Thứ Hai, 31 tháng 5, 2021

2021 Hệ bạch huyết và miễn dịch

 

Để hiểu thuốc chủng ngừa Covid 

https://quangdieu09.blogspot.com/2021/06/2021-thuoc-chung-ngua-oxford.html

xem thêm

 Hệ bạch huyết và miễn dịch 

Bs Dương Diệu

Lục quan:

  • 1 Thị giác=Mắt   
    2 Thính giác=Tai 


  • 3 Vị giác.=Họng
    4 Khứu giác =Mũi 
    5 Xúc giác=Da
    6 Miễn dịch=Bạch huyết


    1. Xuất huyết viêm mạch máu do Sarcovi 2 thuộc type quá mẫn nào?  a Type1; b T2; cT3; dT4
    2. Xuất huyết giảm tiểu cầu do vaccine ngừa covi 19 thuộc type quá mẫn nào?  a Type1; b T2; cT3; dT4
    3. HLA B5 Behcet Tam chứng ?[=Miệng aphto,Mắt Viêm mống mủ TP, Sinh dục viêm loét]
    4. HLA B27?[=Reiter (VKM+Vkhớp+Viêm niệu đạo)+Viêm cứng khớp sống+Ruột viêm]
    5. Viêm mắt đồng cảm thuộc quá mẫn type ?

Hệ bạch huyết 

Nghe nhìn nhanh: Hệ bạch huyết đẩy dịch và các phân tử lớn vào hệ tuần hoàn và nó tham gia giám sát hệ miễn dịch:  https://www.youtube.com/watch?v=NPmrOzJfB58

Tham khảo: Bách khoa toàn thư mở Wikipedia https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%87_b%E1%BA%A1ch_huy%E1%BA%BFt

 


Hệ bạch huyết là một phần của hệ miễn dịch của động vật có xương sống chống lại mầm bệnh, các dị vật và các tế bào biến dạng (ung thư). Ngoài nhiệm vụ bảo vệ cơ thể nó cũng là một phần của hệ tuần hoàn có nhiệm vụ cân bằng thể dịch, hấp thu chất béo. Nó bao gồm bạch huyếtmạch bạch huyết, mô bạch huyết, hạt/mấu bạch huyết, hạch bạch huyết, hạch họng, lá lách, và tuyến ức.

Hệ bạch huyết được hai người Olaus Rudbeck và Thomas Bartholin độc lập với nhau mô tả lần đầu tiên vào thế kỷ 17. Không giống như hệ tuần hoàn, hệ bạch huyết không phải là một hệ thống đóng.

Chức năng [sửa | sửa mã nguồn]

Cân bằng thể dịch[sửa | sửa mã nguồn]

Mỗi ngày có khoảng 30 lít dịch đi từ các mao mạch máu vào dịch kẽ, trong đó chỉ có 27 lít đi ngược trở lại. Nếu 3 lít còn lại vẫn ở lại dịch kẽ, sẻ gây phù làm tổn thương  và cuối cùng là tử vong. Nhờ có hệ bạch huyết 3 lít dịch này được đi vào các mao mạch bạch huyết. Các dịch này gọi là bạch huyết. Bạch huyết đi qua mạch bạch huyết rồi trở về máu. Cùng với nước, bạch huyết chứa các chất tan lấy từ hai nguồn:

·         Các chất trong huyết tương, như các ion, các chất dinh dưỡng, các khí, và một số protein, đi từ mao mạch máu vào dịch kẽ và trở thành thành phần của bạch huyết.

·         Các chất lấy từ các tế bào như các hormone, các enzym[ và các chất thải, cũng được tìm thấy trong bạch huyết.

Hấp thu chất béo[sửa | sửa mã nguồn]

Hệ bạch huyết hấp thụ các chất béo và các chất khác từ đường tiêu hóa.

Các mạch bạch huyết gọi là các bạch mạch – lacteal (đọc: lak'te-al) nằm ở lớp lót ruột non. Mỡ đi vào các lacteal và đi qua các mạch bạch huyết vào vòng tuần hoàn tĩnh mạch. Bạch huyết đi qua các mạch bạch huyết này, gọi là dưỡng trấp – chyle (đọc:kil), có dạng sữa vì có chứa mỡ.

Bảo vệ [sửa | sửa mã nguồn]

Các vi thể và các dị vật đổ vào bạch huyết và máu từ các hạch bạch huyết và lá lách. Thêm nữa, các tế bào bạch huyết và các tế bào khác có khả năng tiêu hủy các vi thể và các dị vật này.

Cơ chế [sửa | sửa mã nguồn]

Ba cơ chế chính chịu trách nhiệm cho chuyển dịch của bạch huyết trong mạch.

·         Sự co mạch bạch huyết. Ở nhiều bộ phận của cơ thể, mạch bạch huyết bơm bạch huyết đi. Các van một chiều chia các mạch bạch huyết ra thành các hốc, hoạt động như "các quả tim sơ khai". Bạch huyết di chuyển vào hốc, các cơ trơn ở thành hốc co, và bạch huyết chảy đến hốc kế tiếp. Một số tế bào cơ trơn ở thành mạch bạch huyết là các tế bào tạo nhịp.

Các tế bào tạo nhịp tự động khử cực, gây sự co cơ theo chu kỳ của các mạch bạch huyết.

·         Sự co của cơ xương. Khi tế bào cơ xung quanh co, mạch bạch huyết bị đè ép, làm cho bạch huyết chuyển động.

·         Các thay đổi áp lực lồng ngực. Trong quá trình hít vào, áp lực ở khoang lồng ngực giảm, các mạch bạch huyết mở rộng và bạch huyết chảy vào đó. Khi thở ra, áp lực khoang lồng ngực tăng, mạch bạch huyết bị đè ép, làm bạch huyết chảy đi.

Cấu tạo [sửa | sửa mã nguồn]

Hệ bạch huyết bao gồm các cơ quan lympho (cơ quan dạng bạch huyết), một hệ mạch bạch huyết và các bạch huyết luân chuyển.

Cơ quan lympho[sửa | sửa mã nguồn]

Cơ quan, mô lympho chia làm hai loại trung ương và ngoại vi có cấu trúc và chức năng khác nhau trong hệ thống miễn dịch.

Cơ quan lympho trung ương[sửa | sửa mã nguồn]

Cơ quan lympho trung ương còn gọi là cơ quan lympho gốc, nơi sản sinh ra các tế bào gốc (stem cells), nơi huấn luyện biệt hóa các tế bào gốc thành các tế bào chín. Sự trưởng thành, biệt hóa của các tế bào gốc ở các cơ quan lympho trung ương không cần sự có mặt của kháng nguyên.

Tuyến ức: Bài chi tiết: Tuyến ức

Tuyến ức được tạo nên bởi các tế bào dạng lympho và các tế bào dạng biểu mô. Tuyến ức không tham gia trực tiếp vào quá trình đáp ứng miễn dịch, nhưng đã tạo ra một vi môi trường tối cần thiết cho sự phân chia, biệt hóa của dòng lympho bào T. Tuyến ức đảm nhận chức năng huấn luyện, phân chia, biệt hóa các lympho bào dòng T nhờ các yếu tố hòa tan do các tế bào biểu mô tuyến tiết ra gọi chung là thymulin, thymosin…Tại đây các tiền thân của dòng lympho T được đổi mới các dấu ấn bề mặt, sau đó đổ vào máu và đi tới các mô lympho ngoại vi.[1]

Mỗi tiểu thùy của tuyến ức được chia làm hai vùng: vùng vỏ và vùng tủy

·         Tại vùng vỏ, các tiền thymo bào chuyển thành thymo bào chưa chín và đi vào vùng tủy.

·         Vùng tủy là nơi trưởng thành của các thymo bào chưa chín thành các lympho bào T chín và rời tuyến đi vào máu.

Tủy xương: Bài chi tiết: Tủy xương

Tủy xương không phải là cơ quan dạng lympho nhưng là nơi sản sinh các tế bào gốc đa năng, tiền thân của các tế bào có thẩm quyền miễn dịch và các tế bào máu khác.

Bursa Fabricius (Túi Fabricius)

Túi chỉ có ở loài chim, là một cơ quan lympho biểu mô nằm ở gần ổ nhớp, chứa các nang lympho và cũng được chia thành vùng vỏ và vùng tủy. Khi gà bị phá hủy túi Fabricius thì lượng globulin miễn dịch (Ig) trong máu giảm, không có tương bào, dẫn đến giảm đáp ứng miễn dịch dịch thể.

Cơ quan lympho ngoại vi[sửa | sửa mã nguồn]

Là nơi trú ngụ và tập trung chủ yếu của các lympho bào, sau đó là đại thực bào. Kháng nguyên được tập trung ở đây kích thích các tế bào phân chia, biệt hóa thành các tế bào hiệu lực để xử lý loại trừ kháng nguyên.

Bạch huyết

Bạch huyết là dịch trong suốt bao bọc các mô của cơ thể, giữ cân bằng chất lỏng, và loại bỏ vi khuẩn khỏi các mô. Bạch huyết thâm nhập hệ tuần hoàn qua các mạch bạch huyết.

Bạch huyết được vận chuyển từ các mô tới tĩnh mạch qua hệ thống mạch bạch huyết. Trong hệ thống đó, bạch huyết được lọc qua các cơ quan như lá lách, tuyến ức (thymus) và các hạch bạch huyết. Ở động vật có vú, bạch huyết được đẩy qua các mạch bạch huyết chủ yếu bởi hiệu ứng vận động của các cơ xung quanh mạch.

Thành phần chủ yếu của bạch huyết là các bạch huyết bào (lymphocyte) và đại thực bào (macrophage). Hệ miễn dịch sử dụng các tế bào này để chống lại sự thâm nhập của các vi sinh vật ngoại lai. Tất cả các động vật đa bào đều phân biệt giữa các tế bào của chính mình và các vi sinh vật ngoại lai, chúng cố gắng trung hòa hoặc ăn các vi sinh vật ngoại lai. Các đại thực bào là các tế bào có nhiệm vụ bao vây và ăn sinh vật ngoại lai. Còn bạch huyết bào là các tế bào bạch cầu có nhiệm vụ trung hòa các vi sinh vật ngoại lai bằng hóa học.

Mạch bạch huyết

Các mạch bạch huyết là thiết yếu cho việc duy trì cân bằng thể dịch. Các mạch này là các ống nhỏ, bít một đầu gọi là các mao mạch bạch huyết. Các thể dịch có khuynh hướng chảy ra khỏi các mao mạch máu đổ vào các khoang mô. Dịch dôi ra đi qua các khoang mô và vào các mao mạch bạch huyết để trở thành bạch huyết. Các mao mạch bạch huyết có ở hầu khắp các mô trong cơ thể. Ngoại trừ ở thần kinh trung ương, tủy xương và các mô không có tưới máu, như sụn, biểu bì và giác mạc. Một nhóm mao mạch bạch huyết nông nằm ở phần dưới da và hạ bì. Một nhóm mao mạch bạch huyết sâu dẫn lưu cho các cơ, khớp, phủ tạng và các cấu trúc nằm trong sâu.

Các mao mạch bạch huyết khác với các mao mạch máu ở chỗ chúng không có lớp màng nền và các tế bào biểu mô đơn giản có hình vảy hơi chồng lên nhau và tế bào này đính vào tế bào kia một cách lỏng lẻo. Theo cấu trúc này thì có hai điều xảy ra. Thứ nhất, mao mạch bạch huyết có tính thấm hơn rất nhiều so với mao mạch máu, và không có cái gì ở dịch kẽ lại không có ở các mao mạch bạch huyết. Thứ hai, biểu mô ở mao mạch bạch huyết hoạt động như một loạt van mở theo một hướng cho phép thể dịch vào được mao mạch bạch huyết mà không cho trôi ngược trở ra khoang dịch kẽ.

Hạch bạch huyết

Các hạch bạch huyết nhỏ, tròn, cấu trúc hình hạt đậu, kích cỡ đa dạng dài từ 1-25mm. Chúng phân bố dọc theo đường đi của mạch bạch huyết. Trong hạch có chứa bạch huyết, các vi khuẩn và các chất thải ra. Thêm vào đó, các tế bào bạch huyết tụ tập, hoạt động và tăng sinh trong các hạch bạch huyết.

Các hạch bạch huyết được xếp loại từ nông đến sâu. Các hạch bạch huyết nông nằm ở lớp hạ bì dưới da, và các hạch bạch huyết sâu ở khắp các nơi khác. Hầu hết các hạch bạch huyết nông và sâu nằm gần hoặc trên các mạch máu. Có khoảng 450 hạch bạch huyết được tìm thấy khắp cơ thể.

Các hạch cổ và đầu (khoảng 70 hạch) chứa bạch huyết từ đầu và cổ, các hạch nách (khoảng 30 hạch) chứa bạch huyết từ chi trên và ở lớp ngực nông, các hạch ngực (khoảng 100 hạch) chứa bạch huyết từ thành ngực và các cơ quan, các hạch chậu bụng (khoảng 230 hạch) chứa bạch huyết từ bụng và chậu, và các hạch bẹn và khoeo (khoảng 20 hạch) chứa bạch huyết từ các chi dưới và lớp nông ở chậu.

Vòi bạch huyết

Sau khi đi qua các hạch bạch huyết, các mạch bạch huyết hội tụ lại để tạo thành các mạch lớn hơn gọi là các vòi bạch huyết, mỗi vòi dẫn lưu cho một phần chủ yếu của cơ thể.

Vòi tĩnh mạch cảnh dẫn lưu cho đầu và cổ; vòi dưới đòn dẫn lưu cho chi trên, phần nông thành ngực, và tuyến vú, vòi phế trung thất dẫn lưu cho các cơ quan trong lồng ngực và sâu trong thành ngực; vòi ruột dẫn lưu cho các cơ quan trong bụng, như ruột non, dạ dày, tuyến tụy, lá lách và gan; và vòi thắt lưng dẫn lưu cho chi dưới,  chậu và thành bụng, các cơ quan trong chậu, buồng trứng, tinh hoàn, thận và tuyến thượng thận.

Mô bạch huyết

Mô bạch huyết có những sợi collagen rất tinh tế, gọi là các sợi lưới, do các tế bào lưới sinh ra. Các tế bào bạch huyết và các tế bào khác đính vào các sợi này. Khi bạch huyết hoặc máu đổ vào các cơ quan bạch huyết, các mạng sợi này bẫy lưới các vi thể và các hạt khác nằm trong dịch.

Mô bạch huyết khuếch tán gồm các tế bào bạch huyết rải rác, các đại thực bào và các tế bào khác; nó không có ranh giới rõ ràng; và hòa trộn với các mô xung quanh. Nó nằm sâu trong lớp màng nhầy, quanh các hạt bạch huyết, và nằm trong hạch bạch huyết và lá lách.

Hạt bạch huyết

Các hạt bạch huyết là các tập hợp dày đặc hơn các mô bạch huyết được sắp xếp vào các cấu trúc cô đặc như hình cầu, kích cỡ đường kính từ vài trăm micrô mét đến vài millimet hay hơn. Các hạt bạch huyết có nhiều mô liên kết lỏng của hệ tiêu hóa, hô hấp, tiết niệu và sinh dục.

Mảng Peyer là sự kết tập của các hạt bạch huyết thấy được trong nửa đầu xa của ruột non và ruột thừa. Các hạt bạch huyết cũng thấy được ở trong hạch bạch huyết và lá lách, nơi chúng thường được gọi là các nang bạch huyết.

Hạch họng

Hạch họng là các nhóm hạt bạch huyết lớn và mô bạch huyết khuếch tán nằm sâu trong màng nhầy phía trong hầu họng.

Hạch họng cho sự bảo vệ chống lại vi khuẩn và các chất có thể gây hại đi vào hầu từ xoang mũi hay miệng. Ở người lớn, hạch họng nhỏ đi và cuối cùng có thể biến mất.

Có ba nhóm hạch họng, nhưng các hạch vòm miệng luôn được gọi là ‘hạch họng’.  Hạch này khá lớn, là hai khối bạch huyết hình bầu dục ở hai bên chỗ ngã ba giữa khoang miệng và hầu. Hạch hầu, là một tập hợp gần giống như sự kết tập của các hạt bạch huyết gần ngã ba giữa xoang mũi và hầu. Khi hạch hầu to ra, thường bị liên hệ đến bệnh V.A (adenoid hoặc adenoids). Hạch hầu sưng to có thể cản trở việc thở bình thường. Hạch hạnh nhân lưỡi là một tập hợp lỏng lẻo các hạt bạch huyết ở bề mặt sau của lưỡi.

Đôi khi hạch vòm miệng và hạch hầu bị viêm mãn tính và phải được nạo đi. Hạch hạnh nhân lưỡi ít bị viêm hơn các hạch khác và khó nạo bỏ được hơn.

Lá lách: Bài chi tiết: Lá lách

Lá lách, kích cỡ chừng một nắm tay, nằm ở cực trên bên trái ổ bụng [1]. Trọng lượng trung bình lá lách của người trưởng thành là 180g ở nam và 140g ở nữ. Kích cỡ và trọng lượng của lá lách có khuynh hướng giảm ở người già, nhưng ở các bệnh nào đó, lá lách có thể đạt tới trọng lượng là 2000g hoặc hơn.

Lá lách tiêu hủy các tế bào máu đỏ có khiếm khuyết, phát hiện và phản ứng với các dị vật trong máu, và hoạt động như một nguồn trữ máu. Khi các tế bào máu già cỗi, không thể uốn và cuộn được nữa thì các tế bào này có thể rách ra khi đi chầm chậm qua mặt sàng các dây lá lách. Các đại thực bào sau đó ăn các mảnh vỡ tế bào. Các dị vật trong máu đi qua lá lách có thể kích thích một phản ứng miễn dịch vì có các tế bào bạch huyết đã biệt hóa có mặt trong tủy trắng.

Hệ thống miễn dịch da

Da có chứa một hệ thống miễn dịch được chuyên môn hoá bao gồm tế bào lymphô và tế bào trình diện kháng  nguyên. Da là cơ quan rộng nhất trong cơ thể tạo nên hàng rào vật lý quan trọng nhất ngăn cách cơ thể với vi sinh vật và các vật lạ của môi trường bên ngoài. Da còn là một bộ phận tích cực của hệ thống bảo vệ cơ thể có khả năng tạo ra phản ứng viêm và đáp ứng miễn dịch tại chỗ. Nhiều kháng nguyên lạ đã đi vào cơ thể qua đường da, do đó da cũng là nơi khởi động nhiều đáp ứng miễn dịch toàn thân khác.

 Quần thể tế bào chính trong lớp biểu mô là tế bào sừng (keratinocyte), tế bào hắc tố (melanocyte), tế bào  Langerhans biểu mô và tế bào T trong biểu mô (intraepithelial T cell). Tế bào sừng và tế bào hắc tố hình như không có vai trò quan trọng trong miễn dịch thu được, mặc dù tế bào sừng có thể sản xuất nhiều cytokin đóng góp cho phản ứng miễn dịch bẩm sinh và phản ứng viêm ở da. Tế bào Langerhanx nằm ở phía trên lớp màng căn bản của biểu mô, đây là những tế bào hình sao chưa trưởng thành của hệ thống miễn dịch da.

Tế bào Langerhans tạo nên một mạng lưới gần như liên tục cho phép bắt giữ hầu như toàn bộ những kháng nguyên nào xâm nhập vào cơ thể qua  da. Khi bị kích thích bởi các cytokin tiền viêm, tế bào Langerhans sẽ co các sợi tua của mình lại, mất tính kết dính với tế bào biểu mô và di chuyển vào lớp bì. Sau đó chúng theo đường bạch mạch trở về nhà của chúng là các hạch  bạch  huyết, quá trình này được kích thích bởi các chemokin chỉ tác động đặc hiệu lên tế bào Langerhans.

Hệ thống miễn dịch niêm mạc

Trong lớp niêm mạc của hệ tiêu hoá và hô hấp có tụ tập của nhiều tế bào lymphô và và tế bào trình diện kháng nguyên có vai trò khởi động đáp ứng miễn dịch đối với kháng nguyên đường tiêu hoá (ăn vào) và hô hấp (hít vào). Cũng giống như da, lớp biểu mô niêm mạc là hàng rào  quan trọng ngăn cản sự xâm nhập của vi sinh vật.

Những hiểu biết của chúng ta về miễn dịch niêm mạc dựa chủ yếu vào những nghiên cứu ở đường tiêu hoá, còn những hiểu biết về miễn dịch niêm mạc hô hấp thì rất ít mặc dù đây cũng là đường xâm nhập rất thường xuyên của vi sinh vật. Tuy nhiên, hình như các khía cạnh của đáp ứng miễn dịch giống nhau ở cả hai mô lymphô niêm mạc này.

Lâm sàng [sửa | sửa mã nguồn]

Việc nghiên cứu dẫn lưu bạch huyết của cơ quan khác nhau là rất quan trọng trong chẩn đoán, tiên lượng và điều trị ung thư. Hệ thống bạch huyết, vì sự gắn liền của nó với nhiều mô của cơ thể, chịu trách nhiệm thực hiện các tế bào ung thư giữa các bộ phận khác nhau của cơ thể trong một quá trình được gọi là di căn. Các hạch bạch huyết can thiệp có thể bắt tiêu diệt các tế bào ung thư. Nếu việc thất bại trong việc tiêu diệt các tế bào ung thư hạch có thể trở thành các khối u thứ cấp.

Hạch to [sửa | sửa mã nguồn]

Hạch to dùng để chỉ một hoặc mở rộng nhiều hạch bạch huyết. Một, nhiều hạch hạch to nói chung có vai trò phản ứng để đáp ứng với nhiễm trùng hoặc viêm. Nó gọi là hạch địa phương. Khi nhiều hạch bạch huyết ở vùng khác nhau của cơ thể có liên quan, điều này được gọi là hạch tổng quát. Hạch Generalised có thể được gây ra bởi nhiễm trùng như nhiễm bạch cầu đơn nhân, bệnh lao và HIV, bệnh mô liên kết như SLE và viêm khớp dạng thấp, và các bệnh ung thư, bao gồm cả ung thư của mô trong các hạch bạch huyết, thảo luận dưới đây, và di căn của tế bào ung thư từ các bộ phận khác của cơ thể, mà đã đến thông qua hệ thống bạch huyết.

Phù bạch huyết: Bài chi tiết: Phù bạch huyết

Phù bạch huyết là sưng gây ra bởi sự tích tụ của bạch huyết, xảy ra khi hệ thống bạch huyết tổn thương hoặc có dị tật. Nó thường ảnh hưởng đến chân tay; khuôn mặt, cổ và bụng cũng có thể bị ảnh hưởng. Nặng hơn có các biều hiện như chân voi, phù nề tiến triển tới mức độ mà da trở nên dày với sự xuất hiện tương tự như da voi chi.

Nguyên nhân chưa được biết ở hầu hết các trường hợp, nhưng thường trước đây có dấu hiệu nhiễm trùng nặng, thường được gây ra bởi một bệnh ký sinh trùng, chẳng hạn như bệnh giun chỉ[ bạch huyết.

Lymphangiomatosis là một căn bệnh liên quan đến nhiều u nang hoặc các tổn thương hình thành từ các mạch bạch huyết.

Phù bạch huyết cũng có thể xảy ra sau khi phẫu thuật cắt bỏ ung thư hạch bạch huyết ở nách (gây ra các cánh tay sưng lên do dẫn lưu bạch huyết kém) hoặc háng (gây sưng chân). Điều trị bằng xoa bóp, và không phải là vĩnh viễn.

Vỡ lách [sửa | sửa mã nguồn]

Mặc dù lá lách được các xương sườn bảo vệ, nó thường bị vỡ trong những chấn thương do sang chấn ở ổ bụng. Lá lách bị vỡ có thể gây chảy máu nghiêm trọng, sốc và tử vong. Can thiệp bằng phẫu thuật có thể cầm máu. may và các thuốc chống đông máu. Mắt lưới quấn quanh lách có thể giữ nó liền nhau. Phẫu thuật cắt bỏ lách có thể cần nếu các kỹ thuật khác không cầm được máu. Các cơ quan bạch huyết khác và gan phải bù đắp lại cho việc mất các chức năng của lách.

Ung thư bạch huyết [sửa | sửa mã nguồn]

Ung thư hệ bạch huyết có thể là chính hay phụ. Lymphoma là dạng ung thư phát sinh từ mô bạch huyết. Bệnh bạch cầu lympho và tế bào bạch huyết hiện nay được coi là khối u của cùng loại của các dòng tế bào. Họ được gọi là "bệnh bạch cầu" khi trong máu hoặc tủy và "lymphoma" khi trong mô bạch huyết. Chúng được nhóm lại với nhau dưới cái tên "ác tính bạch huyết".

Lymphoma thường được coi như một trong hai Hodgkin lymphoma hoặc non-Hodgkin lymphoma. Hodgkin lymphoma được đặc trưng bởi một loại tế bào, gọi là tế bào Reed-Sternberg, nhìn thấy dưới kính hiển vi. Nó được kết hợp với nhiễm trùng trong quá khứ với các virus Epstein-Barr, và thường gây ra đau "cao su" hạch to. Nó được tổ chức, sử dụng Ann Arbor dàn dựng. Hóa trị thường liên quan đến các ABVD và cũng có thể tham gia xạ trị. Non-Hodgkin lymphoma là một bệnh ung thư đặc trưng bởi sự gia tăng phổ biến của tế bào B hoặc tế bào T, thường xảy ra trong một nhóm tuổi lớn hơn hơn Hodgkin lymphoma. Nó được xử lý theo cho dù đó là cao cấp hay cấp thấp, và mang một tiên lượng kém hơn so với Hodgkin lymphoma.

Lymphangiosarcoma là một ác tính của khối u mô mềm, trong khi lymphangioma là một khối u lành tính xảy ra thường xuyên kết hợp với hội chứng Turner. Lymphangioleiomyomatosis là một khối u lành tính của các cơ trơn của các mạch bạch huyết xảy ra trong phổi.

Lịch sử [sửa | sửa mã nguồn]

Hippocrates, trong thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên, là một trong những người đầu tiên đề cập đến hệ thống bạch huyết. Trong công việc của mình trên mối nối, ông giới thiệu vắn tắt các hạch bạch huyết trong một câu. Rufus của Ephesus, một bác sĩ La Mã, xác định các nách, hạch bẹn và mạc treo các nút cũng như tuyến ức trong ngày 1 đến thế kỷ thứ 2. Việc đề cập đến đầu tiên của các mạch bạch huyết là vào thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên bởi Herophilos, một nhà giải phẫu học Hy Lạp sống ở Alexandria, người kết luận không chính xác rằng "tĩnh mạch hấp thụ của hệ bạch huyết", ý nói các lacteals (các mạch bạch huyết của ruột), để ráo nước vào tĩnh mạch cửa gan, và do đó vào gan. Những phát hiện của Ruphus và Herophilos được tiếp tục nhân giống bằng các bác sĩ Hy Lạp Galen, người đã mô tả lacteals và các hạch bạch huyết mạc treo mà ông quan sát thấy trong bóc tách mình của loài khỉ và lợn ở thế kỷ thứ 2.

Vào giữa thế kỷ 16, Gabriele Falloppio (người khám phá ra các ống dẫn trứng), mô tả những điều mà nay được gọi là lacteals là "chảy trong ruột đầy đủ các chất màu vàng." Trong khoảng 1563 Bartolomeo Eustachi, một giáo sư giải phẫu, mô tả ống ngực ở ngựa là vena alba thoracis. Các bước đột phá tiếp theo đến khi năm 1622 là một bác sĩ, Gaspare Aselli, xác định các mạch bạch huyết của ruột ở chó và gọi chúng -tĩnh alba et lacteae, mà bây giờ được gọi là chỉ đơn giản là lacteals. Các lacteals được gọi là loại thứ tư của tàu (ba người kia là động mạch, tĩnh mạch và thần kinh, sau đó được cho là một loại tàu), và bác bỏ khẳng định của Galen rằng dưỡng trấp được tiến hành bởi các tĩnh mạch. Tuy nhiên, ông vẫn tin rằng lacteals mang dưỡng trấp đến gan (như được dạy bởi Galen). Ông cũng xác định ống ngực nhưng không thấy kết nối của nó với các lacteals. Kết nối này được thành lập bởi Jean Pecquet trong năm 1651, những người tìm thấy một chất dịch màu trắng trộn với máu trong trái tim của một con chó. Ông nghi ngờ rằng chất lỏng là dưỡng trấp như dòng chảy của nó tăng lên khi áp lực ổ bụng đã được áp dụng. Ông bắt nguồn từ chất lỏng này để ống ngực, sau đó ông theo một túi chứa đầy dưỡng trấp ông gọi là receptaculum chyli, mà bây giờ được gọi là chyli cisternae; điều tra thêm đã dẫn ông để thấy rằng nội dung lacteals 'nhập hệ thống tĩnh mạch qua ống ngực. Như vậy, nó đã được chứng minh một cách thuyết phục rằng lacteals không chấm dứt trong gan, do đó bác bỏ ý tưởng thứ hai của Galen: đó là dưỡng trấp chảy đến gan. Johann Veslingius đã vẽ những bản phác thảo đầu tiên của lacteals ở người trong 1647.

Ý tưởng cho rằng máu recirculates qua cơ thể chứ không phải được sản xuất lần nữa bởi gan và tim lần đầu tiên được chấp nhận như là một kết quả của các tác phẩm của William Harvey việc -a ông xuất bản năm 1628 Năm 1652, Olaus Rudbeck (1630-1702), một Thụy Điển, phát hiện một số tàu suốt trong gan có chứa chất lỏng rõ ràng (và không phải màu trắng), và do đó đặt tên cho họ tàu hepatico chứa nước. Ông cũng được biết họ đổ vào ống ngực, và rằng họ đã van. Ông đã công bố phát hiện của mình trong tòa án của Nữ hoàng Christina của Thụy Điển, nhưng không công bố phát hiện của mình trong một năm, và trong thời kết quả tương tự được xuất bản bởi Thomas Bartholin, người đã xuất bản thêm rằng tàu đó có mặt ở khắp mọi nơi trong cơ thể, không chỉ trong gan. Ông cũng là một trong những đã được đặt tên chúng là "các mạch bạch huyết." Điều này đã dẫn đến một cuộc tranh cãi gay gắt giữa một trong những học sinh Bartholin, Martin Bogdan, và Rudbeck, người mà ông bị cáo buộc đạo văn.

Ý tưởng của Galen chiếm ưu thế trong y học cho đến thế kỷ thứ 17. Người ta tin rằng máu đã được sản xuất bởi gan từ dưỡng trấp nhiễm bệnh của ruột và dạ dày, để đó các linh hồn khác nhau đã được bổ sung bởi các cơ quan khác, và rằng máu này đã được tiêu thụ bởi tất cả các cơ quan của cơ thể. Lý thuyết này yêu cầu rằng máu được tiêu thụ và sản xuất nhiều lần hơn. Ngay cả trong thế kỷ 17, những ý tưởng của mình được bảo vệ bởi một số bác sĩ.


 

 Hệ miễn dịch

 Nghe nhìn nhanh:

Hệ miễn dịch được chia thành hai nhánh chính: miễn dịch bẩm sinh (innate immune system) và miễn dịch thích-ứng (hay tập nhiễm) với chức năng chính là bảo vệ chúng ta khỏi các vi sinh vật có hại, loại bỏ độc tố và tiêu diệt tế bào khối u. Về cấu trúc, hệ miễn dịch bao gồm các cơ quan miễn dịch là tủy sống và tuyến ức, lá lách và các cơ quan lympho như hạch và các mô bạch huyết, các tế bào miễn dịch và các phân tử đặc hiệu cùng nhau hoạt động để tạo ra đáp-ứng miễn-dịch. https://www.youtube.com/watch?v=ABKgAVeTVao

Tham khảo: Bách khoa toàn thư mở Wikipedia  https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%87_mi%E1%BB%85n_d%E1%BB%8Bch

 Hệ miễn dịch là một hệ thống bảo vệ vật chủ gồm nhiều cấu trúc và quá trình sinh học của cơ thể nhằm bảo vệ chống lại bệnh tật. Để được coi là hoạt động bình thường, hệ thống miễn dịch phải phát hiện được rất nhiều yếu tố, gọi là mầm bệnh, có thể là từ virus đến ký sinh trùng, và phải phân biệt chúng với những  khỏe mạnh của cơ thể. Ở nhiều loài, hệ thống miễn dịch có thể được phân thành các hệ thống nhỏ hơn, chẳng hạn như hệ thống miễn dịch tự nhiên với hệ thống miễn dịch thu được, hoặc miễn dịch thể dịch và miễn dịch qua trung gian tế bào. Ở người, hàng rào máu–nãohàng rào máu–dịch não tủy và các hàng rào chất lỏng–não tương tự tách biệt hệ thống miễn dịch bình thường với hệ thống miễn dịch não, vốn chuyên bảo vệ não.

Các mầm bệnh có thể nhanh chóng tiến hóa và thích nghi, và do đó có thể tránh bị phát hiện và không bị vô hiệu hoá bởi hệ thống miễn dịch; tuy nhiên, nhiều cơ chế phòng thủ cũng đã tiến hóa để nhận diện và trung hòa mầm bệnh. Ngay cả các sinh vật đơn bào đơn giản như vi khuẩn cũng có hệ thống miễn dịch thô sơ dưới dạng các enzym bảo vệ (ở đây là enzym giới hạn) để chống lại các bệnh do thể thực khuẩn. Một số cơ chế miễn dịch cơ bản khác đã phát triển trong các loài sinh vật nhân chuẩn cổ đại và vẫn còn trong hậu duệ hiện đại của chúng, như ở thực vật và động vật không xương sống. Các cơ chế này bao gồm thực bào, các peptide kháng khuẩn được gọi là defensin, và hệ thống bổ thể. Các động vật có quai hàm, bao gồm cả con người, còn có cơ chế phòng vệ tinh vi hơn,[1] bao gồm khả năng thích ứng theo thời gian để nhận ra các mầm bệnh cụ thể hiệu quả hơn. Miễn dịch thích ứng (hoặc miễn dịch thu được) hình thành trí nhớ miễn dịch sau lần gặp ban đầu đối với một mầm bệnh cụ thể, dẫn đến đáp ứng tăng cường cho các lần chạm trán sau này với cùng mầm bệnh đó. Quá trình miễn dịch thu được này là cơ sở tiêm chủng.

Rối loạn hệ thống miễn dịch có thể dẫn đến bệnh tự miễnbệnh viêm và ung thư.[2] Suy giảm miễn dịch là khi hệ miễn dịch ít hoạt động hơn bình thường, dẫn đến các bệnh nhiễm trùng tái phát và đe dọa đến mạng sống. Ở người, suy giảm miễn dịch có thể là kết quả của một căn bệnh di truyền như suy giảm miễn dịch kết hợp cấp, các bệnh liên quan đến HIV/AIDS, hoặc sử dụng thuốc ức chế miễn dịch. Ngược lại, bệnh tự miễn là kết quả khi hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức nên tấn công chính các  bình thường như thể là sinh vật ngoại lai. Các bệnh tự miễn thường gặp bao gồm viêm tuyến giáp Hashimotoviêm khớp dạng thấpbệnh đái tháo đường type 1, và lupus ban đỏ hệ thốngMiễn dịch học là môn học nghiên cứu của tất cả các khía cạnh của hệ thống miễn dịch.

Lịch sử miễn dịch học[sửa | sửa mã nguồn]

Miễn dịch học là một ngành khoa học tìm hiểu thành phần và chức năng của hệ miễn dịch. Môn học này xuất phát từ những nghiên cứu y dược ban đầu về nguyên nhân gây miễn nhiễm đối với bệnh tật. Miễn dịch được đề cập đến sớm nhất là trong trận đại dịch ở Athens năm 430 TCN. Nhà y học Thucydides đã để ý rằng: những người đã hồi phục từ một đợt bệnh trước đó có thể giám sát người đang bệnh mà không bị bệnh lại lần thứ hai.[3] Vào thế kỷ 18, Pierre-Louis Moreau de Maupertuis thực hiện thí nghiệm với nọc độc bọ cạp và quan sát thấy rằng một số con chó và chuột đã được miễn nhiễm với nọc độc này.[4] Quan sát này và các quan sát khác về khả năng miễn dịch đã được Louis Pasteur khai thác trong quá trình tiêm vaccine và đề xuất lý thuyết mầm bệnh vi sinh.[5] Lý thuyết của Pasteur đã trực tiếp phản đối các học thuyết đương thời về bệnh tật, chẳng hạn như học thuyết miasma-nói rằng bệnh tật gây ra do "hắc khí". Chỉ đến năm 1891, với những bằng chứng được đưa ra bởi Robert Koch (được trao giải Nobel năm 1905) các vi sinh vật đã được khẳng định chính là nguyên nhân gây bệnh truyền nhiễm.[6] Virus đã được xác định cũng là mầm bệnh cho con người vào năm 1901, khi Walter Reed phát hiện ra virus sốt vàng.[7]

Miễn dịch học đã có một bước tiến lớn vào cuối thế kỷ 19 đó là nhờ sự phát triển nhanh chóng trong nghiên cứu về miễn dịch thể dịch và miễn dịch tế bào.[8] Đặc biệt quan trọng là công trình của Paul Ehrlich, người đã đề xuất lý thuyết chuỗi phụ phân tử (side-chain) để giải thích tính đặc hiệu của phản ứng kháng nguyên-kháng thể; những đóng góp của ông cho sự hiểu biết về miễn dịch thể dịch đã được ghi nhận bởi giải thưởng Nobel năm 1908, cùng với người đề xuất miễn dịch qua trung gian tế bàoElie Metchnikoff.[9]

Các lớp bảo vệ[sửa | sửa mã nguồn]

Hệ miễn dịch bảo vệ các sinh vật khỏi bị nhiễm trùng với các lớp phòng thủ ngày càng đặc hiệu. Nói một cách đơn giản, các hàng rào vật lý ngăn ngừa các mầm bệnh như vi khuẩn và virus xâm nhập vào cơ thể. Nếu một mầm bệnh vượt qua hàng rào này, hệ thống miễn dịch bẩm sinh sẽ tạo đáp ứng tức thời, nhưng không đặc hiệu. Hệ miễn dịch bẩm sinh được tìm thấy ở tất cả các loài thực vật và động vật.[10] Nếu các mầm bệnh thoát được miễn dịch bẩm sinh, thì động vật có xương sống còn có lớp bảo vệ thứ hai là hệ thống miễn dịch thu được, được kích hoạt bởi hệ miễn dịch bẩm sinh. Lúc này, hệ thống miễn dịch sẽ thích ứng các đáp ứng của nó trong suốt thời gian nhiễm trùng để cải thiện khả năng nhận diện mầm bệnh. Sự đáp ứng được cải thiện này sẽ được giữ lại cả sau khi mầm bệnh đã được loại bỏ, dưới dạng trí nhớ miễn dịch, và cho phép hệ miễn dịch thu được phát động các cuộc tấn công nhanh và mạnh mẽ hơn nếu gặp lại mầm bệnh này.[11][12]

So sánh hệ miễn dịch bẩm sinh và thu được[sửa | sửa mã nguồn]

Hệ miễn dịch bẩm sinh

(Innate Immune System - IIS)

Hệ miễn dịch thu được

(Adaptive Immune System - AIS)

Đáp ứng không đặc hiệu

Đáp ứng đặc hiệu của kháng nguyên và mầm bệnh

Đáp ứng khơi mào sẽ nhanh chóng đẩy lên cao trào

Có thời gian "trễ" giữa đáp ứng khơi mào và cao trào

Các thành phần trung gian tế bào và thể dịch

Các thành phần trung gian tế bào và thể dịch

Không có trí nhớ miễn dịch

Có trí nhớ miễn dịch

Tìm thấy ở rất nhiều dạng sinh vật

Chỉ tìm thấy ở động vật có quai hàm

Cả miễn dịch bẩm sinh và thu được đều phụ thuộc vào khả năng của hệ thống miễn dịch để phân biệt giữa các phân tử của bản thân và không của bản thân. Trong miễn dịch học, các phân tử của bản thân là những thành phần của cơ thể và có thể phân biệt với phân tử ngoại lai bởi hệ thống miễn dịch.[13] Ngược lại, các phân tử không của bản thân là các phân tử ngoại lai. Một loại các phân tử ngoại lai như thế được gọi là kháng nguyên và được định nghĩa là các chất gắn với các thụ thể miễn dịch đặc hiệu và kích hoạt đáp ứng miễn dịch.[14]

Miễn dịch bẩm sinh[sửa | sửa mã nguồn]

Các vi sinh vật hoặc độc tố sau khi xâm nhập thành công sẽ phải đối mặt với các tế bào và cơ chế của hệ miễn dịch bẩm sinh. Đáp ứng bẩm sinh thường được kích hoạt khi các vi khuẩn được xác định bởi các thụ thể nhận dạng, nhận biết các thành phần được giấu trong các nhóm vi sinh vật[15] hoặc trong một trường hợp khác là khi các tế bào bị tổn thương, hư hại hoặc stress sẽ gửi tín hiệu báo động, mà đa số (không phải tất cả) được nhận dạng bởi cùng thụ thể nhận biết các mầm bệnh.[16] Hệ thống miễn dịch bẩm sinh thì không đặc hiệu, có nghĩa là những hệ thống này phản ứng với tất cả mầm bệnh theo một cách giống nhau.[14] Hệ thống này cũng không tạo ra miễn dịch lâu dài đối với mầm bệnh. Hệ thống miễn dịch bẩm sinh là hệ thống chủ yếu bảo vệ vật chủ ở hầu hết các sinh vật.[10]

Các hàng rào bề mặt[sửa | sửa mã nguồn]

Một số hàng rào bảo vệ sinh vật khỏi bị nhiễm trùng, bao gồm các hàng rào cơ học, hóa học và sinh học. Lớp vỏ sáp phủ ngoài ở hầu hết các loại lá, bộ xương ngoài của côn trùng, vỏ và màng ngoài của trứng, hoặc da là những ví dụ về các hàng rào cơ học, chúng là tuyến bảo vệ đầu tiên để phòng ngừa nhiễm trùng.[14] Tuy nhiên, vì các sinh vật không thể được bao phủ và tách biệt hoàn toàn với môi trường sống, chúng cũng có các hệ thống khác hoạt động để bảo vệ các phần hở của cơ thể (như phổiruột, và đường sinh dục). Ở đường phổi, cơ chế ho và hắt hơi tống khứ mầm bệnh và các chất gây khó chịu khác ra khỏi đường hô hấp. Chảy nước mắt và bài tiết nước tiểu cũng là cơ chế đẩy các mầm bệnh ra ngoài, trong khi dịch nhầy tiết ra do đường hô hấp và đường tiêu hóa giúp "bẫy" và ngăn vi sinh vật xâm nhập.[17]

Hàng rào hóa học cũng bảo vệ chống lại nhiễm trùng. Da và đường hô hấp tiết ra các chất kháng khuẩn như peptide β.[18] Enzyme như lysozyme và phospholipase A2 trong nước bọtnước mắt và sữa mẹ cũng là các chất kháng khuẩn.[19][20] Chất nhầy âm đạo cũng là một hàng rào hóa học cùng với kinh nguyệt, vì chất nhầy hơi acid giúp hạn chế vi sinh vật. Trong khi đó, tinh dịch có chứa defensin và kẽm để diệt các mầm bệnh.[21][22] Trong dạ dàyacid dạ dày và protease đóng vai trò như bức tường hóa học mạnh mẽ giúp ngăn các mầm bệnh tiến vào.

Ở đường sinh dục và đường tiêu hóa, những vi khuẩn sống hội sinh đóng vai trò như các hàng rào sinh học bằng cách cạnh tranh với vi khuẩn gây bệnh ở mặt dinh dưỡng và nơi ở, và trong một số trường hợp là bằng cách thay đổi điều kiện môi trường của chúng, như pH hoặc sắt tự do[23] Kết quả của mối quan hệ cộng sinh (hoặc hội sinh) giữa những lợi khuẩn này với hệ thống miễn dịch là các mầm bệnh sẽ rất khó để đạt đủ số lượng dẫn đến gây bệnh (do bị cạnh tranh mạnh mẽ). Tuy nhiên, vì hầu hết các kháng sinh không đặc hiệu nhắm tới vi khuẩn mà không ảnh hưởng đến nấm, thuốc kháng sinh đường uống có thể dẫn đến sự phát triển quá mức của nấm và gây ra các bệnh như candida âm đạo (bệnh do nấm).[24] Có nhiều bằng chứng cho thấy việc đưa thêm những vi sinh vật probiodic, ví dụ như dòng thuần của lợi khuẩn Lactobacillus thường thấy trong sữa chua không được khử trùng Pasteur, giúp khôi phục lại sự cân bằng tốt giữa các quần thể vi sinh vật trong nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ em và cũng là những dữ liệu ban đầu khuyến khích các nghiên cứu về vi khuẩn viêm vị trườngbệnh viêm ruộtnhiễm trùng đường tiểu và nhiễm trùng hậu phẫu.[25][26][27]

Viêm [sửa | sửa mã nguồn]  Xem thêm thông tin: Viêm

Viêm là một trong những đáp ứng đầu tiên của hệ miễn dịch đối với nhiễm trùng.[28] Các triệu chứng viêm điển hình là đỏ, sưng, nóng, và đau, đó là do sự gia tăng lưu lượng máu vào mô. Viêm được biểu hiện bởi các phân tử tín hiệu eicosanoid và các protein nhỏ cytokine, do các tế bào bị thương hoặc nhiễm khuẩn tiết ra. Eicosanoid bao gồm prostaglandin gây ra sốt và sự giãn các mạch máu tạo nên chứng viêm, và leukotriene thu hút một số tế bào máu trắng nhất định (bạch cầu).[29][30] Các cytokine thông thường bao gồm: interleukin chịu trách nhiệm truyền tin giữa các tế bào bạch cầu; chemokine thúc đẩy hướng hóa; và interferon có tác dụng chống virus, chẳng hạn như tắt tổng hợp protein trong tế bào chủ.[31] Các nhân tố sinh trưởng và các yếu tố độc tế bào cũng có thể được giải phóng. Các cytokine này và các hóa chất khác giúp huy động tế bào miễn dịch vào vị trí nhiễm trùng và cũng thúc đẩy việc chữa lành các mô bị tổn thương sau khi loại bỏ các mầm bệnh.[32]

Hệ thống bổ thể [sửa | sửa mã nguồn] Xem thêm thông tin: Bổ thể

Có thể coi hệ thống bổ thể là một "dòng thác" sinh hóa tấn công bề mặt của các tế bào ngoại lai. Hệ thống này gồm hơn 20 protein khác nhau và tên gọi "bổ thể" xuất phát từ khả năng "bổ sung" cho việc tiêu diệt các mầm bệnh bằng kháng thể. Bổ thể là thành phần thể dịch (lưu hành trong máu) chính của đáp ứng miễn dịch bẩm sinh.[33][34] Hệ thống bổ thể được tìm thấy ở nhiều loài, bao gồm cả các loài không phải là động vật có vú như thực vật, và một số động vật không xương sống.[35]

Ở người, phản ứng bổ thể được kích hoạt bằng cách gắn kết bổ thể vào các kháng thể đang gắn đặc hiệu với những vi sinh vật lạ hoặc bổ thể sẽ gắn vào đuôi carbohydrate trên bề mặt mầm bệnh. Tín hiệu nhận biết này gây nên phản ứng tiêu diệt nhanh chóng.[36] Tốc độ phản ứng nhanh là kết quả của sự khuếch đại tín hiệu xảy ra do khởi động chuỗi phân tách tuần tự của các protein bổ thể, còn được gọi là protease (thủy phân protein). Sau khi bổ thể đầu tiên gắn với vi khuẩn, hoạt tính protease của nó được kích hoạt, từ đó kích hoạt protease của các bổ thể tiếp theo, và cứ như vậy. Điều này tạo ra một dòng thác khuếch đại tín hiệu ban đầu bằng điều hòa ngược dương tính được kiểm soát.[37] Quá trình này cuối cùng sẽ tạo nên các chuỗi peptide giúp thu hút các tế bào miễn dịch, tăng tính thấm của mạch máu, và opsonin hóa mầm bệnh, và đánh dấu chúng để phá hủy. "Dòng thác" bổ thể cũng có thể giết chết tế bào ngoại lai trực tiếp bằng cách phá vỡ màng sinh chất của chúng.[33]

Hàng rào của tế bào [sửa | sửa mã nguồn]

Bạch cầu (tế bào máu trắng) hoạt động giống như các sinh vật đơn bào độc lập và là trợ thủ đắc lực của hệ miễn dịch bẩm sinh.[14] Các bạch cầu bẩm sinh bao gồm các tế bào thực bào (gồm đại thực bàobạch cầu trung tính và các tế bào nhiều nhánh), các tế bào lympho bẩm sinh, các tế bào phì-dưỡng bàobạch cầu ưa acidbạch cầu ưa base, và các tế bào giết tự nhiên. Các tế bào này xác định và loại bỏ mầm bệnh bằng cách tấn công các mầm bệnh lớn hơn qua tiếp xúc, hoặc bằng cách thực bào và sau đó giết chết các vi sinh vật. Các tế bào bẩm sinh cũng là trung gian quan trọng[38] trong sự phát triển của cơ quan bạch huyết và kích hoạt hệ thống miễn dịch thu được.[39]

Thực bào là một khía cạnh quan trọng của miễn dịch bẩm sinh cấp tế bào và được thực hiện bởi các tế bào được gọi là tế bào thực bào (phagocyte). Các tế bào này sẽ thực bào, hay nói đơn giản hơn là "nuốt" mầm bệnh hoặc các hạt. Tế bào thực bào thường đi tuần trong cơ thể tìm kiếm mầm bệnh, nhưng có thể được gọi đến các vị trí cụ thể bằng các cytokine.[14] Một khi mầm bệnh đã bị "nuốt" bởi một tế bào thực bào, nó sẽ bị mắc kẹt trong một túi bào nội bào gọi là phagosome, sau đó túi này sẽ kết hợp với một túi khác gọi là lysosome để tạo thành một phagolysosome. Mầm bệnh sau đó bị tiêu diệt bởi hoạt động của các enzyme tiêu hóa hoặc sau một đợt bùng nổ hô hấp khi bị phóng thích các gốc tự do có hại vào trong phagolysosome.[40][41] Thực bào được tiến hóa như một phương tiện để thu thập các chất dinh dưỡng ("thực" là ăn), nhưng vai trò này đã được mở rộng trong các tế bào thực bào để có thể nuốt các mầm bệnh như một cơ chế bảo vệ. Thực bào có thể đại diện cho hình thức bảo vệ vật chủ lâu đời nhất, vì các tế bào thực bào đã được tìm thấy trên cả động vật có xương sống và động vật không xương sống.[42]

Bạch cầu trung tính và đại thực bào là những tế bào thực bào chu du khắp cơ thể truy đuổi mầm bệnh xâm nhập.[43] Bạch cầu trung tính hay thường được tìm thấy trong máu và là dạng phổ biến nhất của tế bào thực bào, bình thường chiếm từ 50% đến 60% tổng số bạch cầu của dịch tuần hoàn.[44] Trong giai đoạn cấp tính của viêm, đặc biệt là do nhiễm khuẩn, bạch cầu trung tính sẽ di chuyển đến chỗ viêm trong một quá trình gọi là hướng hóa, và thường là các tế bào đầu tiên đến "hiện trường" nhiễm trùng. Các đại thực bào là các tế bào đa năng nằm trong các mô và sản xuất ra một loạt các chất gồm: enzymebổ thể và các cytokine, chúng cũng có thể hoạt động như những "máy dọn rác" để loại bỏ các tế bào không còn chức năng và các mảnh tế bào khác, và cả các tế bào đang trình diện kháng nguyên kích hoạt hệ thống miễn dịch thu được.[45]

Các tế bào tua (hay tế bào nhiều nhánhtế bào hình cây) là những tế bào thực bào hay tiếp xúc với môi trường bên ngoài; do đó chúng nằm chủ yếu ở damũiphổidạ dày và ruột.[46] Các tế bào này được đặt tên theo sự giống nhau của chúng với các tế bào nhiều nhánh trên thần kinh, vì cả hai đều có nhiều "gai" tua tủa, nhưng các tế bào nhiều nhánh ở đây tất nhiên là không liên quan gì đến hệ thần kinh. Các tế bào nhiều nhánh phục vụ như một liên kết giữa các mô cơ thể và các hệ thống miễn dịch bẩm sinh và thu được, vì chúng có kháng nguyên đối với tế bào T, một trong những loại tế bào chủ chốt của hệ miễn dịch thu được.

Các dưỡng bào hay tế bào phì nằm ở trong mô liên kết và niêm mạc, và điều chỉnh phản ứng viêm.[47] Chúng thường liên quan đến dị ứng và sốc phản vệ.[44] Bạch cầu ưa kiềm và bạch cầu ưa acid có liên quan đến bạch cầu trung tính. Chúng tiết ra các chất trung gian hóa học có liên quan đến việc phòng vệ ký sinh trùng và đóng một vai trò trong các phản ứng dị ứng, như hen suyễn.[48] Các tế bào giết tự nhiên là các bạch cầu tấn công và phá hủy tế bào khối u, hoặc các tế bào đã bị nhiễm virus.[49]

Các tế bào giết tự nhiên [sửa | sửa mã nguồn] Xem thêm thông tin: Tế bào NK

Các tế bào giết tự nhiên, còn gọi là các tế bào NK, là các tế bào lympho trong hệ miễn dịch bẩm sinh. Tế bào NK không trực tiếp tấn công các vi khuẩn xâm nhập.[50] Thay vào đó, các tế bào NK tiêu hủy các tế bào chủ bị "hỏng", ví dụ như các tế bào khối u hoặc các tế bào bị nhiễm virus, NK nhận ra các tế bào như vậy do chúng có một tình trạng gọi là "mất bản thân." (missing self). Thuật ngữ này mô tả các tế bào với rất ít dấu chuẩn (thụ thể) bề mặt tế bào gọi là MHC I (phức hợp phù hợp mô chính) - tình trạng này có thể phát sinh khi tế bào chủ nhiễm virus.[35] Tế bào này được đặt tên là "giết tự nhiên" vì nó không cần được hoạt hóa ban đầu để giết các tế bào "mất bản thân". Trong rất nhiều năm, ta không rõ các tế bào NK đã nhận ra tế bào khối u và ung thư như thế nào. Bây giờ người ta biết rằng "lớp phủ" MHC trên bề mặt của những tế bào này đã bị thay đổi và các tế bào NK trở nên hoạt hóa thông qua việc nhận ra "mất bản thân". Các tế bào cơ thể bình thường không được nhận diện và tấn công bởi các tế bào NK vì chúng thể hiện các kháng nguyên MHC còn nguyên vẹn. Những kháng nguyên MHC này được nhận diện bởi các thụ thể kháng thể tế bào giết (killer cell immunoglobulin receptors viết tắt là KIR), nhận diện này sẽ kìm hãm các tế bào NK khỏi giết chính các tế bào khỏe mạnh.[51]

Miễn dịch thu được [sửa | sửa mã nguồn]

Hệ miễn dịch thu được (còn gọi là miễn dịch tập nhiễm) đã phát triển sớm ở động vật có xương sống và cho phép có một đáp ứng miễn dịch mạnh hơn cũng như có một trí nhớ miễn dịch, nơi mà mỗi mầm bệnh được "ghi nhớ" bằng một "dấu ấn" kháng nguyên đặc thù [52]. Đáp ứng miễn dịch thu được là đặc hiệu với từng kháng nguyên và đòi hỏi sự nhận diện các kháng nguyên "không của bản thân" cụ thể trong một quá trình được gọi là trình diện kháng nguyên. Tính đặc hiệu của kháng nguyên cho phép tạo ra các phản ứng được điều chỉnh cho từng mầm bệnh cụ thể hoặc các tế bào nhiễm mầm bệnh. Những phản ứng vô cùng phù hợp này được lưu lại trong cơ thể bằng các tế bào nhớ. Nếu mầm bệnh lây nhiễm vào cơ thể nhiều lần, những tế bào nhớ cụ thể này sẽ được sử dụng để nhanh chóng loại bỏ nó.

Các tế bào lympho[sửa | sửa mã nguồn]

Các tế bào của hệ miễn dịch thu được là các loại bạch cầu đặc biệt, gọi là tế bào lympho. Tế bào B và tế bào T là những loại chính của tế bào lympho và đều được bắt nguồn từ các tế bào gốc tạo máu trong tủy xương. Các tế bào B tham gia vào phản ứng miễn dịch thể dịch, trong khi các tế bào T tham gia phản ứng miễn dịch qua trung gian tế bào.

Cả hai tế bào B và tế bào T mang các phân tử thụ thể nhận ra các mục tiêu cụ thể. Các tế bào T nhận diện được một mục tiêu "không của bản thân", ví dụ như một mầm bệnh, chỉ sau khi các kháng nguyên (những mảnh nhỏ của mầm bệnh) được xử lý và trình diện kết hợp với một thụ thể "của bản thân" gọi là phân tử phức hợp phù hợp mô chính (MHC). Có hai loại phụ chính của tế bào T: tế bào T độc còn gọi là T giết và tế bào T hỗ trợ. Ngoài ra còn có các tế bào T điều hòa có vai trò trong tinh chỉnh các đáp ứng miễn dịch. Các tế bào T độc chỉ nhận biết các kháng nguyên kết hợp với các phân tử MHC lớp I, trong khi các tế bào T hỗ trợ và các tế bào T điều hòa chỉ nhận ra các kháng nguyên kết hợp với các phân tử MHC lớp II. Hai cơ chế trình diện kháng nguyên phản ánh các vai trò khác nhau của hai loại tế bào T. Còn có cơ chế thứ ba, dành cho một phần nhỏ các tế bào T γδ (đọc là T gamma delta) là nhận diện các kháng nguyên nguyên vẹn mà không cần gắn với thụ thể MHC.[53] Các tế bào T lưỡng dương tính (double-positive) biểu hiện nhiều loại kháng nguyên của cơ thể khác nhau trong tuyến ức, và nhân đây cũng nói rằng, iod rất cần cho sự trưởng thành và hoạt động của tế bào T trong tuyến ức.[54]

Ngược lại, thụ thể đặc hiệu kháng nguyên tế bào B là một phân tử kháng thể trên bề mặt tế bào B và nhận biết được mầm bệnh hoàn chỉnh mà không cần phải xử lý và trình diện kháng nguyên. Mỗi dòng tế bào B biểu hiện một kháng thể khác nhau, do đó, bộ hoàn chỉnh thụ thể kháng nguyên tế bào B đại diện cho tất cả các kháng thể mà cơ thể có thể sản xuất.

Tế bào T độc [sửa | sửa mã nguồn]

Tế bào T độc (hay T giết) là một nhóm nhỏ các tế bào T tiêu diệt các tế bào bị nhiễm virus (và các mầm bệnh khác), hoặc tế bào bị hư hỏng hoặc không còn chức năng.[55] Giống như các tế bào B, mỗi loại tế bào T nhận ra một kháng nguyên khác nhau. Các tế bào T độc được kích hoạt khi thụ thể tế bào T của chúng (T-cell receptor viết tắt là TCR) gắn với kháng nguyên cụ thể trong một phức hợp với thụ thể MHC lớp I của tế bào khác. Sự nhận diện của MHC này: phức hợp kháng nguyên còn được hỗ trợ bởi một đồng thụ thể trên tế bào T, được gọi là CD8. Sau đó, tế bào T di chuyển khắp cơ thể để tìm các tế bào mang các thụ thể MHC I trình diện kháng nguyên này. Khi một tế bào T được hoạt hóa tiếp xúc với các tế bào như vậy, nó sẽ phóng ra các chất độc tế bào (cytotoxin), ví dụ như perforin, tạo thành các lỗ trên màng tế bào của các tế bào đích, cho phép các ionnước và các chất độc tràn vào. Sự xâm nhập của một độc tố khác gọi là granulysin (một protease) khiến cho tế bào đích phải trải qua quá trình tự chết theo chương trình.[56] Việc giết tế bào chủ bởi tế bào T là đặc biệt quan trọng trong việc ngăn ngừa sự nhân lên của virus. Việc kích hoạt tế bào T được kiểm soát chặt chẽ và thường đòi hỏi một tín hiệu kích hoạt MHC / kháng nguyên rất mạnh hoặc các tín hiệu kích hoạt bổ sung được cung cấp bởi các tế bào T hỗ trợ.[56]

Tế bào T hỗ trợ[sửa | sửa mã nguồn]

Các tế bào T hỗ trợ giúp điều chỉnh cả đáp ứng miễn dịch bẩm sinh và thu được và giúp xác định phản ứng miễn dịch nào mà cơ thể tạo ra đối với một mầm bệnh cụ thể.[57][58] Các tế bào này không có hoạt động gây độc tế bào và không giết các tế bào bị nhiễm cũng không tiêu diệt mầm bệnh một cách trực tiếp. Thay vào đó, nó kiểm soát phản ứng miễn dịch bằng cách "chỉ đạo" các tế bào khác để thực hiện các nhiệm vụ trên.

Các tế bào T hỗ trợ biểu hiện các thụ thể tế bào T (TCR) nhận diện kháng nguyên đang gắn với phân tử MHC lớp II. Phức hợp MHC-kháng nguyên: cũng được nhận diện bởi đồng thụ thể CD4 của tế bào hỗ trợ, huy động các các phân tử bên trong tế bào T (ví dụ, Lck-lymphocyte-specific protein tyrosine kinase), với nhiệm vụ kích hoạt tế bào T. Các tế bào T hỗ trợ có một tương tác yếu hơn với phức hợp kháng nguyên MHC nếu so sánh với các tế bào T độc, có nghĩa là: phải nhiều thụ thể (khoảng 200-300) trên tế bào T hỗ trợ gắn với một MHC-kháng nguyên mới kích hoạt tế bào T hỗ trợ, trong khi các tế bào T độc có thể được kích hoạt chỉ bằng 1 thụ thể gắn một phân tử MHC-kháng nguyên duy nhất. Kích hoạt tế bào T hỗ trợ còn đòi hỏi thời gian tương tác dài hơn với tế bào trình diện kháng nguyên.[59] Việc kích hoạt tế bào T hỗ trợ làm nó phóng thích các cytokine ảnh hưởng đến hoạt động của nhiều loại tế bào. Các tín hiệu Cytokine được tạo ra bởi các tế bào T hỗ trợ làm tăng chức năng diệt vi khuẩn của các đại thực bào và hoạt động của các tế bào T độc.[14] Ngoài ra, kích hoạt tế bào T hỗ trợ gây ra sự tăng lên của các phân tử biểu hiện trên bề mặt của tế bào T, như phối tử CD40 (còn gọi là CD154), cung cấp các tín hiệu kích thích đặc biệt để kích hoạt các tế bào B tạo kháng thể.[60]

Tế bào T Gamma delta[sửa | sửa mã nguồn]

Các tế bào T Gamma delta (hay T γδ) có một thụ thể tế bào T thay thế là đối nghịch so với các tế bào T CD4+ và CD8 + (αβ) T và chia sẻ các đặc tính của tế bào T hỗ trợ, tế bào T độc T và tế bào NK. Các điều kiện tạo đáp ứng từ các tế bào T γδ không được hiểu đầy đủ. Giống như một phần nhỏ các tế bào T "khác thường", T gamma delta mang một số TCR bất biến, chẳng hạn như thụ thể CD1d ức chế các tế bào giết tự nhiên, các tế bào T γδ nằm ở ranh giới miễn dịch bẩm sinh và thu được.[61] Một mặt, các tế bào T γδ là một thành phần của miễn dịch thu được do chúng sắp xếp lại gen TCR để tạo ra sự đa dạng thụ thể và cũng có thể phát triển kiểu hình trí nhớ miễn dịch. Mặt khác, một số tập con khác nhau của nó lại là một phần của hệ thống miễn dịch bẩm sinh, vì các thụ thể ức chế TCR hay thụ thể NK có thể được sử dụng như các thụ thể nhận dạng khuôn mẫu (Pattern recognition receptor viết tắt là PRR). Ví dụ, một lượng lớn các tế bào T Vγ9/Vδ2 người sẽ đáp ứng trong vòng vài giờ với các kháng nguyên không phải peptide được tạo ra bởi các vi khuẩn, và các tế bào T Vδ1+ bị ức chế rất cao trong đáp ứng biểu mô với tế bào biểu mô bị stress.[53]

Tế bào lympho B và kháng thể[sửa | sửa mã nguồn] Cấu trúc cơ bản của kháng thể: gồm 2 chuỗi nặng và 2 chuỗi nhẹ liên kết bằng cầu disulphide. Vùng tùy biến (màu tím) cho phép kháng thể gắn đặc hiệu kháng nguyên [62]

Một tế bào B xác định các mầm bệnh khi các kháng thể trên bề mặt của nó liên kết với một kháng nguyên ngoại lai đặc hiệu.[63] Phức hệ kháng nguyên/kháng thể này được lấy bởi tế bào B và được xử lý bằng phân giải protein thành các peptide. Tế bào B sau đó sẽ trình diện các peptide kháng nguyên này trên các phân tử MHC lớp II. Phức hợp MHC-kháng nguyên thu hút một tế bào T hỗ trợ đến kết hợp, giải phóng lymphokine và hoạt hóa tế bào B.[64] Khi tế bào B được hoạt hóa, chúng bắt đầu phân chia và tạo ra các tương bào. Những tương bào này sẽ sinh ra hàng triệu bản sao của kháng thể nhận diện kháng nguyên này. Những kháng thể này lưu thông trong huyết tương và bạch huyết, kết hợp với các mầm bệnh biểu hiện kháng nguyên và đánh dấu chúng để phá hủy bởi bổ thể hoặc cho chúng bị tiêu hủy bởi các tế bào thực bào. Các kháng thể cũng có thể trung hòa các mầm bệnh trực tiếp bằng cách liên kết với các độc tố của vi khuẩn hoặc can thiệp vào các thụ thể mà virus và vi khuẩn sử dụng để gây nhiễm các tế bào.[65]

Các biến thể hệ miễn dịch thu được[sửa | sửa mã nguồn]

Sự tiến hóa của hệ thống miễn dịch thu được xảy ra trong tổ tiên của động vật có quai hàm. Rất nhiều phân tử cơ bản của hệ thống miễn dịch thu được (ví dụ, globulin miễn dịch và các thụ thể tế bào T) chỉ tồn tại trong động vật có quai hàm. Tuy nhiên, một phân tử nguồn gốc lympho khác biệt đã được phát hiện trong "động vật không có quai hàm" nguyên thủy, ví dụ như ở cá mút đá. Những động vật này có một mảng lớn các phân tử gọi là thụ thể tế bào lympho biến đổi (variable lymphocyte receptors hay VLR), giống như các thụ thể kháng nguyên của động vật có quai hàm, được sản xuất từ chỉ một hoặc hai gen. Các phân tử này được cho là gắn kết các kháng nguyên gây bệnh theo cách tương tự với các kháng thể và với cùng mức độ đặc hiệu.[66]

Trí nhớ miễn dịch[sửa | sửa mã nguồn]

Khi các tế bào B và tế bào T được kích hoạt và bắt đầu nhân lên, một số tế bào con của chúng sẽ trở thành các tế bào nhớ tồn tại rất lâu. Trong suốt cuộc đời của một con vật, các tế bào nhớ sẽ "ghi nhớ" từng mầm bệnh cụ thể gặp phải và có thể khởi động một đáp ứng mạnh mẽ nếu mầm bệnh được gặp lại. Điều này chính là "thu được" (trong từ miễn dịch thu được - acquired immunity) bởi vì nó xảy ra trong suốt cuộc đời của một cá thể, "gặp" và "nhớ" rất nhiều mầm bệnh gặp phải và chuẩn bị hệ miễn dịch cho những thách thức trong tương lai. Trí nhớ miễn dịch có thể ở dạng trí nhớ thụ động ngắn hạn hoặc trí nhớ chủ động dài hạn.

Trí nhớ thụ động[sửa | sửa mã nguồn]

Trẻ sơ sinh chưa từng bị nhiễm trước đó với vi khuẩn nhưng lại đặc biệt dễ bị phơi nhiễm. Vì vậy, một số hàng rào bảo vệ thụ động được cung cấp bởi người mẹ để giúp con tránh nhiễm khuẩn. Trong thời kỳ mang thai, một loại kháng thể đặc biệt, được gọi là IgG, được vận chuyển từ mẹ sang con trực tiếp qua nhau thai, do đó, đứa trẻ có kháng thể cao ngay cả vừa mới sinh, với cùng một phổ kháng nguyên đặc hiệu như mẹ của chúng.[67] Sữa mẹ cũng chứa các kháng thể được chuyển vào ruột của trẻ sơ sinh và bảo vệ khỏi nhiễm khuẩn cho đến khi trẻ sơ sinh có thể tổng hợp các kháng thể riêng của mình.[68] Đây là miễn dịch thụ động bởi vì thai nhi không thực sự tạo ra bất kỳ tế bào nhớ hoặc kháng thể nào, chúng chỉ mượn từ mẹ. Sự miễn dịch thụ động này thường là ngắn hạn, chỉ kéo dài từ vài ngày đến vài tháng. Trong y học, khả năng miễn dịch thụ động bảo vệ cũng có thể được truyền nhân tạo từ người này sang người khác qua truyền huyết thanh giàu kháng thể.[69]

Trí nhớ chủ động và tiêm chủng[sửa | sửa mã nguồn]

Trí nhớ chủ động dài hạn thu được sau nhiễm trùng là do hoạt hóa các tế bào B và T, đẫn đến tạo các tế bào nhớ. Hoạt động miễn dịch cũng có thể được tạo ra một cách nhân tạo, thông qua tiêm chủng. Tiêm vaccine là đưa kháng nguyên từ mầm bệnh để kích thích hệ miễn dịch và phát triển miễn dịch đặc hiệu chống lại mầm bệnh mà không gây ra bệnh liên quan đến mầm bệnh đó, chẳng hạn tiêm vaccine cúm không làm ta bị cúm. Sự kích thích nhân tạo này là thành công vì nó khai thác tính đặc hiệu tự nhiên của hệ thống miễn dịch, cũng như cảm ứng hệ miễn dịch hoạt động dựa trên những cơ chế của nó. Bệnh truyền nhiễm vẫn là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong quần thể con người, vì vậy, có thể nói, tiêm vaccine đại diện cho sự điều khiển hệ thống miễn dịch hiệu quả nhất của mà nhân loại từng phát triển.[35][70]

Hầu hết các loại vaccine virus dùng các virus đã bị vô hiệu hóa, trong khi nhiều vaccine vi khuẩn dựa trên thành phần tế bào nhỏ của vi khuẩn, bao gồm các thành phần độc hại đã bị vô hiệu hóa.[14] Vì nhiều loại kháng nguyên có nguồn gốc từ vaccine"'không chứa tế bào" là không đủ mạnh để gây ra đáp ứng thu được, do vậy hầu hết các vaccine vi khuẩn đều được cung cấp thêm các chất bổ trợ để kích hoạt tế bào trình diện kháng nguyên của hệ thống miễn dịch bẩm sinh và tối đa hoá tính miễn dịch.[71]

Rối loạn miễn dịch ở người[sửa | sửa mã nguồn]

Hệ miễn dịch là một cấu trúc vô cùng hiệu quả kết hợp tính đặc hiệu, tính thích ứng và lợi dụng các đặc tính nhằm tăng tính miễn dịch. Tuy nhiên, hệ thống phòng thủ này vẫn xảy ra những sai hỏng, ta có thể chia vào ba phạm trù chính: suy giảm miễn dịchbệnh tự miễn, và các đáp ứng quá mẫn.

Suy giảm miễn dịch[sửa | sửa mã nguồnXem thêm thông tin: Suy giảm miễn dịch

Suy giảm miễn dịch xảy ra khi một hoặc nhiều thành phần của hệ miễn dịch không hoạt động. Khả năng đáp ứng của các hệ miễn dịch chống lại mầm bệnh là thấp hơn ở cả người trẻ và người cao tuổi, và đáp ứng miễn dịch bắt đầu suy giảm từ khoảng 50 tuổi do lão hóa miễn dịch tự nhiên.[72][73] Ở các nước phát triểnbéo phìnghiện rượu, và sử dụng ma túy là những nguyên nhân phổ biến dẫn đến chức năng miễn dịch kém.[73] Tuy nhiên, suy dinh dưỡng lại là nguyên nhân phổ biến nhất của suy giảm miễn dịch ở các nước đang phát triển.[73] Thức ăn thiếu chất đạm có liên quan đến miễn dịch qua trung gian qua tế bàobổ thểchức năng thực bào, nồng độ kháng thể IgA, và sản xuất cytokine. Ngoài ra, sự mất tuyến ức lúc trẻ do đột biến di truyền hoặc cắt bỏ phẫu thuật cũng dẫn đến suy giảm miễn dịch trầm trọng và dễ bị nhiễm trùng.[74]

Suy giảm miễn dịch cũng có thể được di truyền thừa kế (inheritance-phân biệt với genetic).[14] Bệnh u hạt mãn tính, bệnh mà thực bào giảm khả năng tiêu diệt các mầm bệnh, là một ví dụ về sự suy giảm miễn dịch do di truyền, hay suy giảm miễn dịch bẩm sinhAIDS và một số loại ung thư gây ra tình trạng suy giảm miễn dịch thu được.[75][76]

Bệnh tự miễn[sửa | sửa mã nguồn] Xem thêm thông tin: Bệnh tự miễn

Đáp ứng miễn dịch quá mức lại là thái cực còn lại của rối loạn chức năng miễn dịch, đặc biệt là các bệnh tự miễn. Lúc này, hệ thống miễn dịch không thể phân biệt chính xác giữa "của bản thân" và "không của bản thân", và tự tấn công một phần của chính cơ thể. Trong điều kiện bình thường, nhiều tế bào T và kháng thể phản ứng với các peptide của cơ thể [77]. Một trong những chức năng của việc biệt hóa các tế bào miễn dịch (ở tuyến ức và tủy xương) là đưa các lymphocyte non với các kháng nguyên được tạo ra trong cơ thể và sẽ loại bỏ các tế bào nhận ra các kháng nguyên của chính bản thân, nhằm hạn chế bệnh tự miễn.

Đáp ứng quá mẫn[sửa | sửa mã nguồn]

Đáp ứng quá mẫn là một đáp ứng miễn dịch mà gây tổn thương các mô của cơ thể. Chúng được chia thành bốn loại (từ I - IV) dựa trên các cơ chế liên quan và thời gian đáp ứng quá mẫn. Quá mẫn loại I là phản ứng tức thời còn gọi là phản vệ, thường liên quan đến dị ứng. Các triệu chứng có thể từ khó chịu nhẹ cho đến tử vong. 

Quá mẫn loại I do trung gian là kháng thể IgE, làm các tế bào phì và bạch cầu trung tính giải phóng hạt khi được liên kết ngang với kháng nguyên.[78] 

Quá mẫn loại II xảy ra khi các kháng thể gắn kết với kháng nguyên trên chính tế bào của bệnh nhân, đánh dấu chúng để tiêu hủy. Nó cũng được gọi là quá mẫn phụ thuộc kháng thể (hoặc quá mẫn gây độc tế bào), và do trung gian bởi các kháng thể IgG và IgM.[78] 

Quá mẫn loại III: Các phức hợp miễn dịch (lắng kết của các kháng nguyên, các bổ thể, và các kháng thể IgG và IgM) tích tụ trong các mô khác nhau sẽ kích hoạt phản ứng quá mẫn loại III.[78] 

Quá mẫn loại IV (còn gọi là quá mẫn qua trung gian tế bào hoặc hay quá mẫn đình trệ-delayed type hypersensitivity) thường mất từ ​​hai đến ba ngày để phát triển. Đáp ứng loại IV có liên quan đến nhiều bệnh tự miễn và nhiễm trùng nhưng cũng có thể liên quan đến bệnh viêm da tiếp xúc (dị ứng thường xuân). Những đáp ứng này được trung gian bởi tế bào T, bạch cầu đơn nhân và đại thực bào.[78]

Viêm tự phát[sửa | sửa mã nguồn]

Viêm là một trong những phản ứng đầu tiên của hệ miễn dịch đối với nhiễm trùng.[79] Nhưng nó có thể xuất hiện mà không rõ nguyên nhân.

Viêm được gây ra bởi các eicosanoid và các cytokine, được các tế bào bị thương hoặc nhiễm khuẩn phóng thích. Eicosanoid bao gồm prostaglandin gây ra sốt và giãn mạch máu liên quan đến chứng viêm, và leukotriene thu hút các bạch cầu nhất định.[80][81] Các cytokine thông thường bao gồm interleukin có trách nhiệm truyềnt tin giữa các tế bào bạch cầu; chemokine thúc đẩy hướng hóa; và interferon có tác dụng chống virus, chẳng hạn như ngừng tổng hợp protein trong tế bào chủ.[82] Các nhân tố sinh trưởng và các yếu tố độc tế bào cũng có thể được giải phóng. Những cytokine này và các hóa chất khác tuyển các tế bào miễn dịch vào vị trí nhiễm trùng và thúc đẩy việc chữa lành bất cứ mô nào bị tổn thương sau khi tiêu diệt các tác nhân gây bệnh.[83]

Một số cơ chế khác và tiến hóa[sửa | sửa mã nguồn]

Có khả năng là một hệ miễn dịch thích ứng và nhiều thành phần ngày nay đã khởi đầu ở các động vật có xương sống đầu tiên, vì động vật không xương sống không tạo ra tế bào lympho hoặc phản ứng thể dịch dựa trên kháng thể [1]. Tuy nhiên, cũng có nhiều loài sử dụng các cơ chế mà dường như là tiền thân của các khía cạnh này trong miễn dịch của động vật có xương sống. Hệ miễn dịch xuất hiện ngay cả trong các hình thức cấu trúc đơn giản nhất của sự sống, ví dụ với vi khuẩn sử dụng một cơ chế bảo vệ duy nhất, được gọi là hệ thống điều chỉnh hạn chế để tự bảo vệ mình khỏi các mầm bệnh virus, còn gọi là thực khuẩn thể.[84] Sinh vật nhân sơ cũng có khả năng miễn dịch, thông qua một hệ thống sử dụng các trình tự CRISPR để giữ lại các mảnh của bộ gen của thực khuẩn thể mà nó từng tiếp xúc với trong quá khứ, cho phép chúng ngăn chặn sự nhân lên của virus dưới dạng can thiệp RNA [85][86] Sinh vật nhân sơ cũng còn các cơ chế phòng thủ khác [87][88] Các yếu tố tấn công của hệ thống miễn dịch cũng có mặt ở sinh vật nhân chuẩn đơn bào, nhưng các nghiên cứu về vai trò của chúng trong phòng vệ còn rất hạn chế.[89]

Thụ thể nhận dạng khuôn mẫu (Pattern recognition receptor) là các protein được sử dụng bởi gần như tất cả các sinh vật để xác định các phân tử liên quan đến các mầm bệnh. Các peptide kháng khuẩn được gọi là defensin là thành phần bảo thủ trong tiến hóa của đáp ứng miễn dịch bẩm sinh, được tìm thấy ở tất cả các động vật và thực vật và thể hiện cho dạng chính của miễn dịch ở động vật không xương sống. Hệ thống bổ thể và thực bào cũng được sử dụng bởi hầu hết các dạng của động vật không xương sốngRibonuclease (enzyme sẽ thủy phân RNA) và con đường can thiệp RNA được bảo tồn trên tất cả các sinh vật nhân thực, và được cho là có vai trò trong phản ứng miễn dịch đối với virus.[90]

Không giống như động vật, thực vật không có tế bào thực bào, nhưng nhiều phản ứng miễn dịch thực vật liên quan đến tín hiệu hóa học hệ thống được gửi qua cây.[91] Các tế bào thực vật riêng biệt đáp ứng với các phận tử liên quan đến các mầm bệnh gọi là mô hình phân tử liên quan đến mầm bệnh (Pathogen-associated molecular pattern viết tắt là PAMP).[92] Khi một phần của cây bị nhiễm bệnh, cây sẽ đáp ứng quá mẫn cục bộ, nhờ đó các tế bào ở vị trí nhiễm trùng bị chết theo chương trình nhanh chóng để ngăn sự lây lan của bệnh đến các bộ phận khác của cây. Hệ thống cảm ứng kháng bệnh thu được hay SAR (Systemic acquisition resistance) là một loại phản ứng phòng vệ được sử dụng bởi các thực vât làm cho toàn bộ cây có khả năng chống lại một tác nhân gây bệnh đặc biệt.[91] Các cơ chế làm tắt RNA đặc biệt quan trọng trong phản ứng có hệ thống này vì chúng có thể ngăn chặn sự nhân lên của virus.[93]

Miễn dịch học khối u[sửa | sửa mã nguồn] Các đại thực bảo đã xác định được một khối tế bào ung thư (cái đám lớn, nhiều "gai" tua tủa). Khi dung hợp với tế bào ung thư, các đại thực bào (tế bào màu trắng nhỏ hơn) tiết chất độc giết chết tế bào khối u. Liệu pháp miễn dịch để điều trị ung thư là một lĩnh vực nghiên cứu sôi nổi của y khoa.[94]

Một vai trò quan trọng khác của hệ thống miễn dịch là xác định và loại bỏ khối u. Đây được gọi là giám sát miễn dịch. Các tế bào chuyển dạng của các khối u sẽ biểu hiện các kháng nguyên không tìm thấy trên các tế bào bình thường. Đối với hệ thống miễn dịch, các kháng nguyên này là ngoại lai, sự hiện diện của chúng làm các tế bào miễn dịch tấn công các tế bào khối u chuyển dạng. Các kháng nguyên biểu hiện bởi các khối u có nhiều nguồn,[95] một số xuất phát từ các virus gây ung thư như papillomavirus ở người, gây ra ung thư cổ tử cung,[96] trong khi ở một số khác thì do sai khác về nồng độ protein, thường là tế bào khối u với nồng độ protein cao đột biến. Một ví dụ là một enzyme được gọi là tyrosinase (điều khiển tổng hợp sắc tố melanin), khi biểu hiện ở mức cao, sẽ chuyển dạng một số tế bào da (ví dụ như tế bào hắc tố) thành các khối u ác tính (ung thư hắc tố).[97][98] Một nguồn tiềm năng thứ ba của các kháng nguyên khối u, là các protein bình thường quan trọng điều chỉnh sự tăng trưởng và sống sót của tế bào, thường đột biến thành các phần tử gây ra ung thư gọi là gen sinh ung thư.[95][99][100]

Phản ứng chính của hệ thống miễn dịch đối với các khối u là tiêu hủy các tế bào bất thường bằng cách sử dụng các tế bào T độc, đôi khi với sự trợ giúp của các tế bào T hỗ trợ.[98][101] Các kháng nguyên khối u được trình diện trên các phân tử MHC I loại tương tự như các kháng nguyên virus. Điều này cho phép các tế bào T độc nhận ra tế bào khối u là bất thường.[102] Các tế bào giết tự nhiên cũng triệt hạ các tế bào ung thư một cách tương tự, đặc biệt nếu các tế bào khối u có ít MHC lớp I trên bề mặt của chúng hơn bình thường; đây là một hiện tượng phổ biến với các khối u.[103] Đôi khi các kháng thể được tạo ra để chống lại tế bào khối u, cho phép chúng phá huỷ bởi hệ thống bổ thể.[99]

Có một điều rất rõ ràng, một số khối u trốn thoát hệ thống miễn dịch và tiến đến trở thành bệnh ung thư.[104][105] Các tế bào khối u thường có một lượng giảm các phân tử MHC lớp I trên bề mặt của chúng, do đó tránh phát hiện bởi các tế bào T độc.[102][104] Một số tế bào khối u cũng giải phóng các sản phẩm ức chế đáp ứng miễn dịch; ví dụ bằng cách giải phóng cytokine TGF-β, làm ức chế hoạt động của các đại thực bào và lymphocyte.[104][106] Ngoài ra, dung nạp miễn dịch có thể phát triển chống lại kháng nguyên khối u, do đó, hệ thống miễn dịch không còn tấn công các tế bào khối u [104][105]

Rất nghịch lý là, các đại thực bào có thể thúc đẩy phát triển khối u [107] khi tế bào khối u phát ra các cytokine thu hút các đại thực bào, sau đó tạo ra các cytokine và các yếu tố tăng trưởng như yếu tố hoại tử khối u-alpha (TNF-alpha) nuôi dưỡng sự phát triển khối u hoặc tăng sự dẻo dai của tế bào giống tế bào gốc[104] Ngoài ra, sự kết hợp của giảm oxy trong khối u và cytokine do các đại thực bào tạo ra làm cho các tế bào khối u giảm sản xuất một protein ngăn chặn di căn và do đó giúp phát tán các tế bào ung thư.[104]

Điều tiết sinh lý và miễn dịch[sửa | sửa mã nguồn]

Hệ miễn dịch có liên quan mật thiết đến nhiều khía cạnh của sự điều tiết sinh lý trong cơ thể. Hệ miễn dịch cũng tương tác chặt chẽ với các hệ thống khác, như hệ nội tiết [108][109] và hệ thần kinh.[110][111][112] Hệ miễn dịch cũng đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của phôi thai, cũng như trong việc sửa chữa và tái tạo mô.

Hormone[sửa | sửa mã nguồn]

Hormone có thể hoạt động như một bộ điều hoà miễn dịch, giúp thay đổi độ nhạy cảm của hệ miễn dịch. Ví dụ, các hormone sinh dục nữ có thể sử dụng như các chất kích thích miễn dịch của cả đáp ứng miễn dịch thu được [113] và đáp ứng miễn dịch bẩm sinh.[114] Một số bệnh tự miễn như lupus ban đỏ thường hay gặp ở phụ nữ hơn, và thường khởi phát ở tuổi dậy thì. Ngược lại, các hormone giới tính nam như testosterone lại là chất ức chế miễn dịch.[115] Một số hormone khác cũng có thể điều chỉnh hệ miễn dịch, đặc biệt là prolactinhormone tăng trưởng (GH) và vitamin D.[116][117]

Vitamin D[sửa | sửa mã nguồn]

Khi một tế bào T gặp một mầm bệnh ngoại lai, nó sẽ mở ra thụ thể vitamin D (VDR). Đây là tín hiệu quan trọng cho phép tế bào T liên kết với dạng hoạt động của vitamin D, là hormone steroid calcitriol (1 vitamin D gắn 3 nhóm hydroxyl). Các tế bào T có quan hệ gần giống "cộng sinh" với vitamin D. Tế bào T không chỉ mở ra thụ thể vitamin D, để kết hợp với dạng hormone của vitamin D là calcitriol mà tế bào T còn có thể biểu hiện gen CYP27B1, đó là gen chịu trách nhiệm chuyển đổi tiền-hormone của vitamin D, calcidiol thành hormone steroidcalcitriol. Chỉ sau khi kết hợp với calcitriol thì tế bào T mới có thể thực hiện chức năng dự định của chúng. Một số tế bào miễn dịch khác cũng biểu hiện CYP27B1 là các tế bào nhiều nhánhtế bào sừng (keratinocyte) và đại thực bào [118][119]

Người ta suy đoán rằng sự giảm dần nồng độ hormone cùng với tăng tuổi tác là một nguyên nhân gây ra đáp ứng miễn dịch suy yếu ở những người già.[120] Ngược lại, một số hormone lại được điều chỉnh bởi hệ miễn dịch, đặc biệt là hoạt động của hormone tuyến giáp.[121] Sự suy giảm chức năng miễn dịch liên quan đến tuổi cũng liên quan đến việc giảm mức vitamin D ở người cao tuổi. Khi con người già đi, có hai điều xảy ra ảnh hưởng xấu đến lượng vitamin D của họ. Thứ nhất, người già ở trong nhà nhiều hơn do giảm hoạt động. Điều này cũng có nghĩa là họ ít chịu tác động bởi ánh sáng mặt trời và do đó sản sinh ra ít hơn vitamin D3 qua bức xạ UV. Thứ hai, khi một người già đi, da trở nên ít chuyên hóa hơn trong việc sản xuất vitamin D.[122]

Ngủ và nghỉ [sửa | sửa mã nguồn]

Hệ miễn dịch cũng bị ảnh hưởng bởi ngủ và nghỉ,[123] và thiếu ngủ là vô cùng hại cho chức năng miễn dịch.[124] Các vòng phản hồi phức tạp liên quan đến các cytokine, như interleukin-1 và yếu tố hoại tử khối u-α sản xuất để đáp ứng với nhiễm trùng, cũng có vai trò trong việc điều chỉnh giai đoạn ngủ chập chờn (non-REM).[125] Do đó đáp ứng miễn dịch với nhiễm trùng có thể dẫn đến thay đổi chu kỳ ngủ, bao gồm cả tăng giấc ngủ chập chờn so với giấc ngủ sâu.[126]

Khi bị thiếu ngủ, tạo miễn dịch chủ động có thể khó khăn hơn và có thể dẫn đến sản xuất kháng thể không cao và đáp ứng miễn dịch thấp hơn so với những người ngủ bình thường. Ngoài ra, các protein như NFIL3 (có liên quan chặt chẽ với sự biệt hóa các tế bào T và nhịp sinh học) có thể bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi của nhịp sáng-tối tự nhiên trong các trường hợp thiếu ngủ, thay đổi ca làm việc... kết quả là những sự gián đoạn này có thể dẫn đến sự gia tăng các bệnh mãn tính như bệnh timđau mãn tính, và hen suyễn.[127]

Ngoài các hậu quả tiêu cực của việc thiếu ngủ, giấc ngủ và nhịp sinh học đã cho thấy có những ảnh hưởng điều chỉnh mạnh mẽ đối với các chức năng miễn dịch của cả miễn dịch bẩm sinh và thích nghi. Thứ nhất, trong giai đoạn đầu của ngủ sâu-SWS, sự giảm nồng độ cortisolepinephrine và norepinephrine trong máu sẽ làm tăng nồng độ hormone leptinhormone tăng trưởng tuyến yên và prolactin. Những tín hiệu này tạo ra trạng thái viêm hệ thống (pro-imflammatory) thông qua việc sản sinh các cytokinepro-interleukin-1interleukin-12TNF-alpha và IFN-gamma. Những cytokine sau đó sẽ kích thích chức năng miễn dịch như hoạt hóa tế bào miễn dịch, tăng sinh và biệt hóa. Trong thời gian này mà các tế bào chưa biệt hóa, hoặc ít biệt hóa (giống như các tế bào T nhớ non và T nhớ trung tâm) sẽ đạt đỉnh (cụ thể hơn là trong thời gian này, đáp ứng miễn dịch thu được đang sẽ chậm hơn). Ngoài các tác động này, môi trường cơ thể do các hormone được sản xuất tại thời điểm này (leptin, hormone tăng trưởng tuyến yên và prolactin) sẽ hỗ trợ sự tương tác giữa tế bào trình diện kháng nguyên và tế bào T, sự dịch chuyển cân bằng cytokine Th1 / Th2 về bên Th1, tăng số lượng chung của tế bào Th, và tế bào T non sẽ đi đến các hạch bạch huyết. Môi trường này cũng được cho là hỗ trợ sự hình thành trí nhớ miễn dịch lâu dài thông qua việc bắt đầu các phản ứng miễn dịch Th1.[128]

Ngược lại, trong thời gian thức, các tế bào tác dụng biệt hóa, như các tế bào giết tự nhiên và tế bào lympho T độc, sẽ đạt đỉnh để tạo ra đáp ứng hiệu quả chống lại bất kỳ mầm bệnh xâm nhập nào. Cũng như trong thời gian hoạt động tích cực, các phân tử chống viêm, như cortisol và catecholamine, sẽ đạt đỉnh. Có hai lý thuyết để giải thích tại sao trạng thái viêm hệ thống được dành riêng cho thời gian ngủ. Thứ nhất, viêm sẽ gây ra sự suy giảm nhận thức và thể chất nghiêm trọng nếu nó xảy ra trong suốt thời gian thức. Thứ hai, viêm có thể xảy ra trong thời gian ngủ do sự hiện diện của melatonin-một horrmone điều hòa nhịp sinh học. Viêm gây ra rất nhiều stress oxy hóa và sự hiện diện của melatonin trong thời gian ngủ có thể tích cực chống lại quá trình sản sinh gốc tự do trong thời gian này.[128][129]

Dinh dưỡng và chế độ ăn uống[sửa | sửa mã nguồn]

Suy dinh dưỡng liên quan đến các bệnh như tiểu đường và béo phì, được biết là ảnh hưởng đến chức năng miễn dịch. Suy dinh dưỡng trung bình, cũng như thiếu hụt một số khoáng chất vi lượng và chất dinh dưỡng, cũng có thể ảnh hưởng đến đáp ứng miễn dịch.[130]

Thực phẩm giàu một số axit béo nhất định có thể thúc đẩy hệ thống miễn dịch khỏe mạnh.[131] Tương tự như vậy, suy dinh dưỡng thai nhi có thể gây suy yếu hệ thống miễn dịch suốt đời.[132]

Sửa chữa và phục hồi mô[sửa | sửa mã nguồn]

Hệ miễn dịch, đặc biệt là các thành phần của hệ bẩm sinh, đóng một vai trò quyết định trong việc sửa chữa mô sau khi bị thương [133][134][135][136][137] Các tác nhân chủ chốt bao gồm các đại thực bào và bạch cầu trung tính, nhưng các tế bào khác, như các tế bào T γδ, tế bào lympho bẩm sinh (ILC) và các tế bào T điều hòa cũng rất quan trọng. Sự dẻo dai các tế bào miễn dịch và sự cân bằng giữa các tín hiệu viêm hệ thống và chống viêm là các khía cạnh quan trọng trong việc sửa chữa mô hiệu quả [137]. Các thành phần miễn dịch và các con đường cũng tham gia vào quá trình phục hồi, ví dụ ở động vật lưỡng cư. Theo một giả thuyết, các sinh vật có thể tái tạo các bộ phận trên cơ thể (ví dụ như thạch sùng) có đáp ứng miễn dịch kém hơn các sinh vật không thể tái tạo được [138][139]

Tác động của dược phẩm[sửa | sửa mã nguồn]

Đáp ứng miễn dịch có thể được điều khiển để ngăn chặn các đáp ứng không mong muốn như bệnh tự miễndị ứng, và thải loại mảnh ghép (trong cấy ghép nội tạng), hoặc kích thích các đáp ứng bảo vệ để chống lại các mầm bệnh mà phần lớn đang lọt qua hệ miễn dịch (xem Tiêm chủng) hoặc ung thư.

Ức chế miễn dịch[sửa | sửa mã nguồn]

Thuốc ức chế miễn dịch thường được sử dụng để kiểm soát bệnh tự miễn hoặc đáp ứng viêm khi mô bị tổn thương quá mức, hoặc để ngăn chặn việc thải loại mảnh ghép sau khi ghép tạng.[35][140]

Thuốc chống viêm thường được sử dụng để kiểm soát tác động của viêm. Glucocorticoid là thuốc mạnh nhất trong số những thuốc này; tuy nhiên, thuốc này có thể có nhiều tác dụng phụ không mong muốn, như béo phì vùng bụng, cao đường huyếtloãng xương, và việc sử dụng phải được kiểm soát chặt chẽ [141]. Các liều thấp hơn của thuốc chống viêm thường được sử dụng kết hợp với thuốc gây độc tế bào hoặc thuốc ức chế miễn dịch như methotrexate hoặc azathioprine. Thuốc gây độc tế bào ức chế đáp ứng miễn dịch bằng cách giết các tế bào đang phân chia như tế bào T hoạt hóa. Tuy nhiên, việc "giết" này không chính xác; các tế bào phân chia liên tục khác và các cơ quan cũng có thể bị ảnh hưởng khiến tạo ra các phản ứng phụ nguy hiểm.[140] Các thuốc ức chế miễn dịch như cyclosporin ngăn không cho tế bào T trả lời chính xác các tín hiệu bằng cách ức chế các con đường dẫn truyền tín hiệu.[142]

Tăng cường miễn dịch[sửa | sửa mã nguồn]

Liệu pháp miễn dịch ung thư gồm các phương pháp y học để kích thích hệ thống miễn dịch để tấn công các khối u ác tính.

Các phương pháp lý thuyết để tiếp cận hệ miễn dịch [sửa | sửa mã nguồn]

Miễn dịch học là bộ môn mang tính thực nghiệm mạnh mẽ, nhưng cũng được đặc trưng bởi những quan điểm, lý thuyết liên tục được đề xuất. Nhiều lý thuyết đã được đề xuất liên quan đến miễn dịch học từ cuối thế kỷ XIX đến thời điểm hiện tại. Cuối của thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 đã chứng kiến một cuộc "so găng" giữa hai lý thuyết: "tế bào" và "thể dịch" về miễn dịch. Theo lý thuyết miễn dịch "tế bào", với đại diện nổi bật là Elie Metchnikoff, cho rằng: chính các tế bào - hay chính xác hơn, các tế bào thực bào - có trách nhiệm trong đáp ứng miễn dịch. Ngược lại, lý thuyết miễn dịch "thể dịch", được Robert Koch và Emil von Behring ủng hộ, cho rằng: tác nhân đáp ứng miễn dịch phải là các thành phần (hay phân tử) hòa tan được tìm thấy trong các "thể dịch" (dịch của cơ thể) hơn là trong các tế bào.[143][144][145]

Vào giữa những năm 1950, Frank Burnet, lấy cảm hứng từ một gợi ý của Niels Jerne,[146] đã xây dựng lý thuyết lựa chọn dòng (clonal selection theory hay CST).[147] Trên cơ sở CST, Burnet đã phát triển một lý thuyết về làm thế nào đáp ứng miễn dịch được kích hoạt bằng sự phân biệt "của bản thân/không của bản thân": các thành phần của bản thân (thành phần cấu tạo của cơ thể) thì không gây ra đáp ứng miễn dịch 'tiêu diệt', trong khi các thành phần không của bản thân (mầm bệnh, hay mảnh ghép dị loại-allograft) sẽ kích hoạt một phản ứng miễn dịch 'tiêu diệt'.[148] Lý thuyết này sau đó đã được sửa đổi để phù hợp với các phát hiện mới về phức hệ hòa hợp mô chính hay sự hoạt hóa "song tín hiệu" phức tạp của các tế bào T.[149] Lý thuyết miễn dịch "của bản thân/không của bản thân" đã bị chỉ trích,[145][150][151] nhưng vẫn rất có ảnh hưởng.[152][153]

Gần đây hơn, một số lý thuyết đã được đề xuất trong miễn dịch học, bao gồm các quan điểm như "tự sinh" (autopoiesis),[154] quan niệm "miễn dịch nhận thức" (cognitive immune),[155] "mô hình nguy hiểm" (danger model),[150] và thuyết "gián đoạn"(discontinuity).[156][157][158] "Mô hình nguy hiểm", được đề xuất bởi Polly Matzinger và các đồng nghiệp, đã có ảnh hưởng lớn, gây ra nhiều ý kiến ​​và thảo luận.[159][160][161][162]

Dự đoán khả năng sinh miễn dịch [sửa | sửa mã nguồn]

Những thuốc lớn (> 500 Dalton) có thể dẫn đến đáp ứng miễn dịch làm trung hòa thuốc, đặc biệt nếu dùng thuốc nhiều lần, hoặc với liều lớn hơn. Điều này làm hạn chế hiệu quả của các thuốc với bản chất là peptide và protein khá lớn (loại này thường >6000 Da). Trong một số trường hợp, bản thân thuốc không gây miễn dịch, nhưng được pha chế cùng các chất gây miễn dịch, như trường hợp của Taxol. Các phương pháp tính toán trên các phần mềm đã được phát triển để tiên đoán khả năng gây miễn dịch của peptide và protein, đặc biệt hữu ích trong việc thiết kế các kháng thể trị liệu, đánh giá độc lực của các thể đột biến ở các tiểu phần trên vỏ virus và xác nhận các phương pháp điều trị sử dụng thuốc peptide được đề xuất. Các kỹ thuật ban đầu dựa chủ yếu vào việc quan sát thấy các amino acid ưa nước rất điển hình ở các vùng epitope hơn các amino acid không ưa nước.[163] Tuy nhiên, những cải tiến gần đây dựa vào các kỹ thuật máy tính sử dụng cơ sở dữ liệu của các epitope hiện có, thường là trên các protein virus được nghiên cứu kỹ, còn gọi là dữ liệu huấn luyện.[164] Một ngân hàng dữ liệu có thể truy cập công cộng đã được thiết lập cho việc biên mục các epitope từ các mầm bệnh mà các tế bào B có thể nhận biết được.[165] Các địa hạt đang nổi lên dựa trên các nghiên cứu của tin sinh học về miễn dịch học được gọi là miễn dịch thông tin học (immunoinformatic).[166] Phân ngành miễn dịch protein học (immunoproteomic) là nghiên cứu của số lượng lớn protein (proteomic) tham gia vào đáp ứng miễn dịch.

Tác động của mầm bệnh [sửa | sửa mã nguồn]

Sự thành công của bất kỳ mầm bệnh nào phụ thuộc vào khả năng lách qua các phản ứng miễn dịch của vật chủ. Do đó, các mầm bệnh đã phát triển một số phương pháp cho phép chúng lây nhiễm thành công vật chủ, trong khi tránh được sự phát hiện hoặc phá hủy bởi hệ miễn dịch.[167] Vi khuẩn thường vượt qua các hàng rào vật lý bằng cách giải phóng các enzyme phân giải hàng rào, ví dụ bằng cách sử dụng hệ thống tiết kiểu II (T2SS) ở vi khuẩn Gram (-).[168] Ngoài ra, sử dụng hệ thống tiết kiểu III (T3SS), chúng có thể "tiêm" một ống rỗng vào tế bào chủ, tạo ra một đường dẫn trực tiếp cho các protein di chuyển từ mầm bệnh sang vật chủ. Những protein này thường được sử dụng để đánh sập hệ thống phòng thủ.[169]

Một chiến thuật để "lách" hệ miễn dịch bẩm sinh khác được sử dụng bởi một số mầm bệnh là ẩn mình trong các tế bào của vật chủ (còn gọi là sinh bệnh nội bào hay intracellular pathogenesis). Ở đây, một mầm bệnh dành phần lớn vòng đời của nó trong tế bào chủ, vậy là nó được bảo vệ, không tiếp xúc trực tiếp với các tế bào miễn dịch, kháng thể và bổ thể. Một số ví dụ về các tác nhân sinh bệnh nội bào có thể kể đến như virus, vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm Salmonella và ký sinh trùng nhân thực gây bệnh sốt rét (Plasmodium falciparu)) và bệnh do Leishmania (Leishmania spp.). Các vi khuẩn khác, như Mycobacterium tuberculosis, sống trong một màng bảo vệ để ngăn ngừa sự làm tan do bổ thể.[170] Nhiều mầm bệnh tiết ra các hợp chất làm giảm hoặc làm lệch đáp ứng miễn dịch của vật chủ.[167] Một số vi khuẩn hình thành màng sinh học để bảo vệ bản thân khỏi các tế bào và các protein của hệ miễn dịch. Những màng sinh học này thường có mặt trong các trường hợp nhiễm trùng thành công, ví dụ như Pseudomonas aeruginosa mãn tính và nhiễm Burkholderia cenocepacia đặc trưng của xơ nang.[171] Một số vi khuẩn khác tạo ra các protein bề mặt gắn kết với các kháng thể, vô hiệu hóa chúng; ví dụ như Streptococcus (protein G), Staphylococcus aureus (protein A), và Peptostreptococcus magnus (protein L).[172]

Các cơ chế được sử dụng để né tránh hệ thống miễn dịch thu được thì phức tạp hơn. Cách tiếp cận đơn giản nhất là liên tục thay đổi các epitope không cần thiết (các amino acid và/hoặc đường) trên bề mặt của mầm bệnh, trong khi giữ các epitope quan trọng thì được giấu kín. Đây được gọi là biến thể kháng nguyên (antigenic variation). Một ví dụ là HIV, virus này đột biến rất nhanh, do đó, các protein trên vỏ virus (mà cần thiết để xâm nhập vào tế bào đích của vật chủ) không ngừng thay đổi. Sự biến thể kháng nguyên liên tục này có thể giải thích vì sao vaccine lại thất bại đối với virus này.[173] Ký sinh trùng Trypanosoma brucei sử dụng một chiến lược tương tự, liên tục biến đổi loại protein bề mặt này thành một loại protein khác, cho phép nó luôn đi trước một bước trước phản ứng kháng thể.[174] Che đậy kháng nguyên bằng các phân tử của vật chủ là một chiến lược phổ biến khác để tránh sự phát hiện của hệ thống miễn dịch. Ở HIV, vỏ bọc virion có nguồn gốc từ màng sinh chất của tế bào chủ; những loại virus "tự giấu mình" như vậy làm cho hệ thống miễn dịch rất khó xác định được chúng là những cấu trúc "không của bản thân".[175]

Tóm tắt

Miễn dịch đặc hiệu & Miễn dịch không đặc hiệu/

Miễn dịch tế bào và miễn dịch dịch thể/Ứng dụng

Xem nhanh Hệ miễn dịch hoạt động bảo vệ cơ thể như thế nào?

 https://www.youtube.com/watch?v=jEd-MtgdMf0&t=538s

Hệ miễn dịch là hàng rào sinh học bảo vệ cơ thể giúp ngăn chặn và giảm thiểu tác động xấu do mầm bệnh đem lại. Thông thường theo cơ chế bảo vệ, hệ miễn địch được chia làm hai loại:

– Miễn dịch không đặc hiệu.(bẩm sinh congenital immunity)

– Miễn dịch đặc hiệu.(thụ đắc acquired immunity)

Mỗi hệ thống đều bao gồm miễn dịch tế bào và miễn dịch dịch thể. Vậy cơ chế đáp ứng hệ thống miễn dịch của chúng có những đặc điểm gì? Chức năng ra sao? Miễn dịch tế bào và miễn dịch dịch thể


1.Miễn dịch tế bào và miễn dịch dịch thể trong hệ thống miễn dịch không đặc hiệu

Đây là hai cơ chế chuyên biệt tham gia đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu của cơ thể.

1.1 Miễn dịch tế bào

Thành phần các tế bào tham gia đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu gồm:

Bạch cầu hạt

Bạch cầu hạt chiếm đa số khoảng 60-70% bạch cầu máu ngoại vi. Chúng có đời sống ngắn từ 3-4 ngày. Các bạch cầu hạt bao gồm các bạch cầu ái toan, bạch cầu ái kiềm và bạch cầu trung tính. Trong số đó, bạch cầu hạt trung tính là chủ yếu, tích cực tham gia vào phản ứng viêm. Nhờ khả năng thực bào và trong bào tương chứa các hạt có nhiều enzym tiêu đạm, enzym thủy phân.

Còn lại là bạch cầu ái toan giúp đề kháng với ký sinh trùng, phản ứng dị ứng tại chỗ trong khi bạch cầu ái kiềm tương tự như tế bào mast giải phóng và tổng hợp các chất trung gian. Một số chất trung gian đó là histamin, serotonin, leucotrien.

Bạch cầu đơn nhân

Bạch cầu đơn nhân có nguồn gốc từ tủy xương. Chúng lưu hành trong hệ tuần hoàn. Nhờ khả năng thực bào mạnh, bạch cầu đơn nhân đóng vai trò lớn trong việc dọn dẹp các vật lạ, các tổ chức bị phá hủy và các tế bào già.

Ngoài ra, tế bào đơn nhân còn chủ động tham gia mở đầu cho đáp ứng miễn dịch đặc hiệu. Chúng biệt hóa thành các tế bào trình diện kháng nguyên cho các tế bào lympho T. Đồng thời còn tiết ra các cytokin gây độc.

Tế bào tự nhiên NK

Về hình thái, tế bào NK mang những đặc điểm giống tế bào lympho T và B. Tuy nhiên, trong bào tương tế bào NK có những hạt lớn và không có dấu ấn (marker) như hai loại tế bào lympho trên.

Tế bào NK có khả năng diệt các tế bào ung thư, tế bào virus không cần mẫn cảm trước và không bị giới hạn bởi phức hợp hòa hợp mô.

1.2. Miễn dịch dịch thể

Thành phần dịch thể tham gia đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu bao gồm:

Lysozym

Đây là một loại enzym rất gần gũi, có trong nước mắt, nước bọt và dịch nhầy. Lysozym có vai trò cắt cầu nối phân tử của màng vi khuẩn. Nó giúp ly giải một số vi khuẩn gram dường và hiệp lực cùng bổ thể tấn công vi khuẩn gram âm.

Các protein viêm

Là các protein được tạo ra trong pha cấp của phản ứng viêm. Có thể kể đến nhóm protein CRP, nó còn được ứng dụng trong y học lâm sàng để chẩn đoán và theo dõi viêm bằng cách định lượng CRP huyết thanh.

Bổ thể

Bổ thể bao gồm 25 loại protein huyết thanh. Chúng tham gia vào cả cơ chế đề kháng tự nhiên và miễn dịch đặc hiệu.

2. Miễn dịch tế bào và miễn dịch dịch thể trong hệ thống miễn dịch đặc hiệu

2.1. Miễn dịch tế bào

Để đáp ứng miễn dịch đặc hiệu, cơ thể cần đến các tế bào tham gia chủ yếu là các tế bào lympho có nguồn gốc tủy xương. Nhờ quá trình biệt hóa khác nhau. Vì vậy quần thể tế bào lympho được chia thành 2 loại:

– Tế bào lympho T.

– Tế bào lympho B.

Ngoài ra, một số tế bào khác cũng tham gia đáp ứng miễn dịch đặc hiệu như: tế bào trình diện kháng nguyên, dưỡng bào, bạch cầu trung tính…

2.2. Miễn dịch dịch thể

Thành phần tham gia đáp ứng chính là điểm khác biệt giữa miễn dịch tế bào và miễn dịch dịch thể. Kháng thể là yếu tố dịch thể tham gia đáp ứng miễn dịch. Đây là những phân tử hiện diện trong máu và dịch niêm mạc. Chúng có khả năng liên kết với các vi sinh vật hoặc độc tố để xúc tiến loại trừ. Một số khác lại có giúp kích thích tế bào bạch cầu sản xuất ra các chất trung gian của phản ứng viêm. (xem phần kháng thề)


3. Ứng dụng miễn dịch tế bào và miễn dịch dịch thể trong liệu pháp miễn dịch

Ngày nay, cùng với sự phát triển của các liệu pháp chữa bệnh đặc trị thì liệu pháp miễn dịch cũng được áp dụng song hành. Liệu pháp này dựa trên hai cơ chế miễn dịch tế bào và miễn dịch dịch thể. Nhằm giúp tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, kháng bệnh hiệu quả.

Ví như căn bệnh ung thư gây hoang mang cho toàn nhân loại cũng đã có những bước tiến mới. Đó là nhờ liệu pháp điều trị miễn dịch này. Song hành cùng các liệu pháp truyền thống phẫu thuật, hóa trị, xạ trị thì liệu pháp miễn dịch giúp tăng sức đề kháng cơ thể. Từ đó giảm thời gian chữa trị, ít tác dụng phụ, tỷ lệ khỏi bệnh cao.


Vitamin C và miễn dịch

Lch s lâu đi ca vitamin C: T vic ngăn nga cm lnh thông thường đến h tr tim năng trong điu tr COVID-19

The Long History of Vitamin C: From Prevention of the Common Cold to Potential Aid in the Treatment of COVID-19

https://www.frontiersin.org/articles/10.3389/fimmu.2020.574029/full

T các lý thuyết ca Pauling cho đến nay, người ta đã thu thp được nhiu hiu biết đáng k v c vai trò sinh lý ca vitamin C và tác đng ca vic b sung vitamin C đi vi sc khe. Mc dù ai cũng biết rng mt chế đ ăn ung cân bng đáp ng đ lượng vitamin C hp th hàng ngày nh hưởng tích cc đến h thng min dch và gim tính nhy cm vi các bnh nhim trùng, d liu hin có không ng h gi thuyết rng b sung vitamin C bng đường ung tăng cường kh năng min dch. Không có khuyến cáo lâm sàng hin ti nào ng h kh năng gim đáng k nguy cơ nhim trùng đường hô hp bng cách s dng b sung vitamin C liu cao nhóm dân s nói chung được nuôi dưỡng tt. Ch trong các phân nhóm b hn chế (ví d, vn đng viên hoc quân đi) và nhng đi tượng có nng đ vitamin C trong huyết tương thp, vic b sung có th là hp lý. Hơn na, nhng đi tượng có nguy cơ nhim trùng cao (tc là người béo phì, bnh nhân tiu đường, người cao tui, v.v.), b sung vitamin C có th điu chnh tình trng viêm, có tác dng tích cc tim năng đi vi phn ng min dch đi vi nhim trùng. Tác đng ca vic ung thêm vitamin C qua đường ming trong thi gian b cm lnh và vic phòng nga hoc điu tr viêm phi vn còn b nghi ng, trong khi da trên các nghiên cu v bnh him nghèo, vic truyn vitamin C gn đây đã được gi thuyết như mt phương pháp điu tr COVID-19 nhp vin. người bnh. Trong bài tng quan này, chúng tôi tp trung vào tác dng ca vitamin C đi vi chc năng min dch, tóm tt các nghiên cu có liên quan nht t ​​vic phòng nga và điu tr các bnh đường hô hp thông thường đến vic s dng vitamin C trong các tình trng bnh him nghèo, vi mc đích làm rõ ng dng tim năng ca nó trong nhim trùng SARS-CoV2 cp tính.

Gii thiu

Vitamin C (axit ascorbic) đóng mt vai trò quan trng trong hot đng bình thường ca h thng min dch (14) và vic s dng nó trong vic ngăn nga và / hoc điu tr nhim trùng đã thu hút mnh m s quan tâm ca các bác sĩ và các nhà nghiên cu trong gn mt thế k. Rt nhiu bài báo đã được xut bn v ch đ này, nhưng, mc dù ai cũng biết rng s thiếu ht vitamin C do lượng dinh dưỡng thp dn đến kh năng b nhim trùng cao hơn (5), kh năng gim t l mc các bnh do vi rút. trong mt dân s được nuôi dưỡng tt thông qua vic s dng các cht b sung chế đ ăn ung da trên vitamin C không được h tr đy đ trong y văn. Hin ti, rt ít bng chng ng h li ích ca vic b sung vitamin C liu cao đi vi chc năng min dch nhng người khe mnh (4, 6) và mt s tác gi đã nhn mnh rng phương pháp này không hiu qu trong vic ngăn nga cm lnh thông thường và nhim virus hu hết các đi tượng (7 12). Mc dù vy, nim tin ph biến rng b sung vitamin C có th tăng cường h thng min dch vn còn ph biến và hàng năm th trường tuyên b rng vic s dng cht b sung là mt phương thuc mùa đông đ ngăn nga bnh truyn nhim.

Mc dù quan đim hin ti ca các nhà khoa hc là không khuyến ngh s dng b sung vitamin C đ ngăn chn s xâm nhp ca virus nhng đi tượng khe mnh, nhưng d liu ha hn hơn - mc dù còn nghi vn - thay vào đó dường như xut hin t vic tiêm tĩnh mch (IA) vitamin này trong tình trng hô hp cp tính hoc nguy kch bnh tt. Hơn na, mt vai trò dược lý tim năng trong giai đon đu ca nhim coronavirus mi (SARS-CoV2) và bnh liên quan ca nó (COVID-19) gn đây đã được đưa ra (1318). S lây lan nhanh chóng trên toàn thế gii ca SARS-CoV2 và hu qu là tình trng khn cp v đi dch được T chc Y tế Thế gii công nhn đòi hi mt n lc toàn cu đ xác đnh bt k th gì có th điu tr các triu chng và gim t vong. Vào đu tháng 6, hơn 6.600.000 trường hp nhim bnh và 391.000 trường hp t vong liên quan đến COVID-19 đã được báo cáo trên toàn cu và s trường hp không ngng gia tăng trên toàn thế gii (19). Hin ti, không có liu pháp kháng vi-rút c th nào được chp thun đ cha khi COVID-19 (20), và điu này khiến các nhà nghiên cu suy đoán v mt phương pháp điu tr b tr có th da trên bng chng gián tiếp t nhng bnh nhân b bnh nng và bnh nhân b nhim trùng huyết (21). Nhim trùng huyết là mt ri lon chc năng cơ quan đe da tính mng do phn ng ca vt ch b suy gim đi vi nhim trùng, đc trưng bi s suy gim nghiêm trng ca h thng tun hoàn, chuyn hóa và min dch, và được coi là nguyên nhân chính gây t vong do nhim trùng: bnh nhân b sc nhim trùng có th b t l t vong ti bnh vin lên đến 50% (22). Trên các tài liu v điu kin lâm sàng này cho thy rng liu cao vitamin C bng cách truyn tĩnh mch có th làm gim sn xut cytokine gây viêm và có kh năng ci thin các kết qu quan trng như thi gian th máy và t l t vong (13-18). Điu này có tm quan trng đc bit vì hi chng suy hô hp cp tính (ARDS) là mt trong nhng tình trng nghiêm trng thường gp nht được đăng ký bnh nhân COVID-19 (23). ARDS là mt hi chng nghiêm trng và trong mt s trường hp có th gây t vong, đc trưng bi phn ng viêm mnh vi tn thương phế nang ln và suy đa cơ quan, cn điu tr ti đơn v chăm sóc đc bit (ICU) (24). Các tác gi báo cáo t l trường hp ARDS khong 15% trong s bnh nhân nhp vin do nhim SARS-CoV2 (25).

D liu v vic s dng vitamin C tiêm tĩnh mch bnh nhân COVID-19 vn chưa có, nhưng các th nghim lâm sàng đ khám phá hiu qu ca phương pháp điu tr này hin đang được tiến hành mt s quc gia (26) và các kết qu quan trng s sm có.

Da trên nhng điu trên, mc đích ca bài tng quan này trước hết là tóm tt vai trò min dch ca vitamin C vi mô t các tác dng tim tàng ca nó như mt cht b sung chế đ ăn ung, trên các cơ chế liên quan trong quá trình nhim vi-rút đường hô hp, và liên quan đến phn ng viêm được xem xét khác nhau loi đi tượng và tình trng lâm sàng; th hai, bn tho mô t tài liu cp nht v IA ca vitamin C trong điu tr nhim trùng huyết nng và các tình trng ARDS, vi mc đích xác đnh liu nn tng lâm sàng hin ti v ch đ này có đưa ra nhng quan đim đ mnh đ đ xut vitamin C cho ng dng dược lý hay không. gim sn xut cytokine mnh m và điu chnh các phn ng min dch liên quan đến COVID-19 được công nhn khác.

Vitamin C và Điều hòa h thng min dch

Bên cnh mt lot các con đường sinh hóa trong đó vitamin C tham gia, nó cũng tham gia vào phn ng ca h thng min dch bm sinh và thích ng (1). Hàm lượng ni bào ca vitamin C trong các tế bào min dch ph thuc vào s sn có ca huyết tương. người ln khe mnh, hàm lượng vitamin C trong bch cu có th bão hòa vi lượng tiêu th ít nht 100 mg vitamin C mi ngày, thông qua thc phm, đt được nng đ tương ng khong 3,5, 3 và 1,5 mmol / L trong tế bào bch huyết, bch cu đơn nhân và bch cu trung tính (39, 6265). S hp th vitamin C t máu ca bch cu rt hiu qu, thông qua các protein SVCT (66), dn đến hàm lượng ni bào ln hơn t 50 đến 100 ln so vi nng đ trong huyết tương (67, 68). Là mt cht chng oxy hóa hiu qu, vitamin C góp phn bo v bch cu trung tính khi stress oxy hóa trong giai đon đu ca phn ng min dch, khi bch cu trung tính kích hot quá trình thc bào và to ra các loi oxy phn ng (ROS) đ tiêu dit kháng nguyên (69, 70). Mt khi kh năng thc bào cn kit và bch cu trung tính bt đu chết, vitamin C dường như điu chnh quá trình có li cho quá trình apoptosis, thông qua vic kích hot mt dòng thác ph thuc caspase, c chế quá trình chuyn đi sang hoi t, và dn đến vic phân gii viêm hiu qu hơn ( 71).

Vitamin C cũng tham gia vào quá trình di chuyn ca các tế bào thc bào (bch cu trung tính và đi thc bào) đến các v trí nhim trùng đ phn ng vi thuc hóa tr (72, 73). Điu này đc bit quan trng vì đã quan sát thy s suy gim kh năng điu hòa hóa hc ca bch cu trung tính nhng bnh nhân b nhim trùng nng (74–76). Hơn na nhng đi tượng có nng đ vitamin C trong máu thp (<50 µmol / L), vic tiêu th 250 mg vitamin C hàng ngày có th làm tăng 20% ​​kh năng di chuyn ca bch cu trung tính (6). Ngược li, nhng người có nng đ vitamin C trong máu sinh lý, tính di đng ca bch cu trung tính không th được tăng cường, như đã được chng minh bi Bozonet và cng s. (4), trong đó bch cu trung tính được phân lp t nhng người tình nguyn khe mnh và được vi dung dch vitamin C (200 µmol / L) đ tăng hàm lượng ascorbate mt cách gi to không cho thy kh năng hóa hc chính.

Tương t như bch cu trung tính, vitamin C bo v các tế bào lympho khi b oxy hóa (77) và có vai trò quan trng trong s phát trin và chc năng ca các tế bào này, mc dù cơ chế chính xác vn chưa được làm rõ (3). Trong tế bào lympho T, vitamin C kích thích s bit hóa và tăng sinh t tin thân thành tế bào T trưởng thành, theo cách ph thuc vào liu lượng (78). Các nghiên cu v nh hưởng ca vitamin C đến các phân nhóm tế bào T ch yếu liên quan đến s cân bng Th1 / Th2. Các báo cáo nhn mnh rng vitamin C có th to ra s thay đi phn ng min dch t Th2 sang Th1 (3), trong khi ch có mt nghiên cu cho thy rng vitamin C có th gây ra s phân cc Th17 ca các tế bào CD4 + chưa tng có trong mô hình chut, nh hưởng đến cơ chế biu sinh (79). Hin ti, chưa có nghiên cu nào khám phá tác dng ca vitamin C đi vi tế bào T gây đc tế bào (3). Trong tế bào lympho B, vitamin C dường như nh hưởng đến vic sn xut kháng th, mc dù có bng chng mâu thun (8087). Mc đ sinh lý ca Vitamin C cũng cn thiết cho s phát trin và chc năng bình thường ca tế bào tiêu dit t nhiên (NK) (3). nhng con chut được b sung vitamin C, hot tính gây đc tế bào NK (NKCA) thp hơn nhng con chut có mc vitamin C bình thường (88), trong khi nng đ ascorbate siêu sinh lý không làm tăng thêm NKCA (89).

Vitamin C cũng điu chnh phn ng viêm. Trong các nghiên cu trên đng vt, s thiếu ht vitamin C có liên quan đến mc histamine tun hoàn cao hơn, có th được cân bng li khi mc vitamin C trong máu được bình thường hóa (9092). Hơn na, vitamin C có th làm gim sn xut các cytokine có ngun gc t bch cu gây viêm (ví d, TNFα và IL-6), thông qua vic điu chnh yếu t phiên mã ht nhân kappa B (NFkB) (2, 93, 94) theo ít nht hai cách. : 1) thông qua dng kh (ascorbate), bng cách loi b ROS tế bào và c chế tín hiu liên quan đến ROS đ phiên mã NFkB (9598); 2) thông qua dng oxy hóa ca nó (dehydroascorbate), được to ra như mt h qu ca vic dp tt ROS, bng cách c chế trc tiếp hot đng ca mt s kinase liên quan đến s hot hóa qua trung gian TNFα ca NFkB (p38 protein kinase hot hóa mitogen, IkB kinase α và β) ( 99101).

Tuy nhiên, tác đng ca vitamin C đi vi s cân bng ca các phn ng cytokine (pro- và chng viêm) là rt phc tp và dường như ph thuc vào loi tế bào và / hoc tình trng viêm (1). Hơn na, các tác gi (102, 103) gn đây đã gi ý rng vitamin C có th tương tác vi các con đường phân t liên quan đến căng thng viêm và ri lon chc năng min dch trong nhim trùng huyết, liên quan đến các cht trung gian c th: Th th yếu t tăng trưởng biu bì (EGFR), Protein kích hot Mitogen-1 (MAPK1 ), Proto-Oncogene c (JUN), C C chemokine Receptor loi 5 (CCR5), Mitogen Activated Protein Kinase 3 (MAPK3), Angiotensin II Receptor type 2 (AGTR2), Signal Transducer and Activator of Transcription-3 (STAT3) ).

Tác đng ca vitamin C đi vi chc năng min dch cũng có th được th hin thông qua các quy đnh biu sinh, mc dù ch đ này vn còn chưa được hiu rõ (104, 105). Vic tái to biu sinh liên quan đến kích hot và bit hóa tế bào min dch bao gm sa đi DNA và histone (106). Vitamin C đóng mt vai trò quan trng bng cách tăng hot đng ca các enzym biu sinh, bao gm protein chuyn v mười mười mt (TET) và histone demethylases cha min Jumonij-C (JHDMs) (107). Trên thc tế, vì TET và JHDMs thuc v siêu h dioxygenase ph thuc Fe2 + / α-ketoglutarate (105), vitamin C, như ascorbate, có th tng đin t, hot đng như mt đng yếu t cho các enzym này, làm gim Fe3 + v dng hot đng xúc tác ca nó (Fe2 +) (63). Các protein TET tham gia vào quá trình kh methyl ca các gc cytosine trong DNA, trong khi các JHDM điu chnh quá trình methyl hóa các gc lysine và arginine trong histone, dn đến các sa đi trong quá trình phiên mã gen (63, 108, 109) có liên quan đến phn ng ca c bm sinh và h thng min dch thích ng (106, 110). Công dng ca các chc năng điu hòa gen mi được phát hin gn đây ca vitamin C đi vi vic đánh giá các khuyến ngh v chế đ ăn ung vn chưa được làm sáng t và cn nghiên cu thêm đ ch ra liu ti thiu mà ti đó vitamin C có th có tác đng hiu qu đến kết qu chc năng hoc lâm sàng thông qua thay đi biu sinh (44).

REVIEW article

Front. Immunol., 28 October 2020 | https://doi.org/10.3389/fimmu.2020.574029