Thứ Bảy, 31 tháng 5, 2014

2014 Đại thừa và Tiểu thừa

Đại thừa và Tiểu thừa
Tiểu thừa (zh. 小乘, sa. hīnayāna, bo. theg dman) nghĩa là "cỗ xe nhỏ". Tiểu thừa được một số đại biểu phái Đại thừa (sa. mahāyāna) thường dùng chỉ những người theo "Phật giáo nguyên thuỷ", "Phật giáo Nam Tông" với ý đả kích, miệt thị. Ngày nay ý nghĩa chê bai của danh từ này đã mất đi và nó chỉ còn có tính chất miêu tả. Nhiều nhà nghiên cứu Phật giáo có ý định thay thế danh từ này nhưng không đạt kết quả vì danh từ này đã khắc sâu trong tư tưởng của nhiều Phật tử. Một từ chỉ những vị theo Phật giáo nguyên thuỷ thường gặp trong kinh là Thanh văn(zh. 聲聞, sa. śrāvaka).

Vấn đề Đại thừa và Tiểu thừa

Trước đây những người theo Đại Thừa thường cho rằng giáo lý Nguyên thủy là giáo lý Tiểu thừa không đưa đến quả vị tối hậu thành Phật, chỉ có giáo lý Ðại thừa mới là giáo lý chân chính của Phật. Ngược lại, các nhà sư "Tiểu thừa" thì cho rằng giáo lý Tiểu thừa mới chính là giáo lý nguyên thủy của Phật, còn giáo lý Ðại thừa đã mất đi tính nguyên bản chân thực của lời dạy Đức Phật. Sự bất đồng quan điểm ấy đã làm băng giá mối quan hệ của hai truyền thống cả ngàn năm. Ngày nay với những phương tiện khảo cứu sử liệu, những quan điểm Tiểu thừa và Ðại thừa không còn thích hợp. Qua nghiên cứu, cho thấy rằng:
1.     Thời kỳ Phật giáo Nguyên thủy cho đến thời kỳ Bộ phái (sau Ðức Phật 400 năm) chưa có danh từ Ðại thừa hay Tiểu thừa.
2.     Danh từ Tiểu thừa nên hiểu là Thượng tọa bộ và Thuyết nhất thiết hữu bộ. Ngày nay chỉ còn 2 hệ Tiểu thừa này có mặt trên thế giới.
3.     Từ ít lâu nay người ta có khuynh hướng tránh dùng từ ngữ "Tiểu thừa" vì từ này được dùng bởi những người không hiểu rõ căn bản Đạo Phật và mang tính miệt thị. Do đó, 2 danh từ Phật giáo Bắc Tông và Phật giáo Nam Tông được dùng để phổ biến thay thế.
4.     Giáo lý được phân làm hai truyền thống theo địa lý, truyền thừa, và được gọi là Phật giáo Bắc tông và Phật giáo Nam tông. Phật Giáo Bắc Tông theo khuynh hướng phát triển lời Phật, còn Phật Giáo Nam Tông theo khuynh hướng bảo thủ (giữ nguyên giá trị) lời dạy của Đức Phật và các các vị Thánh Tăng thuyết trong 5 bộ Kinh Nikaya.
5.     Truyền thống Bắc Tông và Nam Tông có những khác biệt, tuy nhiên, những khác biệt ấy không cơ bản. Trái lại, những điểm tương đồng lại rất cơ bản như sau:
1.   Cả hai đều nhìn nhận Ðức Phật Thích ca là bậc Ðạo sư.
2.   Cả hai đều chấp nhận và hành trì giáo lý Tứ thánh đế, Bát chánh đạo, Duyên khởi...; đều chấp nhận pháp ấnKhổ, Không, Vô ngã; đều chấp nhận con đường tu tập: Giới-Ðịnh-Tuệ.
Tóm lại, Kinh tạng Nguyên thủy, hiện nay có 5 bộ, là tập hợp những lời dạy nguyên thủy nhất của Đức Phật là kinh tạng ghi chép lại những lời Phật thuyết và Thánh chúng một cách đầy đủ nhất. Kinh tạng này mang tính thiết thực gần gũi với tâm lý con người và sự sinh hoạt của xã hội Ấn Độ. Ðây là cơ sở giáo lý mà chúng ta lấy làm nền tảng cho mọi nghiên cứu, thực tập. Không nên chê bai Tiểu Thừa hạ liệt, căn cơ yếu kém như tư tưởng trước thời thầy Thích Minh Châu dịch ra Bộ Kinh Nikaya (Kinh Tiểu Thừa).
Tuy nhiên, trải qua hơn 400 năm khẩu truyền và hơn 2000 năm truyền bá, kinh giáo không tránh khỏi sự thêm bớt của người thọ trì(?!), nghĩa là vẫn không mang tính Nguyên thủy "thuần túy". Mặc dù vậy, Đạo Phật có Tứ Diệu Đế là chân lý rốt ráo cùng tột và 3 pháp ấn là 3 chân lý không thể nào chối cãi là "Các pháp hữu vi là Khổ, Vô Thường, Vô Ngã" và pháp vô vi là Vô Ngã. Người học Phật cần phải soi sáng mọi lời dạy (trong Kinh Nam Tông, Bắc Tông hay các tác giả viết sách về Đạo Phật) xem coi nó có mâu thuẫn với Tứ Diệu Đế và Tam Pháp Ấn hay không? Nếu mâu thuẫn thì nên cẩn thận trước những tư tưởng của người khác mà Kinh Kalama, Phật đã dạy trong Tăng Chi Bộ: "- Như vậy, này các Kàlàmà, điều Ta vừa nói với các Ông: "Chớ có tin vì nghe báo cáo, chớ có tin vì nghe truyền thuyết; chớ có tin vì theo truyền thống; chớ có tin vì được kinh điển truyền tụng; chớ có tin vì lý luận suy diễn; chớ có tin vì diễn giải tương tự; chớ có tin vì đánh giá hời hợt những dữ kiện; chớ có tin vì phù hợp với định kiến; chớ có tin vì phát xuất từ nơi có uy quyền, chớ có tin vì vị Sa-môn là bậc đạo sư của mình. ". Nhưng này các Kàlàmà, khi nào tự mình biết rõ như sau: "Các pháp này là bất thiện; Các pháp này là đáng chê; Các pháp này bị các người có trí quở trách; Các pháp này nếu thực hiện và chấp nhận đưa đến bất hạnh khổ đau", thời này Kàlàmà, hãy từ bỏ chúng! Ðiều đã được nói lên như vậy, chính do duyên như vậy được nói lên."
Cũng như Đức Phật đã từng nhấn mạnh nhiều lần về sự khổ và diệt khổ, trong Kinh Ví Dụ Con Rắn, Trung Bộ Kinh: "Này các tỳ kheo, xưa cũng như nay, ta chỉ nói lên khổ và sự diệt khổ".
Đức Phật cũng nhấn mạnh vào Bát Chánh Đạo cần phải tu tập cho đúng nghĩa của nó: “Này Subhadda, trong pháp luật nào không có Bát Thánh Đạo, thời ở đấy không có đệ nhất Sa Môn, ở đấy không có đệ nhị Sa Môn, cũng không có đệ tam Sa Môn, cũng không có đệ tứ Sa Môn. Này subhadda trong pháp luật nào có Bát Thánh Đạo thời ở đấy có đệ nhất Sa Môn, đệ nhị Sa Môn, cũng có đệ tam Sa Môn, cũng có đệ tứ Sa Môn. Những hệ thống ngoại đạo khác đều không Sa Môn. Này suhadda, nếu những vị Tỳ kheo này sống chân chánh, thời đại này không vắng những vị A La Hán”. (Kinh Trường Bộ tập I trang 659, kinh Đại Bát Niết Bàn)
Hoặc như trong Tiểu Bộ Kinh – Samanabramana Sutta – Sa môn chân chánh – Phật Thuyết Như Vậy, Thích Minh Châu dịch Việt, Phật dạy: "Này các Tỳ kheo, những Sa môn và Bà la môn nào không hiểu biết như thật “Ðây là khổ”, không hiểu biết như thật “Ðây là khổ nhân”, không hiểu biết như thật “Ðây là khổ diệt”, không hiểu biết như thật “Ðây là con đường đưa đến khổ diệt” thời này các Tỳ kheo, những Sa môn và Bà la môn ấy không được ta thừa nhận là Sa môn trong hàng Sa môn hay Bà la môn trong hàng Bà la môn, và các tôn giả ấy, ngay trong đời này, cũng không tự mình chứng đạt thắng trí và an trú trong sự thành tựu mục đích của Sa môn và Bà la môn." Nghiên cứu kinh điển Phát triển (Kinh Bắc Tông)và các bài Kinh khác của Nam Tông mà không nắm vững hệ thống Nguyên thủy (Tứ Diệu Đế và 37 phẩm trợ đạo) thì rất thiếu sót, có thể dẫn đến sai lầm nghiêm trọng. Nếu coi Kinh tạng Nguyên thủy là "thấp kém" thì rất là sai lầm và nguy hiểm. Cây đại thọ giáo pháp phải là một cây hoàn hảo từ gốc rễ cho đến ngọn ngành. Tu sĩ Nam Tông và Bắc Tông cần phải lịch sự, khiêm tốn, nhã nhặn, thể hiện sự văn minh, tiếp thu ý kiến của nhau nếu có dịp cùng nhau đàm đạo Phật Pháp. Trên con đường thoát khỏi sự khổ đau, không nên phân cao thấp vì mục đích thắng thua cá nhân. Hãy biết tự tu tập để cứu mình và cứu người khác khỏi sự nghiệt ngã của Khổ Đế.

Phân chia bộ phái

Trong thời kỳ Đức Phật chuyển pháp luân và trước đại hội kết tập kinh điển lần thứ 2, đạo Phật không có tông phái nào. Đó là thời kỳ Đạo Phật Nguyên Thủy hay còn gọi là thuần túy. Trong lần kết tập thứ hai, Tăng-già phân ra thành hai phái: Trưởng lão bộ (zh. 長老部, sa. sthavira) và Đại chúng bộ (zh. 大眾部, sa. mahāsāghika). Giữa năm 280  240 trước Công nguyên, Đại chúng bộ lại được chia thành sáu phái: Nhất thuyết bộ (zh. 說部, sa. ekavyāvahārika), Khôi sơn trụ bộ (zh. 灰山住部, sa. gokulika). Từ Nhất thuyết bộ lại sinh ra Thuyết xuất thế bộ (zh. 說出世部, sa. lokottaravāda). Từ Khôi sơn trụ bộ lại tách ra 3 bộ phái là Đa văn bộ (zh. 多聞部, sa. bahuśrutīya), Thuyết giả bộ (zh. 說假部, sa. prajñaptivāda) và Chế-đa sơn bộ (zh. 制多山部, sa. caitika). Từ Trưởng lão bộ (sa. sthavira) của thời gian đó, khoảng năm 240 trước Công nguyên, phái Độc Tử bộ (zh. 犢子部, sa. vātsīputrīya) ra đời, gồm có bốn bộ phái nhỏ là Pháp thượng bộ (zh. 法上部, sa. dharmottarīya), Hiền trụ bộ (zh. 賢胄部, sa. bhadrayānīya), Chính lượng bộ (zh. 正量部, sa. mitīya) và Mật lâm sơn bộ (zh. 密林山部, sa.sannagarika, sandagiriya). Từ Trưởng lão bộ (sa. sthavira) lại xuất phát thêm hai phái: 1. Thuyết nhất thiết hữu bộ (zh. 說一切有部, sa. sarvāstivāda), từ đây lại nảy sinh Kinh lượng bộ (zh. 經量部, sa. sautrāntika) khoảng năm 150 trước Công nguyên và 2. Phân biệt bộ (zh. 分別部, sa. vibhajyavāda). Phân biệt bộ tự xem mình là hạt nhân chính thống của Trưởng lão bộ. Từ Phân biệt bộ này sinh ra các bộ khác như Thượng toạ bộ (zh. 上座部; pi. theravāda), Hoá địa bộ (zh. 化地部, sa.mahīśāsaka) và Ẩm Quang bộ (zh. 飲光部; cũng gọi Ca-diếp bộ 迦葉部, sa. kāśyapīya). Từ Hoá địa bộ (sa. mahīśāsaka) lại sinh ra Pháp Tạng bộ (zh. 法藏部, sa. dharmaguptaka).

Giáo lý

Tiểu thừa được phát triển mạnh nhất từ khi Phật nhập Niết-bàn đến Công nguyên. Đại biểu phái này cho rằng mình theo sát những lời dạy nguyên thuỷ của Đức Phật, do chính Đức Phật nói ra. Giới luật của Tiểu thừa hoàn toàn dựa vào Luật tạng. Trong A-tì-đạt-ma, Tiểu thừa dựa trên Kinh tạng để phân tích và hệ thống hoá giáo lí của Phật.
Tiểu thừa tập trung tuyệt đối vào con đường đi đến giải thoát Niết Bàn. Tiểu thừa phân tích rõ trạng thái của đời sống con người, bản chất sự vật, cơ cấu của chấp ngã và chỉ ra phương pháp giải thoát khỏi sự Khổ (sa. dukha). Tất cả các trường phái Tiểu thừa đều có một quan điểm chung về sự vật đang hiện hữu: khổ có thật, phải giải thoát khỏi cái Khổ. Giải thoát khỏi luân hồi (sa., pi. sasāra), thoát khỏi sự tái sinh và đạt Niết-bàn (sa. nirvāa) là mục đích cao nhất của Tiểu thừa. Muốn đạt được mục đích này, hành giả phải dựa vào sức mình, độc cư thiền định (Tứ Thiền) và thiền tuệ (Tứ Niệm Xứ). Vì vậy Tiểu thừa quan niệm phải sống viễn li, sống cuộc đời của một bậc tu hành chân chính thanh cao, phạm hạnh đầy đủ, làm gương cho các tu sĩ đời sau. Đối với Tiểu thừa, cuộc sống tại gia khó đưa đến sự giải thoát rốt ráo, nghĩa là đạt đến A la hán, điều này là noi gương theo phạm hạnh của Đức Phật (Đức Thế Tôn) cũng đã xuất gian. Tiểu thừa cũng chấp nhận tại gia, trong Kinh Đại bát Niết Bàn, Trường Bộ Kinh và các bài Kinh khác thuộc Nikaya, tỳ kheo Thích Minh Châu dịch thì các vị tại gia vẫn chứng đắc được Đạo Quả rất nhiều. Hình ảnh tiêu biểu của Tiểu thừa là A-la-hán (sa. arhat), là người dựa vào tự lực tu tập để giải thoát, chứng Niết Bàn giống Phật Thích Ca. Tiểu thừa khăng khăng "bảo thủ" nguyên xi lời Phật mà không ủng hộ "phát triển" thêm lời của Phật, tức là họ không chấp nhận sáng tác Kinh Điển. Tức là Tiểu Thừa không đồng tình với việc "sáng tạo" ra Kinh Đại Thừa rồi gán ghép là lời của Phật nói. Quan điểm như vậy nên người ta cho rằng họ là tiểu thừa, chẳng biết tiếp thu học hỏi giáo lý khác. Đây là sự việc chính gây ra xung khắc đại tiểu. Người học Phật nên nghiên cứu kỹ càng về Kinh của 2 truyền thừa nếu muốn có cái đánh giá đúng đắn, khách quan về 2 thừa. Không nên vì tình cảm, cảm tính cá nhân mà có những lời lẽ sai trái. Niết-bàn đối với Tiểu Thừa là sự đoạn tận tham sân si, thoát khỏi tái sanh luân hồi đau khổ. Mục đích cuối cùng, là kinh nghiệm của sự giác ngộ (phẩm vị A la hán), trong đó, hành giả chứng được vô ngã và từ bỏ tham ái, không còn tái sanh chịu khổ, từ bỏ mọi dính mắc hữu vi và vô vi (Niết Bàn). Đối với Tiểu thừa, Phật là một nhân vật lịch sử, được xem là một con người từ phàm nhân tu thành Phật và là thầy dạy, không phải là hoá thân của một thật thể nào, đối chọi với tư tưởng Tam Thân Phật. Giáo pháp cùng tột của Tiểu thừa gồm có Tứ diệu đế,Duyên khởi (sa. pratītyasamutpāda), Vô ngã (sa. anātman) và luật nhân quả, Nghiệp (sa. karma), 37 phẩm trợ đạo, Ngũ Uẩn, 12 xứ, 18 giới v... Phép tu hành của Tiểu thừa dựa trên Bát chính đạo, mở rộng ra là 37 phẩm trợ đạo được giảng dạy trong Kinh Nikaya, dùng để tu chứng nghiệm Tứ Diệu Đế. Theo quan điểm riêng của Đại thừa (Cỗ Xe Lớn), sở dĩ phái này được gọi là "tiểu thừa" (Cổ Xe Nhỏ) vì—ngược lại với chủ trương của Đại thừa là nhằm đưa tất cả loài hữu tình đến giác ngộ thành Phật giống Phật Thích Ca —phái Tiểu thừa chỉ quan tâm đến sự giác ngộ của cá nhân mình. Chủ trương này xem tiểu thừa là giáo pháp sơ cấp của Phật vì sau đó Phật giảng giáo pháp toàn vẹn hơn, cao cấp hơn là giáo pháp Đại thừa. Tuy nhiên, quan điểm này cần phải xem xét lại thật cẩn thận vì nếu như tiểu thừa có ích kỷ chỉ lo giác ngộ cá nhân mình thì làm sao ngày nay Tam Tạm Kinh Điển Pali (Nikaya) còn tồn tại và lưu truyền cho đến ngày nay? Kinh Tiểu thừa còn được dịch thuật sang Tiếng Anh, Tiếng Miến, Tiếng Việt, Tiếng Thái, Tiếng Camphuchia, Tiếng Tích Lan...? Nếu cho rằng tiểu thừa là giáo pháp sơ cấp là nên xem xét lại vì mục đích của Đạo Phật là Niết Bàn. Điều này được minh chứng là Phật Thích Ca cũng đã đạt Niết Bàn và khám phá ra Tứ Diệu Đế dạy lại cho các đệ tử Thanh Văn. Lại nữa, nếu như lý luận tiểu thừa là sơ cấp mà người ấy không đạt sơ cấp thì làm sao đạt cao cấp? Cho nên có nhiều mâu thuẫn, không hợp lý thực tế nếu như còn chê bai Tiểu Thừa. Người tu sĩ cả Nam Tông và Bắc Tông nên khiêm tốn, lịch sự, văn minh khi có dịp đàm đạo với nhau, cùng nhau tiến bộ, nên ôn hòa đàm đạo xây dựng con đường cứu mình và cứu người. Không nên khinh rẻ xem thường nhau là phạm vào giới luật.
Đại thừa (大乘, sa. mahāyāna), dịch âm Hán-Việt là Ma-ha-diễn-na (摩訶衍那) hayMa-ha-diễn (摩訶衍), tức là "cỗ xe lớn" hay còn gọi là Đại Thặng tức là "bánh xe lớn" là một trong hai trường phái lớn của đạo Phật - phái kia là Tiểu thừa hay Tiểu Thặng, nghĩa là "cỗ xe nhỏ" hay "bánh xe nhỏ" (sa. hīnayāna)
Xuất hiện trong thế kỉ thứ nhất trước công nguyên, phái này tự nhận là cỗ xe lớn nhờ dựa trên tính đa dạng của giáo pháp để mở đường cho một số lớn chúng sinh có thểgiác ngộ. Cả hai Tiểu thừa và Đại thừa đều bắt nguồn từ vị Phật lịch sử Thích-ca Mâu-ni, nhưng khác nhau nơi sự quan tâm về thực hành giáo pháp và tư tưởng.(sa.sarvasattva). Hình tượng tiêu biểu của Đại thừa là Bồ Tát (sa. bodhisattva) với đặc tính vượt trội là lòng bi (sa., pi. karuā). Bộ kinh được xem là kinh văn Đại thừa đầu tiên làBát-nhã bát thiên tụng (般若八千頌, sa. aṣṭasāhasrikā prajñāpāramitā) định nghĩa Đại thừa như sau.

Vấn Ðề Ðại Thừa và Tiểu Thừa

Trước đây ta thường cho rằng giáo lý Tiểu thừa không đưa đến quả vị tối hậu thành Phật, chỉ có giáo lý Ðại thừa mới là giáo lý chân chính của Phật. Ngược lại, các nhà sư Tiểu thừa thì cho rằng giáo lý Tiểu thừa mới chính là giáo lý nguyên thủy của Phật, còn giáo lý Ðại thừa là ngoại đạo. Sự bất đồng quan điểm ấy đã làm băng giá mối quan hệ của hai truyền thống cả ngàn năm. Ngày nay với những phương tiện tiến bộ, mọi mặt trong xã hội đều thay đổi, những quan điểm Tiểu thừa và Ðại thừa không còn thích hợp. Qua nghiên cứu, cho thấy rằng:
1. Thời kỳ Phật giáo Nguyên thủy cho đến thời kỳ Bộ phái (sau Ðức Phật 400 năm) chưa có danh từ Ðại thừa hay Tiểu thừa.
2. Danh từ Tiểu thừa nên hiểu là Thượng tọa bộ  Thuyết nhất thiết hữu bộ. Ngày nay chỉ còn 2 hệ Tiểu thừa này có mặt trên thế giới.
3. Từ ít lâu nay người ta có khuynh hướng tránh dùng từ ngữ "Tiểu thừa" vì một số người không thông hiểu Phật pháp kỹ càng có thể cảm thấy bị tổn thương. Do đó, 2 khái niệm Phật giáo Bắc Tông  Phật giáo Nam Tông ra đời.
4. Giáo lý được phân làm hai truyền thống theo địa lý, truyền thừa, và được gọi là Phật giáo Bắc tông và Phật giáo Nam tông. Sử dụng từ ngữ Bắc tông và Nam tông nói lên tính xuyên suốt của cây đại thọ, giáo lý đạo Phật.

Tăng sĩ Phật giáo hệ phái Đại Thừa
5. Mặc dù truyền thống Bắc Tông và Nam Tông có những khác biệt, tuy nhiên, những khác biệt ấy không cơ bản. Trái lại, những điểm tương đồng lại rất cơ bản như sau:
a/. Cả hai đều nhìn nhận Ðức Phật là bậc Ðạo sư.
b/. Cả hai đều chấp nhận và hành trì giáo lý Tứ thánh đế, Bát chánh đạo, Duyên khởi...; đều chấp nhận Tam pháp ấn Khổ, Không, Vô ngã; đều chấp nhận con đường tu tập: Giới-Ðịnh-Tuệ.
c/. Cả hai đều từ chối về một đấng tối cao sáng tạo và ngự trị thế giới.
Tóm lại, Kinh tạng Nguyên thủy, nếu còn hiện hữu, phải là kinh tạng ghi chép lại những lời Phật và Thánh chúng một cách đầy đủ nhất. Kinh tạng này mang tính thiết thực gần gũi với tâm lý con người và sự sinh hoạt của xã hội. Ðây là cơ sở giáo lý mà chúng ta lấy làm nền tảng cho mọi nghiên cứu, thực tập và nhất là hiểu một cách đúng đắn tư tưởng đạo Phật phát triển.
Tuy nhiên, trải qua hơn 400 năm khẩu truyền và hơn 2000 năm truyền bá, kinh giáo không tránh khỏi sự thiếu sót hoặc thêm thắt của người thọ trì, nghĩa là vẫn không mang tính Nguyên thủy thuần túy. Thực vậy, hiện nay không còn kinh điển nào có thể gọi là "kinh điển nguyên thuỷ", và vì thế đừng nên lầm lẫn mà cho rằng đó là kinh điển của Thượng toạ bộ!
Nghiên cứu kinh điển Phát triển mà không nắm vững hệ thống Nguyên thủy thì độ chuẩn xác không cao. Nếu coi Kinh tạng Nguyên thủy là "thấp kém" thì rất là sai lầm và nguy hiểm. Cây đại thọ giáo pháp phải là một cây hoàn hảo từ gốc rễ cho đến ngọn ngành. Và vì kinh điển nguyên thuỷ không còn hiện hữu, người nghiên cứu kinh điển nên tham khảo và đối chiếu kinh điển của mọi tông phái, trước khi đi đến kết luận dứt khoát về một chủ đề nào đó trong giáo lý Phật đà.
Dịch nghĩa
Sau đó tôn giả Tu-bồ-đề bèn hỏi Thế Tôn: "Bạch Thế Tôn, như vậy Bồ Tát Ma-ha-tát (sa. mahāsattva) là một người được trang bị với thiết bị to lớn, người đã khởi hành với Đại Thừa và đã bước lên Đại Thừa. Vậy thì Đại Thừa này là gì? Làm thế nào biết được người khởi hành với Đại Thừa này? Đại Thừa dẫn đến nơi nào? Hoặc: Ai khởi hành với Đại Thừa? Đại Thừa sẽ đứng nơi nào và ai sẽ ra đi với Đại Thừa này?"
Nghe vậy Thế Tôn ứng đáp Tôn giả Tu-bồ-đề: "Đại Thừa, này Tu-bồ-đề, là biệt danh của sự vô lượng. Chính vì sự vô lượng này mà nó được gọi là 'vô lượng'. Để trả lời những câu hỏi của Ông 'làm thế nào biết được người khởi hành với Đại Thừa này? Đại Thừa dẫn đến nơi nào? Hoặc là: Ai khởi hành với Đại Thừa? Đại Thừa sẽ đứng nơi nào và ai sẽ ra đi với Đại Thừa này?'—[Ta đáp rằng] ông ta sẽ khởi hành với những Ba-la-mật-đa. Ông ta sẽ ra khỏi tam thế. Ông ta sẽ đến nơi [chúng sinh cần] hỗ trợ. Ông ta an trú trong nhất thiết trí. Bồ Tát ra đi, nhưng lại chẳng đi đến nơi nào. Chẳng có ai khởi hành. Ông ta chẳng trú ở nơi nào. Nhưng ông ta lại trú trong nhất thiết trí—mà không có chỗ trú nào. Cũng chẳng có ai đã ra đi với đại thừa, chẳng có ai sẽ ra đi với đại thừa, chẳng có ai đang đi với đại thừa.
Vì sao? Vì người đi và cái được dùng để đi—cả hai đều chẳng tồn tại, chẳng tìm thấy được. Và như vậy, nếu tất cả những pháp này không tồn tại thì pháp nào ra đi với pháp nào đây? Và như vậy, này Tu-bồ-đề, Bồ Tát Ma-ha-tát là một người được trang bị với thiết bị to lớn, người đã khởi hành với đại thừa và đã bước lên đại thừa."
Nghe như vậy xong Tôn giả bạch Thế Tôn: "Cỗ xe lớn này, bạch Thế Tôn, được gọi là 'Đại thừa'. Đại thừa này, tương tự hư không, to lớn phi thường, siêu việt thế gian với thiên, nhân, a-tu-la, và khởi phát. Như hư không to lớn đủ chỗ dung nạp vô lượng vô số chúng sinh—cũng như thế, bạch Thế Tôn, đại thừa có đủ chỗ cho vô lượng vô số chúng sinh. Đại thừa của các vị Bồ Tát Ma-ha-tát lớn như thế này. Ta chẳng thấy được sự đến và đi của nó. Ngay cả chỗ trú của nó ta cũng chẳng thấy. Và như thế, ta không thấy được đầu của đại thừa, bạch Thế Tôn, mà cũng chẳng thấy được phần cuối và đoạn giữa của nó. Bạch Thế Tôn, đại thừa đúng là lớn như vậy. Thế nên người ta gọi nó là 'Đại thừa'"
Nghe xong Thế Tôn khen Tôn giả Tu-bồ-đề: "Hay lắm, hay lắm Tu-bồ-đề! Đúng như vậy Tu-bồ-đề, đúng như vậy! Đại thừa của hàng Bồ Tát Ma-ha-tát là như thế. Sau khi các Bồ Tát Ma-ha-tát tu tập trong đó xong họ đã, sẽ và đang thành tựu nhất thiết trí."
Đại thừa xuất phát (phần lớn) từ hai nhánh của Tiểu thừa là Đại chúng bộ (sa. mahāsāghika) và Thuyết nhất thiết hữu bộ(sa. sarvāstivādin), lấy từ đó những yếu tố căn bản của giáo pháp mình: từ Đại chúng bộ, Đại thừa xem Phật là hoá thân của một thật thể siêu việt, lấy hình ảnh xả thân của các vị Bồ Tát và quan điểm tính Không (sa. śūnya). Từ Thuyết nhất thiết hữu bộ, Đại thừa thừa nhận quan điểm Tam thân (sa. trikāya). Đại sự (sa. mahāvastu) một tác phẩm của Thuyết xuất thế bộ(sa. lokottaravādin)—được xếp vào Đại chúng bộ—nói như sau về tính chất xuất thế, siêu việt của chư Phật:
Nguyên văn tiếng Phạn
auadha pratisevanti vyādhiś caiā na vidyat |
dāyakānā phala bhavatu eā lokānuvarttanā || 14 ||
brabhuś ca karma dhārayitu karma darśenti ca jinā |
aiśvarya vinigūhanti eā lokānuvarttanā || 15 ||
kalpakoī asakhyeya puyeu pāramigato |
alabdhi upadarśenti eā lokānuvarttanā || 21 ||
Dịch nghĩa
Mặc dù dùng dược liệu, nhưng các vị không mang bệnh. Nghiệp quả (của việc trao dược liệu) đến tới thí chủ. Đó là sự hoà hợp với thế gian. || 14 ||
Mặc dù có thể đè nén nghiệp lực, các thắng giả (sa. jina) vẫn cho thấy nghiệp—chư vị che giấu uy lực của mình. Đó là sự hoà hợp với thế gian. || 15 ||
Đã đạt toàn vẹn công đức từ vô lượng kiếp, chư vị vẫn cho người thấy không đạt được gì. Đó là sự hoà hợp với thế gian. || 21 ||
Ngược lại với quan điểm nguyên thuỷ, Đại thừa không quá nhấn mạnh đến đời sống xuất gia, cho rằng cư sĩ tại gia cũng có thể đạt Niết-bàn với sự tế độ của chư Phật và chư Bồ Tát. Hình tượng cư sĩ Duy-ma-cật trong Duy-ma-cật sở thuyết kinh là ví dụ tiêu biểu nhất cho trường hợp này. Cách xưng hô trong kinh cũng có khác đi đôi chút. Những lời dạy trong kinh giờ đây được hướng thẳng đến giới cư sĩ như: Thiện nam tử (sa. kulaputra), thiện nữ sinh (sa. kuladuhit), như câu hỏi của tôn giả Tu-bồ-đề trong Kim Cương kinh cho thấy:
Thưa Thế Tôn, thiện nam tử hoặc thiện nữ sinh đã khởi hành với Bồ Tát thừa nên an trụ như thế nào, nên thực hành như thế nào, nên điều phục tâm như thế nào?
Theo quan điểm Đại thừa, Niết-bàn không phải chỉ là giải thoát khỏi Luân hồi—mà hơn thế nữa, hành giả giác ngộ về Chân tâm và an trụ trong đó. Mỗi chúng sinh đều mang Phật tính (sa. buddhatā) và nhận ra điều đó là điều tuyệt đối quan trọng.
Đại thừa lại được chia ra nhiều bộ phái khác nhau, xuất phát từ Ấn Độ và truyền qua Tây Tạng, Trung Quốc, Hàn Quốc,Nhật Bản  Việt Nam. Tại Ấn Độ, Đại thừa đã chia ra Trung quán tông (sa. mādhyamika) do Long Thụ (sa. nāgārjuna) đề xuất và Duy thức tông (sa. vijñānavādin, yogācārin) do Vô Trước (sa. asaga) và Thế Thân (sa. vasubandhu) sáng lập. Song song với Tantra (Mật tông) của Ấn Độ giáo, đạo Phật cũng sản sinh ra một trường phái là Kim cương thừa (sa.vajrayāna), rất thịnh hành tại Tây Tạng. Thuộc về Đại thừa tại Trung Quốc và Nhật Bản, người ta có thể kể đến Thiền tông,Hoa Nghiêm tông, Thiên Thai tông, Tịnh Độ tông. Giáo lí căn bản của Đại thừa được chứa đựng trong những bộ kinh (sa.sūtra) và luận (sa. śāstra) với nhiều luận văn hết sức sâu sắc.

Tóm tắt: 
- Nam tông : Đi vào qua đường phía Nam , qua Thái Lan , Cam pu chia rồi vào miền nam Việt Nam  về giáo lý thì lấy kinh sách Đại thừa , khó hiểu. Về cách tu hành thì trung thành với nguyên bản hình mẫu là cách tu hành của Phật Tổ  Khi du nhập từ Ấn Độ sang các nước có nền văn hóa khác thì vẫn kiên quyết giữ nguyên bản  Nam tông Việt Nam : Các nhà sư cuốn khăn làm tăng bào chứ không mặc quần áo , ngày ăn 1 bữa trước 12 giờ trưa nhưng lại ăn cả thịt (tịnh nhục) 

- Bắc tông : Khởi nguồn từ bắc Ấn Độ , đi qua Tây Tạng rồi vào Trung Quốc , truyền xuống Bắc Việt Nam  về giáo lý thì lấy kinh sách dễ hiểu , dễ tiếp cận với người mới gia nhập nhưng ...cho nên mới có vụ Đường Tăng thỉnh kinh , tức là thỉnh kinh Đại Thừa bởi ở Đại Đường lúc đó chỉ có kinh Tiểu Thừa , rồi kể từ đó trở đi Bắc tông mới có kinh Đại Thừa để giảng dạy  Về cách tu hành thì nhu nhuyễn biến chuyển cho hợp với văn hóa bản địa chứ không bảo thủ như những người theo Đại Thừa 
Bắc tông Việt Nam : Các nhà sư mặc quần áo đàng hoàng , ngày ăn 3 bữa nhưng ăn chay 
Cả 2 tông dung nhập vào văn hóa Việt Nam thì quan trọng nhất là bỏ việc đi khất thực , cả Nam lẫn Bắc 
Các sư ở Cam pu chia và Thái Lan là đi khất thực HÀNG NGÀY GIỐNG PHẬT TỔ .   

Thứ Năm, 29 tháng 5, 2014

2014 Du học USA

Du hoc USA-Cali
http://www.deanza.edu/international/summerESL.html

http://www.noodle.org/colleges/coyE/san-jose-state-university

http://www.hiu.edu/apply/

http://www.noodle.org/colleges/coy3/saint-marys-college-of-california