My blog is a gift for THANKSGIVING my parents/family, my teachers/collagues and my students/clients
Thứ Tư, 27 tháng 3, 2013
2013-2022 VN= ba kịch bản
Lý Thái Hùng
Ngày 24 tháng 2 năm 2013, tổ chức Business Monitor International (BMI) đã công bố bản phúc trình “Vietnam Business Forecast Report” dài 55 trang. Bản phúc trình đã đưa ra một số dự báo về tình hình kinh doanh và chính trị tại Việt Nam từ đây cho đến năm 2022, là năm mà nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam sẽ hoàn thành kế hoạch phát triển Việt Nam trở thành quốc gia công nghiệp tiên tiến, theo Nghị quyết của Đại hội X (2006).
Tuy bản phúc trình đặt trọng tâm phân tích các vấn đề của nền kinh tế để “cố vấn” cho những công ty quốc tế muốn kinh doanh, đầu tư tại Việt Nam; nhưng BMI đã đưa ra một số rủi ro về mặt chính trị, với ba kịch bản:
Kịch bản thứ nhất là nhà cầm quyền CSVN tiếp tục giữ nguyên trạng với thể chế độc tài như hiện nay, vì Hà Nội không chỉ thành công trong việc ngăn chặn đà suy thoái kinh tế mà còn đạt được những kết quả trong cải tổ nền kinh tế nói chung, mang lại sự hài lỏng của người dân.
Kịch bản thứ hai là nhà cầm quyền CSVN chấp nhận một số cải tổ về chính trị. Ví dụ nới rộng dân chủ ở trong đảng, cho thêm quyền hạn của quốc hội, giảm thiểu kiếm soát báo chí, truyền thông. Ở kịch bản này, đảng CSVN vẫn còn nắm quyền nhưng tình hình chính trị sẽ từng bước biến dạng như các quốc gia Tân Gia Ba, Mã Lai, Nam Hàn trước đây.
Kịch bản thứ ba là nhà cầm quyền CSVN đối diện với một tình trạng khủng hoảng chính trị, đến từ những khủng hoảng kinh tế và các biện pháp sai lầm trong thế đối đầu ngày một gay gắt với lực lượng đối kháng và quần chúng.
Ba kịch bản mà BMI đưa ra hoàn toàn dựa trên khả năng chủ động của lãnh đạo CSVN trong việc đối phó các khó khăn kinh tế và những thay đổi của xã hội, không hề điếm xỉa gì đến các áp lực từ lực lượng dân chủ tại Việt Nam.
Chính vì BMI bỏ sót yếu tố tác động của lực lượng dân chủ nên họ mới vẽ ra ba kịch bản kéo dài đến 10 năm (2013-2022) mà trong thực tế sự tồn vong của đảng CSVN hiện nay còn có thể kéo dài đến như vậy.?
CSVN hiện đang phải trực diện với 2 hiện tượng mà trước đây không hề có. Đó là lãnh đạo quá yếu trong khi phe nhóm quá mạnh và quyền lực của đảng suy yếu trong khi các nhóm lợi ích lớn mạnh. Với tình huống này, khi bị đẩy vào kịch bản thứ hai hay kịch bản thứ ba như BMI dự kiến ở trên, đảng CSVN sẽ mất dần thế chủ động và có thể rơi vào tình huống hỗn loạn do những tranh giành quyền lực giữa các phe nhóm.
Giải quyết 2 vấn đề
1/ Trách nhiệm về sự khủng hoảng của đất nước đến từ những cải cách kinh tế kiểu đầu voi đuôi chuột trong các thập niên vừa qua;
2/ Trách nhiệm về tình trạng phá sản của xã hội đến từ lề lối cai trị xin - cho của hệ thống chính trị chuyên chính. Giải quyết tình hình suy thoái kinh tế và các khó khăn xã hội với nợ ngoại trái càng ngày càng gia tăng. Tại Việt Nam, theo Tạp chí The Economist, tổng nợ công Việt Nam hiện đã đạt 71,7 tỷ USD, tăng 12,7% so với năm ngoái. Tính bình quân, mỗi người dân Việt Nam đang gánh khoản nợ 800,07 USD, chiếm 49,4% GDP.
Thứ Ba, 12 tháng 3, 2013
2012 Hoàng Xuân Phú
1. Tình hình kinh tế và xã
hội quá bi đát. Những thông tin kinh khủng đã lộ ra mới chỉ là dấu hiệu, báo
động những tháng ngày tồi tệ sắp tới. Không thể đổ lỗi cho thiên tai, địch họa.
Không thể dùng khủng hoảng kinh tế trên Thế giới để biện hộ. Lãnh đạo ở tầng
cao nhất phải chịu trách nhiệm chính về thực trạng này, cả với tư cách tập
thể lẫn tư cách cá nhân. Không thể dùng trách nhiệm tập thể để che chắn cho
trách nhiệm cá nhân. Và ngược lại, không thể chỉ thí một vài cá nhân để
bao biện cho cả tổ chức.
Đối
diện với khủng hoảng trầm trọng, lãnh đạo Đảng CSVN đã tiến hành một chiến dịch
kiểm điểm hiếm có. Dư luận chờ đợi có ai đó ở thượng tầng sẽ bị cách chức, hay
buộc phải từ chức, để giải tỏa một phần bức xúc của Nhân dân và cho họ một lý
do để hy vọng. Song kết cục còn bất ngờ hơn cả vở kịch đầy kịch tính nhất: Đa
số Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN khóa XI đã bỏ phiếu không chấp nhận đề nghị
kỷ luật của Bộ Chính trị.
Nhiều
người tưởng rằng: Chỉ vì cái đa số ấy mà ý định xử lý nghiêm túc của Bộ Chính
trị đã không trở thành hiện thực. Thật ra, theo Thông báo Hội nghị lần thứ 6
Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, thì
“Bộ
Chính trị đã thống nhất cao tự nhận và đề nghị Ban Chấp hành Trung ương xem xét
có hình thức kỷ luật khiển trách về trách nhiệm chính trị đối với tập thể Bộ
Chính trị và một đồng chí trong Bộ Chính trị.”
Nghĩa
là Bộ Chính trị chỉ đề nghị Ban Chấp hành Trung ương “khiển trách về trách
nhiệm chính trị”, chứ không hề đề nghị cách chức “một đồng chí
trong Bộ Chính trị”. Chỉ “khiển trách” tức là mọi người vẫn yên
vị, vẫn làm việc với nhau trong quan hệ trên–dưới như cũ. Vậy thì “khiển
trách” phỏng có ích gì? Và việc gộp “khiển trách” cả “tập thể Bộ Chính
trị” với “khiển trách” cá nhân “một đồng chí trong Bộ Chính trị”
thành một gói cũng khiến cho kết cục hạ màn càng trở nên tất
yếu, không nằm ngoài ý đồ đạo diễn.
Kết
quả của Hội nghị Trung ương 6 làm bao người thất vọng, nhưng không phải là hoàn
toàn vô ích, vì nó giúp trả lời mấy câu hỏi then chốt:
- Bảo
bối “tự phê bình và phê bình” có còn hiệu quả, hợp thời nữa không?
Có thể dùng nó làm biệt dược để khử trùng, tẩy uế cho bộ máy cầm quyền, khi tham
nhũng là quốc nạn, hay không?
-
Đội ngũ lãnh đạo hiện nay có đủ thiện tâm
và năng lực để tự cải tạo, khắc phục lỗi lầm và đáp ứng được đòi hỏi của
nhiệm vụ điều hành đất nước hay không?
2. Để lý giải với dư luận về
kết quả nửa vời của cuộc đọ sức trong giới lãnh đạo, họ thường biện hộ rằng đó
chỉ là hoạt động phê bình “trên tình đồng chí thương yêu lẫn nhau, giúp nhau
cùng tiến bộ”, nhằm mục đích “giáo dục, răn đe”, nên cuối cùng thì
không cách chức, mà còn cho đồng chí… “thêm một cơ hội”. Nghe có vẻ bao
dung và nhân ái, nhưng ngẫm kỹ thì thấy ngược lại.
Tại
sao một nhóm nhỏ lại dành hết mọi cơ hội về mình, rồi ban phát
cho nhau, hết lần này đến lần khác, trong khi hầu hết 90 triệu Dân,
kể cả hàng triệu đảng viên, đều không hề nhận được một cơ hội nào cả?
Tại
sao những người đã gây ra quá nhiều thiệt hại cho Dân, cho Nước, lại được nhận
thêm cơ hội để tái diễn tội lỗi, mà không cho 90 triệu Dân cơ hội để thoát
khỏi tai họa do những người đó gây ra?
Trớ
trêu thay, lãnh đạo
-
càng bao dung với nhau
bao nhiêu, thì càng ích kỷ với Dân bấy nhiêu, và
-
càng nhân ái nội bộ bao
nhiêu, thì càng tệ bạc với Dân bấy nhiêu.
3. Khi Bộ Chính trị và Ban Chấp
hành Trung ương Đảng CSVN đã quyết định không cách chức ai, thì Quốc hội, với
đa số là đảng viên, cũng không thể ra nghị quyết cách chức ai. Thành thử, Đại
biểu Quốc hội Dương Trung Quốc chỉ có thể ám chỉ xa gần về chuyện “từ chức”,
và ông đã kết thúc đoạn chất vấn Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bằng hai câu
hỏi:
Chất
vấn kể trên gây chấn động dư luận. Mọi người thường tập trung bàn luận về “văn
hóa từ chức”. Nhưng còn hai khía cạnh nữa cũng đáng lưu tâm.
Căn
cứ vào lời văn, câu hỏi thứ nhất chứa đựng nội dung: Có trách nhiệm với Đảng
CSVN không có nghĩa là có trách nhiệm với Dân, mà có thể còn ngược lại.
Điều đó có nghĩa là: Đảng không còn vì Dân. Bởi lẽ, nếu “Đảng vì Dân”
thì “vì Đảng” cũng kéo theo “vì Dân”, và “có trách nhiệm
với Đảng” cũng có nghĩa là “có trách nhiệm với Dân”. Đối với nhiều
người thì đấy không phải là điều mới lạ, nhưng vẫn mới ở chỗ là nó được nói
ra tại diễn đàn Quốc hội và không có ý kiến nào phản đối.
Câu
hỏi thứ hai chứa đựng đề nghị “đoạn tuyệt với lời xin lỗi”. Tại sao lại
nên “đoạn tuyệt với lời xin lỗi”, trong khi “xin lỗi” là một biểu
hiện của nếp sống văn minh? Trước kia thì khó mà nghe được lời xin lỗi của các
vị lãnh đạo. Bây giờ thì đã… loáng thoáng lời xin lỗi, nhưng chỉ xin lỗi khi
không thể thoái thác. Xin lỗi để thoát tội, thoát khỏi vòng chất vấn,
chứ không phải thành tâm, để rồi sửa lỗi. “Xin” nhưng dù Dân “không
cho” thì họ vẫn mặc nhiên coi như đã xong chuyện, như thể đã hết lỗi, để rồi
lại vênh vang mắc tội tiếp. Nói theo dân dã thì đó là một kiểu “xin… đểu”.
Điều mà các vị lãnh đạo cần phải đoạn tuyệt là “xin lỗi” kiểu như vậy.
4.
“Văn hóa từ chức” chỉ tồn tại khi có lòng tự trọng và có tinh thần
trách nhiệm, không chỉ trách nhiệm với đảng của mình, mà trách nhiệm với cả
Dân, với cả Nước. Nhưng nếu có lòng tự trọng và tinh thần trách nhiệm thì đã
không phạm tội lỗi triền miên và liên tiếp gây ra bao hậu quả cực kỳ nghiêm
trọng như vậy. Tức là: Mong có “văn hóa từ chức” để khắc phục thực
trạng, nhưng chính thực trạng lại chỉ ra rằng không thể tồn tại “văn hóa từ
chức” trong hoàn cảnh ấy.
5.
Sở dĩ mong ai đó từ chức, hay bị cách chức, là vì hy vọng rằng người kế nhiệm
sẽ tử tế hơn. Trong hoàn cảnh lành mạnh thì kỳ vọng đó là hoàn toàn hiện thực,
bởi lẽ dù vị đương nhiệm cao siêu đến đâu đi nữa, thì trong xã hội luôn tồn tại
những người còn hơn cả tài lẫn đức. Song, nếu rơi vào một hoàn cảnh kỳ
dị, khi chỉ tuyển chọn người kế nhiệm từ một vòng cực hẹp, trong đó không
tồn tại một ai có tài đức nhỉnh hơn vị đương nhiệm, thì thay “vỏ dưa”
bằng “vỏ dừa” để làm gì? Phải chăng cũng chính vì vậy, mà bất chấp tội lỗi
trầm trọng, họ cũng chỉ rón rén đề xuất “khiển trách”, chứ không dám
biểu quyết “cách chức”, hay nhẹ nhàng hơn là gợi ý “từ chức”?
6. Đáp lại câu hỏi của Đại
biểu Quốc hội Dương Trung Quốc về chuyện “từ chức”, Thủ tướng Nguyễn Tấn
Dũng trả lời rằng:
Khẳng
định trên làm cho hàng triệu đảng viên sững sờ, bởi lẽ ai trong số họ cũng đã
từng “xin” ít nhất một lần, ấy là lần viết “Đơn xin vào Đảng”. Nó
làm cho hàng chục triệu người dân ngỡ ngàng, bởi họ thường chứng kiến nạn mua quan–bán
chức, đã trở thành thông lệ phổ biến. Nếu ông chưa bao giờ “xin”, kể
cả trong đợt kiểm điểm ma-ra-tông gay cấn vừa qua, thì khi Thủ tướng giãi bày
tại Quốc hội, sao các đồng chí gần gũi không chăm chú lắng nghe và gật gù tán
thưởng, mà mắt lại tròn xoe, hay lơ đãng quay đi, hoặc giả tảng cúi đầu, làm
như thể đang mải miết đọc gì đó?
Để
lý giải tại sao không khước từ chức vụ, tại sao không từ chức, ông Nguyễn Tấn
Dũng lập luận rằng:
Nghe
có vẻ đúng chuẩn, nhưng đó là chuẩn của mấy chục năm về trước. Khuôn mẫu
“không thoái thác bất cứ nhiệm vụ gì…” chẳng còn phù hợp với cuộc sống
hôm nay,
- khi
so sánh trình độ giữa người dân và lãnh đạo thì chưa biết ai hơn ai,
- khi
không tồn tại ai có đủ khả năng để tư duy thay cho toàn dân, và
- khi
Đảng và Nhà nước hay bị mạo danh để mưu lợi cá nhân, thay vì lo cho Dân, cho
Nước.
Nếu
một người luôn chấp nhận bất cứ việc gì được giao, kể cả những nhiệm vụ
mà bản thân không đủ khả năng hoàn thành, tức là thuộc loại “chỉ đâu đánh
đấy”, thì người đó chỉ phù hợp với cương vị lính gác, chuyên thi
hành những mệnh lệnh đơn giản, chứ không thể “đứng mũi chịu sào”, không thể làm
lãnh đạo được.
Giữa
thời “chính trị thị trường”, những người đã leo lên đến thượng tầng lãnh
đạo thì không thể ngụy biện là “tổ chức đặt đâu, tôi nằm đấy”.
Trong
bài “Thủ tướng – Quyền lực có che khuất thuở hàn vi?” nhà báo Minh
Diện đã bình luận rằng:
“Trong
lĩnh vực phân công công tác, giao nhận nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước ta từ trước
đến nay, có một cặp phạm trù luôn luôn song hành, đó là nhận nhiệm vụ và hoàn
thành nhiệm vụ.”
“Có
điều qua những lời phân trần của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, thấy ông chỉ quan
tâm đến việc nhận đề bạt, nhận phân công công tác, mà không quan tâm đến hoàn
thành nhiệm vụ được giao. Ông đã tách cặp phạm trù ra, lờ đi cái cơ bản nhất
của một cán bộ là phải hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.”
Rõ
ràng, hùng biện không thay thế nổi trung thực, nên càng cố biện minh thì càng
không thuyết phục. Đó là biểu hiện của sự đuối lý. Nhưng chẳng hề
chi, khi yếu tố quyết định là lực, chứ không phải là lý. Thế lực còn đủ
mạnh thì vẫn còn tại vị. Nói trắng ra như vậy thì khó nghe, nhưng có khi
lại vớt vát được chút lòng tin.
7. Từ chức là chuyện thường
gặp trong các chế độ văn minh. Đối với những người có lòng tự trọng và
có tinh thần trách nhiệm cao, thì từ chức là một văn hóa. Họ tự giác
từ chức nếu xảy ra sự cố trong lĩnh vực do mình quản lý, ngay cả khi họ không
hề dính líu trực tiếp đến nguyên nhân gây ra sự cố.
Đối
với phần lớn các nhà chính trị, quản lý, thì từ chức là một tập quán mang
tính bắt buộc, được quyết định bởi tình thế. Nếu không từ chức đủ sớm, thì
không thể yên thân và hậu quả phải gánh chịu có thể còn nặng nề hơn. Hoặc nếu
không từ chức thì sẽ gây hậu quả xấu cho tổ chức đang tham gia, nên dù cá nhân không
muốn thì tổ chức cũng ép buộc phải từ chức.
Tình
huống kể trên là đặc sản của chế độ dân chủ, pháp quyền. Còn ở chế độ độc
quyền, cưỡi lên pháp luật, thì các nhà lãnh đạo thần thế không lo bị
trừng phạt, và đảng của họ cũng không lo bị mất quyền lãnh đạo. Nghĩa
là tình thế không bắt buộc. Trong khi đó, lòng tự trọng và tinh thần trách
nhiệm ngày càng teo biến. Vì vậy, trong thể chế ấy, chuyện từ chức thuộc
phạm trù… viễn tưởng.
Hà Nội, 2.12.2012
Thứ Hai, 11 tháng 3, 2013
2013 Quyết liệt & QUYẾT LỢI !!!! .
Kết luận
Trên đây chỉ là một số dẫn chứng tiêu biểu vì tác giả không muốn làm độc giả quá hoa mắt vì những chỉ dụ “quyết liệt” đã được thủ tướng ban hành. Tóm lại, có thể thấy rằng thủ tướng Dũng đã “quyết liệt” trong rất nhiều lĩnh vực nhưng bất hạnh thay cho thủ tướng và người dân Việt Nam là hầu như lĩnh vực nào mà được thủ tướng “quyết liệt” điều hành và chỉ đạo thì lĩnh vực đó chỉ có càng ngày càng tệ đi. Quyết liệt thúc đẩy tăng trưởng thì tăng trưởng ngày càng đi xuống. Quyết liệt kiềm chế lạm phát thì lạm phát ngày càng tăng lên đến mức cao thứ nhì thế giới trong năm 2011. Quyết liệt kiềm chế tham nhũng thì tham nhũng và đi kèm với nó nạn chạy chỗ, chạy chức, chạy quyền ngày càng lan rộng và ăn sâu vào nền kinh tế, vào thể chế, vào toàn bộ xã hội. Quyết liệt điều hành đám con cưng tập đoàn thì đám con cưng ngày càng ăn tàn phá hại, nợ đầm nợ đìa…
Có thể có người cho là từ “quyết liệt” với thủ tướng Dũng đã trở thành “sáo ngữ”, nói quen miệng nên đụng đâu nói đó. Tuy nhiên, vấn đề không đơn giản như vậy. Việc thủ tướng Dũng liên tục dùng từ này thể hiện rõ tư duy của ông về cách điều hành nền kinh tế nói riêng và điều hành nhà nước nói chung. Thủ tướng cho rằng có thể dùng ý muốn, ý chí chủ quan của mình để can thiệp vào sự vận hành khách quan của nền kinh tế và bắt nền kinh tế đi theo ý muốn chủ quan của mình. Điều này là hết sức nguy hiểm. Khi một quốc gia chấp nhận nền kinh tế thị trường tức là cũng phải chấp nhận rằng, về cơ bản thị trường thông minh hơn trí khôn chủ quan của con người. Kinh nghiệm phát triển hàng trăm năm qua cho thấy, dù có nhiều khiếm khuyết thì thị trường vẫn là cơ chế kinh tế tốt nhất để tạo ra của cải và sự phồn vinh cho xã hội. Một nhà nước khôn ngoan là nhà nước xây dựng một cơ chế thị trường minh bạch, dựa trên cơ chế cạnh tranh để cho các chủ thể trong nền kinh tế tự vận hành và nhà nước chỉ là người tham gia chỉnh sửa những khuyết tật của thị trường như hiện tượng ngoại ứng, độc quyền hay thiếu hụt hàng hóa công. Nếu cứ cố gắng dùng các công cụ hành chính can thiệp mạnh và hướng các nguồn lực khan hiếm của nền kinh tế đi theo ý muốn chủ quan của mình thì gần như không tránh khỏi thất bại cay đắng.
Thực tiễn nền kinh tế Việt Nam trong vài năm qua đã cho thấy điều đó rất rõ. Chính vì thủ tướng Dũng đã muốn các tập đoàn con cưng của mình nhanh chóng “sánh vai” với các tập đoàn lớn trên thế giới nên đã “quyết liệt” dồn quá nhiều nguồn lực khan hiếm cho những cái cối xay tiền như Vinashin, Vinalines, EVN, TKV[i]... Đáng lẽ phải chống lạm phát bằng cách minh bạch hóa chi phí của các tập đoàn nhà nước, tạo cơ chế để bắt buộc các doanh nghiệp cạnh tranh bình đẳng trên thị trường thì lại can thiệp thô bạo bằng các mệnh lệnh hành chính như chỉ thị không được tăng giá điện, giá than… làm thị trường ngày càng trở nên méo mó và cuối cùng khi không kìm được giá nữa thì phải tăng đột ngột ở biên độ cao làm cho nền kinh tế phải chịu các cú sốc không đáng có.
Việc liên tục dùng từ “quyết liệt” ở tần suất cao cũng cho thấy tính cách của thủ tướng Dũng là chỉ thích làm việc theo suy nghĩ chủ quan của mình, không muốn nghe những lời can gián hay nói trái của cấp dưới. Điều này thể hiện quá rõ qua việc thủ tướng giải thể Ban nghiên cứu của Thủ tướng ngay khi mới nhậm chức hay ký Quyết định 97/2009/QĐ-TTg thu hẹp đáng kể quyền phản biện của các tổ chức. Bản thân Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế TW là một viện nghiên cứu của chính phủ nhưng khi phê phán chính phủ nhiều quá cũng bị thủ tướng nhắc nhở:
Người đứng đầu Chính phủ đề xuất Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương hoàn thiện hệ thống thể chế, “không nên phê phán Chính phủ nhiều nữa, cần tập trung vào làm”. (Vietnamnet, 8/12/2011)
Một quốc gia mà người lãnh đạo cao nhất không muốn nghe những lời nói trái của trí thức, chỉ thích nghe tâng bốc, nịnh bợ mình thành “thủ tướng xuất sắc nhất châu Á”, chỉ thích làm theo ý muốn chủ quan của mình thì làm sao quốc gia đó có thể phát triển trong một môi trường quốc tế cạnh tranh ở mức độ rất cao như hiện nay? Nguy hiểm hơn nữa là tư duy điều hành này của thủ tướng Dũng vẫn không có gì thay đổi dù thủ tướng đã phải chịu sức ép mà xin lỗi trước Quốc hội vào cuối năm 2012. Cứ nhìn những chỉ đạo trong thời gian gần đây của thủ tướng thì vẫn đầy những từ “quyết liệt”. Ngạn ngữ phương Tây có câu rất hay là: “You cannot teach an old dog new tricks” nghĩa là “Bạn không thể dạy trò mới cho một con chó già” rất đúng trong trường hợp này. Như vậy đã có thể nhìn thấy trước tương lai của Việt Nam trong những năm tới, nếu thủ tướng Dũng còn nắm quyền rồi.
Như đã nói ở trên, việc thủ tướng Dũng ở đâu, lĩnh vực nào cũng dùng từ “quyết liệt” cũng đã góp phần tạo nên một trào lưu ăn theo nói leo ở các quan chức thấp hơn. Bây giờ mở bất cứ văn bản nào của các bộ ngành, cơ quan hành chính mọi cấp, trong diễn đàn của hội đồng nhân dân, Quốc hội… đi đâu cũng thấy từ “quyết liệt”. Một người có IQ ở mức bình thường cũng thừa hiểu rằng với mức lương chính thức ở mức chưa đủ sống như hiện nay, muốn các viên chức nhà nước làm việc ở mức “bình thường” cũng đã khó chứ đừng nói là bắt họ “quyết liệt”. Từ “quyết liệt” may lắm chỉ phù hợp trong những tình huống khẩn cấp như chống bão lớn, cứu đói trên diện rộng… Dùng từ “quyết liệt” quá nhiều trong khi ai cũng biết là chả thể “quyết liệt” nổi chính là làm cho xã hội trở nên quen với thói dối trá, lãnh đạo thì thêm quen với việc hô hào suông những lời rỗng tuếch, thùng rỗng kêu to, mồm miệng đỡ chân tay.
Tóm lại, nếu thủ tướng Dũng và bộ máy dưới quyền vẫn tiếp tục giữ tư duy điều hành nền kinh tế theo kiểu “quyết liệt” như từ giữa năm 2006 tới nay thì thủ tướng càng Quyết, nền kinh tế sẽ càng Liệt hay nói đúng hơn là thủ tướng và bộ máy của mình đang Quyết (tâm) làm đất nước Liệt đi như thực tế đang diễn ra.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)