu chuyện.
Lạc Long Quân hiện lên và nói với tôi rằng: “Ta và nàng đến đây hết tình, ta đưa 50 con xuống biển, nàng đưa 50 con lên bờ”. Nói xong rồi Lạc Long Quân nhảy tùm xuống biển.

Tả một chiếc xe môtô.
Gần nhà em có một chú tên Khánh nhà chú có một chiếc xe môtô. Hằng ngày chú thường xách xe ra đi chợ. Mỗi lần bước lên xe chú hụ ga thật lớn. Bởi thế mỗi lần chú hụ ga là mẹ em bảo: “Thằng trời đánh”.

Tả cảnh đêm đông của gia đình em.
Đêm đông, gia đình em quây quần ấm cúng bên bếp lửa hồng. Bố em ngồi đọc báo, mẹ em ngồi đan len, chúng em thì ngồi học bài, còn ông nội bà nội em thì ngồi nói chuyện ở bàn ăn mà ngọn đèn dầu chiếu hình lên trên tường trông giống như hai con khỉ vậy.

Em hãy đặt câu với từ ”thông thái”.
Bạn Thông thái rau giúp mẹ.

Đặt câu có cụm từ nối tiếp “Vả lại”.
Tối hôm qua em và chị gái em cãi nhau. Chị vả em một cái, em vả lại chị một cái.

Tả về lớp học của em.
Trường em thật là đẹp, các phòng học thật là xinh. Cô giáo giảng bài thật nhiệt tình và say sưa, miệng cô cứ líu lo như chú chim suốt cả ngày. Trong cái nắng oi ả của mùa hè tiếng ve kêu của những chú ve sầu và tiếng cô giáo quát bạn Nam làm cho em bị thức giấc và cảm thấy khó chịu.

Tả buổi tối ở gia đình em.
Buổi tối, gia đình em sau khi ăn cơm xong thường quây quần bên nhau. Bố em ngồi xem thời sự, mẹ em ngồi khâu quần áo. Em ngồi học bài. Bỗng nhiên mẹ em giật mình và hỏi bố em: “Anh ơi tháng này lĩnh lương chưa?”

Tả công viên.
Gần nhà em có một cái công viên. Buổi sáng hay có các cụ già đi bộ tập thể dục. Buổi trưa hay có các bác xe ôm đỗ xe ngủ. Buổi tối hay có các cô chú ngồi ôm nhau.

Tả con đường tới trường.
Con đường đến trường thân yêu của em, em đi mỗi ngày. Đường rất xa khi em đi bộ nhưng lại rất gần khi mẹ chở em bằng xe Honda.

Đặt câu với vần "iêu"
Mẹ em thích tiêu tiền.

Đặt câu có từ “tập thể”.
Sáng nào em cũng tập thể dục.

Tả về cơn mưa rào.
Chiều qua, trời đang nắng chang chang bỗng nhiên sân nhà em đổ cơn mưa rào. Tiếng mưa rơi bập bùng phập phồng nên bố em hát:
“Trời mưa bong bóng phập phồng.
Em đi lấy chồng để khổ cho anh”.

Hãy đặt câu có từ “đỡ đần”.
Vì em chăm học nên em đỡ đần.

Hãy tả về một người bạn thân của em.
Em có cô bạn tên là Hương. Bạn có mái tóc đen nhánh. Đôi mắt to, cái bụng của bạn trắng hếu.

Em hãy tả về bà của mình.
Nhà em có nuôi một bà nội suốt ngày ngồi phẩy quạt nhưng ruồi không bay khỏi miệng, mồm luôn dạy cháu phải sạch nhưng bà lại lấy khăn lau bàn để lau ly uống nước.

Tả con trâu.
Quê em nhà nhà làm nông nghiệp nên gia đình ai cũng có một con trâu. Chú trâu nhà em rất khỏe mạnh và chăm chỉ. Ngày ngày chú theo bố em ra đồng để cày ruộng. Thân hình chú vạm vỡ, 2 chiếc ngà dương lên oai hùng. Chân chú rất to và đen hơn chân bố em.

Tả buổi đi chơi mà em tham gia.
Chủ nhật vừa qua cả nhà em được tổ chức đi Vũng Tàu. Mọi người dậy từ rất sớm để tập hợp lên xe.
Đi được một quãng đường mọi người trên xe đều ngủ chỉ trừ bác tài là còn thức vì bác đã uống thuốc chống ngủ.

Tả bác công nhân.
Tay bác toàn dầu mỡ, trán thì lấm tấm mồ hôi, tai bác như hai cái mộc nhĩ. Thỉnh thoảng bác hay ra bờ rào vườn rau nhà em đi vệ sinh.

Tả em bé.
Gần nhà em có một em bé rất dễ thương, vì hay bị té nên đầu em bị móp.

Đặt câu hỏi với vần: ôm, ốp.
Mẹ em tát em đôm đốp.

Tả cái cặp đi học.
Bố em mua cho em cái cặp rất to và đẹp, hàng ngày em đeo nó đến trường, cái cặp đựng được nhiều sách vở, nó to như cái bình thuốc sâu của mẹ vậy!

Tả ông nội.
Nhà em có nuôi một ông nội, ông nội suốt ngày chẳng làm gì cả chỉ trùm chăn ngủ, đến bữa ăn ông ló đầu ra hỏi: Cơm chín chưa bây?

Ngoan cố
Cô giáo ra đề bài tập làm văn: Hãy tả con vật mà em yêu thích. Một học sinh viết:
- Con vật mà em yêu thích nhất là con rận...
Và học sinh này bắt đầu tả con rận, chi tiết đến từng cọng lông. Nhưng cô giáo không hài lòng vì con vật này không được đẹp, nên yêu cầu cậu học sinh tả con chó.
Hôm sau cậu bé nộp bài:
- Con chó nhà em có rất nhiều lông, vì thế nó rất lắm rận. Sau đây em xin tả con rận...
Hơi bực mình, cô giáo bèn cẩn thận chọn một con vật không có rận, là con cá, và bảo cậu tả lại.
Cậu bé viết:
- Con cá sống ở dưới nước nên nó không có lông, nhưng nó có rất nhiều vảy. Nếu nó sống trên cạn thì chắc hẳn nó phải có nhiều lông. Mà nhiều lông thì sẽ có rận. Sau đây em xin tả con rận...
Hoàn toàn không hài lòng, cô giáo đưa ra yêu cầu chót: Hãy tả bạn gái ngồi cạnh em. Cô chắc mẩm cậu bé không thể nào gán cho cô bạn xinh xắn kia là có rận cho được.
Cuối cùng cô nhận được bài làm:
- Bạn gái ngồi cạnh em rất xinh xắn và sạch sẽ, bạn có mái tóc bóng mượt, cho nên bạn không có con rận nào.
Tuy nhiên, em vẫn xin tả con rận...

Bóng nắng, bóng râm
Con đê dài hun hút như cuộc đời. Ngày về thăm ngoại, trời chợt nắng, chợt râm. Mẹ bảo:
- Nhà ngoại ở cuối con đê.
Trên đê chỉ có mẹ, có con
Lúc nắng, mẹ kéo tay con:
- Đi nhanh lên, kẻo nắng vỡ đầu ra.
Con cố.
Lúc râm, con đi chậm, mẹ mắng:
- Đang lúc mát trời, nhanh lên, kẻo nắng bây giờ.
Con ngỡ ngàng: sao nắng, râm đều phải vội ?
Trời vẫn nắng, vẫn râm...
...Mộ mẹ cỏ xanh, con mới hiểu: đời, lúc nào cũng phải nhanh lên.
(ST)

--------------------

Bàn tay

Hai đứa cùng trọ học xa nhà, thân nhau. Lần vào quán nước, sợ tôi không đủ tiền trả em lòn tay xuống gầm bàn đưa tôi ít tiền. Vô tình đụng tay em... mềm mại.
Ra trường, hai đứa lấy nhau. Sống chung, em hay than phiền về việc xài phí của tôi. Bận nọ tiền lương vơi quá nửa đem về đưa em... chợt nhận ra tay em có nhiều vết chai.
Tự trách, mấy lâu mình quá vô tình.

----------------------

Cua rang muối
Khi xưa nhà còn nghèo, mẹ hay mua cua đồng giả làm cua rang muối. Cua đồng cứng nhưng mẹ khéo tay chiên giòn, đủ gia vị nên thật ngon. Thấy các con tranh nhau ăn, mẹ nhường. Các con hỏi, mẹ bảo: răng yếu. Giờ, các con đã lớn, nhà khá hơn, chúng mua cua biển gạch son về rang muối mời mẹ. Các con nói vui:
- Cua rang muối thật đó mẹ.
Rồi chúng ăn rất ngon. Riêng mẹ không hề gắp. Các con hỏi, mẹ cười móm mém:
- Còn răng đâu mà ăn?!

(ST)

------------------------------
Xa xứ
Em tôi học đến kiệt sức để có một suất du học.
Thư đầu viết: "ở đây, đường phó sạch đẹp, văn minh bỏ xa lắc nước mình..."
Cuối năm viết: "mùa đông bên này tĩnh lặng, tinh khiết như tranh, thích lắm..."
Mùa đông sau viết: "em thèm một chút nắng ấm quê nhà, muốn được đi giữa phố xá bụi bặm, ồn ào, nhớ chợ bến xôn xao lầy lội... Biết bao lần trên phố, em đuổi theo một người châu Á, để hỏi coi có phải người Việt không..."

(ST)
MỘT BUỔI SÁNG
- Thanh Hải -
Thằng bé mặc bộ quần áo rách phong phanh bước chân sáo trên đường mặc gió lạnh. Nó ghé vào một hàng phở nhỏ, nghèo nàn bên góc phố, đường hoàng nói lớn:
- Dì bán cho con tô phở ba ngàn đem về.
Bà hàng phở nhìn nó, nhưng rồi lại cụp đầu xuống. Tưởng bà không nghe, nó nói càng to hơn. Nào ngờ, bà mắng xối xả:
- Tao không bán. Mới sáng mà mày đã tới ám tao hả thằng ăn mày! Mua ít vậy sao tao bán?
Nó cúi gằm mặt, nắm chặt mấy tờ bạc lẻ nhàu nát trong tay rồi lầm lũi bước đi. Nó chỉ muốn mua cho mẹ một tô phở nóng, nên để dành mãi từ số tiền ít ỏi bán vé số hàng ngày. Mẹ nó đau.

CÂU HÁT
- Mai Nhung -
Mưa. Hồi trước. Thấy tôi đến người yêu tôi vui mừng. Hai đứa ngây ngất trong vòng tay nhau, hạnh phúc. Cánh cửa bị hư chốt cài, gió thổi vào hung bạo. Vẫm ấm áp. Đưa tôi về. Người yêu tôi hát nhỏ “Anh ước mong một chiều đông giá…”
Mưa. Bây giờ. Thấy tôi đến người yêu tôi hững hờ. Hai đứa ngồi lại bên nhau trong căn phòng có gắn điều hòa và mở hết số. Vẫn lạnh run. Khi tôi về. Phố trắng xóa, mờ mịt. Lòng rưng rưng với câu hát cũ “…và quên đường về".


- Thanh Hải -
Ba nó bỏ đi lúc nó còn đỏ hỏn. Ngoại và mẹ nuôi nó trong nghèo khó. Đau khổ và cả hạnh phúc. Được vài năm, cái đói nghèo cướp mất ngoại. Thiếu hơi bà, nó ngằn ngặt khóc đêm. Mẹ chỉ ôm nó vào lòng, để tay lên ngực trái, dỗ dành "Ngoại có đi đâu! Ngoại ở đây mà!". Vậy là nó nín.
Rồi mẹ cũng theo bà. Hôm tang mẹ, thấy dì khóc, nó bảo "Mẹ có đi đâu! Mẹ ở đây mà!" rồi lấy tay đặt trên ngực trái, chỗ trái tim. Nó dỗ thế mà dì chẳng nín, lại ôm nó khóc to hơn.

ĐỔI THAY
- Ngọc Thu -
Hồi nhỏ, chị đi làm lo cho em học. Sinh nhật chị, em dành dụm tiền tặng chị cái nón. Chị rất vui, cảm động ôm hôn em.
Rồi em ra đời, giàu lên. Mua gì cho chị, chị cũng chê. Sinh nhật chị, nhớ ngày xưa em lại tặng nón.
- Xì... giàu thấy mồ mà tặng nón!
Chị kể lể công lao, giận dỗi. Em tiếc ngày xưa, giấu mặt vào tường lặng lẽ khóc.

Phấn Son
Nguyễn Hồng Ân
Tốt nghiệp đại học, ở lại thành phố đi làm.
Tháng rồi, mẹ vào thăm. Mừng và thương. Mẹ khen: “Bạn gái con xinh”.
Cuối tháng, lãnh lương. Dẫn người thương đi shopping. Em bảo: “Mỹ phẩm của hãng này là tốt nhất. Những loại rẻ tiền khác đều không nên dùng vì có hại cho da, giống mẹ anh đó, mẹ bị nám hết anh thấy không…”
Chợt giật mình. Mẹ cả đời lam lũ, nắng gió với cái ăn, nào đã biết phấn son màu gì.

Trung thu
Trăng 15. Bọn trẻ con trên phố rước đèn, phá cỗ… múa lân. Đêm 15, chị nghỉ bán đêm, loay hoay dán đèn cho em. Đèn làm xong, em đã ngủ… Chị nhìn mây an ủi “cũng hết trăng!”…

Chân quê
Lê Đoàn
Chị Hai lên thành phố học, được gần năm. Tết chị về. Cả nhà vui lắm. Cu Tí, cái Na tròn xoe mắt nhìn chị rồi rụt rè sờ lên bộ đồ chị đang mặc.
Bữa cơm ngon hơn. Chị kể chuyện thật nhiều. “Ở thành phố thích thật”, cái Na nói. Chợt cu Tí giật giật áo mẹ: “Chị Hai không bắt chước được giọng mình nữa, mẹ ơi”.

Cùng nghề
Ung Sơn Ca
Thằng bé bảy tuổi ngây thơ hỏi:
- Sao hôm nay nhà cô Lan đông học trò vậy bố?
- Mùng ba tết, học trò đến thăm và chúc tết cô giáo của mình đấy. Ông bà xưa có câu mùng một tết cha mùng ba tết thầy đó mà.
- Sao không thấy học trò thăm bố?
- À, sáng nay bố trực tiếp khách ở trường, học trò đã đến chúc tết bố rồi.
Thằng bé không biết bố nó nói dối. Chỉ vì cô Lan dạy Toán còn bố nó dạy Thể Dục…

Bánh kem cháy
Quân Thiên Kim
Sinh nhật bạn, không được mời … em buồn xo. Hôm sau đi học về, manh áo cũ sờn của em bị rách toạt, mặt rướm máu .
“Chị Hai,” em òa khóc nói, “bạn bè chọc em nghèo không có quà, không được ăn bánh kem” … Xã nghèo, mấy ai được ăn bánh kem …
Chị nghỉ học lên thị trấn . Sinh nhật em, chị mang về một cái bánh nhỏ xíu có 1 bông hồng . “Của chị làm đấy, chị học làm bánh kem”
Em ăn ngon lành … mắt chị ngấn lệ …. Cái bánh cháy chủ bỏ, chị lén bắt bông hồng tặng em …

Ngày Thi Trượt
Đàm Thị Nhung
Giọng bố run run khi báo tin anh trượt đại học. Mẹ thở dài não nuột, em chết lặng trong góc bàn, anh cổ nghẹn đắng giả vờ điềm nhiên đọc báo. Không ai khóc, cũng chẳng ai nói. Im lặng bủa vây tất cả, nhấn chìm mọi suy nghĩ vào hư không.
Em vẫn ngồi, mắt không rời trang sách, đầu óc trống rỗng. Em thấy sợ khi nghe tiếng thở dài của mẹ, sợ cái điềm nhiên của anh, sợ nhìn vào ánh mắt của bố.
Giá như ai đó khóc.

Xa xứ
Bùi Phương Mai
Em tôi học đến kiệt sức để có một suất du học.
Thư đầu viết: “ở đây, đường phố sạch đẹp, văn minh bỏ xa lắc nước mình…”
Cuối năm viết: “mùa đông bên này tĩnh lặng, tinh khiết như tranh, thích lắm…”
Mùa đông sau viết: “em thèm một chút nắng ấm quê nhà, muốn được đi giữa phố xá bụi bặm, ồn ào, nhớ chợ bến xôn xao lầy lội… Biết bao lần trên phố, em đuổi theo một người châu Á, để hỏi coi có phải người Việt không…”

Con Nuôi
Thầy giáo lớp 1 thảo luận với lớp về một bức hình chụp, có một cậu bé màu tóc khác mọi người trong gia đình. Một học sinh cho rằng cậu bé trong hình chính là con nuôi. Một cô bé nói:
- Mình biết tất cả về con nuôi đấy.
Một học sinh khác hỏi:
- Thế con nuôi là gì?
Cô bé trả lời:
- Con nuôi nghĩa là mình lớn lên từ trong tim mẹ mình chứ không phải từ trong bụng.

Bức tranh
Tăng khắc Hiển
Đêm. Dưới trời sương. Hai mẹ con nhìn trăng tròn treo trên những ngọn dừa và mái ngói ngủ yên. Người mẹ mơ có một mái ấm. Đứa con ước với được vầng trăng.
Mười năm.
Đứa con đã chạm tới đỉnh cao và nghĩ về tổ ấm.
Người mẹ một mình nhìn trăng qua lỗ hổng mái nhà.
Vầng trăng khuyết đi một nửa…

Bàn Tay
Võ Thành An
Hai đứa cùng trọ học xa nhà, thân nhau. Lần vào quán nước, sợ tôi không đủ tiền trả em lòn tay xuống gầm bàn đưa tôi ít tiền. Vô tình *ng tay em… mềm mại.
Ra trường, hai đứa lấy nhau. Sống chung, em hay than phiền về việc xài phí của tôi. Bận nọ tiền lương vơi quá nửa đem về đưa em… chợt nhận ra tay em có nhiều vết chai.
Tự trách, mấy lâu mình quá vô tình.

Bão
Nga Miên
Sống miền duyên hải, công việc của anh gắn liền với tàu, với biển, với những chuyến khơi xa. Anh đi suốt, về nhà chẳng được bao ngày đã tiếp tục ra khơi. Mỗi lần anh đi chị lại lo. Radio, ti vi báo bão. Đêm chị ngủ chẳng yên, sợ bão sẽ cuốn anh ra khỏi đời chị.
Cuộc sống khá hơn, anh không đi biển nữa mà kinh doanh trên bờ. Anh đi sớm về trễ, có đêm vắng nhà, bảo vì công việc làm ăn. Nhưng nghe đâu…
Không phải bão, anh vẫn bị cuốn xa dần. Sóng gió, bão trong lòng chị.

Chung Riêng
Nga Miên
Chung một con ngõ hẹp, hai nhà chung một vách ngăn. Hai đứa chơi thân từ nhỏ, chung trường chung lớp, ngồi chung bàn, đi về chung lối. Chơi chung trò chơi trẻ nhỏ, cùng khóc cùng cười, chung cả số lần bị đánh đòn do hai đứa mãi chơi. Đi qua tuổi thơ với chung những kỷ niệm rồi cùng lớn lên…
Uống chung một ly rượi mừng, chụp chung tấm ảnh… cuối cùng khi anh là chú rễ còn em chỉ là khách mời. Từ nay, hai đứa sẽ không còn có gì chung nữa, anh giờ là riêng của người ta…

NHẸ NHÀNG MÀ THẤM

Ai đó đã nói: “Đàn ông thích của ngọt”. Tôi không tin. Thấy bạn có vợ còn mèo chuột thì gay gắt chỉ trích. Bạn cười: “Nước rặt mới biết cỏ cứng mềm”. Không ngờ “chê của nào trời cho của ấy”, trái tim tôi trở chứng đập loạn xạ ngay phút đầu tiên gặp cô ấy, mê đến bỏ vợ con. Vợ khóc, hai mắt sâu như hai hố bom. Van nài mãi không được, vợ dọa làm tới, tôi dọa ly dị. Sáng nay tôi về phòng hai, bất ngờ đọc hai mẩu thư, ngắn gọn, nhẹ nhàng mà thấm: “Cùng là phụ nữ, sao em nỡ giựt chồng chị. Chị còn 5 đứa con. Chúng nó cần có cha em ạ.”; “Anh phải về với gia đình. Chúng ta không nên làm khổ 8 con người. Vĩnh biệt anh.”. Tôi tần ngần một lúc rồi bước ra ngõ, đi như chạy chỉ để nói với vợ 3 chữ: “Cảm ơn em”.

THÍCH TIỀN!

Ở đời, “có đạp cứt mới biết chân mình thối”. Tôi rơi vào trường hợp như vậy. Thời trung học, tôi và Y rất thân, có gì cũng kể, ăn gì cũng chia. Có lần Y hỏi tôi: “Bà thích gì nhất?”. Như sắp sẵn ở cửa miệng tôi đáp: “Tiền! Còn bà?”. “Tao thích sống bình dị và khoẻ mạnh”. Tôi hứ rõ to: “Bình dị có mà chết đói!”. Ra đời, mỗi đứa chảy theo dòng chảy riêng- Y lấy chồng thợ mộc, tôi đào bới cho lòi tiền ở anh chồng ngoại. Ba năm làm dâu xứ người tôi gặt đủ ê chề, nhục nhã như con chó! Nước mắt đổ thành suối vì tiếc của đời, uổng công cha mẹ. Phải chi tôi thích tầm tầm như Y cũng rỡ ràng biết mấy!

NGHĨ KỸ GÃ CŨNG TỆ THẬT!

Gã và goá phụ yêu trộm, lấy lén, có được một con. 21 năm không thấy gã lai vãng vì hai chữ “sĩ diện”- nghèo. Gã còn có một gia đình, phải có trách nhiệm. Mẹ biến giận thành sự hy sinh, âm thầm cõng con chạy qua bão giông, chạy qua nắng lửa. Gió chướng và lốc lòng thổi miết, tóc hai người hết đen, con đôi bên cũng ra đời vững chãi. Ngày mẹ gã mất, mẹ giục con về chịu tang bà nội, con trợn mắt: “Tôi không có nội. Tôi không có cha. Gã sỡ khanh ấy chết lâu rồi!”. Mẹ nhói lòng. Con trách là trách mẹ, mà nghĩ kỹ gã cũng tệ thật!

TIẾNG THƠM!

Ruộng cò bay thẳng cánh, “giàu nứt vách đổ tường” như bà Xã N thì quê tôi ai cũng biết. Nhưng cháu đíùch tôn của bà không có đất cắm dùi thì không ai hay. Chẳng biết ai đó ác miệng ác mồm trù dập, vận vào thằng cháu nội cụm từ “của cải như phù vân” để cả đời hắn một mực trung thành với chủ nghĩa vô sản: không nhà, không đất, không tiền. Nhiều người cứ hỏi nhau: “Không hiểu sao hắn sống được mới lạ!”. Xưa nay, lên voi xuống chó đâu phải mới, có đó mất đó như nháy mắt, nhưng mồi tư lợi thì ai cũng tranh từng chút, đến xa anh xa em, thậm chí “ngoẻo”, rốt cuộc bài học giàu như bà Xã N mà chết còn đi hai tay không chỉ để lại tiếng thơm nơi thằng cháu đích tôn, luôn trung thành với chủ nghĩa vô sản!


NỖI LÒNG GỞI GIÓ


Một cựu tù nhân (lãnh án 10 năm về tội gây hỏa hoạn) vừa hoàn lương chưa được hai năm đã năn nỉ cảnh sát cho được vào tù lần thứ 2 vì… thất nghiệp và đói. Điều đáng tiếc là ông ta có bằng cử nhân và mới 45 tuổi. Dù yêu cầu kỳ quặc ấy không được luật pháp chấp nhận, nhưng gợi tôi nhớ một câu nói của một thanh niên vô nghề, đã có biểu hiện cướp giật: - “Đi cướp, vào tù có cơm ăn, đỡ lo, sợ gì!”. Quả nhiên không lâu sau cậu bé này ở tù thật. Chuyện tưởng nhỏ, nhưng những ai quan tâm đến tệ nạn xã hội thì nhiều khi muốn vui cũng không vui được, còn buồn biết buồn với ai?!

CUỘC ĐỜI LÀ MỘT… BI KỊCH!

Mới đây, một phiên toà cấp quận, xử một vụ ăn cắp tài sản với mức án 3 năm tù giam. Bị cáo là một trung niên, chưa có tiền án tiền sự. Sau khi nghe bản cáo trạng và toà cho nói lời cuối cùng, bị cáo đứng lên xin tòa được nhận mức án tử hình. Cả phòng xử án sửng sốt, vì xưa nay chưa từng nghe. Tòa gạn hỏi, bị cáo ngập ngừng như để nuốt nỗi lòng vào trong rồi vừa khóc vừa giãi bày: - “Tôi bị lao thời kỳ cuối, sống mà làm gì!”. Phòng xử án ngưng đọng như để sẻ chia, dù biết luật pháp không thể đáp ứng yêu cầu, mà theo can phạm là một đặc ân. Ở đời, nghèo khó, bệnh tật thường xô con người tới tội lỗi; chúng ta tức giận lẫn khóc, vì cuộc đời là một bi kịch.

LỜI MẸ DẶN

Ngày còn bé, mẹ thường dặn: - “Con cho ai cái gì thì cho cái tốt, cái mới, đừng cho cái thừa mà mang tội”. Một lần dùng cơm trưa chung với một nữ nhà văn , thì hai trẻ ăn xin bước đến, chúng nhìn chúng tôi ăn với vẻ thèm thuồng. Nhiều lần chứng kiến tình huống tương tự, tôi hơi chột dạ, vì số phận của chúng và tôi không có lằn ranh. Ngay lúc ấy, cô bạn nhà văn đẩy đĩa cơm thừa về phía chúng. Tôi ngỡ ngàng vì quá bất ngờ, liền trả tiền, vội bước ra khỏi quán. Cô ấy đuổi theo: - “Anh sao vậy, tôi làm anh không vui à?”. – “Cô cho trẻ cơ nhỡ ăn đồ thừa mà thấy vui sao?”. – “Anh tốt vậy sao không mua cho chúng một đĩa cơm?”. Tự dưng tôi thấy buồn, thấy hụt hẫng, thấy nhớ mẹ: - “Mẹ ơi, con đã sai hay cô ấy sai?”.

CON ƠI, TẠI SAO VẬY?!

Cha mẹ mượn tiền của vợ chồng con trai, có ghi giấy mượn theo yêu cầu. 3 tháng sau con đòi thốc đòi tháo, cha mẹ chạy đôn chạy đáo hoàn trả, nhưng nghĩ tình máu mủ nên không thu hồi giấy mượn tiền. Không ngờ, 6 tháng sau mẹ nhận được giấy triệu tập của tòa thì mới hay con trai tráo trở, nói ngược mẹ chưa thanh toán. Đồng tiền cướp mất lương tri, làm đảo lộn đạo lý, cho dù ai thắng trong vụ kiện này thì cả mẹ và con đều thua/mất cả. Con ơi, tại sao vậy?!

NHỮNG CHUYỆN CỰC NGẮN



Ước mơ

Chị mua dùm thằng bé mấy tờ vé số. Sau một hồi chọn lựa, chị hỏi nó:
- Nếu cô trúng số con chịu cô mua cho con cái gì?

Nó nhìn chị, xoay qua xoay lại rồi nói:
- Cho con một chiếc xe đạp, có xe đi bán xong con chạy tới trường liền, không bị trễ học nữa.

Di di những ngón chân xuống đất, nó hạ giọng:
- Cho con thêm đôi dép nữa nghe cô, để con đi học.

Dĩ nhiên là chị không trúng số. Tôi lại thấy nó mỗi ngày đi qua nhà với chân trần, đầu không nón...

Phấn son

Tốt nghiệp đại học, ở lại thành phố đi làm. Tháng rồi, mẹ vào thăm. Mừng và thương. Mẹ khen: "Bạn gái con xinh."

Cuối tháng, lãnh lương. Dẫn người thương đi shopping. Em bảo: "Mỹ phẩm của hãng này là tốt nhất. Những loại rẻ tiền khác đều không nên dùng vì có hại cho da, giống mẹ anh đó, mẹ bị nám hết anh thấy không…"

Chợt giật mình. Mẹ cả đời lam lũ, nắng gió với cái ăn, nào đã biết phấn son màu gì.

 

Nghỉ lễ

Cha nó xuôi ngược buôn bán trên chiếc ghe nhỏ để lo cho nó ăn học. Xong đại học, nó ở lại thành phố.

Tết vừa rồi, tiễn nó đi, ông dặn: “Con đi làm, ít về. Cha mẹ nhớ lắm. Nhưng ráng… đến dịp lễ rảnh con về thăm cha mẹ”.

Nó hứa.

Lễ đến, ông hớn hở chờ nó về. Nó điện thoại bảo không về được vì sinh nhật bạn gái.

Nghe xong, ông trầm ngâm, lát sau nói với mẹ nó: “Vậy là tết thằng nhỏ nó mới về. Còn đến bốn tháng nữa…”

 

Ngày cưới của cha

Anh hai làm ở thành phố, tổ chức đám cưới luôn trên ấy. Ba vượt hơn 200 cây số đường quành quả các thứ lo đám cưới cho anh.

Anh kế, rồi đến tôi đám cưới ba lo lắng đến từng chi tiết, cả đến cách lạy, cách đi đứng

như thế nào cho phải đạo...

Mẹ mất sớm, ba sống cô đơn hàng chục năm. Khi các con đã yên bề cả, ba đi thêm bước nữa, ngày cưới của ba, cả ba anh em tôi đều viện cớ vắng mặt...

 

Lòng tin

Xe ngừng…

- Mận ngọt đây! ...

- Bao nhiêu tiền bịch mận đó?

- Dạ 2000.

- Hổng có tiền lẻ!

- Để con đổi cho!

Cái bóng nhỏ lao đi. Năm phút, mười phút…

- Trời! Đồ ranh! Nó cầm 5000 của tui đi luôn rồi!

- Ai mà tin cái lũ đó chứ!

- Bà tin người quá! ...

Xe sắp lăn bánh… Cái bóng nhỏ hớt hải:

- Dì ơi! Con gửi ba ngàn. Đợi hoài người ta mới đổi cho

 

Lời hứa

Tết, anh chở con đi chơi. Về nhà, thằng bé khoe ầm với lũ bạn cùng xóm. Trong đám trẻ có thằng Linh, nhà nghèo, lặng lẽ nghe với ánh mắt thèm thuồng. Thấy tội, anh nói với nó: “Nếu con ngoan, tết năm sau chú sẽ chở con đi chơi”. Mắt thằng Linh sáng rỡ.

Ngày lại ngày. Cuộc đời lại lặng lẽ trôi theo dòng thời gian.

Thoắt mà đã hết năm. Lại tết. Đang ngồi cụng vài ly với đám bạn thì thằng Linh cứ thập thò. Vẫy tay đuổi, nó đi được một chốc rồi lại lượn lờ. Cáu tiết, anh quát nó. Thằng Linh oà khóc nức nở. Tiếng nó nói lẫn trong tiếng nấc: “Chú hứa chở con đi chơi…cả năm qua con ngoan…không hư một lần nào…”

 

Ba

Xưa, nội nghèo, Ba đi ở cho ông bá hộ, chăn trâu để chú được đi học. Thành tài, chú cưới vợ, ra riêng.

Ngày hỏi vợ cho thằng Hai, chú mời mấy người cùng cơ quan. Ai cũng com-lê, cà-ra-vát. Chú bảo: Anh Hai hay đau bao tử, ở nhà nghỉ cho khỏe.

Ba ừ, im lặng vác cày ra đồng. Mồ hôi đổ đầy người.

Cũng những giọt mồ hôi ấy, xưa mặn nồng biết chừng nào, mà giờ, sao nghe chát cả bờ môi.

 

TÌNH BẠN

Hai người đi trên con đường vắng vẻ. Đến một đoạn, họ có một cuộc tranh luận khá gay gắt và một người đã không kềm chế được giơ tay tát vào mặt bạn mình. Người kia bị đau nhưng không hề nói một lời. Anh viết trên cát: " Hôm nay, người bạn thân nhất của tôi đã tát vào mặt tôi ".

Họ tiếp tục đi, đến một con sông, họ dừng lại và tắm ở đấy. Anh bạn kia không may bị

chuột rút và suýt chết đuối, may mà được người bạn cứu. Khi hết hoảng sợ, anh viết lên đá: " Hôm nay, người bạn thân nhất đã cứu sống tôi ".

Anh bạn kia ngạc nhiên hỏi: " Tại sao khi tôi đánh anh, anh viết lên cát, còn bây giờ anh lại viết trên đá? "

Mỉm cười, anh trả lời: " Khi một người bạn làm chúng ta đau, chúng ta hãy viết điều gì đó trên cát, gió sẽ thổi bay chúng đi cùng sự tha thứ... Và khi có điều gì đó to lớn xảy ra, chúng ta lên khắc nó lên đá như khắc sâu vào ký ức của trái tim, nơi không ngọn gió nào có thể xóa nhòa được... ".

.....Hãy học cách viết trên cát và đá ...

 

Khoe

Ngày xưa, khi có ai hỏi con: "Bố làm nghề gì ?" .... Bố thấy con không vui và không bao giờ chịu trả lời là bố làm nghề thợ hồ. Bố cố gắng làm việc nhiều hơn để nuôi con ăn học & mong sau này con có được 1 nghề mà mọi người nể trọng trong xã hội. Con thành đạt rồi lấy chồng. Mỗi lần khách đến chơi, câu đầu tiên bố thường nghe con khoe là "Nhà em làm luật sư nên lúc nào cũng bận"

Bố buồn, chỉ ao ước được 1 lần nghe con khoe về nghề của bố ...

 

Chuyện của nội

Nhận vé máy bay, cả nhà mừng tíu tít...

Dường như nội cũng mừng lắm. Nội ra vào, hết sờ cái cột, sửa thân bầu, lại bứt mấy đọt mồng tơi nấu canh. Con cháu cười nội lẩm cẩm...

Từ ngày lên máy bay cho đến khi định cư nơi trời Tây, nội luôn săm soi một gói giấy, vẻ quí lắm.

Chiều đông ảm đạm, nội ra đi, tay vẫn nắm chặt cái gói nhỏ. Bố nhẹ nhàng gỡ ra, một cục đất màu nâu rơi xuống, vỡ tan...

Nhạt

Người đàn bà vội vã ra đi vào một chiều mưa tầm tã.

Ngày ngày, chỉ còn lại người đàn ông lầm lũi bên xe mì gõ đầu hẻm. Chẳng hiểu vì lý do gì, khách đến ăn ngày một thưa dần rồi vắng hẳn.

...Ngày nọ, có người đàn bà sang trọng tìm về con hẻm xưa. Không ai còn nhận ra bà. Người đàn ông và xe mì gõ không còn ở đó nữa. Người ta bảo kể từ cái dạo vợ bỏ đi, mì ông nấu không còn ngon như trước và quá nhạt.

Nhạt nên người ta không ăn của ông nữa...

...............................................

Anh Hai

Năm 18 tuổi, anh quyết định nghỉ học đi phụ hồ. Bố Mẹ giận dữ, mắng “ sanh ra.. Giờ cãi lời bố mẹ… phải chi nó ngoan, siêng học như bé Út…”

Anh lặng thinh không nói năng gì… Bố mẹ mắng mãi rồi cũng thôi. Anh đã quyết thế!

Ngày bé Út vào Đại Học, phải xa nhà, lên Thành Phố ở tro. Anh tự ý bán đi con bò sữa – gia tài duy nhất của gia đình, gom tiền đưa cho bé Út. Biết chuyện, bố thở dài, mẹ lặng lẽ, bé Út khóc thút thít… anh cười, “ Út ráng học ngoan…”

Miệt mài 4 năm ĐH, Út tốt nghiệp loại giỏi, được nhận ngay vào công ty nước ngoài, lương khá cao… Út hớn hở đón xe về quê…

Vừa bước vào nhà, Út sững người trước tấm ảnh của anh trên bàn thờ nghi ngút khói… Mẹ khóc, “ Tháng trước, nó bị tai nạn khi đang phụ hồ…lúc hấp hối, biết con đang thi tốt nghiệp, nó dặn đừng nói con biết…”

 

Đưa đón

Nội từ quê vào thăm, mang quà quê vào cho cháu, nào là bánh đa gạo nếp, có cả chục trái dừa khô.

Thấy nội lỉnh kỉnh vất vả, con trách bố: Sao không đón nội. Bố bảo: Bận quá.

Ngoại nước ngoài về thăm quê. Các cậu, dì thuê hẳn một xe ôtô đi đón. Bố cũng đóng cửa hàng nghỉ buôn bán vài hôm, để cùng đi đón ngọai. Bố bảo: Ai cũng có mặt, bố không đi ngoại trách.

..............................

Đợi

“Mẹ ơi, sao bà hay ngồi ngoài cửa chiều chiều thế mẹ? Bà lãng mạn quá mẹ nhỉ! ” Nó cười tít mắt, tưởng tượng vu vơ ở chân trời nào chả rõ. Mẹ chẳng nói gì, chỉ lặng im, lâu lâu lại ngẩn lên nhìn bà, mắt mẹ thoáng buồn, nó chẳng hiểu vì đâu…

Sau đó nó biết ông khi xưa đi chiến trường không về, bà thì luôn bảo ông “chưa” về nên hay ra ngồi ngoài ngõ đợi.

Có lúc nó dỗi bà, bảo bà không chơi với nó mà cứ ngồi đợi ông “Ông không về đâu, ông chết rồi! ” Nó hét lên giận dữ, khóc thảm thiết. Bà vuốt má nó nựng nịu, rồi cõng nó vào trong.

Mãi sau này, khi bà mất đi, mẹ kể nó nghe rằng: bà muốn đợi ông về, dẫn hồn ông đi kẻo lạc. Bà sợ năm tháng dài, mấy con ngõ trở thành lạ xa.

Nó lặng im thẫn thờ, mắt thả về miên man… thấy nhớ bà vô hạn…

Rồi chiều chiều, cũng tự khi nào không biết, nó ngồi trước hiên nhà, đợi bà ngang qua…

...........................................

Xa xứ

Em tôi học đến kiệt sức để có một suất du học.

Thư đầu viết: "ở đây, đường phố sạch đẹp, văn minh bỏ xa lắc nước mình…"

Cuối năm viết: "mùa đông bên này tĩnh lặng, tinh khiết như tranh, thích lắm…"

Mùa đông sau viết: "em thèm một chút nắng ấm quê nhà, muốn được đi giữa phố xá bụi bặm, ồn ào, nhớ chợ bến xôn xao lầy lội… Biết bao lần trên phố, em đuổi theo một người châu Á, để hỏi coi có phải người Việt không…"

.................................................. ....

Bàn tay

Hai đứa cùng trọ học xa nhà, thân nhau. Lần vào quán nước, sợ tôi không đủ tiền trả em lòn tay xuống gầm bàn đưa tôi ít tiền. Vô tình đụng tay em...

 

Mềm mại.

Ra trường, hai đứa lấy nhau. Sống chung, em hay than phiền về việc xài phí của tôi. Bận nọ tiền lương vơi quá nửa đem về đưa em... Chợt nhận ra tay em có nhiều vết chai.

Tự trách, mấy lâu mình quá vô tình.

.................................................. ..

Ba

Học lớp 12, tôi không có thời gian về nhà xin tiền ba như 2 năm trước. Vì thế, tôi viết thư cho ba rồi ba đích thân lên đưa cho tôi. Từ nhà đến chỗ tôi trọ học chừng 15 km. Nhà nghèo không có xe máy, ba phải đi xe đạp. Chiếc xe gầy giống ba…

Cuối năm, làm hồ sơ thi đại học, tôi lại nhắn ba. Lần này, sau khi đưa cho tôi một trăm ngàn, ba hỏi:”Có dư đồng nào không con?”. Tôi đáp: “Còn dư bốn ngàn ba ạ”. Ba nói tiếp:”Cho ba bớt hai ngàn, để lát về, xe có hư như lần trước thì có tiền mà sửa”.

Ba về, tôi đứng đó, nước mắt rưng rưng…

...........................................

Ăn cơm (Nguyễn Thanh Bình)

Thằng Tèo ngồi tiu nghỉu. Tựa lưng vào cây trứng cá bên hông nhà, thỉnh thoảng nó giơ tay gạt nước mắt.

Không biết chuyện gì? Cả buổi sáng nay ba má nó liên hồi ẩu đả. Bỏ ông táo lạnh tanh. Giờ mỗi người mỗi góc.

Rồi cuộc chiến lại tiếp tục. Từ võ ba càng chuyển sang võ miệng. Bỗng má nó lớn giọng :

- Ông ăn chả, tôi ăn nem. Mặc xác ông!

Đến đây, cái bao tử thúc giục, Tèo tham chiến :

- Con không thèm ăn thứ đó, con chỉ muốn ăn cơm thôi!

 

(Quỳnh Châu)

Ba nó bỏ đi lúc nó còn đỏ hỏn. Ngoại và mẹ nuôi nó trong nghèo khó. Đau khổ - Và cả hạnh phúc. Được vài năm, cái đói nghèo cướp mất ngoại. Thiếu hơi bà, nó ngằn ngặt khóc đêm.

Mẹ chỉ ôm nó vào lòng, để tay lên ngực trái dỗ dành : "Ngoại có đi đâu!Ngoại ở đây mà!". Vậy là nó nín.

Rồi mẹ cũng theo bà. Hôm tang mẹ, thấy dì khóc, nó bảo :"Mẹ có đi đâu!Mẹ ở đây mà!" rồi lấy tay đặt lên ngực trái, chỗ trái tim. Nó dỗ thế mà dì chẳng nín, lại ôm nó khóc to hơn.

 

Cái bóng (Hải Âu)

Ông luôn phàn nàn về cuộc hôn nhân sắp đặt sẵn mà gia đình dành cho mình. Ông chê bà ít học, chẳng tương xứng với sự lịch lãm của ông. Mọi việc ông thường tự quyết, chẳng coi bà vào đâu. Bà tồn tại bên ông như cái bóng lặng lẽ trong cuộc sống chung có nhiều thăng trầm.

Một ngày, bà nhẹ bỏ ông sau một cơn bạo bệnh. Ông ra vào ngẩn ngơ như thể đang kiếm tìm. Nhà thiếu bà, ông mới thấy rõ những khỏang trống. Ông nhận ra sự lịch lãm cũng chẳng tạo nên được một gia đình nếu thiếu đi sự hy sinh, chịu đựng âm thầm của bà..

 

Bố và con (Trần Ninh Bình)

Anh phụ trách công việc giao tế ở một công ty, lúc nào cũng tươi tắn, lịch sự và hòa nhã. Sau một ngày làm việc mệt mỏi, buổi tối tắm rửa xong, đang nằm đọc báo trên giường trải drap trắng toát thì con bé bốn tuổi, mồ hôi mồ kê, chân tay lấm láp trèo lên. Anh cau mặt gắt con sao không chịu đi rửa chân tay trước. Con bé mếu máo :" Bố ơi, từ sáng tới giờ bố chưa mi con cái nào!"

 

Cha tôi (Nguyễn Minh Hiếu)

Mẹ bỏ đi theo người khác. Cha ở vậy nuôi chúng tôi. Hơn 20 năm. Tôi và anh Hai đều có gia đình. Ngòai 60, bỗng cha tôi dường như trẻ lại. Ông năng chải chuốt, đi lại và xài tiền nhiều hơn. Chúng tôi nghĩ ông có nhân tình và đối xử có phần nghi ngại. Ông vẫn không nói.

Tôi tìm đến bệnh viện, quyết định cho người tình của cha tôi một trận. Chợt tôi lặng người đi vì người cha đang chăm sóc là mẹ. Thấy tôi, ông gượng nói : "Ba sợ các con còn giận mẹ...".

Mồ côi (Nguyễn Văn Hùng)

Đêm đông, nằm cạnh bố, cu Hải co ro thì thầm : Giá như mẹ đừng "đi xa", thì giờ này con được nằm giữa ấm biết mấy. Chứ có hai bố con mình, ai cũng lạnh.

Bố cu Hải vỗ về con, rồi nói : Con đừng lo, mẹ xa rồi, có dì thay mẹ chăm con. Cu Hải không hiểu nhưng cũng thấy mừng, vì nhà có thêm người đỡ vắng lạnh.

Mùa đông sau, Hải co ro nằm một mình lại nghĩ : Giá như đừng có dì nhỉ thì bây giờ mình đỡ lạnh một bên...

 

NGÀY SINH NHẬT ĐẦU TIÊN VÀ CUỐI CÙNG- DIỆU AN

Chưa đến ngày sinh nhật, còn đến khoảng hai, ba tháng, vợ đã lo nghĩ đến sinh nhật của chồng, con. Rồi chồng lo sinh nhật của vợ con, và con lo ngày mừng tuổi cho ba mẹ. Duy chỉ một người, không ai lo đến - ông nội già yếu. Và cho đến một ngày - ngày ông nội mất.

Chồng hỏi vợ: Sinh nhật ông ngày nào?

Vợ hỏi lại chồng: Ngày nào là ngày sinh của ông?

Con cái hỏi cha mẹ: Ông sinh ngày tháng nào?

Vậy là cả con, dâu, cháu, chắt phải đi tìm ngày sinh cha ông trong chứng minh nhân dân đề làm bia mộ cho ông.

Đó là ngày sinh nhật đầu tiên và cuối cùng của ông.

 

Lát nữa về (Phạm Thu Hiền)

Anh chị lấy nhau được 5 năm. Gia đình bất hòa nhưng có đứa con cũng đỡ phần nào.

Ngày ngày, khi chị đi làm, đứa con nhỏ ba tuổi thường khóc đòi chị. Chị dỗ dành :

- Nín đi con ! Lát mẹ về.

Năm sau, anh chị ly dị. Tòa cho anh nuôi đứa bé. Chị ôm nó khóc. Nó nhìn chị, ngây thơ :

- Nín đi mẹ ! Con đi chơi với ba, lát con về..

 

Con trai (Linh Diệu)

Bà Nội sanh mỗi mình bố.

Mẹ cũng chỉ có mỗi Bé thôi. Mẹ sanh phải mổ mà.

Bé đã lên 5, thích em trai lắm. Bố cũng vậy. Bà Nội thì khỏi nói, lúc nào ôm Bé cũng thở dài : Phải chi...

Một hôm Mẹ khóc - Rồi Mẹ nằm vùi, lặng ngắt , xanh xao. Cả nhà tự nhiên im ắng hẳn. Suốt tuần.

Bố với Bà Nội đem về cho Mẹ một chú nhóc thật xinh. Bé thì mê mẩn, nhưng Mẹ chẳng khỏe lên tí nào. Mẹ bảo : Bố đổi em bé bằng trái tim Mẹ đấy!

 

Vòng cẩm thạch (Jang My)

Cha kể, cha chỉ ao ước tặng mẹ chiếc vòng cẩm thạch.Tay mẹ trắng nõn nà đeo vòng cẩm thạch rất đẹp. Mỗi khi cha định mua, mẹ cứ tìm mọi cách từ chối, lúc mua sữa, lúc sách vở, lúc tiền trường...Đến khi tay mẹ đen sạm, mẹ vẫn chưa một lần được đeo.

Chị em hùn tiền mua tặng mẹ một chiệc thật đẹp. Mẹ cất kỹ, thỉnh thoảng lại ngắm nghía , cười :

- Mẹ già rồi, tay run lắm, chỉ nhìn thôi cũng thấy vui.

Chị em không ai bảo ai, nước mắt rưng rưng.

 

Cần thiết (Description: 😭)

Ngày cô theo gia đình định cư ở nước ngoài, Thầy buồn nhiều vì cảm thấy trống vắng, cô đơn. Nhiều năm trôi qua, Thầy vẫn ngày hai buổi ăn cơm tiệm, một mình một bóng đi về. Đã bao lần cô gợi ý đón Thầy sang, nhưng Thầy nhất quyết từ chối. Cuộc đời thầy gắn bó với trường lớp đã bao năm, làm sao nỡ dứt bỏ.

Một lần gọi điện thoại về thăm, cô dè dặt hỏi : "Anh có cần gì cứ nói, em sẽ gởi về liền". Cười buồn, Thầy ôn tồn đáp : "Anh chỉ cần em".

 

Nuôi mẹ (Nguyễn Thị Thao)

Con ở Đức về, giàu có, đón mẹ ra nuôi.Con dâu hồ hởi, cơm quà cho mẹ chu đáo. Giường mẹ màn mới, quạt riêng.

Mẹ như vàng.

Chồng biếu mẹ mọi thứ. Thương mẹ, anh hay gần gũi, trò chuyện, lại gởi quà về quê. Vợ nhìn soi mói. Bữa ăn thiếu đậm đà. Tối đến màn chẳng mắc. Lạnh nhạt...

Mẹ thành bạc.

Mẹ ốm, nằm một chỗ, khó ăn, khó ngủ, ho... Chồng chăm mẹ. Một mình vất vả mọi việc, vợ bực bội và lạnh lùng : "Xem thế nào đưa mẹ về quê..."

Mẹ thành rác vứt bờ tre.

 

Xót xa

Tần tảo dành dụm những đồng tiền lẻ từ mớ rau, củ khoai, con cá con tôm bắt được để gởi lên cho chị Hai ăn học. Tốt nghiệp Đại học Văn hóa – Nghệ thuật – Du lịch, chị Hai ở luôn trên Thành phố làm Phó giám đốc cho một công ty Đầu tư và phát triển Du lịch tại Sài Gòn. Mãi đến hôm nay – dễ chừng gần ba năm – chị Hai mới về. Cả nhà khôn xiết vui mừng. Má lật đật chèo xuồng đến chợ nổi mua đồ về làm bữa cơm thịnh soạn:

- Tội nghiệp chị Hai tụi bay, hồi giờ có được bữa ăn nào đàng hoàng, tử tế đâu?

Đang ăn, chị Hai bỗng giật mình, lấy đũa khều một sợi tóc từ trong đĩa lòng xào ra:

- Ai làm bê bối và cẩu thả thế này? Kiểu này ở nhà hàng họ đã đổ vào thùng nước cơm! Khách du lịch mà biết, chỉ có nước đóng cửa dẹp tiệm! Sạt nghiệp là cái chắc!

Nói xong, chị Hai đứng dậy, nhanh chân bước lên nhà trên.

Từ nãy giờ, má ngồi đó, im lìm như tượng đá. Thằng Út cầm sợi tóc lên săm soi một lúc rồi la to lên, giọng còn ngọng nghịu:

- Sợi tóc bạc hơn một nửa rồi má ơi!

 

Tô mì

Vào một buổi chiều mùa xuân lạnh lẽo, trước cửa quán xuất hiện hai vị khách rất đặc biệt, một người cha và một người con. Nói đặc biệt là bởi vì người cha bị mù. Người con trai đi bên cạnh cẩn mẫn dìu người cha. Cậu con trai trạc mười tám mười chín tuổi, quần áo đơn giản, lộ rõ vẻ nghèo túng, nhưng từ cậu lại toát lên nét trầm tĩnh của người có học, dường như cậu vẫn đang là học sinh..

Cậu con trai tiến đến trước mặt tôi: "Cho hai bát mì bò!", cậu nói to. Tôi đang định viết hoá đơn, thì cậu ta hướng về phía tôi và xua xua tay. Tôi ngạc nhiên nhìn cậu ta, cậu ta nhoẻn miệng cười biết lỗi, rồi chỉ tay vào bảng giá treo ở trên tường, phía sau lưng tôi, bảo tôi rằng chỉ làm 1 bát mì cho thịt bò, bát kia chỉ cần rắc chút hành là được. Lúc đầu, tôi hơi hoảng, nhưng sau đó chợt hiểu ra ngay. Hoá ra, cậu ta gọi to hai bát mì thịt bò như vậy là cố tình để cho người cha nghe thấy, thực ra thì tiền không đủ, nhưng lại không muốn cho cha biết. Tôi cười với cậu ta tỏ vẻ hiểu ý.

Nhà bếp nhanh nhẹn bê lên ngay hai bát mì nóng hổi. Cậu con trai chuyển bát mì bò đến trước mặt cha, ân cần chăm sóc: "Cha, có mì rồi, cha ăn đi thôi, cha cẩn thận kẻo nóng đấy ạ!". Rồi cậu ta tự bưng bát mì nước về phía mình. Người cha không vội ăn ngay, ông cầm đũa dò dẫm đưa qua đưa lại trong bát. Mãi lâu sau, ông mới gắp trúng một miếng thịt, vội vàng bỏ miếng thịt vào bát của người con. "An đi con, con ăn nhiều thêm một chút, ăn no rồi học hành chăm chỉ, sắp thi tốt nghiệp rồi, nếu mà thi đỗ đại học, sau này làm người có ích cho xã hội." Người cha nói với giọng hiền từ, đôi mắt tuy mờ đục vô hồn, nhưng trên khuôn mặt đầy nếp nhăn lại sáng lên nụ cười ấm áp. Điều khiến cho tôi ngạc nhiên đó là, cái cậu con trai đó không hề cản trở việc cha gắp thịt cho mình, mà cứ im như thóc đón nhận miếng thịt từ bát của cha, rồi lại lặng lẽ gắp miếng thịt đó trả về.

Cứ lặp đi lặp lại như vậy, dường như thịt trong bát của người cha cứ gắp lại đầy, gắp mãi không hết. "Cái quán này thật tử tế quá, một bát mì mà biết bao nhiêu là thịt." Ông lão cảm động nói. Kẻ đứng ngay bên cạnh là tôi, chợt toát hết cả mồ hôi, trong bát chỉ có vài mẩu thịt tội nghiệp, quắt queo bằng móng tay, lại mỏng chẳng khác gì xác ve. Người con trai nghe vậy vội vàng tiếp lời cha: "Cha à, cha ăn mau ăn đi, bát của con đầy ắp không biết để vào đâu rồi đây này. " "Ừ, ừ, con ăn nhanh lên, ăn mì bò thực ra cũng có chất lắm đấy."

Hành động và lời nói của hai cha con đã làm chúng tôi rất xúc động. Chẳng biết từ khi nào, bà chủ cũng đã ra đứng cạnh tôi, lặng lẽ nhìn hai cha con họ. Vừa lúc đó, cậu Trương đầu bếp bê lên một đĩa thịt bò vừa thái, bà chủ dẩu dẩu môi ra hiệu bảo cậu đặt lên bàn của hai cha con nọ. Cậu con trai ngẩng đầu tròn mắt nhìn một lúc, bàn này chỉ có mỗi hai cha con cậu ngồi, cậu ta vội vàng hỏi lại: "Anh để nhầm bàn rồi thì phải?, chúng tôi không gọi thịt bò." Bà chủ mỉm cười bước lại chỗ họ: "Không nhầm đâu, hôm nay chúng tôi kỉ niệm ngày mở quán, đĩa thịt này là quà biếu khách hàng. " Cậu con trai cười cười, không hỏi gì thêm.

Cậu lại gắp thêm vài miếng thịt vào bát người cha, sau đó, bỏ phần còn thừa vào trong một cái túi nhựa. Chúng tôi cứ im lặng chờ cho hai cha con ăn xong, rồi lại dõi mắt tiễn hai cha con ra khỏ quán. Mãi khi cậu Trương đi thu bát đĩa, đột nhiên kêu lên khe khẽ. Hoá ra, đáy bát của cậu con trai đè lên mấy tờ tiền giấy, vừa đúng giá tiền của một đĩa thịt bò, được viết trên bảng giá của cửa hàng. Cùng lúc, Tôi, bà chủ, và cả cậu Trương chẳng ai nói lên lời, chỉ lặng lẽ thở dài, mỗi người theo đuổi một ý nghĩ riêng.


THẬT VÀ GIẢ.

Có một cụ Ông, dùng rất nhiều tiền của mình để sưu tầm đồ cổ. Vợ của Ông qua đời sớm, để lại cho Ông 3 đứa con trai giờ đã có gia đình ra riêng, Còn Ông thì sống một mình, con cái không ở bên cạnh, may thay lúc già, Ông có một người học trò theo Ông học sưu tầm đồ cổ, cận kề bên Ông.
Nhiều người cho rằng: “Nhìn cậu thanh niên này, công việc của bản thân không làm, mà ngày nào cũng bên cạnh Ông cụ, nhìn có vẻ rất hiếu thuận”. Hẳn rằng, thanh niên này chỉ vì tiền và khối gia sản của Ông.
Con cái Ông nhắc nhở Ông phải cẩn thận, đừng để thanh niên kia lừa.“Ba đương nhiên biết mà”, Ông nói như thế, “Ba cũng đâu có ngốc”.
Cuối cùng vào ngày Ông qua đời, khi luật sư tuyên bố di chúc, ba người con đến, người học trò cũng đến. Sau khi di chúc tuyên phán, mặt ba người con đều biến sắc, vì tài sản của Ông được chia làm bốn phần, có phần của cậu học trò nữa.
Trong di chúc Ông viết rằng :
“Tôi biết rằng có thể người học trò này vì tham tiền của tôi, nhưng trong lúc già yếu, thật chỉ có cậu ấy bên cạnh và chăm sóc tôi. Cậu ấy cũng chả đòi hỏi gì ở tôi.
Cứ cho là con cái tôi yêu thương tôi thật lòng, nhưng cũng chỉ là nói trên miệng, đặt trong lòng, lại không đến chăm tôi, như thế yêu thật lại thành giả.
Ngược lại, coi như người học trò này của tôi đối với tôi đều là giả, “giả dối” đến mười mấy năm, nhưng một câu oán trách cũng không có, luôn kề cận cùng tôi và cuối cùng giả lại như thật"

 
Truyện ngắn=Tâm và Phật
Thiên đường địa ngục
 Một vị tướng quân đến gặp thiền sư Ekaku hỏi:
- Bạch thầy, thiên đường hay địa ngục có thật hay không?
- Thế ngài là ai?
- Tôi là tướng quân.
Bất ngờ, thiền sư cười lớn:
- A ha! Thằng ngốc nào cho ông làm tướng vậy, trông ông giống một anh hàng thịt.
Tướng quân nổi giận, rút gươm:
- Tao băm xác mi ra!!!
Thiền sư vẫn điềm tĩnh:
- Này là mở cửa địa ngục.
Chợt giác ngộ, vị tướng sụp xuống lạy:
- Xin... xin thầy tha lỗi cho cử chỉ thô bạo vừa rồi của tôi.
Thiền sư Ekaku mỉm cười:
- Này là mở cửa thiên đường.
Lời bình:
Thiên đường, địa ngục không phải là chỗ con người tới sau khi chết mà nó ở đây và ngay bây giờ!
Lành, dữ đều do tư tưởng. Cửa thiên đường địa ngục mở ra bất cứ lúc nào.

- Thiên đàng địa ngục đều do tâm tạo
 Có một bà lão biệt danh “mụ già hay khóc.” Trời mưa, mụ cũng khóc, trời không mưa mụ cũng khóc. Có người hỏi mụ:
- Bà lão ơi, sao bà lại khóc?
- Tôi có hai con gái, cô chị bán giày vải, cô em bán dù. Khi trời nắng ráo, lão nghĩ tới con em bán dù không được. Khi trời mưa, lão lại lo cho con chị, mưa gió không có khách nào chịu mua giày.
- Lão nên nghĩ rằng khi trời đẹp đứa lớn sẽ bán được, khi trời mưa đứa nhỏ bán dù rất chạy.
- À, ông có lý.
Từ đó, “mụ già hay khóc” thôi khóc. Bà lão cười suốt ngày dù trời mưa hay nắng.
Lời bình:
Một điều lợi hay bất lợi sẽ tùy thuộc vào cách nhìn, cách suy nghĩ của bạn.

- Sống trong hiện tại
 Phật hỏi đệ tử:
- Cuộc sống người ta được bao nhiêu?
Các đệ tử thay nhau trả lời:
- 80 năm.
- Sai.
- 70 năm.
- Còn sai.
- 60 năm.
- Sai.
- Vậy người ta sống bao lâu?
Phật mỉm cười đáp
- Đời người chỉ thuộc trong vòng hơi đang thở.
Lời bình:
Đừng ỷ vào quá khứ và cái sắp tới, hãy sống với thực tại.

- Phật tại gia
 Yangpu về tỉnh Sichuan định tâm tìm kiếm Bồ Tát.
Trên đường đi, Yangpu gặp một nhà sư. Nhà sư hỏi:
- Cậu đi đâu đấy?
- Tôi đi cầu Bồ Tát.
- Bồ Tát ở xa, chi bằng đi tìm Phật có hơn không?
- Tìm Phật ở đâu bây giờ?
- Khi cậu về nhà, thấy người đón cậu trên mình khoác cái mền, chân xỏ dép trái, đó chính là Phật.
Theo lời, cậu về nhà thì trời đã khuya. Mẹ cậu nghe con gọi cửa mừng quá vội khoác mền lên người, xỏ dép trái. Bà chạy ào ra mở cửa và khi Yangpu thấy mẹ mình như vậy thì đứng chết lặng.
Lời bình:
Người ta đi tìm chân lý nhưng điều cần là thực thi ngay ở trong lòng mình; Không thì khó mà gặp được.

- Ngón tay chỉ mặt trăng
 Sư Wu Jincang hỏi Lục Tổ Huệ Năng:
- Con đọc kinh “Đại Bát Niết Bàn” bao năm rồi mà vẫn chưa hiểu. Xin tổ sư soi sáng cho.
Lục Tổ Huệ Năng cầm quyển kinh đưa cho ni sư, nói:
- Ta không đọc được chữ, con hãy đọc, ta sẽ giúp con hiểu.
Jincang rất ngạc nhiên hỏi:
- Tổ không đọc chữ sao ngài hiểu thông nghĩa được?
Lục Tổ Huệ Năng thủng thỉnh đáp:
- Chân lý không dựa vào chữ nghĩa. Nó giống như trăng soi trên trời. Trong trường hợp này, chữ nghĩa giống như ngón tay trỏ vậy. Ngón tay chỉ trăng mà nó không phải là trăng. Xem trăng có cần ngón chỉ không?
Lời bình:
Ngôn ngữ văn tự đều là biểu tượng diễn tả chân lý. Đừng lầm chữ nghĩa với chân lý như đã lầm ngón tay với mặt trăng.

- Định mệnh nằm trong bàn tay
 Thời xưa, có vị tướng quyết tấn công địch dẫu quân địch mạnh hơn gấp nhiều lần. Trên đường tiến quân, ông dừng chân ở một đền thờ cầu nguyện, xin giúp đỡ. Sau đó, ông rút ra một đồng xu và nói lớn với quân sĩ:
- Bây giờ, ta sẽ lấy đồng xu để xin keo. Nếu là sấp, quân ta sẽ thắng còn ngửa thì quân ta sẽ bại. Chúng ta phó mặc mạng sống cho định mệnh.
Đồng xu bay lên, xoay mấy vòng và rơi xuống đất.
Ba quân reo hò phấn khởi:
- Sấp rồi! Chúng ta sẽ thắng! Hãy xông lên chà nát quân thù!
Sau trận chiến, toàn bộ quân địch hùng hậu đông đảo bị đánh bại hoàn toàn. Vị phó tướng vui vẻ nói với tướng quân:
- Không ai có thể thay đổi được bàn tay định mệnh.
Tướng quân chỉ mỉm cười không đáp. Ông xoè tay đưa đồng tiền ra. Cả hai mặt đồng xu đều là mặt sấp.
Lời bình:
Thiên đàng rất công bằng đối với tất cả mọi người, không thiên vị không dành riêng cho ai. Sự giúp đỡ duy nhất mà bạn có được chính ngay từ bản thân của bạn!!!

- Ai đó
 Kitagaki, Thống đốc tiểu bang Kyoto , đến viếng đền Tofuku để thăm Keichu - vị sư trưởng đền này.
Đệ tử của Keichu vào báo:
- Kitagaki, Thống đốc Kyoto muốn diện kiến thầy.
Sư trưởng trả lời:
- Ta không biết Thống đốc nào cả.
Đệ tử chạy ra nói với Kitagaki:
- Thầy tôi yêu cầu ngài lui gót vì không quen Thống đốc nào cả.
Kitagaki hiểu ra:
- Nếu vậy, hãy báo với thầy anh có Kitagaki muốn diện kiến.
Đệ tử nói:
- Để tôi thử lần nữa.
Lần này, sư trưởng ra đón tận nơi:
- Ồ! Kitagaki đấy à. Mời vào nhà.
Lời bình:
Danh vọng, địa vị, sự thành công và sự giàu có thường có khuynh hướng gia tăng cái tôi của người ta. Vì vậy, người ta sẽ lạc lối, giống như người lạc đường không thể về nhà được.

- Càng vội càng chậm
 Một thanh niên nọ lên núi tìm kiếm sĩ lừng danh để học kiếm thuật. Anh ta hỏi vị sư phụ:
- Thưa thầy, nếu con luyện tập chuyên cần thì phải bao lâu mới thành kiếm sư?
- Có lẽ 10 năm.
- Cha con đã già rồi và con phải chăm sóc ông. Nếu con luyện tập chuyên cần hơn nữa thì mất bao lâu?
Lặng yên suy tư một lúc, vị sư phụ đáp:
- Trường hợp này có lẽ phải 30 năm.
Anh thanh niên không giấu được vẻ nôn nóng:
- Trước thầy bảo 10 năm, bây giờ 30 năm. Con sẽ vượt qua mọi trở lực để nắm vững kiếm thuật với thời gian ngắn nhất.
Vị sư phụ mỉm cười:
- Thế thì anh cần phải ở lại đây 70 năm.
Lời bình:
Những người quá nóng nảy muốn đạt đến kết quả thì hiếm khi thành công.

- Đèn đã tắt
Một anh mù đến từ giã bạn mình. Người bạn cho anh một cây đèn lồng. Anh mù cười hỏi:
- Tôi đâu cần đèn lồng. Với tôi, sáng hay tối có gì khác đâu!.
- Tôi biết. Nhưng nếu không mang nó theo, trong bóng tối người khác có thể đụng vào anh.
- Ồ! Vậy thì được.
Đi được một đoạn, bất ngờ anh mù bị một người đâm sầm vào. Bực mình, anh ta quát:
- Bộ không thấy đèn hả?
- Đèn của ông đã tắt từ lâu rồi mà.
Lời bình:
Người nào dùng lời kẻ khác để dạy người có thể giống anh mù này. Đèn đã tắt từ lâu, tuy nhiên anh ta không biết điều đó.

- Thịt nào dở nhất
Punshan Baoji sống vào đời nhà Đường, nghe thấy nhiều người đang mua thịt lợn rừng trên đường.
- Cho tôi một cân thịt nào! Lấy chỗ nào ngon ngon đấy nhé!
Ông hàng thịt trả lời:
- Bà chị ơi, thế phần nào ở đây là thịt dở nào?
Nghe những lời của ông hàng thịt, Punshan bừng tỉnh, lòng khoan khoái.
Lời bình:
Bất cứ phút giây nào của đời sống cũng là giây phút tốt nhất, bất cứ nơi nào mình sống cũng là nơi tốt nhất. Phải chi bạn nhận thức được điều này một cách toàn tâm toàn ý.

- Bình thường tâm
- Bạch thầy, sống theo Đạo một cách siêng năng là thế nào?
- Khi đói hãy ăn, khi mệt hãy ngủ.
- Đó là những điều mà mọi người thường làm mà?
- Không! Không! Hầu hết mọi người đều không làm như vậy. Khi ăn, mọi người đầy những suy tư, ao ước và khi ngủ lại đầy những lo âu.
Lời bình:
Có bao nhiêu người mà mỗi sáng thức dậy mà đầu óc không bận bịu những chuyện quá khứ?
Con người phải vứt bỏ những điều nguy đã gây ra bão tố nội tâm và sống theo bản chất nguyên thủy của họ vì Đạo nằm ngay trong đời sống hằng ngày.

- Thiền trong chén trà
Vị giáo sư đại học đến gặp thiền sư Nan In để tìm hiểu Thiền. Nan In mời ông uống trà. Nan In rót đầy chén trà rồi mà cứ thế rót thêm. Giáo sư nhắc:
- Kìa thầy, chung trà đầy tràn rồi, xin đừng rót nữa.
Nan In cười đáp:
- Giống như chung trà này, đầu óc của ông cũng đầy ắp những quan niệm của ông. Nếu trước tiên, ông không cạn chén thì sao tôi có thể bày tỏ Thiền cho ông được.
Lời bình:
Ai nghĩ đầu mình chứa đầy kiến thức thì điếc trước lời phân giải phải trái. Khi hai người tranh luận, một người thường đưa cái biết của mình vào. Tóm lại, mình chỉ nghe thấy tiếng của mình mà không học thêm được gì cả.

- Con quỷ bên trong
Nhà sư nọ mỗi khi bắt đầu nhập định đều thấy một con nhện khổng lồ làm ông bối rối. Nhà sư liền vấn ý sư Tổ:
- Mỗi khi con bắt đầu nhập định thì luôn có một con nhện khổng lồ xuất hiện, dẫu có đuổi thế nào nó cũng không đi.
-Lần tới, nếu thấy con nhện xuất hiện, con hãy vẽ một vòng tròn to làm dấu xem nó từ đâu đến.
Nhà sư làm đúng như vậy. Khi ông vẽ vòng tròn to vào bụng con nhện, con nhện chạy đi, ông lại có thể tiếp tục thiền định. Sau buổi thiền định, nhà sư rất bối rối khi thấy vòng tròn nằm ngay trên bụng mình.
Lời bình:
Trong cuộc sống, con người gặp phải nhiều xáo trộn và âu lo, phiền nhiễu. Nhưng âu lo tệ nhất thường là từ chính bản thân mình mà ra.

- Điểm đến có một đường đi không cùng
Một tăng đồ hỏi Thiền sư Baling Haojian:
- Nghĩa lý của sư tổ và ý nghĩa của giáo lý có gì giống và có gì khác nhau?
- Khi vịt lạnh, chúng lội xuống nước. Khi chim lạnh chúng đậu trên cây.
Lời bình:
Lạnh vẫn lạnh nhưng phương thức tránh lạnh lại khác nhau. Cùng một mục tiêu nhưng mỗi loài lại có cách riêng của chúng. Để đạt mục tiêu không chỉ có một con đường, không phải ai cũng đi theo một con đường. Hãy khéo chọn...

- Sau khi chết người ta đi về đâu
Hoàng đế Goyozer đang học thiền với thiền sư Gudo Toshoku.
- Bạch thầy, sau khi chết, người ta đi đâu?
- Tôi không biết.
- Tại sao thầy không biết?
- Vì tôi chưa chết.
- ???
Lời bình:
Khi sống, con người nên thưởng thức những vẻ đẹp và bí ẩn của cuộc sống. Không cần quan tâm đến thế giới sau khi chết. Hãy sống trọn hôm nay, đừng lo ngày mai

    NHÂN QUẢ
Truyện ngắn “Người học trò đạp xích lô”, mong được chia sẻ với các đồng nghiệp và các thế hệ học sinh những tâm sự về nghề dạy học.
Kết thúc chuyến đi xa ở Hà Nội, cô giáo đồng nghiệp với tôi trong câu chuyện này trở về trên chuyến tàu Thống Nhất, đến ga Phan Thiết lúc 12 giờ đêm. Cô phát thanh viên đón chào hành khách bằng cái giọng trầm khàn vọng vào đêm sâu làm cho cả con tàu bừng tỉnh giấc. Niềm háo hức của người đi xa, về với nơi thân thuộc gắn bó khiến bước chân tôi nhanh nhẹn lạ thường.
Thoáng một cái tôi đã ở ngoài phố. Thật yên tĩnh: vườn hoa với những chiếc ghế đá trầm ngâm; con đường thoáng đãng, mải miết chạy dài về phía biển. Tôi gọi xích lô để được về thật nhanh với ngôi nhà ấm cúng, nơi có những đứa con kháu khỉnh, mà những ngày xa lòng tôi nôn nao nhớ. Một người đạp chiếc xích lô tiến lại. Dưới ánh điện vàng vọt, tôi thấy đó là một thanh niên dáng dong dỏng, mặc chiếc áo sẫm màu vá nhiều miếng to, chiếc mũ lá rộng vành sụp xuống mặt. Cậu ta còn quá trẻ, tôi đoán vậy.
-Về phố Trần Hưng Đạo bao nhiêu em?
Tôi hỏi giá, vì nghe nói giá xe ban đêm gấp đôi ban ngày, vả lại túi tôi đã cạn sau chuyến đi dài.
-Dạ mười ngàn .
Chàng trai đáp một cách từ tốn và rất nhỏ. Tôi nghĩ, không phải đi bộ quãng đường hai cây số, mà chỉ mất chừng ấy tiền thì không nên đắn đo. Nhưng tôi có quyền mặc cả cơ mà!
-Năm ngàn nhé!
-Dạ.
Tiếng “dạ” có vẻ nhỏ hơn. Tôi lên xe, thầm nghĩ chàng trai này dễ chịu thật, loại người chăm chỉ đây, chắc hoàn cảnh khó khăn nên mới phải làm lụng đêm hôm vất vả thế này.
Thành phố ngủ say. Không có tiếng động nào ngoài tiếng xích xe nhịp đều đều theo đôi chân mải miết của chàng trai. Những vòm cây, những mái nhà tôi đã bao lần đi qua, dừng lại, ngắm nhìn, vậy mà trong đêm, tất cả trở nên lạ lẫm. Tất cả đột ngột hiện ra rồi lặng lẽ lùi vào vắng vẻ.
Tôi yêu sự yên tĩnh này bằng một cảm xúc mới mẻ như lần đầu tiên tôi nhận ra cái thơ mộng của phố xá lúc đêm khuya. Tôi hít sâu vào lồng ngực, hưởng lấy chút không khí trong lành ẩm ướt hơi sương. Chưa kịp nghĩ ngợi gì thì xe đã dừng lại trước cảnh cổng sắt sơn xanh ẩn giữa bờ hoa giấy. Tôi trả tiền, chàng trai không nhận, chỉ vội vã quay xe, rồi nói, vẫn cái giọng rất nhỏ:
-Cô về nghỉ ạ, em đi.
Bây giờ tôi mới ngẩn nhìn chàng trai:
-Phương!
Tôi thốt lên ngạc nhiên, ngỡ ngàng nhận ra cậu học trò lớp 12A mà tôi đang chủ nhiệm. Không nói được gì thêm, tôi đứng trân trân giữa đường nhìn theo bóng Phương lẫn vào phố vắng. Một cảm giác xấu hổ làm tôi đau nhói. Tôi trách mình sao vô tình đến thế? Sao tôi không nhận ra Phương. Phải vì em mặc chiếc áo vá nhiều miếng to? Tôi lại còn mặc cả tiền bạc nữa chứ !Điều này có vẻ mâu thuẫn với những những gì hay ho mà tôi say sưa rao giảng trên lớp. Những ý nghĩ xót xa dày vò khiến tôi đứng ngoài phố một lúc lâu mới gọi người nhà mở cửa. Đêm ấy tôi trằn trọc cho đến khi đài phát thanh thành phố truyền đi bản nhạc quen thuộc đầu tiên trong ngày.
*
Tôi đến lớp với tâm trạng buồn khó tả. Câu chuyện hôm qua giúp tôi hiểu rằng không thể đánh giá học sinh một cách hời hợt, nông cạn. Năm mươi học sinh ngồi đây là năm mươi thế giới bí ẩn. Tâm hồn các em như cầu vồng bảy sắc mà ta bất chợt nhìn thấy nhờ những tia sáng mặt trời.
Phương vẫn ngồi kia, góc cuối lớp, nét mặt không gì đổi khác, mà sao bây giờ tôi mới nhìn kỹ, cái mũi cao thẳng trên khuôn mặt khôi ngô, đôi mắt luôn ngời lên ánh nhìn thông minh và ngay thật. Bao giờ Phương cũng chỉnh tề với mái tóc gọn gàng, áo sơ mi tém trong chiếc quần xanh ngay ngắn.Cái dáng cao và nước da trắng làm nên vẻ thư sinh, khiến tôi không nhận ra em trong “vai” chàng trai đạp xích lô đêm qua.
Tôi nhớ lại những cuộc họp hội đồng giáo dục, nhiều ý kiến phản ánh tình hình học sinh. Để tiếp tục cắp sách đến trường đối với các em không đơn giản chút nào. Có em phải bán trứng luộc trên tàu, bán hàng rong ngoài bờ biển, gánh nước thuê, đạp xích lô… Tôi cho rằng đó là những thực tế không tránh khỏi, nhưng lại đinh ninh rằng lớp tôi không có những trường hợp như vậy, bởi vì ánh mắt các em bình thản, vô tư lắm. Hoá ra lâu nay tôi toàn nhận xét học sinh theo cảm tính. Tôi có biết đâu, đằng sau tiếng cười hồn nhiên của các em là một cuộc sống đầy vất vả, lo toan.
Tôi không thể làm ngơ trước một học trò như Phương được. Tôi phải tìm hiểu hoàn cảnh, tâm tư của em, ý nghĩ đó thúc bách tôi mạnh mẽ. Giờ nghỉ, tôi gọi Phương ra hành lang.
-Hôm qua cô có lỗi là không nhận ra em. Cám ơn em đã đưa cô về nhà, nhưng tại sao em lại có vẻ tránh cô thế nhỉ?
-Thưa cô, Em thực sự không muốn cô phải bận lòng nhiều vì chúng em…
-Sao em phải đạp xích lô ban đêm?
-Dạ, em thuê chiếc xích lô này. Chủ xe đi ban ngày, ban đêm họ nghỉ, cho thuê.
-Đêm nào cũng vậy, còn thời gian nào mà nghỉ ngơi?
-Thường lệ cứ 7 giờ tối, em đi các phố đón khách, sau đó lên ga chờ khách xuống tàu. Em về nhà lúc 2 giờ sáng ngủ đến 5 giờ dậy, đi học.
-Ngủ ít vậy mà cô không thấy em ngủ gật?
-Dạ, em quen rồi.
-Cô còn mắc nợ em đấy, chủ nhật cô đến nhà thăm em được chứ?
Phương “dạ” một tiếng rồi đi vào lớp, hoà trong đám học sinh đang gõ bàn hát ầm ĩ. Tôi nghĩ, em không thể sống vô tư.
*
Phương ở trong hẻm một khu phố lao động. Căn nhà chật chội, với những đồ vật sơ sài sắp đặt không được hợp lý lắm. Tất cả muốn nói rằng cái “hậu phương” của em chẳng có gì là vững chắc. Phương kéo ghế, mời tôi ngồi, cử chỉ chững chạc, lễ độ và tự nhiên, không có sự khúm núm mà tôi thường gặp ở một số học sinh. 
Vừa rót nước ra những chiếc ly thủy tinh, em vừa kể:
"Bố em là lính ngụy, mất tích trước giải phóng. Mẹ em cũng mới mất cách đây hai năm. Bệnh hen suyễn đã hành hạ bà suốt cuộc đời. Cho đến giờ em vẫn không thể nào quên hình ảnh mẹ khô gầy, hố mắt trũng sâu, đêm đêm không ngủ được, mẹ phải dựa lưng vào vách, há miệng ra thở những hơi thở khò khè, nặng nhọc. Căn bệnh hiểm nghèo, nên mọi sự chữa chạy đều vô hiệu. Mỗi lần lên cơn khó thở, mẹ co rúm người, vật vã khổ sở. Mẹ bảo chỉ mong chết. Em ước mình là bác sĩ để cứu mẹ. Mẹ mất, cuộc sống chúng em càng khó khăn. Hai đứa em nhỏ cũng đang tuổi ăn học. Mấy lần em tính bỏ học, đi làm kiếm tiền nuôi các em, nhưng xa lớp, xa các bạn, nhớ quá, không chịu nổi. Với lại em ước mơ trở thành bác sĩ nên phải cố gắng cô ạ…”
Bây giờ thì tôi hiểu vì sao Phương học giỏi. Mỗi sự vươn lên để chiến thắng hoàn cảnh, đều có một động lực bên trong. Từ đó, mỗi khi giảng bài, tôi thường nhìn vào mắt em, ở đó niềm hy vọng đang cháy lên và tôi như được tiếp thêm sức mạnh.
*
Bẵng đi một thời gian dài, dễ đến bảy, tám năm, tôi đã là bà giáo thâm niên trong nghề.Bao nhiêu lớp học sinh đi qua cuộc đời, bao nhiêu gương mặt lưu lại trong tâm trí, có những điều bị xoá nhoà, lãng quên, có những niềm vui, nỗi buồn khắc sâu thành kỷ niệm. Tôi bắt đầu ngấm mệt, bắt đầu cảm nhận những bất cập và cả nỗi buồn của nghề dạy học.
Một buổi sáng, sau khi dạy xong bốn tiết văn, tôi bước ra khỏi lớp bỗng thấy đầu choáng váng mắt nhoà đi, cổ họng đau cứng như có vật gì to lắm chẹn lại, ngực tức tựa hồ ai đem đặt vào đó một tảng đá. Tôi ho rũ và khạc ra một cục máu đỏ bầm to bằng đầu ngón tay. Không tin ở mắt mình, tôi nhìn kỹ lại, thì đúng là một cục máu. Tôi bàng hoàng kinh sợ, nghĩ đó là dấu hiệu của bệnh “lao” và rùng mình nhớ đến những đồng nghiệp của tôi đã chết vì lao phổi. Hai mươi năm cầm phấn, viết và nói, tôi đã hít không biết bao nhiêu vi trùng. 
Những hạt bụi trắng, li ti mà những người làm thơ, làm nhạc đã tha thiết ngợi ca. Tuổi trẻ vốn tin vào những gì đẹp đẽ. Tôi cũng một thời thi vị hoá bụi phấn. Cứ để mặc cho phấn nhuộm trắng bàn tay như một bông hoa huệ; Cứ để phấn bám đầy quần áo, rắc mịn màng lên tóc, bay vào mũi, vào miệng, đó mới thật sự yêu nghề, xả thân vì đạo. Cứ gào lên mà giảng, chẳng hề băn khoăn về hai lá phổi Mấy lần thấy đau cuống họng, ngậm vài viên ômai ngòn ngọt, dìu dịu lại nói rất say sưa. Có lúc mệt lử tự dặn mình đừng hăng quá, phí sức, nói nhỏ lại, ít đi, chậm rãi hơn, nhưng gặp chỗ tâm đắc, hứng lên, lại thao thao bất tuyệt. Chợt nhớ mình quá đà thì cổ họng đã sưng tấy lên rồi.
Lần này không thể xem thường, tôi phải đến bệnh viện. Phòng khám khá đông. Tôi lấy cuốn sách “Giáo dục con người chân chính” của Xu-khôm-lin-xki ra đọc, chờ đến phiên mình.
-Chào cô ạ – Một người mặc áo bơ -lu trắng, mang kính cận, nhìn tôi, cười:
-Thưa cô, cô khám bệnh ạ, cô có nhận ra em không?
Trong giây lát, những gương mặt học trò lần lượt hiện lên trong trí nhớ.
-A, Phương! – Tôi khẽ reo lên – Thế ra bây giờ em không tránh cô như dạo trước nữa.
– Dạ. Sau khi tốt nghiệp đại học Y khoa, em về làm việc bệnh viện này. Thưa cô, mời cô vào phòng khám.
Hôm ấy, chính Phương đã khám bệnh cho tôi, đôi mắt em nheo lại, đăm chiêu dõi theo từng nhịp thở của tôi qua chiếc ống nghe. Sự bình tĩnh và thành thạo của Phương làm cho tôi hoàn toàn tin cậy. Tôi đâu còn là cô giáo của em như ngày nào trang nghiêm trên bục giảng. Tôi là bệnh nhân, còn em là thầy thuốc. Phương đưa tôi đến phòng khám tai mũi họng, khoa X quang chụp phổi. Cử chỉ của Phương lẹ làng dứt khoát, tôi chỉ biết phục tùng như một cái máy. 
Sau đó, tôi đến ghế đá vườn hoa giữa bệnh viện ngồi chờ kết quả xét nghiệm. Một chiếc lá xanh non khẽ chạm vào tay tôi như một cử chỉ dịu dàng. Chẳng có cơn gió nào giật đi chiếc lá như trong truyện của O. Henry. Vây quanh tôi là muôn nghìn con mắt lá, tràn trề hy vọng. Ngồi ở vườn hoa tôi có thể nhìn toàn cảnh bệnh viện. Một chiếc cáng đưa một bệnh nhân vừa chết xuống Nhà vĩnh biệt, những tiếng khóc dữ dội đi theo.
Một anh thanh niên ngồi ở ghế đá bên cạnh nở một nụ cười sung sướng khi có người đến báo tin vợ anh vừa sinh con trai đầu lòng. Ở đây sự sống và cái chết diễn ra trong khoảnh khắc. Nếu có khi nào ta đứng trong khoảnh khắc ấy sẽ cảm nhận sâu sắc hơn hạnh phúc và khổ đau. Những người thầy thuốc là những chiến sĩ gan góc, họ đang chiến đấu âm thầm, giành lại sự sống, niềm hạnh phúc cho con người, mà sao bây giờ tôi mới thấm thía điều này. Phải chăng, chỉ lúc nào ta là bệnh nhân, bị nỗi đau thể xác dày vò, ta mới suy nghĩ về công lao của người thầy thuốc?
Chị bạn tôi là bác sĩ phàn nàn rằng “nghề Y khổ sở lắm. Mổ bụng người, cắt cả khúc ruột thừa, mà tiền bồi dưỡng không bằng tiền trả cho anh thợ ngồi ở đầu đường vá cái ruột xe”. Ồ, thế thì nghề dạy học của tôi có hơn gì? Tiền bồi dưỡng cho một giờ dạy học ngoài tiêu chuẩn, gọi là giờ phụ trội, chỉ mua được một quả chanh. những chuyện như thế thật vô cùng, làm sao có thể ghi hết bằng vài trang truyện?
Có điều là tôi, chị và tất cả mọi người vẫn sống, vẫn làm việc. Chúng ta là những trí thức không thể lạc quan theo kiểu A-Q (truyện Lỗ Tấn) nhưng chắc chắn còn có một sức mạnh vô hình nào quyết định sự sống của ta. Bát cơm, manh áo, chẳng đơn giản chút nào, nó làm ta chóng mặt. Nhưng đáng sợ hơn khi trái tim ngủ yên, bộ óc ngủ yên…
Có những lúc tôi tưởng mình sắp ngã xuống giữa bục gíảng cao và vững chãi như cái điểm tựa kia. Nhưng rồi lòng tự trọng đã buộc tôi phải đứng lên với một tư thế đàng hoàng. Mỗi giờ dạy thất bại khiến tôi đau đớn hơn cả nỗi đau thể xác. Mỗi một giờ dạy thành công thì niềm hạnh phúc ùa đến ngập tràn, như được hồi sinh. có khác gì niềm vui của người thầy thuốc giành lại sự sống cho người bệnh từ tay thần chết…
Có lẽ tôi sẽ còn nghĩ ngợi miên man nếu Phương chưa trở lại. Em cầm trong tay tấm phim to bằng trang giấy học sinh. Lần đầu tiên tôi nhìn thấy một phần cơ thể của mình trên hình ảnh, hồi hộp, lo âu. Chỉ một lời nói của Phương lúc này là quyết định phần đời còn lại của tôi. Nếu tôi bị lao phổi có nghĩa là tôi phải vĩnh viễn rời xa bục giảng.
Phương giơ tấm phim lên, chỉ vào từng vùng sáng tối giải thích:
– Thưa cô, kết quả xét nghiệm cho thấy tình trạng sức khỏe của cô hiện thời không đáng lo ngại. Không có dấu hiệu bệnh nguy hiểm. Cô chỉ bị yếu phổi. Hiện tượng ho ra máu là do viêm họng, xung huyết. Cô cần được nghỉ ngơi ít ngày và sử dụng thuốc theo chỉ dẫn, nếu thấy trong người còn mệt cô trở lại đây.
Tôi run run đón lấy tấm phim từ tay Phương, khẽ nói “cám ơn em” mà nỗi xúc động như muốn vỡ òa.
Phương tiễn tôi ra cổng bệnh viện. Quãng đường ngắn không cho phép cô trò nhắc nhiều về kỷ niệm, nhưng hình ảnh cậu học trò mặc chiếc áo vá nhiều miếng to, đạp xích lô và căn nhà chật chội trong hẻm hiển hiện trong tâm trí tôi. Sực nhớ điều gì tôi hỏi:
– Hai em của Phương thế nào?
– Dạ, tốt nghiệp đại học hết cả rồi cô ạ. Một đứa Bách khoa, một đứa kinh tế.
– Ôi trời ! Giỏi quá. Làm thế nào mà nuôi nhau ăn học?
– Dạ, cũng tự lao động kiếm sống thôi ạ. Chật vật, gian nan lắm, nhưng rồi cũng qua.
– Em làm cô bất ngờ quá đấy Phương ạ. Sự thành đạt của các em là bài học làm người.
– Em vẫn nhớ, khi giảng bài, cô thường nói: Hạnh phúc chỉ có thể đạt được bằng nghị lực vươn lên không ngừng.
Tôi tin Phương thành thật, vì em nói điều đó sau những trải nghiệm của chính cuộc đời mình.
Chia tay Phương, tôi ra khỏi bệnh viện trong trạng thái nhẹ nhõm như chưa từng đau ốm. Phần vì Phương đã cho tôi biết tôi không bị lao phổi, nhưng lý do quan trọng hơn khiến tôi trở nên khỏe khoắn là vì tôi vừa được chứng kiến “thành quả” của mình.Người thầy giáo thường mang tâm sự buồn vì nghề dạy học vất vả, âm thầm nhưng chẳng bao giờ được nhìn thấy “sản phẩm”. Thì đây, sản phẩm của nghề dạy học là những con người, những thầy thuốc, kỹ sư, nghệ sĩ, nhà kinh tế, nhà lãnh đạo…
Tôi sung sướng nhận ra, với tôi, không có chỗ đứng nào tốt đẹp hơn chỗ đứng trên bục giảng....
Không một hành động nào cho dù nhỏ nhoi, che đậy, giấu kín tới đâu mà không tạo Nhân và không có Nhân nào mà không gây Quả !! Hãy cẩn thận trước khi làm một điều gì ! 

Sưu tầm