Chủ Nhật, 23 tháng 2, 2014

2014 Tản mạn Kiến thức vặt



KIẾN THỨC VẶT NĂM 2014


Mục này được chia thành từng chủ đề với các thông tin được cập nhật thường xuyên. Các thông tin mới cập nhật hoặc đính chính các sai sót lần trước sẽ được làm nổi bật bằng màu đỏ.

Để giữ tính khách quan, mục này không có bình luận hay ý kiến riêng của người trình bày.

Người trình bày cố gằng dẫn nguồn thông tin nếu có thể. Tuy nhiên, có một số trường hợp các thông tin được đọc hoặc nghe đã rất lâu nên không rõ nguồn gốc.

Mong quí vị vui lòng cho biết nếu có thông tin nào không chính xác, người trình bày sẽ đính chính lại.

Thành thật cảm ơn.

                                                             Phan Văn Tú




Anh ngữ (phần này dành riêng cho các bạn trẻ đang học tiếng Anh)


  1. Chữ viết tắt nói về lịch sử hay khảo cổ học: 300 B.C. = Before Christ = 300 năm trước Chúa Jesus Christ sinh ra (Giáo hoàng Gregory XIII là người đặt ra dương lịch và lấy năm Chúa Giê-su sinh ra là năm đầu tiên của dương lịch), còn gọi là 300 trước Công nguyên.

  1. Một số từ tiếng Anh có nguồn gốc, hoặc vay mượn, từ tiếng Latin hoặc tiếng Pháp, thí dụ:

-        Những từ ngữ thông dụng trong giới khoa học, có gốc là tiếng Latin:

-        Curriculum vitae (thường viết tắt là CV) có nghĩa là “Lí lịch”. Cũng còn gọi là “Biography”. Người Canada sống ở vùng nói tiếng Anh có từ ngữ “Biographical Sketch” có nghĩa gần như là “Sơ yếu lí lịch” trong tiếng Việt.

-        Per diem = tiền công hay tiền tiêu vặt trả tính theo ngày (per=each, diem=day)
-        Per capita = tính theo đầu người. Thí dụ: Lợi tức tính theo đầu người = per capita  income

-        RIP=Requiescat  In  Pace  =May he/she Rest In Peace = Cầu cho người quá cố được yên nghỉ (thường được ghi trên bia mộ).

-        e.g.= exempli gratia = for example = thí dụ (luôn luôn viết trong ngoặc để minh hoạ cho câu nói đứng ở ngay trước đó)
-        i.e.= id est = that is = đó là, có nghĩa là (luôn luôn viết trong ngoặc để giải thích cho câu nói đứng ở ngay trước đó)

-        et al = viết tắt của “et alia” = và các cộng sự hoặc cộng tác viên (et = and, al=collaborators) thường dùng trong danh sách các đồng tác giả trong một công trình nghiên cứu. Thí dụ: Albert Sabin et al: tác giả Albert Sabin và cộng sự. Trong tiếng Pháp chữ “et” cũng có nghĩa là “và”.
-        etc = et cetera = and so on = và vân vân (trong tiếng Pháp chữ “et” cũng có nghĩa là “và”)

-        a.m.= người Mỹ viết A.M.: = ante meridiem = before midday= giờ trước giữa trưa, tức buổi sáng. Thí dụ 8:00 a.m.=tám giờ sáng.
-        p.m.= người Mỹ viết P.M.: post meridiem=after midday=giờ sau giữa trưa, tức buổi chiều và tối. Thí dụ 8:00 p.m.=tám giờ tối.

-        vs= versus = so với
-        vice versa = ngược lại, thí dụ “A travel from Hanoi to Saigon and vice versa” (Một chuyến đi từ Hà Nội đến Sài Gòn  và ngược lại).

Vì có gốc Latin nên tiếng Anh, Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha v.v…. đều dùng chung những từ ngữ này.


-        Những từ ngữ thông dụng có gốc là tiếng Pháp:

-        RSVP.= Répondez s’il vous plait= Xin vui lòng phúc đáp (ghi bên góc dưới bên trái trong thiệp mời dự tiệc để yêu cầu người được mời trả lời cho người đãi tiệc biết mình có dự hay không để đặt tiệc cho vừa)
-        Attaché= Chức Tuỳ viên, còn gọi là Tham tán, người phụ trách một lĩnh vực chuyên môn trong một Đại sứ quán, thí dụ Tuỳ viên kinh tế, Tuỳ viên văn hoá. Trong Đại sứ quán, nếu ví Đại sứ như Tổng thống thì các Tuỳ viên là các Bộ trưởng.
-        Rapporteur=Người thư ký của một buổi họp, ghi chép các phát biểu trong một buổi họp rồi tổng kết lại, sau đó đọc lại cho mọi người nghe.
-        Per cent (viết rời) = Percent (viết liền)= phần trăm (per=each, cent=hundred)

3.    Từ ngữ đặt trước danh xưng của nhân vật quan trọng để tỏ sự tôn kính:
-        His/Her/Your Majesty: Dùng cho Vua, Nữ hoàng. Thí dụ “Her Majesty Queen Elizabeth II”. Khi nói chuyện với Nữ hoàng thì dùng chữ “Your Majesty” (Tâu Nữ hoàng)
-        His, Her, Your Exellency: Dùng cho Tổng thống, Quốc trưởng, Chủ tịch Nước. Thí dụ “His Exellency President Barack Obama”. Nếu phát biểu trước Tổng thống thì dùng “Your Exellency President” (Thưa Ngài Tổng thống)
-        His, Her, Your, The Honourable (người Mỹ viết Honorable): Dùng cho Bộ trưởng. Nếu chưa biết Bộ trưởng là nam hay nữ thì viết “The Honourable Ministry of Health” (Ngài Bộ trưởng, ghi ở phần trên công văn).

4.    Lời chào hỏi đầu thư, từ kính trọng tới thân mật, lần lượt là: Dear, Hi there, Hi v.v..

5.    Lời cám ơn trong thư:
-        I would really appreciate it if you could help me (có chữ “it”)
-        I would/ should be very grateful if you could help me
-        I would/should be pleased if you could help me

6.    Lời xin lỗi trong thư:
-        I apologize you for my mistake (sai)
-        I apologize to you for my mistake (đúng, có chữ “to”)

7.    Lời chào tử biệt cuối thư, từ kính trọng nhất tới thân mật nhất: Yours faithfully, Yours Truly, Yours Sincerely, Take care, Cheers v.v.. Chữ Yours có thể đặt trước hay sau, thí dụ “Yours sincerely hoặc Sincerely Yours”. Thông dụng nhất vẫn là Yours sincerely.

8.    Từ ngữ “Physical” có rất nhiều nghĩa. Trong y khoa “physical examination” được dịch là “khám thực thể” nghĩa là thầy thuốc trực tiếp khám trên cơ thể người bệnh bằng 4 động tác cơ bản “nhìn, sờ, gõ, nghe”. Trong kiểm kê hàng hoá trong kho “physical count” là đếm số lượng hàng hoá bằng mắt bằng tay chứ không đếm trên sổ sách.

9.    Floor: Người miền Bắc VN gọi số tầng trong một toà nhà từ mặt nền trở lên là: “tầng 1, tầng 2, tẩng 3”, giống người Mỹ gọi là “first floor, second floor, third floor”. Người miền Nam gọi là “tầng trệt, lầu 1, lầu 2, lầu 3” giống người Anh gọi là “ground floor, first floor, second floor, third floor”.

10.Billion: (số đếm) là “tỷ”.
-        Người Mỹ hiểu là một ngàn triệu 1,000,000,000 (có 9 số không).
-        Người Anh hiểu là một triệu triệu 1,000,000,000,000 (có 12 số không).

11.Date và Day
-        Date = Ngày, bắt buộc gồm đủ ngày+tháng+năm.  Thí dụ “Birthdate” hay “Date of Birth” (DoB) là “Ngày sinh”, chỉ có một lần trong đời. Tương tự “Expiry date”.
-        Day=Ngày, có thể chỉ là “ngày” hoặc “ngày+tháng” hoặc đầy đủ “ngày+tháng+năm”. Thí dụ “Birthday”, chỉ cần nhớ ngày và tháng, mỗi năm kỷ niệm một lần, và nhiều lần trong đời. Tương tự “Father’s Day, Mother’s Day, Women’s Day, Teachers’ Day, Physicians’ Day, Valentine’s Day”.


12.Các preposition chỉ vị trí, nơi chốn (on, at, in)
-        On the table (vị trí)
-        At the hospital (địa điểm)
-        In Hoc Mon dictrict (huyện)
-        In Hanoi (tỉnh, thành)
-        In Vietnam (quốc gia)

13.Các preposition chỉ thời gian (at, on, in)
-        At 6 o’clock (giờ)
-        On the 25th hoặc 25 January 2014 (ngày)
-        On Monday (thứ trong tuần)
-        On weekend (tiếng Mỹ), At weekend (tiếng Anh)
-        In February (tháng)
-        In summer (mùa)
-        In the year hoặc In 2014 (năm)

  1. Do one’s best
-        I will do my best to repair this machine
Tôi sẽ làm hết sức mình để sửa cái máy này

  1. Trước và Sau


T. Việt
Tôi đứng trước/ sau anh
Sai
I stand before/ after you
Đúng
I stand in front of/ behind you

“Before và After” chỉ dùng để chỉ thời gian
“In front of và Behind” dùng để chỉ không gian (địa điểm, nơi chốn)

  1.  Last year (năm ngoái)

T. Việt
Năm ngoái tôi đi châu Âu
Sai
I went to Europe in last year
Đúng
I went to Europe last year

  1.  Rất thích


T. Việt
Tôi rất thích anh ấy
Sai
I very like him
Đúng
I like him very much
Đúng
I really like him

“Very” là preposition chỉ bổ nghĩa cho adjective hoặc adverb (thí dụ adverb trong câu trên là “much”). “Very” không bổ nghĩa cho verb là “like”. Chỉ có adverb bổ nghĩa cho verb. Trong câu trên adverb “really” bổ nghĩa cho verb “like”.

  1. Tên nước
Tên các quốc gia thường không có chữ “The” ở trước, thí dụ: Vietnam, Japan, Thailand, Australia, France, Germany v.v… Những tên nước sau đây bắt buộc phải có chữ “The” đứng trước: The United States of America, The United Kingdom, The Gambia, The Sudan, The Philippines. Riêng nước Hà Lan (Hoà Lan) có 2 cách viết tên: Holland hoặc The Netherlands (nether=ở dưới, land=đất; vì đất nước này nằm thấp hơn mực nước biển).


Chính trị


1.     Trái lại, ở các nước xã hội chủ nghĩa, các lãnh tụ đầu tiên, và cả những người kế nhiệm được giữ chức vụ cho đến chết (Liên Xô có Vladimir I. Lenin, Iosif V.Stalin, Leonid I. Brejnev, Yuri V. Andropov, Konstantin U. Chernenko; Trung Quốc có Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai; Bắc Triều Tiên còn truyền ngôi 3 đời: cha con và cháu ông Kim Il-sung, Kim Jong-il, Kim Jong-un; Việt Nam có Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, Trường Chinh v.v….). Việc giữ chức vụ suốt đời chỉ chấm dứt ở Liên Xô thời Gorbachev, Trung Quốc thời Đặng Tiểu Bình, Việt Nam thời Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh.
2.     Ở Mỹ, khi thay đổi đảng cầm quyền (đảng Cộng Hoà và đảng Dân Chủ) thì người đứng đầu các cơ quan trực thuộc trung ương cũng thay đổi theo. Thí dụ CDC (Centers for Disease Control and Prevention), một cơ quan về public health có chức năng phòng chống dịch bệnh như Viện Vệ sinh Dịch tễ trung ương ở Hà Nội phải thay đổi Tổng Giám đốc mỗi khi đảng mới lên cầm quyền. Tuy nhiên, chỉ chức  Tổng Giám đốc là thay đổi, còn từ cấp Phó Tổng GĐ trở xuống là không đổi. Năm 1995 thì điều này đang áp dụng, không biết bây giờ có còn hay không. Thời Pháp thuộc, Viện Vệ sinh Dịch tễ trung ương có tên là Viện Pasteur Hà Nội, ra đời sau Viện Pasteur Sài Gòn.



Địa lý & Địa danh


1.    Trước năm 1975, miền Bắc theo GMT+7, miền Nam thuộc GMT+8. Sau 1975, cả nước thống nhất theo múi giờ GMT+7. Gần đây (cuối năm 2013) có người viết báo để nghị VN nên theo múi giờ GMT+8 để có một số lợi ích về phát triển kinh tế. Tuy vậy, vấn đề còn đang tranh cãi.

2.    Đền thờ Jerusalem là nơi 3 tôn giáo lớn là Do Thái giáo (Judaism), Thiên Chúa giáo La Mã (Roman Catholicism) và Hồi giáo (Islam) đều coi là thánh địa của mình.

3.    Ở TP.HCM có một số địa danh mang tên “Ông” hoặc “Bà”, thí dụ: Ông Lãnh (quận 4), Ông Tạ (quận Tân Bình), Bà Chiểu (quận Bình Thạnh), Bà Điểm (huyện Hóc Môn), Bà Hom (quận Tân Phú). Riêng cái tên Bà Quẹo nằm trên đường Trường Chinh, quận Tân Phú, đoạn cong về phía tay phải đi về phía Hóc Môn, Củ Chi, lúc đầu không gọi là “Bà”. Thời đó, đoạn đường chỗ này cũng cong và người dân đi đến đây phải rẽ phải (tiếng Nam bộ gọi “rẽ” là “quẹo”). Cạnh đó có một vũng nước lớn mà tiếng địa phương gọi là “bàu”. Vì vậy, thời đó địa danh này được gọi là “Bàu Quẹo”. Lâu ngày người ta đọc trại ra là “Bà Quẹo” (Nguồn: nhà văn Sơn Nam).

4.    Buôn Ma Thuột: trước năm 1975, thành phố cao nguyên này được gọi “Ban Mê Thuột”. Sau năm 1975, chính quyền truy tìm nguồn gốc tên gọi và đặt lại tên cho đúng ý nghĩa của nó. Tên mới là “Buôn Ma Thuột”. Buôn=làng, Ma=con của ông, Thuột=tên riêng của ông Thuột. Vậy “Buôn Ma Thuột” nghĩa là “làng của con ông Thuột”. Có người không đồng ý, muốn giữ tên cũ vì đã quen gọi như vậy. Và vì tên “Ban Mê Thuột” dễ gọi hơn “Buôn Ma Thuột”. Nếu làm thơ văn nói về thành phố này thì cái tên “Ban Mê” có tính thi ca nhiều hơn. Vả lại, việc tên địa danh lâu ngày bị gọi trại đi như “Bà Quẹo” nói ở trên hoặc cái tên Sài Gòn (Sài Côn) cũng vậy xảy ra rất nhiều ở VN nên không cần sửa cho đúng tên gốc.

5.    Ở TP.HCM có địa danh Lăng Cha Cả, tồn tại từ thời chúa Nguyễn Ánh chưa trở thành vua Gia Long. Lăng Cha Cả hiện nay là vòng xoay giữa các con đường: Hoàng Văn Thụ nối từ ngã tư Bảy Hiền đến ngã tư Phú Nhuận, đường Thăng Long từ sân bay Tân Sơn Nhất đi ra, đường Bùi Thị Xuân, đường Lê Văn Sỹ và gần công viên Hoàng Văn Thụ. Nhiều người lầm tưởng đây là mộ của giáo sĩ Alexandre de Rhodes, người có công hệ thống hoá chữ quốc ngữ mà chúng ta đang dùng ngày nay. Thật sự đây được coi là mộ của Giám mục Pigneau de Behaine, tên Việt là Bá Đa Lộc (Nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%A1_%C4%90a_L%E1%BB%99c). GM Behaine (người Pháp), đến VN sau Alexandre de Rhodes, (người Bồ Đào Nha) gần 200 năm. Behaine đã giúp chúa Nguyễn Ánh chống lại nhà Tây Sơn do anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ (tức vua Quang Trung) và Nguyễn Lữ lãnh đạo. Behaine đã đưa con trưởng của Nguyễn Ánh là Hoàng tử Cảnh sang Pháp để đào tạo và thay mặt chúa Nguyễn Ánh cầu viện giúp đỡ nhưng việc không thành vì triều đình Pháp lúc đó đang lộn xộn và hoàng tử Cảnh cũng chết sau đó vì bệnh đậu mùa (small pox/ variole). Behaine chết ở Sài Gòn và Nguyễn Ánh đã tổ chức đám tang ông thật long trọng. Lăng Cha Cả khi đó là một ngọn đồi cao và được chọn để chôn cất Behaine. Thực sự thi hài Behaine được chôn ở gần Nha Trang. Nguyễn Ánh chỉ làm mộ giả ở Sài Gòn để che mắt nhà Tây Sơn vì lúc đó Nguyễn Ánh chưa làm vua, ông sợ có ngày nhà Tây Sơn chiếm được Gia Định (Sài Gòn ngày nay) sẽ có thể phá huỷ mộ ông. Người ta xây Lăng Cha Cả theo kiến trúc VN với mái ngói và các hoa văn Việt Nam. Lăng quay mặt về phía ngã tư Bảy Hiền, có hàng rào sắt bao quanh. Từ bên ngoài người ta có thể nhìn vào bên trong. Phía sau lăng có khoảng gần hai ngôi chục mộ, không rõ đó là các quan chức hay giáo sĩ Pháp. Sau năm 1975, nhà nước cải tang và Đại sứ quán Pháp đưa các hài cốt này và hài cốt của binh lính Pháp trong nghĩa trang gần đó (nay là công viên Hoàng Văn Thụ) về Pháp.


Giao thông

1.     Chưa có thông tin cập nhật.

Kiến trúc

1.     Chưa có thông tin cập nhật.


Kinh tế

1.     Chưa có thông tin cập nhật.



Lịch sử

1.     Quá trình mở rộng bờ cõi VN về phía Nam và công cuộc Nam tiến.

-        Lịch sử VN chỉ có Nam tiến chứ không có Bắc tiến vì trước kia, lãnh thổ nước ta chỉ đến Hà Tĩnh.
-        Năm 1069, vua Lê Thánh Tông đánh nước Chiêm Thành, mở rộng đến Quảng Bình, đưa dân Nghệ An vào lập nghiệp.
-        Năm 1471, vua Lê Thánh Tông đích thân đánh Chiêm Thành (chiềm thành Trà Bàn, còn gọi là Đồ Bàn) lần nữa và mở rộng bờ cõi đến Quảng Nam, vua đưa dân Thanh Hoá và Nghệ An vào lập nghiệp.
-        Năm 1648-1687, các chúa Nguyễn đánh chiếm tới Phú Yên.
-        Năm 1691-1725, chúa Nguyễn Phúc Chu 3 lần đánh nước Thuỷ Chân Lạp, chiếm Gia Định, Phước Long, Tân Bình, tức miền Đông Nam bộ ngày nay.
-        Năm 1714, Mạc Cửu (http://vi.wikipedia.org/wiki/M%E1%BA%A1c_C%E1%BB%ADu), một lãnh chúa người Hoa cai quản vùng đất An Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau đã thần phục nhà Nguyễn và sát nhập các tỉnh này vào VN.


Ngoại giao

1.     Chưa có thông tin cập nhật.


Ngôn ngữ

  1. Đố quí vị nói nhanh trong 1 giây đồng hồ câu sau đây sao cho trôi chảy không vấp váp, không phát âm sai:                                                               

”Nồi đồng luộc ốc, nồi đất luộc ếch”



Nhân vật


1.    Tổng thống Nam Hàn Park Chung-hee (cha của nữ Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye hiện nay) là người rất cứng rắn. Năm 1973, trong khi ông đứng cạnh vợ để đọc diễn văn trên khán đài thì bị một tay súng gián điếp Bắc Hàn bắn. Viên đạn chệch qua trúng vợ ông. Lúc đó ông vẫn bình tĩnh đọc hết bài diễn văn trong khi nhân viên cứu hộ đưa vợ ông đi cấp cứu. Bà chết sau đó vài giờ. Năm 1979, ông Park Chung-hee lại bị một nhân viên thân cận của mình bắn chết trên bàn tiệc.

Quản lý_Lãnh đạo


1.     Chưa có thông tin cập nhật.

Quân sự


1.     Chưa có thông tin cập nhật.

Sức khoẻ _ Y tế


1.    Khi đổ một chút xăng hay cồn trên tay, ta cảm thấy lạnh ở vùng da tiếp xúc với các chất này. Lý do, các chất này bay hơi nhanh. Khi bay hơi, chúng lấy đi nhiệt lượng ở vùng da tiếp xúc và chúng ta cảm thấy lạnh ở nơi đó. Tương tự, khi trời nóng, cơ thể chúng ta phản ứng tự nhiên bằng cách tiết ra mồ hôi. Khi mồ hôi bốc hơi cũng lấy đi một ít nhiệt nên chúng ta cảm thấy mát hoặc bớt nóng nực. Tuy nhiên, ở các vùng nhiệt đới, độ ẩm trong không khí rất cao, có khi gần 100% mà ta gọi là “hơi nước bão hoà” (saturated). Khi đó trong không khi đầy hơi nước nên mồ hôi của ta không bốc hơi được nên ta cảm thấy rất oi bức, kể cả khi ở trong nhà hoặc trong bong râm.

2.    Pháp y: Khi chết đuối sau vài ngày xác chết sẽ nổi lên. Xác đàn ông luôn luôn nằm xấp, xác đàn bà luôn nằm ngửa. Ngành pháp y đã đưa ra nhiều giải thích nhưng chưa có giải đáp nào thuyết phục.

3.    Pháp y: Nếu một người bị chết đuối do ngạt nước thì khi mổ xác thường có nước trong phổi do nạn nhân hít vào trước khi chết. Đối với xác đã chết rồi bị vứt xuống nước thì trong phổi không có nước do bệnh nhân đã chết trước đó rồi nên ở trong nước nạn nhân không còn hít nước vào phổi được nữa.

Tiền tệ


1.     Chưa có thông tin cập nhật.


Tôn giáo


1.     Phân biệt “Tín ngưỡng” và “Tôn giáo”.
-        Tín ngưỡng là niềm tin vào các thế lực siêu nhiên, thiên nhiên (thần sấm thần sét, thần núi v.v.. hoặc các nhân vật lịch sử của quốc gia (Đức Trần Hưng Đạo), của địa phương (bà Chúa Sứ, bà Chúa Kho v.v..) thậm chí tin thờ cả những cây cối có hình thù kỳ dị, hay súc vật (con bò). Nhiều người theo tín ngưỡng đa thần (thờ nhiều thần thánh khác nhau) hoặc độc thần (chỉ thờ một thần thánh).
-        Tôn giáo cao hơn tín ngưỡng. Tôn giáo phải có đấng sáng lập, có giáo lý, có tổ chức (gồm các phẩm trật trong giáo hội và các tín đồ), có nghi lễ thờ phụng và các hoạt động khác về tôn giáo v.v..

2.     Phật giáo: Đức Phật Thích Ca không tự nhận mình là Thượng đế mà chỉ là người dẫn đường cho chúng sinh và rằng ai cũng có thể thành Phật. Có học trò đã hỏi ngài về nguồn gốc của vũ trụ thì ngài gạt đi và nói rằng hãy lo giải thoát chúng sinh hơn là đi tìm hiều vấn đề này.

3.     Về lịch sử, 3 tôn giáo lớn là Do Thái (Judaism), Thiên Chúa giáo La Mã (Roman Catholicism, ở VN gọi là Công giáo), Hồi giáo (Islam) có vẻ là sự kế thừa lần lượt nhau theo thứ tự nêu trên.


-        Đạo Do Thái gọi Thượng đế là Jehovah, có tổ phụ là Abraham và các nhân vật then chốt là Isaac, Moise, David v.v..).
-        Đạo Công giáo và Cơ đốc giáo nói chung do Chúa Jesus sáng lập, cũng công nhận tổ phụ Abraham và các nhân vật kể trên trong Cựu ước. Tuy nhiên, Chúa Jesus cho mình là sứ giả (thường gọi là tiên tri) cuối cùng, là con Thiên Chúa và ngài cũng có bản chất Thiên Chúa, xuống thế gian để đổi mới đạo Do Thái, cứu chuộc nhân loại. Cơ đốc giáo gọi Thượng đế là Đức Chúa Trời.
-        Đạo Hồi do Mohammed sáng lập, cũng công nhận có Abraham, Isaac, Mose, David và coi Chúa Jesus cũng là một tiên tri (sứ giả vĩ đại). Nhưng Mohammed cho mình là sứ giả sau cùng do Thượng đế là Đấng Allah sai xuống vì các sứ giả đi trước như Abraham, Jesus đã không hoàn thành nhiệm vụ. Lúc đó, ở vùng Trung Đông và phương Tây người ta không biết ở phương Đông còn có Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Về mặt lịch sử, dù 3  tôn giáo kể trên có vẻ là thừa kế nhưng về giáo lý thì các tôn giáo này đều cho mình là duy nhất, đúng nhất.
-        Ở VN, đạo Cao Đài còn gọi là “Đại đạo Tam kỳ Phổ độ”. Người sáng lập, ông Ngô Minh Chiêu, cho rằng các vị sứ giả do Ngọc Hoàng Thượng đế lần lượt sai xuống cứu rỗi nhân loại đã không hoàn thành nhiệm vụ và ngài đã sai ông là sứ giả duy nhất kết hợp 2 tôn giáo lớn: Phật giáo và Thiên Chúa giáo. Đây không phải là kế thừa mà là hợp nhất lại. Tên đạo “Đại đạo Tam kỳ Phổ độ”: “Đại đạo” là đạo lớn. Lớn không có nghĩa là có nhiều tín đồ mà là kết hợp 2 tôn giáo lại thành một đạo lớn. “Tam kỳ phổ độ”: Tam kỳ là 3 lần Ngọc Hoàng Thượng đế sai sứ giả xuống thế lần lượt là Phật Thích Ca, Chúa Jesus và ông Ngô Minh Chiêu. “Phổ độ” là cứu vớt chúng sinh. Tuy nhiên, vào các thánh thất Cao Đài, chúng ta không thấy tượng Phật, tượng Chúa mà chỉ thấy một con mắt với ý nghĩa Thượng đế có thể nhìn thấu suốt tâm can từng con người. Đạo Cao Đài cũng tôn kính các danh nhân thế giới và VN như những bậc thánh hiền, đó là đại văn hào Victo Hugo của Pháp; nhà cách mạng Tôn Dật Tiên, còn gọi là Tôn Trung Sơn và Tôn Văn, Đại Tổng thống nước Trung Hoa sau khi vua nhà Thanh bị lật đổ; Nguyễn Bỉnh Khiêm (còn gọi là trạng Trình), một nhà thơ, nhà văn hoá và nhà tiên tri của VN.
-        Tất cả các tôn giáo kể trên lại phân hoá ra nhiều chi nhánh, giáo phái. Công giáo bị tách ra thành đạo Tin Lành (Protestantism), Anh giáo (Anglicanism) và Chính Thống giáo (Orthodox). Hồi giáo (Islam) lại chia ra phái Sunni và Shiite và nhiều phái khác. Đạo Cao Đài cũng chia ra nhiều giáo phái ở VN. Phật giáo cũng chia ra Tiểu thừa và Đại thừa, Nam tông và Bắc tông, Phật giáo Tây Tạng cùng rất nhiều chi phái khác.

Trang phục

1.     Chưa có thông tin cập nhật.



Văn hóa & Xã hội

1.     Đạo Do Thái (Judaism) và đạo Hồi (Islam) có tục lệ cắt bì, tức cắt da bao qui đầu dương vật cho trẻ trai lúc sơ sinh. Một vài nước Hồi giáo ở Bắc Phi, người ta còn rạch âm vật (clitoris) của trẻ gái. Tỉ lệ ung thư dương vật và ung thư cổ tử cung ở phụ nữ Do Thái (Israel) thấp nhất thế giới. Từ cuối thập niên 1960, y học đã nghiên cứu xem có sự liên quan gì giữa tục cắt bì này với tỉ lệ ung thư dương và ung thư cổ tử cung thấp như vậy ở Israel.


(còn tiếp)