Thứ Bảy, 15 tháng 12, 2012

2012 Thánh Gióng

Tuesday, 11 December 2012 08:28
“Truyền thuyết kể lại thật ấn tượng khi Thánh Gióng ba tuổi chưa biết nói cười nhưng khi giặc Ân đến thì thoắt cái vươn vai để trở thành người lớn trong phút chốc, ngay sau đó thì đã dùng gậy sắt, cưỡi ngựa sắt uýnh tan giặc. Wow, thậm chí ông còn dùng cả bụi tre làm vũ khí! Xong xuôi thì thay vì ở lại để nhận huân chương Anh hùng, ông lại vội vã bay ngay lên trời, để lại một loạt fan và người hâm mộ ngơ ngác. Chắc là ông tuy thành người lớn nhưng tuổi vẫn trẻ con nên dễ ngượng trước đám đông, hoặc có thể ông ấy khiêm tốn và không mắc bệnh thành tích như người lớn bây giờ! Em hâm mộ ông, à… anh ấy lắm (mà sao trẻ thế họ lại cứ bắt gọi là ông nhỉ?)! Nếu anh ấy mà không bay mất chắc ối người hâm mộ sẽ chết mê chết mệt. Ôi, anh Gióng thật manly, thật cool - thần tượng của em!
Nhưng em không chỉ hâm mộ mà còn thương anh ấy lắm, mới ba tuổi ranh, chưa biết gì mà đã buộc phải thành người lớn, phải làm chuyện người lớn trong khi chưa kịp hưởng tuổi thơ, tuổi thần tiên, tuổi mộng mơ, tuổi ômai như tụi em…Thật buồn, thật ghét chiến tranh đã cướp đi mất tuổi thơ của anh ấy!
Em thì ngược lại, em có tuổi thơ và thời con trẻ đầy đủ đến phát chán.Thực sự thì em chỉ mong cái tuổi thơ này kết thúc nhanh nhanh và thành người lớn cùng thần tượng của em sớm nhất có thể vì quá tuổi thơ của chúng em quá nhiều lý do để bực bội.
Này nhé: Tuổi thơ lúc nào cũng phải đi học, điểm kém thì bị chửi mắng, thậm chí dính chưởng của phụ huynh, muốn học giỏi thì lại phải quay cóp khi đi thi, em thì lại vụng nên quay toàn bị lộ. Lớp em tụi nó quay siêu lắm, có đứa còn được nhà trang bị điện thoại xịn để nhắn đầu bài, đứa thì móc với giám thị quăng phao cho. Em không biết dùng phao, chết đuối phải roài, hic hic…
Tuổi thơ lúc nào cũng bắt đi sở thú. Đi riết chán ốm vì chẳng có gì để xem. Có mấy con thú ốm nhom cứ đứng vậy hoài. Mà nghe nói một con voi mới tự nhiên lăn đùng ra chết, người ta bảo nó bị bệnh hiểm nghèo, em nghĩ là nó đói thôi. Ba em dạo này làm ăn chứng khoán hay đất đai gì đó mà về quặu nhà hoài, kêu làm ăn thế này thì có mà chết đói cả lũ! Đấy, người còn chết đói nữa là voi… Nên em chỉ muốn nhanh làm người lớn.
Tuổi thơ chán chết vì muốn đi chơi chẳng biết đi đâu và đi bằng gì. Xe công cộng thì vừa bẩn vừa hôi, lại chen chúc và luôn chậm giờ, chẳng nhẽ lúc nào cũng bắt gia đình cho quá giang. Em thích đi chơi ngoài thiên nhiên lắm mà không có chỗ nào đi, lại dơ và nguy hiểm nên mẹ không cho. Mà sao cứ đi xa là người lớn lại sợ trẻ con làm chuyện bậy bạ nhỉ? Sao họ cứ suy bụng ta ra bụng người thế? Đi gần thì có mỗi chỗ duy nhất là siêu thị. Dạo này kinh tế khó khăn nên chẳng ai mua gì, cứ đi vào chơi cho mát. Chỗ khu game thì lúc nào cũng phải xếp hàng, tiếng động ẩm ĩ nhức hết cả đầu, haizzz… Nên em chỉ muốn nhanh làm người lớn.
Tuổi thơ thật chán vì không có gì để xem. Ca nhạc thì nhảm, lại chẳng có bài vui cho lứa tuổi tụi em. Cứ suốt ngày yêu nhau, bỏ nhau nhảm pà cố! Mà trong mấy cuộc thi Talent trên Ti vi thì tụi trẻ con cũng toàn bắt chước người lớn mới được giải cao đấy thôi, ai mà coi trọng con nít! Phim Việt thì vừa chán vừa toàn chuyện người lớn, mấy cái phim Mỹ hành động thì hay, vậy mà cái hay nhất chuẩn bị chiếu thì lại bị cấm mất vì nghe nói quá bạo lực. Mấy đứa bạn nhà giàu nó còn được bay qua Thái, qua Sin xem chứ em thì potay. Mà lạ thật, trẻ con bên ấy giàu hơn nhưng lại thích bạo lực hơn ở nhà mình nhỉ? Ôi, ước gì em được như Phù Đổng, ước gì em nhanh làm người lớn.
Tuổi thơ thì lúc nào cũng bắt đọc sách. Em cũng thích đọc lắm, nhất là mấy cuốn Manga vẽ tranh đẹp cực! Đọc lời và chữ nhiều đang chán, đọc truyện tranh đang thích thì mẹ lại cấm vì bảo trong đó toàn cảnh phản cảm của con nít làm chuyện người lớn…huhu. Nếu mà thế gọi là làm chuyện người lớn thì em cũng thích làm người lớn. Thích thế nhưng mà rất khó, mấy đứa con trai cùng lớp thỉnh thoảng cứ hay rủ đi chơi xa, vào nhà nghỉ làm chuyện người lớn. Thích đấy nhưng mà quá nguy hiểm, nhỏ L. lớp kế bên đi chơi riết rồi tự nhiên có em bé đó, kỳ lắm. Nhưng ở nhà cũng ghê thấy mồ à, mấy cha hàng xóm mắc dịch và biến thái cứ hay gạ qua nhà làm chuyện người lớn rồi cho tiền, cho kẹo... Sao làm trẻ con khổ thế!? Nên em chỉ muốn nhanh làm người lớn.
Mà làm người lớn cũng dễ ợt chứ có gì đâu. Em nghe nói nhỏ kia chưa đến 18 đã khai man để có bạn trai sớm. Mà vừa mấy bữa trước thấy nó còn ốm nhom trên ti vi, nghe dì Năm nói nó giải phẫu thẩm mĩ vòng 1 siêu khủng, nâng mũi dọc dừa, mất mấy ngàn đô lận, thế rồi thành hotgirl, được người ta rủ đi chơi mà trả tới hai chục ngàn đô lận. Cho nên chắc em sẽ phấn đấu thành hotgirl trước, rồi sau đó sẽ đăng ký vô mấy cuộc thi Miss sìtyn để kiếm vận may. Làm người lớn vừa có giá, vừa tự do chẳng ai quản lý. Mẹ cấm đoán em chắc chỉ vì thiếu tiền, chứ em mà kiếm được mấy cha đại gia thì sẽ bao cả nhà ăn chơi nhòe luôn.
Đấy, sao cứ phải thời chiến mới trở thành người lớn lẹ được? Mà nói rồi mới nhớ và tiếc thần tượng của em. Giá anh Gióng mà không bay về trời thì ở lại thành đại gia là chắc. Đẹp trai, tiền thưởng nhiều như thế thì thiếu gì hotgirl xin chết?
Vậy xét cho cùng thì đâu ai cần tuổi thơ nhỉ? Em chỉ muốn làm một việc gì có ý nghĩa, em muốn học tập Thánh Gióng nhanh để trở thành người lớn, em chỉ muốn có nhiều tiền, nhưng làm thế nào nhỉ? Haizzzz…”.

Thứ Sáu, 14 tháng 12, 2012

2012 VN= chống tham nhũng

Đại sứ Anh: ‘Bệnh nhân không thể tự mổ’

Cập nhật: 10:45 GMT - thứ sáu, 14 tháng 12, 2012
Đại sứ Antony Stokes tiếp nhà báo Việt Nam.
Đại sứ Vương Quốc Anh nói để chống tham nhũng thành công, Việt Nam cần thiết lập hệ thống tư pháp độc lập và truyền thông tự do.
Khuyến cáo của Tiến sỹ Antony Stokes được đưa tại “Đối thoại về phòng, chống tham nhũng lần thứ 11” tại Hà Nội mới đây, theo bản tin trênBấmwebsite của Đại sứ quán Anh tại Hà Nội.
Chủ đề Đối thoại “Công tác phòng, chống tham nhũng tại địa phương, thực trạng và giải pháp” được tổ chức trong bối cảnh Tổ chức Minh bạch quốc tế mới đây công bố chỉ số nhận thức tham nhũng 2012 theo đó đánh sụt hạng Việt Nam 11 bậc so với năm ngoái từ thứ hạng 123 xuống 176.
Trong bài phát biểu khai mạc, Đại sứ Stokes cũng nhấn mạnh tới một số thay đổi mà ông mô tả là đáng kể bao gồm bước thay đổi về thể chế theo đó Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống Tham nhũng sẽ dưới quyền chỉ đạo của Tổng bí thư Đảng Nguyễn Phú Trọng.
"Để thành công Việt Nam phải tự tìm cho mình cách thiết lập tính độc lập của hệ thống tư pháp, phải có truyền thông tự do và cơ chế từ bên ngoài giám sát khâu giải trình trách nhiệm"
Tiến sỹ Antony Stokes, Đại sứ Vuơng Quốc Anh tại Việt Nam
“Theo tôi, mấu chốt là bệnh nhân không thể tự phẫu thuật cho mình được.
“Để thành công Việt Nam phải tự tìm cho mình cách thiết lập tính độc lập của hệ thống tư pháp, phải có truyền thông tự do và cơ chế từ bên ngoài giám sát khâu giải trình trách nhiệm.
“Tôi khuyến khích các Đối tác Phát triển, đại diện cơ quan của Đảng và chính phủ, và các tổ chức phi chính phủ ở đây ngày hôm nay làm việc cùng nhau để hướng tới một bước thay đổi trong nỗ lực tập thể của chúng ta nhằm đương đầu với tham nhũng.", Tiến sỹ Stokes nói vào ngày 6/12/2012.
Anh Quốc hiện là nhà tài trợ điều phối về phòng chống tham nhũng của các Đối tác Phát triển Quốc tế cho Việt Nam.
Đại sứ Anh, trong lần Bấmđối thoại trước, từng cảnh báo tham nhũng là một vấn đề mang tính hệ thống tại Việt Nam hơn nửa thế kỷ qua và rằng tham nhũng đe dọa sự phát triển và ổn định của đất nước cũng như uy tín của Việt Nam.
Đe dọa ổn định
Vai trò lãnh đạo nỗ lực chống tham nhũng được chuyển từ Thủ tướng sang Tổng Bí thư.
Quốc hội Việt Nam cuối tháng trước bỏ phiếu với tỷ lê 94.98% loại bỏ mô hình Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nắm để lập một ban cùng tên nhưng do Trung ương Đảng nắm để phụ trách công tác khó khăn này.
Ban Chỉ đạo Trung ương thuộc Bộ Chính trị sẽ do Tổng Bí thư làm trưởng ban nhưng chưa rõ ban mới này bao giờ sẽ bước vào hoạt động.
Ngoài ra báo cáo của Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện trình trước Quốc hội cho thấy rằng các tổ chức, hoạt động của Ban chỉ đạo sẽ không được quy định trong văn kiện luật Phòng chống Tham nhũng, mà nêu trong văn kiện của Đảng để "vẫn đảm bảo phù hợp với Hiến pháp, pháp luật".
Tuy nhiên, với thực trạng chưa có luật về Đảng Cộng sản và quyền lực của Đảng này chủ yếu chỉ được ghi trong Điều 4 Hiến pháp 1992, chưa rõ việc triển khai thực hiện hoạt động của Ban này sẽ dựa trên cơ sở pháp lý gì ngoài những điều nêu ra trong Quốc hội khóa này.
Ngoài ra, trong bối cảnh quyền lực của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bị thu hẹp sau Hội nghị Trung ương 6, mọi động thái tập trung quyền lực vào tay Tổng bí thư Đảng và Chủ tịch nước khiến người ta không thể không đặt ra câu hỏi về khả năng đấu đá phe phái.
Tiến sĩ BấmDavid Koh, chuyên viên cao cấp Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore từng trả lời BBC rằng đặt cơ chế chống tham nhũng dưới sự chỉ đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là có lý.
Còn cụ bà chống tiêu cực BấmLê Hiền Đức vừa tròn 82 tuổi, người được Tổ chức Minh bạch Quốc tế trao giải tướng, cũng từng nói với BBC rằng bà không hy vọng nhiều về quyết định chuyển vai trò chống tham nhũng từ Chính phủ sang Đảng bởi điều mà bà gọi là "Quan nào mặt cũng nhọ cả, chỉ khác nhau là nhọ ít hay nhiều mà thôi".
Dù vậy, các nỗ lực chống tham nhũng từ phía chính quyền vẫn được các quốc gia cấp viện cho Việt Nam hoan nghênh và hối thúc triển khai nhằm đưa hệ thống quản trị công của nước này tương thích với các tiêu chuẩn quốc tế và Việt Nam cam kết theo đuổi.

Thứ Ba, 4 tháng 12, 2012

2012 Nói thẳng nói thật=‘100 global thinkers’.

Điểm qua 100 người được trang Foreign Policy chọn làm ‘những khối óc toàn cầu’ năm 2012 điều đầu tiên tôi nhận thấy là không có ai từ Việt Nam.
 Nguyễn Giang
Cập nhật: 15:32 GMT - thứ hai, 3 tháng 12, 2012
 Các tên tuổi người Việt hoặc gốc Việt ở nước ngoài mà báo chí trong nước nhắc đến như gương sáng trong nhiều lĩnh vực cũng không lọt vào danh sách ‘100 global thinkers’.
Không thể nói 90 triệu người Việt Nam trên toàn cầu thuộc nhóm không suy nghĩ gì.
Nhưng có vẻ như các bộ óc Việt trong và ngoài nước đang lo những chuyện khác, không ‘cộng hưởng’ cùng nhân loại.
Hoặc chúng ta cũng nặng lòng ưu tư về các việc riêng, việc chung và có nhiều hoạt động nhưng vì tiếng nói quá yếu nên thế giới không biết đến.
Ta cũng có thể bác bỏ ‘bảng phong thần’ của BấmForeign Policy và cho rằng họ thiên vị.

Thế giới nghĩ gì?

Nhưng kể cả như vậy có lẽ cũng cần biết họ đang ‘thiên vị’ với những ai và xu hướng gì trên thế giới.
Trước hết, nếu ai bảo Foreign Policy nghiêng về các nhân vật Phương Tây thì sẽ sai lầm.
Vì con số các gương mặt châu Á (Miến Điện, Trung Quốc), hoặc từ Thế giới Ả Rập và Hồi giáo năm nay chiếm con số đông đảo.
Các tên tuổi từ Châu Phi, Nga, Đông Âu, vùng Balkan cũng không ít.
Foreign Policy xác nhận hai nhân vật cùng đứng số một là bà Aung San Suu Kyi và tổng thống Thein Sein của Miến Điện:
Tướng Thein Sein nhờ dũng khí cải tổ mà được cả ngợi là người 'buông dao thành Phật'
“Tạo cảm hứng đặc biệt nhất là hai nhân vật hàng đầu anh hùng và hiếm có được vinh danh: bà Aung San Suu Kyi, nhà bất đồng chính kiến từng bị tù, và ông Thein Sein, vị tướng lâu năm. Họ cùng nắm tay để mở lối cho một trong số chế độ độc tài tàn tệ nhất thế giới.”
Tuy nêu tên nhiều nhân vật đấu tranh, các văn nghệ sỹ và các blogger có tác động chính trị từ Trung Quốc, Nga đến Pakistan, Foreign Policy cũng không coi nhẹ vai trò của những người giàu có và các chính khách.
Tổng thống Malawi, bà Joyce Banda được ca ngợi nhờ ý tưởng về một châu Phi ‘sạch sẽ’, ít tham nhũng, hay cựu ứng viên Phó Tổng thống Mỹ, Paul Ryan về ý tưởng cho ngân sách tiết kiệm công quỹ.
Cả hai ông bà Bill và Melinda Gates, tỷ phú làm từ thiện, đều đứng tên trong danh sách năm nay.
Như thế, làm chính trị hay có nhiều tiền tự nó không có gì là xấu, thậm chí còn rất tốt nếu họ thực sự muốn thúc đẩy xã hội tiến lên.
Tổng thống Tunisia, ông Moncef Marzouki đứng thứ hai vì là người “nuôi dưỡng tinh thần Mùa Xuân Ả Rập”.
"Họ cùng nắm tay để mở lối cho một trong số chế độ độc tài tàn tệ nhất thế giới"
Foreign Policy viết về Aung San Suu Kyi và Thein Sein
Với báo chí ở Việt Nam, chắc sự vinh danh này sẽ giúp điều chỉnh lại quan niệm rằng Mùa Xuân Ả Rập là điều gì đó xấu xa, mang tính 'phản loạn'.
Vì khi chính tổng thống của Tunesia ủng hộ Mùa Xuân Ả Rập thì đây đã là một phong trào 'chính thống' của một khu vực thế giới có nền văn minh lâu đời, dân số trẻ, năng động, bản sắc tôn giáo mãnh liệt.

Dân chủ trẻ tuổi

Ngoài ra, không thể phủ nhận tinh thần “dân chủ bình dân” mà Foreign Policy đề cao.
Cũng vì thế, họ để thiếu nữ Pakistan 15 tuổi, Malala Yousafzai, (thứ 6), trên cả Tổng thống Barack Obama (thứ 7).
Blogger trẻ tuổi này, xuất phát từ ham muốn được đi học, đã thành người anh hùng dám đứng lên chống lại Taliban và tất cả những ý thức hệ cổ hủ của họ.
Malala bị phe Taliban bắn trọng thương nhưng được cứu thoát và được đề cử dự giải Nobel không phải chỉ vì ngòi bút sắc bén (viết blog từ năm 12 tuổi) mà vì lòng dũng cảm của cô đã tạo ra một phong trào xã hội rộng khắp.
Nhưng Foreign Policy đề cao cả các sáng kiến công nghệ và các nhân vật có tư duy phát kiến mở đường cho nhân loại hoặc đang vận dụng công nghệ vào kinh doanh có tầm ảnh hưởng sâu rộng.
Mùa Xuân Ả Rập đang thành trào lưu biến đổi thế giới
Đó là lý do các nhân vật như Sebastian Thrun, Andrew Ng, Sheryl Sandberg (Facebook), Marissa Mayer (Yahoo), Eugene Karspersky...có tên trong danh sách.
Nhìn vào châu Á, ngoài Miến Điện như đã nêu, sự có mặt của các nhân vật Trung Quốc cũng là một bài học cho Việt Nam để dự đoán quốc tế mong đợi gì từ một quốc gia Đông Nam Á.
Từ Trung Quốc có nghệ sĩ độc lập Ngải Vị Vị, nhà đấu tranh Trần Quang Thành, nhà vận động môi sinh Mã Quân thuộc nhóm nổi bật nhờ các hoạt động vì cộng đồng, hay triệu phú Lý Khai Phục người Mỹ gốc Đài Loan từng lãnh đạo Google China.
Nhưng Foreign Policy cũng nêu tên Giáo sư Vương Tập Tư (Wang Jisi), học giả giảng tại Trường Đảng ở Bắc Kinh vì ông liên tục “nói thẳng cho người Mỹ biết Trung Quốc nghĩ gì về Hoa Kỳ”.
Như thế, để được nêu danh là nhà tư tưởng toàn cầu không cứ phải là tiếng nói đối lập với chính quyền nhưng nhất thiết phải là tiếng nói thẳng và thật.
Nhìn lại danh sách ‘100 global thinkers’ của Foreign Policy, có thể thấy ba xu hướng lớn:
Dân quyền lan rộng với các tác nhân tham gia đòi tạo thay đổi ngày càng rộng và tuổi càng trẻ.

Trào lưu toàn cầu

  • Dân quyền lan rộng với lứa tuổi ngày càng trẻ
  • Công nghệ lan tỏa tăng đối thoại công khai
  • Hợp tác gia tăng xuyên qua mọi lĩnh vực
  • Lòng dũng cảm tạo đà cho tiếng nói công dân
Nỗ lực hợp tác gia tăng từ cả khu vực công, tư và doanh nghiệp để tìm giải pháp toàn cầu cả về kinh tế, chính trị, xã hội và môi trường.
Công nghệ mới mở rộng không gian đối thoại và lan tỏa của thông tin, thách thức sự chần chừ, chậm trễ hoặc bất minh trong mọi lĩnh vực.
Nhưng quan trọng hơn cả là lòng dũng cảm và tinh thần dám làm, dám chịu.
Như ví dụ của Yevgenia Chirikova, nhà vận động môi sinh từ Nga.
Vốn là một nữ doanh nhân thành công, bà chỉ bắt đầu hoạt động xã hội khi đứng ra vận động cứu khu rừng Khimki gần Moscow khỏi một dự án xây đường cao tốc.
Cuộc đấu tranh đã khiến bà bị cảnh sát Nga bắt giam nhiều lần nhưng bà vẫn tiếp tục theo đuổi lý tưởng 'mỗi người cứu một cây xanh' mà bà cho là cần thiết cho đất nước.
Việt Nam và người Việt toàn cầu chắc chắn cũng đang tham gia và chịu tác động của những làn sóng này trên mọi lĩnh vực kể trên nhưng đáng tiếc rằng chúng ta hiện tạm thuộc nhóm đi theo, nghĩ theo, ít ra là theo cách nhìn của một tạp chí quốc tế.
Hy vọng sang năm tình hình sẽ khác.

2012 Xu hướng toàn cầu= nói thẳng nói thật

'Nếu dân nói thẳng nói thật'

Cập nhật: 09:34 GMT - thứ sáu, 19 tháng 10, 2012
Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang kêu gọi bà con phát huy dân chủ
Cách đây không lâu, cũng cái bài đi sát dân, tôn trọng dân chủ, gặp cử tri thành phố HCM, ông Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tỏ ra rất chân thành, kêu gọi bà con hãy mạnh dạn, thẳng thắn phát huy dân chủ.
"Bà con làm ơn làm phước nói lên sự thật, tố cáo những cán bộ đảng viên tham nhũng...," ông kêu gọi.
Lần này, sau Hội nghị T.Ư 6, hai vị Sang, Trọng đã đi tiếp xúc cử tri ngay lập tức, có lẽ trách nhiệm cao nên có sự dự cảm rằng làm chưa được như ý dân, nếu chậm, dân họ sẽ nhiều phản ứng.
Nghề Chính trị lâu năm nhiều khóa đã cho các cụ đủ mọi kinh nghiệm rồi. Hơn nữa, các cụ nhà ta cũng làm cuộc "vi hành" xem dân nói có gì mới không, trong lòng dân có cấn cái, bức xúc gì không?
Cụ Tổng Trọng tiếp xúc với cử tri Hà Nội, nói chắc như bao lần đã chắc, không mới: "Vấn đề tham nhũng hiện nay đã quá rõ. Vì vậy, việc phòng chống tham nhũng, lãng phí đang được làm rất quyết liệt”.
Bàn dân thiên hạ biết rồi, thưa cụ Tổng, thấy quá rõ rồi, cũng rất quyết liệt nên phải kéo cả nửa tháng mà rồi cũng chưa đến đầu đến đũa theo ý định ban đầu, nhiều "cú sốc" bị bật lò xo ngược trở lại vào ngay mặ thượng cấp; nếu kéo dài ngày thêm thì thấy kỳ, phải "kết thúc, kết luận non" chung chung, u u minh minh vậy thôi!
"Quyết liệt" đến mức không dám nêu thẳng họ tên "một đồng chí", và càng quyết liệt khi kết luận là chỉ "cảnh báo, cảnh tỉnh, giáo dục, răn đe", mặc dù Cụ Tổng nói là "rất thấm thía, day dứt", lòng đau đến mức sắp bật khóc.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng đi gặp cử tri ngay sau hội nghị 6
"Dưng mà", những người mà ông muốn giáo dục đã có sạn trong đầu hết rồi, thời trẻ, khi sung sức không lo giáo dục, nay đầu hai thứ tóc cả còn "vừa học vừa làm" hay sao? Còn nếu làm gương nhân "sự kiện" này để giáo dục thế hệ sau, thì họ sẽ học ngay được câu: "Mình học theo các tiền bối mà hóa hay.
Cứ tham nhũng mạnh vào, cả đống luật cũng chẳng làm gì được, có sao đâu, chẳng phải hề hấn lo nghĩ gì!".

'Giáo dục, răn đe' ai?

Còn ở Tp HCM, Trương Chủ tịch cũng lại về nơi "ngày xưa vinh hiển, quyền biến một phương" và lại cũng vội tổ chức gặp cử tri. Ông cũng tỏ ra thẳng thắn và rất chi là chân tình: Thừa nhận vấn nạn tham nhũng là 'sự thật không thể né tránh'; Đảng và chính quyền làm còn chưa tốt và đã nhận lỗi trước nhân dân. Tuy nhiên, ông Sang cũng đề nghị toàn dân cùng tham gia đấu tranh chống tham nhũng.
Ông nói: “Chúng tôi có lỗi lớn, nhưng cô bác anh chị cũng phải nghĩ về trách nhiệm của mình, cùng hệ thống chính trị đấu tranh chống tham nhũng".
"Chúng tôi hiểu tình hình trù úm người tố cáo là rất ghê gớm. Nhưng vì sợ bị trù úm mà chúng ta không tố cáo thì đất nước này sẽ thế nào?".
Ông Sang khẳng định: "Người ta có thể trú úm một người, một nhóm người nhưng không thể trù úm cả dân tộc này”.
"Dân mà nói thẳng, nói thật sẽ bị công an mời lên ngay, nói là 'ăn phải bã' những luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc, nói xấu Đảng, Nhà nước."
Bùi Văn Bồng
Ông cũng nói: “Nếu chúng ta sợ hãi, cứ để những kẻ xấu len lỏi trong Đảng, trong Nhà nước làm những điều sai trái, làm phương hại đến lợi ích quốc gia, phương hại đến toàn dân chế độ thì thử hỏi toàn dân tộc này, toàn Đảng này, toàn quân này chấp nhận được không? Chắc chắn không chấp nhận được”.
Ô hay, sao Trương Chủ tịch lại nói vậy? Làm gì có kẻ nào len lỏi được vào Đảng và Nhà nước? Kết quả Hội nghị 6 vừa rồi chứng minh rõ, công khai cả thế giới biết rồi.
Chẳng qua chỉ "cảnh báo, cảnh tỉnh, răn đe" thôi mà, vẫn "đoàn kết tốt, thương nhau trên tình đồng chí, giúp nhau cùng tiến bộ", kể cả tiến bộ trong việc phải khôn khéo hơn, tiến bộ hơn trong "nghệ thuật, chiến thuật" ẵm hàng trăm nghìn tỉ của Nhà nước...Chưa gì đừng nghe bọn xấu xúi giục mà làm lộ phi vụ, lộ ra cả nhóm.
Ở phố tôi có một "kẻ xấu" khi còn đương chức mà dám phê bình cấp trên trực tiếp tham ô, móc ngoặc, bị liệt vào đảng viên kém, cán bộ xấu, cho hưu non rồi. Kẻ len lỏi chui vào ấy đã bị dẹp từ lâu rồi.
Chắc nay ông ta thấy sự "khoan hồng" của "tổ chức" khỏi bị nâng quan điểm, cũng là khỏi bị tra hỏi lên bờ xuống ruộng.
Giờ ông ta có "nói xấu lãnh đạo" nào đó thì cũng coi như cái đồ thứ dân, ai thèm nghe? Nếu như nền dân chủ của ta được nói thẳng nói thật như lý thuyết, như đường lối, như các vị phát biểu thì có lẽ đâu phải ra đời cái NQT.Ư 4?
Chính ông, ở tầm, cương vị như ông mà cũng không dám nói thẳng nói thật, không dám chỉ đích danh họ tên ai, mà cái tên đó cả thiên hạ đã thừa biết tỏng tòng tong, vậy mà ông chỉ dám nói "đồng chí X", sao lại đi xúi dại người dân nói thẳng nói thật?
Nói về thống tham nhũng, khi nghe các cử tri hỏi rằng tại sao "tắm từ trên" ma làm sơ sơ, quấy qua như vậy, dưới sao tắm sạch? Tại sao càng chống thì tham nhũng càng thách thức với pháp luật, thủ đoạn tinh vi hơn, câu kết chặt hơn? Vậy hiệu quả ở đâu?... Trương Chủ tịch nhấn mạnh: “Đó chỉ là quyết tâm chính trị, điều dân và đảng đang đòi hỏi chính là hành động”.
Thì vưỡn! Ai chả biết như vậy! Nhưng xem ra hành động của Bộ Chính trị và Ban Chấp hành T.Ư như vừa rồi thì đúng là sự khỏa lấp, lẩn tránh của cả "một bộ phận không nhỏ".
Đã là bộ phận không nhỏ thì tất nhiên tỉ lệ phiếu ủng hộ cho cái sai sẽ rất cao, trên 70% kia mà! Vậy Trương Chủ tịch nói mạnh đấy, còn hành động sẽ ra sao?
Nhưng, thưa ông Chủ tịch nước! Chưa gì mà trong phát biểu của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh về những biện pháp phải "ra tay" phải trấn áp "các thế lực thù địch".

'Nói thẳng, nói thật'

Dân mà nói thẳng nói thật sẽ bị công an mời lên ngay, nói là "ăn phải bã" những luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc, nói xấu Đảng, Nhà nước.
Dân cũng ngán ngại lắm. Tốt nhất 36 chước vẫn là im mồm cho yên thân. Thêm nữa, túi tiền người dân chẳng đủ mua rau, mua tương mà nói này nọ không khéo bị "quy chụp" chỉ có hại mà thôi.
Lãnh đạo kêu gọi dân nói thẳng, nói thật, nhưng Bộ Chính trị không nêu đích danh cán bộ tham nhũng
Lo kiếm tiền mà sống qua ngày. Mất công "chính chị chính em" để mang lại gì? Chẳng ai dại mà vạ miệng.
Hà Nội bị người ta dựng cảnh quay hình "người dân nhận tiền của thế lực thù địch" ngay giữa cuộc biểu tình vì chủ quyền biển đảo. Lại vu cho là nói xấu lãnh đạo là chống đảng, chống chế độ, bị "thế lực thù địch xui khiến, kích động...".
Ai mà dám. Có người "nói có tổ chức" hẳn hoi, làm đơn nêu những hiện tượng thế này thế kia để gọi là hăng hái "nghe, tin lời Chủ tịch góp phần xây dựng đảng" ngờ đâu gửi đơn hôm trước, hôm sau bị công an phương mời lên "sạc" cho một trận, còn nói là cảnh báo, răn đe cho phải cảnh tỉnh, dân mà dám nói xấu chính quyền là dân hỏng!
Mấy ông trí thức cũng hăng hái đi đầu, gửi đơn kiến nghị, nhưng với tầm một giáo sư cũng bị thằng nhóc cảnh sát khu vực gọi lên phường hoạnh họe, đến tận nhà cảnh báo.
Góp ý nhiều, nói thẳng biết bao nhiêu, nay lại thấy mất công gần 200 ông "Thượng đỉnh xã hội" đóng kín cửa lại, to nhỏ bảo nhau suốt 15 ngày đêm mà ra được cái sản phẩm "hòa cả làng" vậy, liệu rằng dân nói thì mang lại cái gì? Thậm chí ít nhất là cảnh cáo, khiển trách trong Đảng cũng không có nữa, tốt hết, một Ban chấp hành Trung ương rất "trong sạch, vững mạnh"! Một lời xin lỗi là coi như phủi sạch. Thôi, chả dại!
Nhưng mà, Chủ tịch nói hay, hứa ngon, nhất là lần này sau "thành công tốt đẹp" của Hội nghị T.Ư 6, rồi sẽ thêm cái Hội nghị 7, 8 rồi 9 chăng nữa mà vẫn kiểu như Hội nghi 6 mới rồi, chắc lần sau Chủ tịch có tổ chức gặp cử tri sẽ bị thưa thớt người dự, vì "biết rồi, chỉ có vậy thôi, không hơn được"!
Nhưng dân không ngu như ông tưởng đâu, mà cũng đâu dễ lừa mị, trấn an? Chẳng qua, người ta không muốn nói. Cũng không hy vọng gì, nhưng có người tò mò vẫn đến xem ông nói gì. Cuối cùng họ vẫn mặc kệ, các ổng thích nói thé cứ nói, làm thế cứ việc mà làm, ý kiến ý cọ làm gì, chả dại!
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, Đại tá Quân đội Nhân dân Việt Nam, nguyên Trưởng Đại diện báo Quân đội Nhân dân tại Đồng bằng sông Cửu Long. Bài đã đăng trên Bấmblog của tác giả.

Thứ Sáu, 30 tháng 11, 2012

2012 Tỷ phú khuyết tật!


Người đàn ông hỏng mắt, cụt tay, ăn mày thành tỷ phú

News –  Thứ hai, ngày 26 tháng mười một năm 2012
Đôi mắt hoàn toàn không nhìn thấy ánh sáng, đã vậy bàn tay trái lại bị cụt, bàn tay phải rất khó cử động, nhưng ông Trần Văn Đàm (tổ 4, phường Phú Hiệp, TP. Huế) lại là người trồng và tạo thế cây cảnh giỏi bậc nhất miền Trung.

Biệt tài tạo thế cây cảnh trong bóng tối đã đưa ông từ một kẻ ăn xin nơi đầu đường xó chợ trở thành tỷ phú. Hát rong để mưu sinh và… lấy vợ đẹpSinh ra trong một gia đình nghèo, bố mẹ là cửu vạn ở chợ Đông Ba, nên tuổi thơ của ông Đàm là chuỗi ngày cùng cực. Lên 5 tuổi ông đã phải theo anh chị trong nhà lang thang khắp TP. Huế nhặt ve chai kiếm tiền mua gạo. Vào đời từ rất sớm nhưng ông vẫn học giỏi và nổi tiếng là cậu học sinh luôn có những sáng tạo đặc biệt. Nhưng học đến lớp 5 thì ông phải nghỉ học để sang chợ Đông Ba làm nghề bốc vác thuê. Sau ngày miền Nam giải phóng, ông xung phong vào đội thanh niên của TP. Huế đi xây dựng vùng kinh tế mới ở xã miền núi Hồng Tiến của huyện Hương Trà.
Dù hỏng mắt, cụt tay, song ông Đàm vẫn tạo dáng cây cảnh rất tài hoa 
Chỉ sau chưa đầy một năm đến vùng kinh tế mới, tai họa đã giáng xuống chàng thanh niên 24 tuổi tràn đầy khát vọng sống này. Trong lúc khai phá đất hoang, ông đã cuốc phải 2 quả bom bi sót lại sau chiến tranh. Hai quả bom phát nổ cùng lúc khiến ông gục xuống.

Tỉnh dậy trong bệnh viện, ông đau đớn tột cùng vì đôi mắt không còn nhìn thấy ánh sáng, bàn tay trái không còn, bàn tay phải thì nát bét. Bác sĩ bảo ông ngoài bị mù mắt, cụt tay còn bị gần 30 viên bi từ 2 quả bom bắn sâu vào cơ thể.

Sau gần 5 tháng nằm viện, gia đình phải đưa ông về nhà tại TP. Huế vì gia sản đã khánh kiệt. Trong nỗi tuyệt vọng tột độ, nhiều lần ông đập đầu vào thành giường để tự tử nhưng cuộc đời bắt ông tiếp tục phải sống.

Sau một thời gian, được sự động viên của gia đình, ông quyết tâm đứng dậy tự kiếm sống. Sau nhiều ngày trằn trọc, biết mình không còn khả năng làm bất cứ việc gì nên ông quyết định kiếm tiền bằng nghề ăn xin.

Từ đó hàng ngày ông ôm đàn dò dẫm trên các tuyến phố hát rong xin người qua đường bố thí. Giọng hát trầm buồn, chất chứa nỗi đau số phận có sức mạnh như thôi miên của ông khiến người đời say đắm nên ông kiếm đủ ngày 3 bữa cơm.

Những ngày lang thang hát rong khắp đầu đường xó chợ đã giúp ông lấy được một cô gái duyên dáng, nết na làm vợ.

Thuở ấy, bà Nguyễn Thị Phước, vợ ông, là một cô gái lãng mạn, con cưng của một chủ quầy hàng tạp hóa giàu có tại chợ Đông Ba.

Hầu như ngày nào đến chợ hát ông cũng được bà Phước cho nhiều tiền và mời vào nhà ăn cơm. Nguyên nhân là bởi giọng hát, tiếng đàn vừa lãng mạn vừa chất chứa nỗi buồn của ông đã khiến bà Phước say như điếu đổ. Ngày nào chưa thấy ông đến hát là bà nhớ nhung đến mức đứng ngồi không yên.

Từ chỗ say mê giọng hát của ông Đàm, bà Phước chuyển sang yêu thương người đàn ông mù mắt, cụt tay này không hay.

Để hóa giải sự ngăn cấm của người thân, bà Phước nhiều lần vờ đòi tự vẫn khiến gia đình không dám ngăn cản cuộc tình của mình nữa.

Rồi hai ông bà cưới nhau trong hạnh phúc đến chảy nước mắt. Để chứng minh khả năng vượt khó của mình và chồng, bà Phước không nhận bất cứ món quà hồi môn nào của bố mẹ đẻ khi xuất giá.

Trong bóng tối vẫn… làm đẹp cho đời

Một thời gian sau ngày lấy vợ, thấy nghề hát rong xin tiền không thể đưa lại no ấm cho gia đình nhỏ của mình, nên hằng đêm ông Đàm trăn trở tìm một nghề kiếm sống ổn định hơn.

Rồi nhiều người cười nhạo báng khi thấy ông chuyển sang nghề… trồng cây cảnh. Không cười sao được khi một người mắt thì mù, tay thì cái cụt, cái liệt mà đòi kiếm sống bằng nghề trồng và tạo thế cây cảnh vốn đòi hỏi phải có đôi mắt nghệ thuật và đôi tay khéo léo.

Ông không quan tâm những lời ong tiếng ve của người đời mà chỉ chú tâm để làm bằng được công việc mới của mình.
Vườn cây bạc tỷ của ông Đàm 
Thực ra chuyện ông Đàm đến với nghề cây cảnh không phải hoàn toàn viển vông như nhiều người nghĩ. Bởi ít nhất ông cũng từng được nhiều người khen ngợi là dù hỏng mắt, cụt tay nhưng có biệt tài tạo thế cây cảnh hiếm người sánh bằng.

Số là, khoảng 2 tháng sau ngày cưới vợ, trong một lần mò mẫm lên phường Kim Long hát rong, vì mê mẩn giọng hát của ông nên một chủ vườn cây cảnh ở đây mời ông vào nhà uống nước.

Sau khi cho ông khá nhiều tiền, vị chủ vườn hỏi ông có thích cây cảnh không để ông ta tặng một cây làm quà. Mặc dù hoàn toàn mù mờ về cây cảnh nhưng ông Đàm lập tức đồng ý nhận cây và được chủ vườn cho người chở về tận nhà.

Từ đó, hàng ngày, ngoài những giờ rong ruổi hát rong kiếm sống, ông Đàm mò mẫm chăm sóc và tạo thế cho cây cảnh mà mình được tặng. Sau khoảng 2 tháng cần mẫn, ông đã tạo cho cây mưng được tặng ấy thành một dáng đặc biệt khiến nhiều người bị hớp hồn.

Mê mẩn cây mưng đó của ông, một đại gia ở TP.Huế đã mua với giá 5 triệu đồng, một số tiền rất lớn đối với gia đình ông thuở đó. Sau lần đó, ông đã ấp ủ việc chuyển sang nghề làm cây cảnh.

Công việc đầu tiên của ông Đàm khi chuyển sang nghề trồng cây cảnh là đi đào những gốc mưng để đưa về trồng trong vườn. Vì khuyết tật nên khi đào cây rất nhiều lần ông bị ngã, mặt mày, tay chân tứa máu.

Bằng sự kiên trì có một không hai, những gốc mưng do ông đào về trồng, chăm sóc đã cho kết quả tốt. Vượt trên những khiếm khuyết của bản thân, với óc sáng tạo, tưởng tượng hết sức phong phú, ông đã tạo ra những thế cây ấn tượng độc nhất vô nhị.

Những người mê cây cảnh, kể cả những tay chơi cây cảnh sừng sỏ khi xem những chậu cây của ông đều phải ngỡ ngàng. Sau thành công bước đầu, ông bàn với vợ làm đơn vay vốn của Hội Người mù tỉnh để mở rộng kinh doanh cây cảnh. Chỉ sau khoảng 2 năm vào nghề, ông và vườn cây cảnh của mình đã nổi tiếng khắp miền Trung.

Hiện vườn cây cảnh của ông Đàm có gần 3.000 gốc cây với đủ các loại cây quý hiếm cùng những thế, dáng mà ở Huế không ai có được. Những gốc cây này được đặt bán tại nhiều địa điểm, nhiều nhất là ở khuôn viên của Trung tâm văn thể mĩ TP. Huế, nằm trên đường Đống Đa. Nhiều gốc cây trong số này có trị giá từ 50- 200 triệu đồng.

Người thầy của những đại gia cây cảnh nức tiếng

Biệt tài tạo thế cây cảnh có một không hai của ông Đàm khiến hàng loạt tay kinh doanh cây cảnh sừng sỏ ở Thừa Thiên- Huế và nhiều tỉnh miền Trung tìm đến xin học hỏi kinh nghiệm.

“Đến nay tui đã truyền kinh nghiệm tạo dáng cây cho không biết bao nhiêu người. Chỉ sau khoảng 5 ngày được tui chỉ bảo, con mắt nghệ thuật của họ đã có những bước tiến vượt bậc”, ông Đàm khoe.

Theo ông Đàm, người chơi cây cảnh một khi đã có được “đôi mắt nghệ thuật” thì việc tạo dáng cây không có gì khó. Nói đôi mắt nhìn phải thật sự nghệ thuật là bởi cái nhìn ấy phải có nét riêng biệt, giàu tính sáng tạo, không sa vào những khuôn mẫu thông thường.

Nói về cách nhìn của mình, ông Đàm bảo, ông không phải nhìn bằng mắt mà “nhìn” bằng các giác quan khác như thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giác, tri giác… Những giác quan này giúp ông nghe được tiếng thở, tâm tình của cây.

Trước một gốc cây cảnh cần tạo dáng, mặc dù không còn đôi mắt nhưng những giác quan khác giúp ông nhìn thấy hình thù hiện tại của cây, để rồi từ đó sáng tạo ra thế cây đặc biệt. Thế cây đó không giống với bất cứ cây nào và là một tác phẩm nghệ thuật nhiều công phu.

Ông Nguyễn Hoàng Thiên, một tỷ phú cây cảnh ở tổ 8, phường Phú Bài, thị xã Hương Thủy cho biết, nhờ sự truyền dạy của ông Đàm mà ông trang bị cho mình khả năng trồng và tạo thế cây cảnh xuất sắc.

“Tui học được ở ông Đàm khả năng sáng tạo để biến những gốc cây thành những tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời. Ông Đàm đã cho tui biết rằng, tạo thế cây cảnh không phải chỉ bằng đôi mắt và đôi tay mà còn phải vận dụng tất cả những giác quan khác thì mới có những chậu cảnh quyễn rũ”, ông Thiên chia sẻ.

Thứ Hai, 5 tháng 11, 2012

2012 QUAN SÂU-THAM NHŨNG


 Bài thơ “Nhân Dân” của Nguyễn Trọng Tạo :
“Có thể thay quan, không thay được Nhân Dân
Thay tên nước, không thể thay Tổ Quốc
Nhưng sự thật khó tin mà có thật
Không thể thay quan dù quan đã thành sâu!…”

Dương Trung Quốc noi : 

“Nước lấy dân làm gốc, lúc bình yên, nước hãy để dân yên – 

Dân lấy nước làm lòng, khi hữu sự, dân sẽ ra gánh vác” 

(câu đối “nhắc nhở” của một viên quan thời Hậu Lê – Hoàng Ngũ Phúc) vào một thời kỳ lịch sử rối ren. 

Thử đặt ra một câu hỏi, vào thời điểm này, “khi hữu sự”, liệu dân có ra gánh vác như những thời kỳ đầy thử thách trong quá khứ lịch sử hào hùng hay không? Đặt lòng câu hỏi ấy, chính phủ sẽ thấy nhiều việc cần làm” 

Cuộc chiến chống tham nhũng mới thực sự bắt đầu


Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký UBTƯ MTTQ Việt Nam Vũ Trọng Kim cho rằng, cuộc chiến chống tham nhũng bây giờ mới thực sự bắt đầu. Quốc hội nên thành lập cơ quan chuyên trách chống tham nhũng.
Tham nhũng ngày càng tinh vi
Thưa ông, nguy cơ tham nhũng đã được Đảng và Nhà nước nhìn nhận, Hội nghị Trung ương 4, 5 cũng như trên diễn đàn Quốc hội cuối tuần qua đều khẳng định tham nhũng tràn lan, nghiêm trọng, đang đặt ra những thách thức lớn cho Việt Nam?

Mặc dù Đảng, Nhà nước, Mặt trận và các đoàn thể rất quan tâm và nỗ lực trong vấn đề phòng chống tham nhũng, nhưng phải thừa nhận rằng, lâu nay, chúng ta vẫn chưa ngăn chặn, đẩy lùi được tệ nạn này.
Bởi hình thức của tham nhũng ngày càng tinh vi với những biểu hiện độc quyền, bưng bít thông tin và thiếu sự giải trình công khai minh bạch, đồng thời lại diễn ra trong phạm vi rộng ở nhiều cấp, nhiều ngành nên việc tổ chức vận động, thực hiện cuộc đấu tranh này chưa đúng tầm. Nhân dân đang bức xúc và cũng ta thán quá nhiều rồi. Điều này là thách thức tồn vong của Đảng, của chế độ, thách thức lòng kiên nhẫn, sự chịu đựng của nhân dân. Các cụ, các vị trong MTTQ bảo rằng, "không thể không làm quyết liệt mà không làm thì thôi để Mặt trận làm. Có bấy nhiêu việc cứ loay hoay mãi”.
Đây là tấm lòng của các cụ chứ tôi nghĩ, các cụ không thể thay được chính quyền, thay được Đảng để làm việc này.

Một trong những công cụ phòng ngừa tham nhũng hữu hiệu là giám sát và phản biện xã hội. Việc này vốn là nhiệm vụ quan trọng của MTTQ, nhưng chúng ta không thể phủ nhận nhiệm vụ này vẫn còn "nói nhiều làm ít”?
MTTQ là cơ quan đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của nhân dân nhưng khi Mặt trận muốn yêu cầu các cơ quan tổ chức trả lời kiến nghị, đề xuất của Mặt trận, sự phúc đáp lại rất thấp, đạt khoảng hơn 30%. Thấp như vậy, việc giải quyết được bao nhiêu?
Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký UBTƯ MTTQ Việt Nam Vũ Trọng Kim. Ảnh: Hoàng Long


Ngay cả Văn phòng Chủ tịch nước khi yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, cơ quan trả lời về những đơn thư, vấn đề tham nhũng cũng chỉ nhận được 50% phản hồi. Vậy, công khai, minh bạch ở đâu, như thế nào khi chúng ta không đặt ra trong dự thảo sửa đổi luật Phòng chống tham nhũng những chế tài xử lý?

Luật Phòng chống tham nhũng ra đời đã bảy năm nhưng việc minh bạch công khai tài sản, thu nhập vẫn chưa thực hiện một cách thực chất. Quan điểm của ông?
Minh bạch tài sản, thu nhập của cán bộ công chức như vừa rồi chúng ta làm chỉ là kê khai lấy lệ qua loa. Đây cũng là việc dung túng cho tham nhũng, lãng phí. Tại sao chúng ta chỉ kê khai cho vợ chồng công chức đó, còn con cái, cha mẹ, anh chị em của họ dễ dàng đứng tên khai hộ tài sản. Kê khai xong lại cất vào ngăn kéo, không ai biết. Như thế kê khai để làm gì? Tôi mong rằng, tới đây chúng ta cần mở rộng đối tượng cán bộ công chức kê khai tài sản thu nhập, phải có chế tài cụ thể hơn để theo dõi giám sát.

Dân quay lưng là thất bại

Chống tham nhũng là lĩnh vực nhạy cảm, động chạm nhiều sẽ làm mọi người né tránh nhất là trong khu vực công quyền. Cán bộ dưới quyền e ngại, e dè trong tố cáo tham nhũng với thủ trưởng lãnh đạo cơ quan, phải chăng trong quy định xử lý trách nhiệm người đứng đầu có những điểm không rõ ràng?

Trách nhiệm của người đứng đầu khi xảy ra tham nhũng cần quy định rõ phải chịu hình thức kỷ luật, hoặc truy cứu trách nhiệm trước pháp luật. Vì anh quản lý, làm lãnh đạo mà không ngăn chặn được, hoặc có ngăn chặn mà không hiệu quả, để xảy ra tham nhũng lãng phí anh phải liên đới chịu trách nhiệm.

Ông đang nói tới trách nhiệm chính trị của người đứng đầu?
Đúng vậy, nhưng vẫn có nhiều trách nhiệm thuộc về hành chính. Người đứng đầu chịu trách nhiệm về các quyết định hành chính và kể cả không ra quyết định hành chính để cho hậu quả tham nhũng xảy ra, rõ ràng, anh phải chịu trách nhiệm hành chính chứ không phải lấy trách nhiệm chính trị để thay nhiều trách nhiệm khác, thậm chí cả trách nhiệm hình sự. Nếu chúng ta không làm rõ vấn đề này thì nhiều năm qua, trách nhiệm chính trị chính là chỗ ẩn náu, né tránh của nhiều quan chức.

Có một thực tế, hiện người dân muốn thực hiện quyền tố cáo, nhưng không phải ai cũng dám làm, quan điểm của ông như thế nào về vấn đề bảo vệ người tố cáo?


Đây là sự thật và điều này khiến cho xã hội đang rơi vào tình trạng mặc kệ, "đèn nhà ai nhà nấy rạng”, làm nảy sinh những tư tưởng bi quan, hữu khuynh tiêu cực. Chống tham nhũng mà dân không quan tâm, dân quay lưng lại, đó là một thất bại. Trong bộ luật Hình sự cũng như trong luật Phòng chống tham nhũng, đều cho rằng, người tố cáo và người bị tố cáo đều có trách nhiệm như nhau, theo tôi là không nên. Nếu người tố cáo trong hoàn cảnh đưa hối lộ, sau đó thức tỉnh, tố giác thì họ phải được giảm nhẹ hoặc miễn trừ trách nhiệm. Làm rõ vấn đề này người tố cáo chắc chắn sẽ mạnh dạn hơn.

Trong thời gian qua, người dân rất bất bình trước những biểu hiện tiêu cực, tham nhũng, thiếu gương mẫu của một bộ phận người có chức vụ cao, nhưng lại "không nắm được thông tin” về việc này. Vẫn có những "vùng cấm” trong cung cấp thông tin cho người dân?

Báo chí và các tổ chức của nhân dân là một kênh phản ánh của nhân dân. Quyền yêu cầu cung cấp thông tin cho cơ quan báo chí cần được đáp ứng. Nhưng tôi thấy có những sự can thiệp không cần thiết, vì có luật Báo chí rồi. Tới đây chúng ta không nên đặt ra những "vùng cấm” những việc cần thông tin cho nhân dân giám sát thì lại cho rằng "bí mật”, nên để cho các nhà báo nêu lên sự thật, giải tỏa những đòi hỏi, tâm lý cần có thông tin của nhân dân. Đây chính là một hình thức để nhân dân giám sát kiểm tra thông qua việc cung cấp thông tin cho báo chí và cho các tổ chức nhân dân.

Cần mở rộng cơ chế để Mặt trận và các tổ chức nhân dân tham gia giám sát. Khi cần thiết, những tổ chức này có thể tổ chức những đoàn giám sát độc lập. Quốc hội, HĐND nên mở hòm thư, địa chỉ cho người dân phản ánh. Hàng tháng nên công bố, công khai những thư tố cáo đúng, thư tố cáo sai để thấy rằng sự tham gia đóng góp của nhân dân thực sự cần thiết.

Quốc hội phải có chứng cứ độc lập

Cuối tuần qua, Quốc hội "nóng” hơn khi bàn về công tác phòng, chống tham nhũng, cũng như những sửa đổi, bổ sung luật Phòng chống tham nhũng. Với tư cách là một đại biểu Quốc hội, ông có kiến nghị gì?


Theo tôi, luật cần quy định bổ sung chức năng nhiệm vụ chống tham nhũng cho cơ quan kiểm toán để phục vụ một cách hiệu quả cho chức năng giám sát của Quốc hội. Đồng thời với vấn đề này, cần thành lập mới cơ quan chuyên trách thực hiện nhiệm vụ điều tra độc lập về chống tham nhũng của Quốc hội. Hai cơ quan này do Thường vụ Quốc hội chỉ đạo, điều hành. Chính phủ cũng có những văn bản sau khi luật mới ra đời nhằm hướng dẫn thực hiện, đặc biệt phân công cho từng ngành từng thành viên chính phủ làm gì, trách nhiệm đến đâu. Mặt trận và các tổ chức nhân dân cũng phải được phân công, nhận trách nhiệm cụ thể, đặc biệt thực hiện tập hợp ý kiến nhân dân phản ánh phòng chống tham nhũng, thực hiện giám sát và phản biện xã hội từ trung ương đến địa phương.

Hội nghị Trung ương 5 đã đưa ra quyết sách mạnh mẽ là thay đổi cách tổ chức bộ máy phòng chống tham nhũng, cụ thể là Ðảng trực tiếp nắm giữ thẩm quyền chỉ đạo, điều hành bộ máy này. Với một quyết sách như vậy, người dân có thể trông đợi gì ở kết quả phòng chống tham nhũng?

Theo tôi, điều này rất cần thiết. Đó là cơ quan đề ra chiến lược, sách lược cho từng giai đoạn, thời kỳ chống tham nhũng. Đó là cơ quan thực hiện phân công phân cấp trách nhiệm cho các cơ quan trong hệ thống chính trị, giải quyết những phần việc vụ án cụ thể và yêu cầu báo cáo. Nhưng không phải đến đó là xong mà cả hệ thống chính trị phải vào cuộc. Đặc biệt, Quốc hội cũng phải có những chứng cứ độc lập, làm cơ sở để phát huy quyền giám sát tối cao, phản biện lại những vụ việc mà các cơ quan cung cấp, buộc đúng tội người có tội và gỡ tội cho người bị vu oan.
Theo Đại Đoàn Kết