Thứ Hai, 2 tháng 9, 2019

2019Vinpearl Nam Hội An-2016 Vinpearl Resort Đà nẵng...2009 Bana

2019 Vinpearl  Nam Hội An









































































































2019 Bana- ĐNang













2016 -6-10 Chinh phục đỉnh Bàna


























2016-6  Vinhomes Resort Đà nẵng: Hè tháng  6







Chùa Non nước Lên thăm chùa chiền và hang động Thủy Sơn, du khách có thể đi bằng hai đường: đường tam cấp phía Tây nam dẫn lên chùa Tam Thai có 156 bậc hoặc tam cấp phía đông dẫn đến chùa Linh Ứng có 108 bậc. 
Hoặc đi bằng thang máy hiện đại, ( Gia 15.000vn$/ luot) thả tầm mắt ngắm nhìn biển Đà Nẵng cũng như được bao quát toàn cảnh non nước Ngũ Hành Sơn.
Ngũ Hành Sơn không cao, nhưng sườn núi dốc đứng cheo leo, cây cỏ lơ thơ. Đến với chùa non nước, thăm quan khám phá những ngọn Thổ Sơn, Hỏa Sơn, Mộc Sơn, Thủy Sơn, Kim Sơn, rồi ghé thăm những hang động, những ngôi chùa gắn liền cùng lịch sử nơi đây như chùa Từ Tâm, chùa Tam Tâm và Phổ Đồng ra thăm Vọng Giang Đài. Đứng ở đây có thể nhìn thấy bao quát cả một vùng đồng ruộng mênh mông của Đà Nẵng và các con sông Trường Giang, Cẩm Lệ bao quanh.
Thủy Sơn là ngọn cao nhất trong Ngũ Hành Sơn, rộng chừng 15 ha. Các chùa chiền và hang động tập trung chủ yếu ở Thủy Sơn. Chùa Tam Thai là một ngôi chùa được xem là quốc tự và là di tích Phật giáo. Theo sử liệu, chùa được xây dựng cách đây khoảng 300 năm. Năm 1825, Minh Mạng trong chuyến tuần du Ngũ Hành Sơn đã cho xây lại chùa Tam Thai, năm 1927 đã cho đúc 9 tượng và 3 chuông lớn.
Vòng ra sau lưng chùa Tam Thai theo một con đường đất sẽ gặp một cổng vôi cổ kính không biết xây từ bao giờ, trên có 3 chữ Hán “Huyền Không Quan”. Đây là cửa vào động Hỏa Nghiêm và động Huyền Không.
 Trong động Huyền Không có đường dẫn sâu xuống lòng đất. Lần mò trong bóng tối khoảng 10m trước mặt bỗng bừng lên một khoảng không gian rộng, cao vòi vọi, ánh sáng mờ ảo, êm dịu. Động Huyền Không là hang lộ thiên nằm gọn trong lòng núi. Núi hình tròn nên mái động cũng hình vòm, nền bằng phẳng, không có măng đá và nhũ đá, trên vòm có 5 lỗ lớn nhỏ có thể trông thấy bầu trời bên ngoài. Vách động có bọt đá tạo nên những hình thù kỳ thú.
Từ sau chùa Tam Thai, đi về phía Đông sẽ gặp cụm hang động Trung Thai. Cụm này có động Thiên Phước Địa, hang Vân Nguyệt và động Vân Thông. Động Vân Thông nằm gọn trong lòng núi, hình tròn như đường ống chếch lên phía ngọn núi. Trong động có một tấm bia cổ, khắc 3 chữ “Ngũ Uẩn Sơn”, giữa động có một tượng Phật rất lớn.
Sau lưng là đường đi lên động, càng vào sâu càng hẹp và hướng lên đỉnh núi, phải bám vào các tảng đá mới bò lên được, cuối động là miệng thông ra ngoài to bằng cái nong (đường kính khoảng hơn 1m). Ánh sáng từ đỉnh dọi vào trong động tạo ánh hào quang rực rỡ. Đứng trên đỉnh động có thể bao quát cả một vùng đồng ruộng, sông biển, xóm làng.
Cụm chùa chiền hang động Hạ Thai gồm có Vọng Hải Đài, chùa Linh Ứng, động Tàng Chân, động Ngũ Cốc, động Âm Phủ, Giếng Tiên. Vọng Hải Đài là điểm cao bên phải chùa Linh Ứng. Đứng ở đây du khách có thể phóng tầm mắt ra một vùng trời, biển bao la với các hoạt động nhộn nhịp của ghe thuyền trên biển. Ở đây cũng có một tấm bia bằng đá Trà Kiệu, kích thước như ở Vọng Giang Đài, dựng vào năm Minh Mạng thứ 18 (1837).
Chùa Linh Ứng ở ngọn Hạ Thai cũng là ngôi chùa có giá trị lịch sử cao, được xem là quốc tự và di tích Phật Giáo. Từ tam quan chùa Linh Ứng có đường đi xuống núi, rẽ phải sẽ gặp động Âm Phủ. Động cao, rộng, hình tròn sâu thẳm. Đường hang quay về phía Tây, vách lởm chởm đá, ẩm ướt, mát lạnh. Xuống khoảng 30m ta sẽ gặp một hầm cao, ánh sáng vẫn lọt qua khe đá dọi vào. Lần qua những cột đá lớn ta sẽ gặp một hang hẹp, lách qua ngách hầm còn có một vòm cao, một giếng sâu thông xuống lòng đất.
Trở lại Linh Ứng tự ở phía đông Thủy Sơn, theo 108 bậc đá cẩm thạch để xuống núi. Nếu có thời gian thì có thể đi thăm các ngọn núi khác. Tuy nhiên, các ngọn núi sau này đều nhỏ, ngoại trừ hòn Hỏa Sơn cốc - một hang đá mang tên động Quan Thế Âm thì không có di tích nào đặc biệt.

Một điều đặc biệt khác bản thân Ngũ Hành Sơn mang lại là loại đá cẩm thạch có nhiều màu: sáng đục, trắng sữa, hồng phấn, xám vân đỏ, nâu đen, xanh đậm..., không cứng lắm và là chất liệu rất tốt cho tạc tượng và đồ mỹ nghệ trang trí. Chính vì vậy, các khu vực dân cư quanh Ngũ Hành Sơn hình thành các làng nghề mỹ nghệ khá đông đúc và xôm tụ. Rất nhiều hàng quán, cơ sở trưng bày đa dạng mặt hàng mỹ nghệ về đá dọc theo đường Huyền Trân Công Chúa đi vào Ngũ Hành Sơn. Và khi tạm biệt “Hòn non bộ khổng lồ” giữa lòng thành phố Đà Nẵng, mỗi du khách không quên mua cho mình một món quà mỹ nghệ đá làm kỉ niệm.




Ngũ Hành Sơn hay núi Non Nước là tên chung của một danh thắng gồm 5 ngọn núi đá vôi nhô lên trên một bãi cát ven biển, trên một diện tích khoảng 2 km2, gồm: Kim Sơn, Mộc Sơn, Thủy Sơn (lớn, cao và đẹp nhất), Hỏa Sơn (có hai ngọn) và Thổ Sơn, nằm cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 8 km về phía Đông Nam, ngay trên tuyến đường Đà Nẵng - Hội An; nay thuộc phường Hòa Hải,quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam.
Ngày 22 tháng 3 năm 1990, khu danh thắng này đã được Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) ra quyết định công nhận là di tích Lịch sử Văn hóa cấp Quốc gia.
Chùa 2016

2013-8 Bà nà Đà Nẵng 










































2009 Bana 







Thêm chú thích

Núi Bà Nà

Vị trí Núi Bà Nà toạ lạc 1 khu vực thuộc về dãy núi Trường Sơn nằm ở xã Hòa Ninh, huyện Hòa Vang, cách Đà Nẵng 25 km về phía Tây Nam. Trung tâm du lịch của Bà Nà nằm trên đỉnh Núi Chúa có độ cao 1489 m so với mực nước biển.

Lịch sử:  Trước năm 1945


Vết tích một biệt thự Pháp cổ trên đỉnh Bà Nà

biệt thự Pháp cổ

Khu quy hoạch Bà Nà được Khâm sứ Trung Kỳ phê duyệt vào 23-7-1921.
Tiếp nối sự khám phá và xây dựng Đà Lạt, vào tháng 2-1900Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer cử đại úy Debay thuộc Quân đội Pháp thám sát vùng núi lân cận khu vực Đà Nẵng -Huế để tìm kiếm thêm điểm nghỉ mát, dưỡng sức và chữa bệnh. Sau nhiều đợt thăm dò, đến tháng 4-1901, đoàn thám hiểm của Debay đã tìm ra núi Chúa, tức Bà Nà, trên đỉnh địa hình khá bằng phẳng, khí hậu tương tự như Đà Lạt và chỉ cách thành phố Đà Nẵng về phía tâychừng 46 km.
Từ ngôi lều chính người ta nhìn thấy đồng bằng Đà Nẵng đến tận chân các dãy núi và nhìn thấy đồng bằng Quảng Nam. Cao hơn cây rừng, ở các đỉnh 1.370, 1.376, 1.403; từ đó có cái nhìn toàn cảnh bao la, từ những phá ở Quảng Trị đến phá Quảng Ngãi và về hướng Tây, đến tận những rặng núi ở nguồn sông Sékông (Sông Kôn hiện nay) - Phần kết luận của Debay -
Nhưng mãi đến năm 1912, khi toàn quyền Đông Dương ra nghị định biến Bà Nà thành một khu bảo tồn lâm nghiệp thì việc nghiên cứu rặng núi này mới được đẩy mạnh. Và rồi tháng 5 năm1919luật sư Beisson trở thành người đầu tiên xây dựng nhà nghỉ ở Bà Nà.
Nguồn gốc tên gọi Bà Nà, có người cho rằng khi người Pháp đặt chân đến vùng này thấy rất nhiều cây chuối nên gọi là núi Banane, lâu dần người Việt đọc chệch thành Bà Nà. Còn nhà văn Nguyên Ngọc cho rằng chữ Bà Nà là tiếng Người Katu nghĩa là "núi của tui". Một truyền thuyết khác cho rằng tên núi là tên viết tắt của Bà Ponagar hay bà Thiên Y A Na Thánh Mẫu.
Đến năm 1912người Pháp tiến hành quy hoạch khu Bà Nà, có chính sách bảo vệ động thực vật, điều tra và nắm bắt dân cư chung quanh khu vực Bà Nà. Sau Thế chiến thứ nhất(1914-1918), người Pháp đẩy mạnh xây dựng khu nghỉ mát Bà Nà, hoàn tất con đường nối Bà Nà với đường thuộc địa số 1 (sau này là quốc lộ 1) trong năm 1919, tạo điều kiện dễ dàng cho những công sởquan chức và kiều dân Pháp đầu tư xây dựng khu nghỉ dưỡngkinh doanh ở Bà Nà. Tính đến 23-7-1921, tại Bà Nà đã có 39 lô đất được cấp phép xây dựng của 36 chủ đầu tư, phân bố trải đều theo cụm.
Lúc đầu, xe hơi chạy từ Đà Nẵng đến Bà Nà phải dừng ngang tại cây số 28 ở Phú Thượng; đoạn còn lại đi bằng kiệu ghế hoặc ngựa, mất khoảng 3-4 giờ mới đến khu nghỉ mát. Năm1928, đoạn đường cuối cùng lên đỉnh Bà Nà hoàn tất, với hơn 15 km đường đất quanh co, uốn lượn. Lượng du khách đến Bà Nà trong thời gian đầu vẫn còn khá ít ỏi.
Thống kê của Pháp năm 1925 cho biết, chỉ có chừng 120 du khách chọn Bà Nà để nghỉ ngơi. Sau khi đường lên đỉnh núi được hoàn tất, số du khách mới tăng dần, đến năm 1937 đã đạt được con số hơn 1.000 người, phần lớn là người Pháp và quan chức người Việt. Các dịch vụ như điệnnướcbệnh việnbưu điệnngân hàngkhách sạn... đã được đưa vào phục vụ du khách. Bà Nà dần trở thành một khu nghỉ dưỡng nổi tiếng không chỉ ở Trung Kỳ mà ở toàn khu vực Đông Dương. Năm 1938, Bà Nà đã được Phòng Du lịch Đông Dương đưa vào tour du lịch 8 ngày bằng xe hơi tuyến Sài Gòn - Đà Lạt - Nha Trang - Quy Nhơn - Đà Nẵng - Huế - Vinh - Hà Nội - Hải Phòng và ngược lại. Kiệu ghế được xem là một phương tiện di chuyển đầy lý thú và rất điển hình cho du lịch Bà Nà xưa với lượng du khách ngang với những khu nghỉ mát thời đó như Le Bockor (Campuchia), Mũi Saint Jacques (Vũng Tàu), Tam ĐảoSapa

Sau năm 1945

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Bà Nà dần vắng bóng người. Khi Pháp quay trở lại xâm lược Việt Nam lần thứ 2, nhân dân địa phương thực hiện chủ trương tiêu thổ kháng chiến nên đã triệt hạ các công trình xây dựng ở Bà Nà. Từ đấy, khu nghỉ mát hoang phế dần và bị cây rừng che phủ trong quên lãng gần nửa thế kỷ. Đầu năm 1998, UBND thành phố Đà Nẵng quyết định xây dựng lại Bà Nà thành một khu du lịch sinh thái có quy mô lớn với hệ thống nhà nghỉ, nhà hàng, khu bảo tồn... Con đường từ chân núi lên đỉnh Bà Nà dài 15 km đã được rải nhựa, thuận tiện cho giao thông. Sau năm 2000, Bà Nà đã được đánh thức và tái tạo vị thế một thị trấn du lịch và nhanh chóng trở lại ngôi vị của một trong những khu du lịch nổi tiếng nhất của tỉnh thành phố Đà Nẵng.

Đặc điểm

Khí hậu

Rặng núi này có chế độ khí hậu nhiệt đới với nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 15-20o C, cao nhất chỉ đến 22 - 25o C, còn về đêm, nhiệt độ trung bình về đêm khoảng 15 - 17o C

Sinh thái

Bà Nà có những giá trị sinh thái và du lịch to lớn,. Càng lên cao, nhiệt độ càng giảm và độ ẩm càng tăng.
Năm 1986, Bà Nà đã được Chính phủ công nhận là khu dự trữ thiên nhiên, đối tượng bảo vệ và là rừng nhiệt đới gồm nhiều loại động thực vật quý hiếm cần được bảo vệ như trầm hươnggụ lậusến mặtthông chàngtrĩ saogấu đen Châu Ávượn má hung... Bà Nà có nhiều khu rừng nguyên sinh được phân bổ theo các sườn dốc khá hiểm trở.

Các địa điểm tham quan

Chùa Linh Ứng


Được hoàn thành vào ngày 5 - 3 - 2004, chùa có rất nhiều nét giống với Chùa Tam Thai(Ngũ Hành Sơn), đặc biệt, ngôi chùa có một bức tượng Đức Bổn Sư cao 27 m màu trắng. Xung quanh đế tượng có 8 mặt thể hiện 8 giai đoạn của cuộc đời Đức Phật. Chùa còn có Vườn Lộc Uyển - nơi đức Phật thuyết giáo lần đầu tiên

Các khu nghỉ mát

Trên núi Bà Nà, các khu vực nghỉ mát của binh lính Pháp đã xuất hiện từ đầu thế kỷ 20 mà hiện giờ tồn tại qua các phế tích giữa rừng, ngày nay, các ngôi biệt thự, nhà nghỉ đã được xây dựng lại và xuất hiện trong các khu resort : Bà Nà by night, Lê Nim, Biệt thự Hoàng Lan, ... Và trong những năm gần đây, thành phố Đà Nẵng vẫn đang tiếp tục khôi phục và xây dựng một số biệt thự cổ, khu văn hóa Phật giáohầm rượu và hàng loạt khách sạn, biệt thự, quán bar, sân tennis, sân cầu lông...





Suối Mơ

Khi đi Cáp treo Bà Nà để đi lên đỉnh Vọng Nguyệt, nhiều du khách có thể nhìn xuống dưới và nhìn thấy suối Mơ đang chảy ở bên dưới. Vào mùa hè, suối Mơ trở nên rất đông khách du lịch vì nơi đây có ngọn thác Tóc Tiên 9 tầng trông giống như mái tóc của một nàng tiên

Cáp treo Bà Nà - Núi Chúa

Công trình xây dựng trên tổng thể 30 ha do Công ty Cổ phần Dịch vụ cáp treo Bà Nà tiến hành xây dựng vào năm 2007 với các hạng mục: nhà ga đi và đến nối từ An Lợi cho đếnđỉnh Vọng Nguyệt, khu kỹ thuật, nhà điều hành, và các công trình phụ trợ. Tổng vốn đầu tư hơn 300 tỷ đồng .
Toàn bộ tuyến cáp treo bao gồm 22 trụ, 94 cabincông suất 1500 khách/giờ, vận tốc trung bình 6m/s
Ngày 25 - 3 - 2009, Cáp treo Bà Nà chính thức được khánh thành, lập 2 kỷ lục Guinness:
  • Cáp treo 1 dây dài nhất (Longest non - stop cable car): 5.042,62 m
  • Cáp treo có độ cao chênh lệch giữa ga trên và ga dưới lớn nhất (The highest non - stop cable car): 1.291,81 m
Hiện nay, Công ty cổ phần dịch vụ cáp treo Bà Nà dự kiến khai trương tuyến thứ 2 dài 697,67 m, với kinh phí đầu tư 100 tỷ đồng thay thế cho hệ thống cáp treo cũ xây vào năm 2000 đi từ đồi Vọng Nguyệt đến khu trung tâm (Núi Chúa) chỉ mất 3 phút.

Quang cảnh

Từ đỉnh núi Bà Nà, về phía Tây là dãy Trường Sơn, Phía Đông là đồng lúa Hòa Vang. Từ đây du khách dễ dàng nhìn thấy bán đảo Sơn Tràsông Thu BồnHội An, nội thành Đà Nẵng.


Bãi biển Non Nước

Bãi tắm Non Nước trải dài như một vòng cung xanh nằm dọc chân núi Ngũ Hành Sơn, có độ dốc thoai thoải, sóng êm, cát trắng. Đến với Non Nước, ngoài việc nghỉ ngơi, tắm biển, thưởng thức các món hải sản tươi ngon, du khách còn có thể kết hợp viếng thăm thắng tích Ngũ Hành Sơn, làng đá mỹ nghệ hoặc làm một cuộc du thuyền trên sông Cổ Cò.

Đặc biệt, rừng phi lao nhiều năm tuổi tại bờ biển là nơi nghỉ ngơi, cắm trại, dã ngoại lý tưởng. Không một ai có thể quên được cảm giác miên man của một đêm trăng, thả mình trên bãi biễn, nghe thênh thang đất trời, nghe tiếng sóng vỗ, nghe đồi dương thì thầm.
6 bãi biển đẹp nhất Đà Nẵng

Bắc Mỹ An

Khu vực Bắc Mỹ An có năm điểm được xem là bãi tắm đẹp gồm: bãi tắm T18, Mỹ Đa Đông 2, Mỹ Đa Đông 3, Bắc Mỹ An và khu vực khách sạn Furama với sức chứa khoảng 8.000 khách/ngày. Khi đến đây, du khách thường nhầm tưởng chỉ có một khu du lịch Furama, nên khá e ngại tình hình tài chính của mình. Thật ra, nếu chịu khó quan sát, xung quanh bãi biển có một số khách sạn và dịch vụ giá mềm dành cho du khách bình dân hay thích khám phá.
6 bãi biển đẹp nhất Đà Nẵng

Bãi Thanh Bình

Nằm ngay trong thành phố Đà Nẵng nên ngoài lượng khách tham quan, bãi biển Thanh Bình cũng là điểm hẹn hò, thư giãn lý tưởng cho người dân Đà Nẵng sau một ngày học tập và làm việc căng thẳng. Ngoài tắm biển, các trò chơi cảm giác mạnh như lướt ván, du thuyền, canô… cũng là một yếu tố hút du khách đến bãi biển này.
6 bãi biển đẹp nhất Đà Nẵng

Bãi Nam Ô

Theo người địa phương, tên gọi Nam Ô có nghĩa là ở phía Nam của châu Ô xưa. Bãi Nam Ô có độ dốc vừa phải, lại men theo chân núi. Núi soi bóng trên nền biển xanh, cát trắng, lưa thưa vài dây muống biển nên phong cảnh nơi đây đẹp như một bức tranh thủy mặc.

Từ bãi tắm Nam Ô, du khách có thể xuôi về bán đảo Sơ Trà bằng đường núi hoặc dùng thuyền ngược về hướng Tây, thăm làng dân tộc Kà-Tu ở xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang.
6 bãi biển đẹp nhất Đà Nẵng

Bãi Xuân Thiều

Ít ai ngờ rằng bãi tắm luôn sạch, đẹp cát trắng mịn, nước biển lúc nào cũng xanh ngăn ngắt này còn có một cái tên gọi khác là “Red Beach” (Biển Đỏ). Nhưng nếu đến đây vào lúc bình minh hay hoàng hôn, khi mặt trời phản chiếu ánh sáng trên mặt nước, khiến cả bãi biển có màu đỏ rực, bắt mắt, sẽ hiểu nguyên nhân của tên gọi.
6 bãi biển đẹp nhất Đà Nẵng

Bán đảo Sơn Trà

Ven biển của bán đảo Sơn Trà có 3 bãi tắm nổi tiếng như bãi Bắc, bãi Nam và bãi Bụt. Ngoài tắm biển, du khách đến đây để khám phá rừng nguyên sinh với hệ động thực vật rất phong phú của bán đảo hay những rặng san hô lớn và tuyệt đẹp dưới đáy biển. Hay dong thuyền thúng câu cá, câu mực.
6 bãi biển đẹp nhất Đà Nẵng