Người đàn ông hỏng mắt, cụt tay, ăn mày thành tỷ phú
News – Thứ hai, ngày 26 tháng mười một năm 2012
Đôi
mắt hoàn toàn không nhìn thấy ánh sáng, đã vậy bàn tay trái lại bị cụt,
bàn tay phải rất khó cử động, nhưng ông Trần Văn Đàm (tổ 4, phường Phú
Hiệp, TP. Huế) lại là người trồng và tạo thế cây cảnh giỏi bậc nhất miền
Trung.
Biệt tài tạo thế cây cảnh trong bóng tối đã đưa ông từ một kẻ ăn xin nơi đầu đường xó chợ trở thành tỷ phú. Hát rong để mưu sinh và… lấy vợ đẹpSinh
ra trong một gia đình nghèo, bố mẹ là cửu vạn ở chợ Đông Ba, nên tuổi
thơ của ông Đàm là chuỗi ngày cùng cực. Lên 5 tuổi ông đã phải theo anh
chị trong nhà lang thang khắp TP. Huế nhặt ve chai kiếm tiền mua gạo. Vào đời từ rất sớm nhưng ông vẫn học giỏi và nổi tiếng là cậu học sinh luôn có
những sáng tạo đặc biệt. Nhưng
học đến lớp 5 thì ông phải nghỉ học để sang chợ Đông Ba làm nghề bốc
vác thuê. Sau ngày miền Nam giải phóng, ông xung phong vào đội thanh
niên của TP. Huế đi xây dựng vùng kinh tế mới ở xã miền núi Hồng Tiến
của huyện Hương Trà.
|
Dù hỏng mắt, cụt tay, song ông Đàm vẫn tạo dáng cây cảnh rất tài hoa |
Chỉ sau
chưa đầy một năm đến vùng kinh tế mới, tai họa đã giáng xuống chàng
thanh niên 24 tuổi tràn đầy khát vọng sống này. Trong lúc khai phá đất
hoang, ông đã cuốc phải 2 quả bom bi sót lại sau chiến tranh. Hai quả
bom phát nổ cùng lúc khiến ông gục xuống.
Tỉnh dậy trong bệnh viện, ông đau đớn tột cùng vì đôi mắt không còn nhìn thấy ánh sáng, bàn tay trái không còn, bàn tay phải thì nát bét. Bác sĩ bảo ông ngoài bị mù mắt, cụt tay còn bị gần 30 viên bi từ 2 quả bom bắn sâu vào cơ thể.
Sau gần 5 tháng nằm viện, gia đình phải đưa ông về nhà tại TP. Huế vì gia sản đã khánh kiệt. Trong nỗi tuyệt vọng tột độ, nhiều lần ông đập đầu vào thành giường để tự tử nhưng cuộc đời bắt ông tiếp tục phải sống.
Sau một thời gian, được sự động viên của gia đình, ông quyết tâm đứng dậy tự kiếm sống. Sau nhiều ngày trằn trọc, biết mình không còn khả năng làm bất cứ việc gì nên ông quyết định kiếm tiền bằng nghề ăn xin.
Từ đó hàng ngày ông ôm đàn dò dẫm trên các tuyến phố hát rong xin người qua đường bố thí. Giọng hát trầm buồn, chất chứa nỗi đau số phận có sức mạnh như thôi miên của ông khiến người đời say đắm nên ông kiếm đủ ngày 3 bữa cơm.
Những ngày lang thang hát rong khắp đầu đường xó chợ đã giúp ông lấy được một cô gái duyên dáng, nết na làm vợ.
Thuở ấy, bà Nguyễn Thị Phước, vợ ông, là một cô gái lãng mạn, con cưng của một chủ quầy hàng tạp hóa giàu có tại chợ Đông Ba.
Hầu như ngày nào đến chợ hát ông cũng được bà Phước cho nhiều tiền và mời vào nhà ăn cơm. Nguyên nhân là bởi giọng hát, tiếng đàn vừa lãng mạn vừa chất chứa nỗi buồn của ông đã khiến bà Phước say như điếu đổ. Ngày nào chưa thấy ông đến hát là bà nhớ nhung đến mức đứng ngồi không yên.
Từ chỗ say mê giọng hát của ông Đàm, bà Phước chuyển sang yêu thương người đàn ông mù mắt, cụt tay này không hay.
Để hóa giải sự ngăn cấm của người thân, bà Phước nhiều lần vờ đòi tự vẫn khiến gia đình không dám ngăn cản cuộc tình của mình nữa.
Rồi hai ông bà cưới nhau trong hạnh phúc đến chảy nước mắt. Để chứng minh khả năng vượt khó của mình và chồng, bà Phước không nhận bất cứ món quà hồi môn nào của bố mẹ đẻ khi xuất giá.
Trong bóng tối vẫn… làm đẹp cho đời
Một thời gian sau ngày lấy vợ, thấy nghề hát rong xin tiền không thể đưa lại no ấm cho gia đình nhỏ của mình, nên hằng đêm ông Đàm trăn trở tìm một nghề kiếm sống ổn định hơn.
Rồi nhiều người cười nhạo báng khi thấy ông chuyển sang nghề… trồng cây cảnh. Không cười sao được khi một người mắt thì mù, tay thì cái cụt, cái liệt mà đòi kiếm sống bằng nghề trồng và tạo thế cây cảnh vốn đòi hỏi phải có đôi mắt nghệ thuật và đôi tay khéo léo.
Ông không quan tâm những lời ong tiếng ve của người đời mà chỉ chú tâm để làm bằng được công việc mới của mình.
Tỉnh dậy trong bệnh viện, ông đau đớn tột cùng vì đôi mắt không còn nhìn thấy ánh sáng, bàn tay trái không còn, bàn tay phải thì nát bét. Bác sĩ bảo ông ngoài bị mù mắt, cụt tay còn bị gần 30 viên bi từ 2 quả bom bắn sâu vào cơ thể.
Sau gần 5 tháng nằm viện, gia đình phải đưa ông về nhà tại TP. Huế vì gia sản đã khánh kiệt. Trong nỗi tuyệt vọng tột độ, nhiều lần ông đập đầu vào thành giường để tự tử nhưng cuộc đời bắt ông tiếp tục phải sống.
Sau một thời gian, được sự động viên của gia đình, ông quyết tâm đứng dậy tự kiếm sống. Sau nhiều ngày trằn trọc, biết mình không còn khả năng làm bất cứ việc gì nên ông quyết định kiếm tiền bằng nghề ăn xin.
Từ đó hàng ngày ông ôm đàn dò dẫm trên các tuyến phố hát rong xin người qua đường bố thí. Giọng hát trầm buồn, chất chứa nỗi đau số phận có sức mạnh như thôi miên của ông khiến người đời say đắm nên ông kiếm đủ ngày 3 bữa cơm.
Những ngày lang thang hát rong khắp đầu đường xó chợ đã giúp ông lấy được một cô gái duyên dáng, nết na làm vợ.
Thuở ấy, bà Nguyễn Thị Phước, vợ ông, là một cô gái lãng mạn, con cưng của một chủ quầy hàng tạp hóa giàu có tại chợ Đông Ba.
Hầu như ngày nào đến chợ hát ông cũng được bà Phước cho nhiều tiền và mời vào nhà ăn cơm. Nguyên nhân là bởi giọng hát, tiếng đàn vừa lãng mạn vừa chất chứa nỗi buồn của ông đã khiến bà Phước say như điếu đổ. Ngày nào chưa thấy ông đến hát là bà nhớ nhung đến mức đứng ngồi không yên.
Từ chỗ say mê giọng hát của ông Đàm, bà Phước chuyển sang yêu thương người đàn ông mù mắt, cụt tay này không hay.
Để hóa giải sự ngăn cấm của người thân, bà Phước nhiều lần vờ đòi tự vẫn khiến gia đình không dám ngăn cản cuộc tình của mình nữa.
Rồi hai ông bà cưới nhau trong hạnh phúc đến chảy nước mắt. Để chứng minh khả năng vượt khó của mình và chồng, bà Phước không nhận bất cứ món quà hồi môn nào của bố mẹ đẻ khi xuất giá.
Trong bóng tối vẫn… làm đẹp cho đời
Một thời gian sau ngày lấy vợ, thấy nghề hát rong xin tiền không thể đưa lại no ấm cho gia đình nhỏ của mình, nên hằng đêm ông Đàm trăn trở tìm một nghề kiếm sống ổn định hơn.
Rồi nhiều người cười nhạo báng khi thấy ông chuyển sang nghề… trồng cây cảnh. Không cười sao được khi một người mắt thì mù, tay thì cái cụt, cái liệt mà đòi kiếm sống bằng nghề trồng và tạo thế cây cảnh vốn đòi hỏi phải có đôi mắt nghệ thuật và đôi tay khéo léo.
Ông không quan tâm những lời ong tiếng ve của người đời mà chỉ chú tâm để làm bằng được công việc mới của mình.
|
Vườn cây bạc tỷ của ông Đàm |
Số là, khoảng 2 tháng sau ngày cưới vợ, trong một lần mò mẫm lên phường Kim Long hát rong, vì mê mẩn giọng hát của ông nên một chủ vườn cây cảnh ở đây mời ông vào nhà uống nước.
Sau khi cho ông khá nhiều tiền, vị chủ vườn hỏi ông có thích cây cảnh không để ông ta tặng một cây làm quà. Mặc dù hoàn toàn mù mờ về cây cảnh nhưng ông Đàm lập tức đồng ý nhận cây và được chủ vườn cho người chở về tận nhà.
Từ đó, hàng ngày, ngoài những giờ rong ruổi hát rong kiếm sống, ông Đàm mò mẫm chăm sóc và tạo thế cho cây cảnh mà mình được tặng. Sau khoảng 2 tháng cần mẫn, ông đã tạo cho cây mưng được tặng ấy thành một dáng đặc biệt khiến nhiều người bị hớp hồn.
Mê mẩn cây mưng đó của ông, một đại gia ở TP.Huế đã mua với giá 5 triệu đồng, một số tiền rất lớn đối với gia đình ông thuở đó. Sau lần đó, ông đã ấp ủ việc chuyển sang nghề làm cây cảnh.
Công việc đầu tiên của ông Đàm khi chuyển sang nghề trồng cây cảnh là đi đào những gốc mưng để đưa về trồng trong vườn. Vì khuyết tật nên khi đào cây rất nhiều lần ông bị ngã, mặt mày, tay chân tứa máu.
Bằng sự kiên trì có một không hai, những gốc mưng do ông đào về trồng, chăm sóc đã cho kết quả tốt. Vượt trên những khiếm khuyết của bản thân, với óc sáng tạo, tưởng tượng hết sức phong phú, ông đã tạo ra những thế cây ấn tượng độc nhất vô nhị.
Những người mê cây cảnh, kể cả những tay chơi cây cảnh sừng sỏ khi xem những chậu cây của ông đều phải ngỡ ngàng. Sau thành công bước đầu, ông bàn với vợ làm đơn vay vốn của Hội Người mù tỉnh để mở rộng kinh doanh cây cảnh. Chỉ sau khoảng 2 năm vào nghề, ông và vườn cây cảnh của mình đã nổi tiếng khắp miền Trung.
Hiện vườn cây cảnh của ông Đàm có gần 3.000 gốc cây với đủ các loại cây quý hiếm cùng những thế, dáng mà ở Huế không ai có được. Những gốc cây này được đặt bán tại nhiều địa điểm, nhiều nhất là ở khuôn viên của Trung tâm văn thể mĩ TP. Huế, nằm trên đường Đống Đa. Nhiều gốc cây trong số này có trị giá từ 50- 200 triệu đồng.
Người thầy của những đại gia cây cảnh nức tiếng
Biệt tài tạo thế cây cảnh có một không hai của ông Đàm khiến hàng loạt tay kinh doanh cây cảnh sừng sỏ ở Thừa Thiên- Huế và nhiều tỉnh miền Trung tìm đến xin học hỏi kinh nghiệm.
“Đến nay tui đã truyền kinh nghiệm tạo dáng cây cho không biết bao nhiêu người. Chỉ sau khoảng 5 ngày được tui chỉ bảo, con mắt nghệ thuật của họ đã có những bước tiến vượt bậc”, ông Đàm khoe.
Theo ông Đàm, người chơi cây cảnh một khi đã có được “đôi mắt nghệ thuật” thì việc tạo dáng cây không có gì khó. Nói đôi mắt nhìn phải thật sự nghệ thuật là bởi cái nhìn ấy phải có nét riêng biệt, giàu tính sáng tạo, không sa vào những khuôn mẫu thông thường.
Nói về cách nhìn của mình, ông Đàm bảo, ông không phải nhìn bằng mắt mà “nhìn” bằng các giác quan khác như thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giác, tri giác… Những giác quan này giúp ông nghe được tiếng thở, tâm tình của cây.
Trước một gốc cây cảnh cần tạo dáng, mặc dù không còn đôi mắt nhưng những giác quan khác giúp ông nhìn thấy hình thù hiện tại của cây, để rồi từ đó sáng tạo ra thế cây đặc biệt. Thế cây đó không giống với bất cứ cây nào và là một tác phẩm nghệ thuật nhiều công phu.
Ông Nguyễn Hoàng Thiên, một tỷ phú cây cảnh ở tổ 8, phường Phú Bài, thị xã Hương Thủy cho biết, nhờ sự truyền dạy của ông Đàm mà ông trang bị cho mình khả năng trồng và tạo thế cây cảnh xuất sắc.
“Tui học được ở ông Đàm khả năng sáng tạo để biến những gốc cây thành những tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời. Ông Đàm đã cho tui biết rằng, tạo thế cây cảnh không phải chỉ bằng đôi mắt và đôi tay mà còn phải vận dụng tất cả những giác quan khác thì mới có những chậu cảnh quyễn rũ”, ông Thiên chia sẻ.