Thứ Hai, 6 tháng 6, 2016

2016...2006 Huế

2016 HUE 4-6/6/2016





Hoàng hôn nhìn từ Chùa Thiên Mụ
Một buổi chiều mùa hạ...Nước sông Hương xanh biếc...

































2013 HUE 19-21/8/2013

























Chiều trên sông Hương êm đềm
















ĐÀN XÃ TẮC

LĂNG KHẢI ĐỊNH



























LANG TỰ ĐỨC



























CẦU MỚI -Huế















CHÙA THIÊN MỤ
























2008 Huế Festival +Hội thảo Nhãn khoa 

















2006 Huế +Hội thảo Nhãn khoa 


















KS Huế =
+Star Binh Duong Hotel 41/1 Ngô Quyền 0543846466
+Thành An 41/7 NgoQuyen  0543931967- 
+Thanh Thủy 6/60 LeLoi  0543824585

 Các vua thời Nguyễn 1802-1945
Gia Long1802–1819 Minh Mạng1820–1840   Thiệu Trị 1841–1847  Tự Đức1847–1883
Hiệp Hoà 1883  Dục Đức1883  Đồng Khánh 1885–1889  Hàm Nghi 1884–1885 Kiến Phúc 1883–1884
Thành Thái 1889–1907 Khải Định 1916–1925  Duy Tân 1907–1916     Bảo Đại 1926–1945
Chùa Thiên Mụ  hay còn gọi là chùa Linh Mụ là một ngôi chùa cổ nằm trên đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương, cách trung tâm thành phố Huế (Việt Nam) khoảng 5 km về phía tây. Chùa Thiên Mụ chính thức khởi lập năm Tân Sửu (1601), đời chúa Tiên Nguyễn Hoàng -vị chúa Nguyễn đầu tiên ở Đàng Trong.
Bốn trụ biểu và các bậc thang dẫn lên chùa Thiên Mụ
Truyền thuyết kể rằng, khi chúa Nguyễn Hoàng vào làm Trấn thủ xứ Thuận Hóa kiêm trấn thủ Quảng Nam, ông đã đích thân đi xem xét địa thế ở đây nhằm chuẩn bị cho mưu đồ mở mang cơ nghiệp, xây dựng giang sơn cho dòng họ Nguyễn sau này. Trong một lần rong ruổi vó ngựa dọc bờ sông Hương ngược lên đầu nguồn, ông bắt gặp một ngọn đồi nhỏ nhô lên bên dòng nước trong xanh uốn khúc, thế đất như hình một con rồng đang quay đầu nhìn lại, ngọn đồi này có tên là đồi Hà Khê.
Người dân địa phương cho biết, nơi đây ban đêm thường có một bà lão mặc áo đỏ quần lục xuất hiện trên đồi, nói với mọi người: "Rồi đây sẽ có một vị chân chúa đến lập chùa để tụ linh khí, làm bền long mạch, cho nước Nam hùng mạnh". Vì thế, nơi đây còn được gọi là Thiên Mụ Sơn 2.
Tư tưởng lớn của chúa Nguyễn Hoàng dường như cùng bắt nhịp được với ý nguyện của dân chúng. Nguyễn Hoàng cả mừng, vào năm 1601 đã cho dựng một ngôi chùa trên đồi, ngoảnh mặt ra sông Hương, đặt tên là "Thiên Mụ".
Tên gọi    Dựa theo huyền thoại, đồng thời căn cứ hình dạng Hán tự từng ghi trên bao tài liệu cấu tạo bằng nhiều chất liệu, đủ khẳng định rằng trong tên Thiên Mụ, ngữ tố "Thiên" có nghĩa là "trời".
Năm 1862, dưới thời vua Tự Đức, để cầu mong có con nối dõi, nhà vua sợ chữ "Thiên" phạm đến Trời nên cho đổi từ "Thiên Mụ" thành "Linh Mụ" (hay "Bà mụ linh thiêng").
Vấn đề kiêng cữ như đã nêu chỉ diễn tiến từ năm Nhâm Tuất (1862) cho tới năm Kỷ Tỵ (1869). Sau đó, người dân thoải mái gọi hai tên: chùa Thiên Mụ và chùa Linh Mụ.
Vì rằng từ "Linh" đồng nghĩa với "Thiêng", âm người Huế khi nói "Thiên" nghe tựa "Thiêng" nên khi người Huế nói "Linh Mụ", "Thiên Mụ" hay "Thiêng Mụ" thì người nghe đều hiểu là muốn nhắc đến ngôi chùa này.
Kiến trúc Chính điện Chùa Thiên Mụ chính thức khởi lập năm Tân Sửu (1601), đời chúa Tiên - Nguyễn Hoàng.Dưới thời chúa Quốc -Nguyễn Phúc Chu (1691-1725) theo đà phát triển và hưng thịnh của Phật giáo xứ Đàng Trong, chùa được xây dựng lại quy mô hơn. Năm 1710, chúa Quốc cho đúc một chiếc chuông lớn,nặng tới trên hai tấn, gọi là Đại Hồng Chung, có khắc một bài minh trên đó. Đến năm 1714, chúa Quốc lại cho đại trùng tu chùa với hàng chục công trình kiến trúc hết sức quy mô như điện Thiên Vương, điện Đại Hùng, nhà Thuyết Pháp, lầu Tàng Kinh, phòng Tăng, nhà Thiền... mà nhiều công trình trong số đó ngày nay không còn nữa. Chúa Quốc còn đích thân viết bài văn,khắc vào bia lớn (cao 2m60,rộng 1m2) nói về việc xây dựng các công trình kiến trúc ở đây,việc cho người sang Trung Quốc mua hơn 1000 bộ kinh Phật đưa về đặt tại lầu Tàng Kinh, ca tụng triết lý của đạo Phật, ghi rõ sự tích Hòa thượng Thạch Liêm - người có công lớn trong việc giúp chúa Nguyễn chấn hưng Phật giáo ở Đàng Trong. Bia được đặt trên lưng một con rùa đá rất lớn, trang trí đơn sơ nhưng tuyệt đẹp. Với cảnh đẹp tự nhiên và quy mô được mở rộng ngay từ thời đó, chùa Thiên Mụ đã trở thành ngôi chùa đẹp nhất xứ Đàng Trong. Trải qua bao biến cố lịch sử, chùa Thiên Mụ đã từng được dùng làm đàn Tế Đất dưới triều Tây Sơn (khoảng năm 1788), rồi được trùng tu tái thiết nhiều lần dưới triều các vua nhà Nguyễn.
Năm 1844, nhân dịp mừng lễ "bát thọ" của bà Thuận Thiên Cao Hoàng hậu (vợ vua Gia Long, bà nội của vua Thiệu Trị), vua Thiệu Trị kiến trúc lại ngôi chùa một cách quy mô hơn: xây thêm một ngôi tháp bát giác gọi là Từ Nhân (sau đổi là Phước Duyên), đình Hương Nguyện và dựng 2 tấm bia ghi lại việc dựng tháp, đình và các bài thơ văn của nhà vua.
Tháp Phước Duyên là một biểu tượng nổi tiếng gắn liền với chùa Thiên Mụ. Tháp cao 21 m, gồm 7 tầng, được xây dựng ở phía trước chùa vào năm 1844. Mỗi tầng tháp đều có thờ tượng Phật. Bên trong có cầu thang hình xoắn ốc dẫn lên tầng trên cùng, nơi trước đây có thờ tượng Phật bằng vàng. Phía trước tháp là đình Hương Nguyện, trên nóc đặt Pháp luân (bánh xe Phật pháp, biểu tượng Phật giáo.Pháp luân đặt trên đình Hương Nguyện quay khi gió thổi). Trận bão năm 1904 đã tàn phá chùa nặng nề. Nhiều công trình bị hư hỏng, trong đó đình Hương Nguyện bị sụp đổ hoàn toàn (nay vẫn còn dấu tích). Năm 1907, vua Thành Thái cho xây dựng lại, nhưng chùa không còn được to lớn như trước nữa. Hai bên tháp có hai nhà tứ giác, đặt hai tấm bia đời Thiệu Trị. Sâu vào bên trong là hai nhà lục giác, một nhà để bia và một nhà để quả chuông đúc đời chúa Nguyễn Phúc Chu.
Chùa Thiên Mụ được xếp vào 20 thắng cảnh đất Thần Kinh với bài thơ Thiên Mụ chung thanh do đích thân vua Thiệu Trị sáng tác và được ghi vào bia đá dựng gần cổng chùa.

Lăng Tự Đức (6km) là một quần thể công trình kiến trúc, trong đó có nơi chôn cất Nguyễn Dực Tông Tự Đức hoàng đế, tọa lạc trong một thung lũng hẹp thuộc làng Dương Xuân Thượng, tổng Cư Chánh (cũ), nay là thôn Thượng Ba, phường Thủy Xuân, thành phố Huế. Lúc mới xây dựng, lăng có tên là Vạn Niên Cơ, sau cuộc Loạn Chày Vôi, Tự Đức hoàng đế bèn đổi tên thành Khiêm Cung. Sau khi Tự Đức băng hà, lăng được đổi tên thành Khiêm Lăng.
Lăng Tự Đức có kiến trúc cầu kỳ, phong cảnh sơn thủy hữu tình và là một trong những lăng tẩm đẹp nhất của hoàng gia nhà Nguyễn.
Tự Đức, vị vua thứ 4 của triều Nguyễn đã sớm nghĩ đến việc xây lăng mộ cho mình ngay khi còn sống. Vốn là một người giỏi thi phú, ông đã chọn cho mình một nơi yên nghỉ xứng đáng với ngôi vị của mình, địa điểm được chọn để xây lăng trong một thung lũng hẹp thuộc làng Dương Xuân Thượng, tổng Cư Chánh. Khi mới khởi công xây dựng, vua Tự Đức lấy tên Vạn Niên Cơ đặt tên cho công trình, với mong muốn được trường tồn. Tuy nhiên, do công việc sưu dịch xây lăng quá cực khổ, lại bị quan lại đánh đập tàn nhẫn, là nguồn gốc cuộc nổi loạn
Ngày 8-9 âm lịch năm Bính Dần (1866), tức năm Tự Đức thứ 19, do việc xây dựng Vạn niên cơ, quân sĩ và dân phu phải làm lụng khổ sở, có nhiều người oán giận. Nhân sự bất mãn đó, với lý do tôn phù Đinh Đạo (cháu ruột Tự Đức, nguyên tên là Ưng Đạo, do cha là An Phong công Hồng Bảo làm loạn nên phải đổi thành Đinh Đạo) lên ngôi vua, Đoàn Hữu Trưng cùng với các em là Đoàn Hữu Ái, Đoàn Tư Trực, cùng các đồng chí là Trương Trọng Hòa, Phạm Lương, Tôn Thất Cúc, Tôn Thất Giác, Bùi Văn Liệu, Nguyễn Văn Quí phát động khởi nghĩa. Những người tham gia khởi nghĩa phần đông là nhân công đang uất hận vì bị bắt lao dịch khắc nghiệt để xây dựng Vạn niên cơ. Họ dùng chầy vôi - dụng cụ lao động - làm vũ khí nên tục gọi là "giặc chày vôi". Tuy nhiên, cuộc đảo chính thất bại. Cả nhà Ưng Đạo đều bị hại. Đoàn Hữu Trưng và hai người em bị giết lúc mới 22 tuổi.
Tuy nhiên, do sự việc này, vua phải đổi tên Vạn niên cơ thành Khiêm Cung và viết bài biểu trần tình để tạ tội. Năm 1873, Khiêm Cung mới được hoàn thành, vua Tự Đức vẫn sống thêm 10 năm nữa rồi mới qua đời. Toàn cảnh lăngGần 50 công trình trong lăng ở cả hai khu vực tẩm điện và lăng mộ đều có chữ Khiêm trong tên gọi. Lối đi lát gạch Bát Tràng bắt đầu từ cửa Vụ Khiêm đi qua trước Khiêm Cung Môn rồi uốn lượn quanh co ở phía trước lăng mộ. Qua khỏi cửa Vụ Khiêm và miếu thờ Sơn Thần là khu điện thờ, nơi trước đây là chỗ nghỉ ngơi, giải trí của vua. Đầu tiên là Chí Khiêm Đường ở phía trái, nơi thờ các bà vợ vua. Tiếp đến là 3 dãy tam cấp bằng đá Thanh dẫn vào Khiêm Cung Môn - một công trình hai tầng dạng vọng lâu như một thế đối đầu tiên với hồ Lưu Khiêm ở đằng trước. Giữa hồ có đảo Tịnh Khiêm với những mảnh đất trồng hoa và những hang nhỏ để nuôi thú hiếm. Trên hồ Lưu Khiêm có Xung Khiêm Tạ và Dũ Khiêm Tạ, nơi nhà vua đến ngắm hoa, làm thơ, đọc sách... Ba cây cầu Tuần Khiêm, Tiễn Khiêm và Do Khiêm bắt qua hồ dẫn đến đồi thông.
Bên trong Khiêm Cung Môn là khu vực dành cho vua nghỉ ngơi mỗi khi đến đây. Chính giữa là điện Hòa Khiêm để vua làm việc, nay là nơi thờ cúng bài vị của vua và Hoàng hậu. Hai bên tả, hữu là Pháp Khiêm Vu và Lễ Khiêm Vu dành cho các quan văn võ theo hầu. Sau điện Hòa Khiêm là điện Lương Khiêm, xưa là chỗ nghỉ ngơi của vua, về sau được dùng để thờ vong linh bà Từ Dũ, mẹ vua Tự Đức. Bên phải điện Lương Khiêm là Ôn Khiêm Đường - nơi cất đồ ngự dụng. Đặc biệt, phía trái điện Lương Khiêm có nhà hát Minh Khiêm để nhà vua xem hát, được coi là một trong những nhà hát cổ nhất của Việt Nam hiện còn. Có một hành lang từ điện Ôn Khiêm dẫn ra Trì Khiêm Viện và Y Khiêm Viện là chỗ ở của các cung phi theo hầu nhà vua, ngay cả khi vua còn sống cũng như khi vua đã chết. Cạnh đó là Tùng Khiêm Viện, Dung Khiêm Viện và vườn nuôi nai của vua.
Sau khu vực tẩm điện là khu lăng mộ. Ngay sau Bái Đình với hai hàng tượng quan viên văn võ là Bi Đình với tấm bia bằng đá Thanh Hóa nặng 20 tấn có khắc bài "Khiêm Cung Ký" do chính Tự Đức soạn. Tuy có đến 103 bà vợ nhưng Tự Đức không có con nối dõi nên đã viết bài văn bia này thay cho bia "Thánh đức thần công" trong các lăng khác. Toàn bài văn dài 4.935 chữ, là một bản tự thuật của nhà vua về cuộc đời, vương nghiệp cũng như những rủi ro, bệnh tật của mình, kể công và nhận tội của Tự Đức trước lịch sử. Đằng sau tấm bia là hai trụ biểu sừng sững như hai ngọn đuốc tỏa sáng cùng với hồ Tiểu Khiêm hình trăng non đựng nước mưa để linh hồn vua rửa tội.

Lăng Thiệu Trị (6km) có tên chữ là Xương Lăng là nơi chôn cất hoàng đế Thiệu Trị. Đây là một di tích trong Quần thể di tích cố đô Huế được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới ngày 11 tháng 12 năm 1993.
Lăng Thiệu Trị nằm dựa lưng vào núi Thuận Đạo, ở địa phận làng Cư Chánh, xã Thủy Bằng, huyện Hương Thủy, cách Kinh thành Huế chừng 8 km So với lăng tẩm các vua tiền nhiệm và kế vị, lăng Thiệu Trị có những nét riêng. Đây là lăng duy nhất quay mặt về hướng Tây Bắc, một hướng ít được dùng trong kiến trúc cung điện và lăng tẩm thời Nguyễn. Cách lăng 8 km về phía trước, ngọn núi Chằm sừng sững được chọn làm tiền án. Dòng sông Hương chảy qua trước mặt làm yếu tố minh đường. Ngay cách chọn "Tả thanh long" và "Hữu bạch hổ" cũng có những nét khác thường: đồi Vọng Cảnh ở bên này sông được chọn làm "rồng chầu", nhưng "hổ phục" lại là ngọn Ngọc Trản ở bên kia sông. Đằng sau, núi Kim Ngọc xa mờ trong mây được chọn làm hậu chẩm; đồng thời, những người kiến trúc lăng còn đắp thêm một mô đất cao lớn ở ngay sau lăng để làm hậu chẩm thứ hai. Một nét riêng khác là lăng không có la thành bao quanh. Nếu ở lăng Gia Long, la thành bằng gạch được thay thế bởi vô số núi đồi bao quanh như một vành đai tự nhiên, hùng tráng bảo vệ giấc ngủ cho vị tiên đế triều Nguyễn thì ở lăng Thiệu Trị, những cánh đồng lúa, những vườn cây xanh rờn ở chung quanh được xem là La thành. Chính vòng La thành thiên nhiên đó tạo cho cảnh quan lăng Thiệu Trị sự thanh thoát và yên bình.
Quá trình xây dựng Lăng  Sau khi ở trên ngai vàng được 7 năm, vua Thiệu Trị lâm bệnh qua đời ngày 4 tháng 11 năm 1847, giữa lúc mới 41 tuổi. Trong khi hấp hối, nhà vua đã dặn người con trai sắp lên nối ngôi rằng: "Chỗ đất làm Sơn lăng nên chọn chỗ bãi cao chân núi cận tiện, để dân binh dễ làm công việc. Còn đường ngầm đưa quan tài đến huyệt, bắt đầu từ Hiếu lăng, nên bắt chước mà làm. Còn điện vũ liệu lượng mà xây cho kiêm ước, không nên làm nhiều đền đài, lao phí đến tài lực của binh dân". Vua Tự Đức lên nối ngôi đã lệnh cho các thầy địa lý tìm đất để xây lăng cho vua cha. Họ tìm được địa cuộc tốt tại chân một dãy núi thấp thuộc làng Cư Chánh, huyện Hương Thủy, cách Kinh thành không xa như hai lăng vua tiền nhiệm. Sau đó núi ấy được đặt là núi Thuận Đạo còn lăng được gọi là Xương Lăng. Vào ngày 11 tháng 2 năm 1848, vua Tự Đức sai đại thần Vũ Văn Giai, sung chức Đổng lý, đứng ra trông coi công việc xây dựng lăng..
Quá trình xây cất Xương Lăng diễn ra nhanh chóng và gấp rút, nên chỉ sau ba tháng thi công, các công trình chủ yếu đã hoàn thành. Ngày 14 tháng 6 năm 1848, vua Tự Đức thân hành lên Xương Lăng kiểm tra lần cuối. Mười ngày sau, thi hài vua Thiệu Trị được đưa vào an táng trong lăng sau 8 tháng quàn tại điện Long An ở cung Bảo Định. Vua Tự Đức viết bài văn bia dài trên 2.500 chữ, cho khắc lên tấm bia "Thánh đức thần công", dựng vào ngày 19 tháng 11 năm 1848 để ca ngợi công đức của vua cha.
Trong một bài dụ của vua Tự Đức viết vào tháng 5 năm 1848, có đoạn nói: "Nay mọi việc đã đâu vào đấy, sớm báo cáo hoàn thành". Ngày 14 tháng 6 năm 1848, tức là 10 ngày trước khi làm lễ an táng vua cha, vua Tự Đức thân hành lên lăng để kiểm tra công việc một lần cuối. Mặc dù vua Thiệu Trị đã căn dặn là phải làm lăng như thế nào cho "kiệm ước", không nên quá tốn kém tiền của và sức dân, sức binh. Và trong bài văn bia ở Xương Lăng, vua Tự Đức đã nhắc lại điều đó và nói thêm rằng: " Lời vàng ngọc văng vẳng bên tai, con nhỏ này đâu dám trái chí"; nhưng hôm ấy khi lên xem công trình lăng, thấy "công trình có phần phiền phức to lớn", nhà vua vẫn tỏ ra thỏa mãn. Riêng tấm bia "Thánh đức thần công" với bài bi ký dài hơn 2.500 chữ do vua Tự Đức viết, thì mãi đến 5 tháng sau, tức là ngày 19 tháng 11 năm 1848 mới dựng được.
Ngoài ra, ở gần lăng Thiệu Trị còn có 3 ngôi lăng mộ khác của những người trong gia đình vua. Nằm chếch phía trước là Lăng Hiếu Đông của mẹ vua - bà Hồ Thị Hoa; gần phía sau bên trái là Lăng Xương Thọ của vợ vua - bà Từ Dụ; phía trước bên trái là khu lăng "Tảo thương" là những ngôi mộ của con vua Thiệu Trị chết lúc còn nhỏ.
Vườn hoa Lăng Thiệu Trị  Vua Tự Đức đã cho xây dựng lăng vua Thiệu Trị theo mô thức kiến trúc và phần lớn ý đồ do vua cha để lại. Trước thời điểm khởi công xây dựng lăng này, ở Huế chỉ mới có hai lăng là lăng Gia Long và Minh Mạng. Khi còn sống vua Thiệu Trị đã tham khảo nghệ thuật kiến trúc lăng tẩm của hai vua tiền nhiệm để đưa ra đồ án xây dựng ngôi nhà vĩnh cửu, nơi mình sẽ an giấc ngàn thu.  So với hai lăng Gia Long và Minh Mạng, lăng vua Thiệu Trị gần Kinh thành hơn, là sự dung hòa hai mô thức kiến trúc của hai lăng vua tiền nhiệm bằng cách thiết kế thành hai trục: Trục lăng nằm bên phải và trục tẩm - khu vực điện thờ nằm bên trái. Hai trục cách nhau khoảng 100 mét. Nói cách khác, các nhà kiến trúc lăng Thiệu Trị đã cắt phần giữ của lăng Minh Mạng- điện thờ đặt riêng ra một bên và nối hai phần trước và sau của lăng ấy lại với nhau làm một. Dĩ nhiên, về các đơn vị công trình kiến trúc riêng lẻ thì có thêm bớt, đổi thay đôi chút, nhưng cách xây Bửu thành, Toại đạo, các cầu bằng đá, nghi môn, nghê đồng và các hồ bán nguyệt thì giống lăng Minh Mạng. Lăng vua Thiệu Trị nằm gần với cùng với lăng mộ của dòng họ, chếch về phía trước lăng là lăng Hiếu Đông của bà Hồ Thị Hoa (mẹ vua). Bên trái phía sau là Xương Thọ Lăng của bà Từ Dụ (vợ vua) và không xa phía trước là khu mộ "tảo thương" -nơi có nhiều ngôi mộ của các ông hoàng, bà chúa nhỏ bé, con vua Thiệu Trị.
Cụm di tích gồm 2 khu mộ Tảo Thương - mộ những người con của vua Thiệu Trị, Bến Ngự (nằm bên bờ sông Hương), các trụ biểu, Hành Cung Cư Chánh, Trại Bảy (nơi ở của lính bảo vệ lăng Hiếu Đông), đặc biệt là con "đường ngự" dùng để đưa thi hài vua Thiệu Trị vào an táng trong lăng. Sau đó các vua đời sau dùng để đi vào lăng trong các dịp tế lễ hằng năm.
 Lăng Khải Định,(9km) còn gọi là Ứng Lăng là lăng mộ của vua Khải Định (1885-1925), vị vua thứ 12 của triều Nguyễn, toạ lạc trên triền núi Châu Chữ (còn gọi là Châu Ê) bên ngoài kinh thành Huế, nay thuộc xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy. Khải Định lên ngôi năm 1916 ở tuổi 31. Ngay sau khi lên ngôi, ông đã cho xây dựng nhiều cung điện, dinh thự, lăng tẩm cho bản thân và hoàng tộc như điện Kiến Trung, cung An Định, cửa Trường An, cửa Hiển Nhơn, cửa Chương Đức, đặc biệt là Ứng Lăng. Để xây dựng sinh phần cho mình, Khải Định đã tham khảo nhiều tấu trình của các thầy địa lý cuối cùng đã chọn triền núi Châu Chữ làm vị trí để xây cất lăng mộ. Ở vị trí này, lăng Khải Định lấy một quả đồi thấp ở phía trước làm tiền án; lấy núi Chóp Vung vàKim Sơn chầu trước mặt làm "Tả thanh long" và "Hữu bạch hổ"; có khe Châu Ê chảy từ trái qua phải làm "thủy tụ", gọi là "minh đường". Nhà vua đổi tên núi Châu Chữ - vừa là hậu chẩm, vừa là "mặt bằng" của lăng - thành Ứng Sơn và gọi tên lăng theo tên núi là Ứng Lăng.
Xây dựng khởi công ngày 4 tháng 9 năm 1920 do Tiền quân Đô thống phủ Lê Văn Bá là người chỉ huy và kéo dài suốt 11 năm mới hoàn tất. Tham gia xây dựng lăng có rất nhiều thợ nghề và nghệ nhân nổi tiếng khắp cả nước như Phan Văn TánhNguyễn Văn KhảKý DuyệtCửu Sừng... Để có kinh phí xây dựng lăng, vua Khải Định đã xin chính phủ bảo hộ cho phép ông tăng thuế điền 30% trên cả nước và lấy số tiền đó để làm lăng. Hành động này của Khải Định đã bị lịch sử lên án gay gắt . So với lăng của các vua tiền nhiệm, lăng Khải Định có diện tích khiêm tốn hơn nhiều, với kích thước 117 m × 48,5 m nhưng ngược lại cực kỳ công phu và tốn nhiều thời gian. Để xây lăng, Khải Định cho người sang Pháp mua sắt, thép, xi măng, ngói Ardoise..., cho thuyền sang Trung HoaNhật Bản mua đồ sứ, thủy tinh màu... để kiến thiết công trình trên ngọn đồi này.
Về kiến trúc lăng Khải Định được người đời sau thường đặt ra ngoài dòng kiến trúc truyền thống thời Nguyễn bởi cái mới, cái lạ, cái độc đáo, cái ngông nghênh, lạc lõng... tạo ra từ phong cách kiến trúc.
Về tổng thể, lăng là một khối hình chữ nhật vươn lên cao có 127 bậc cấp. Sự xâm nhập của nhiều trường phái kiến trúc như Ấn Độ giáo, Phật giáo, Roman, Gothique... đã để lại dấu ấn trên những công trình cụ thể:
•Những trụ cổng hình tháp ảnh hưởng từ kiến trúc Ấn Độ; •Trụ biểu dạng stoupa của Phật giáo; •Hàng rào như những cây thánh giá khẳng khiu; •Nhà bia với những hàng cột bát giác và vòm cửa theo lối Roman biến thể... Điều này là kết quả của hai yếu tố: sự giao thoa văn hóa Đông - Tây trong buổi giao thời của lịch sử và cá tính của Khải Định.
Cung Thiên Định  Cung này ở vị trí cao nhất là kiến trúc chính của lăng, được xây dựng công phu và tinh xảo. Toàn bộ nội thất trong cung đều được trang trí những phù điêu ghép bằng sành sứ và thủy tinh. Đó là những bộ tranh tứ quý, bát bửu, ngũ phúc, bộ khay trà, vương miện... kể cả những vật dụng rất hiện đại như đồng hồ báo thức, vợt tennis, đèn dầu hỏa... cũng được trang trí nơi đây. Công trình này gồm 5 phần liền nhau:
•Hai bên là Tả, Hữu Trực Phòng dành cho lính hộ lăng;•Phía trước là điện Khải Thành, nơi có án thờ và chân dung vua Khải Định;•Chính giữa là bửu tán, pho tượng nhà vua ở trên và mộ phần phía dưới;
•Trong cùng là khám thờ bài vị của vua.

Bên dưới bửu tán là pho tượng đồng của Khải Định được đúc tại Pháp năm 1920, do 2 người Pháp là P. Ducing và F. Barbedienne thực hiện theo yêu cầu của vua Khải Định. Thi hài nhà vua được đưa vào dưới pho tượng bằng một toại đạo dài gần 30 m, bắt đầu từ phía sau Bi Đình. Phía sau ngôi mộ, vầng mặt trời đang lặn như biểu thị cái chết của vua. Người chịu trách nhiệm chính trong việc kiến tạo những tuyệt tác nghệ thuật trong lăng Khải Định là nghệ nhân Phan Văn Tánh, tác giả của 3 bức bích họa "Cửu long ẩn vân" lớn vào bậc nhất Việt Nam được trang trí trên trần của 3 gian nhà giữa trong cung Thiên Định.
Cầu Tràng tiền

Lịch sử và tên gọi   Căn cứ bài thơ "Thuận Hóa thành tức sự" của nhà thơ Thái Thuận [3], thi sĩ Quách Tấn đã cho rằng dưới thời vua Lê Thánh Tôn, sông Hương đã có cầu. Chiếc cầu đó, được làm bằng song mây bó chặt lại với nhau và nối liền nhau, nên có tên là cầu Mây. Vì cầu có hình cái mống úp lên sông, nên còn có tên là cầu Mống [4]. Trải bao năm tháng, không biết khi nào, cầu Mống được làm lại bằng gỗ, mặt cầu lát bằng ván gỗ lim.
Năm Thành Thái thứ 9 (1897), chiếc cầu trên được nhà cầm quyền Pháp (khi ấy Khâm xứ Trung Kỳ là Levécque) giao cho hãng Eiffel (Pháp) thiết kế (do Gustave Eiffel thiết kế) và khởi công xây dựng lại bằng sắt, đến năm Thành Thái thứ 11 (1899) thì hoàn thành và được mang tên vị vua này [5]. Tổng cộng tiền xây cầu Thành Thái tiêu tốn hết khoảng 400 triệu đồng, là một số tiền lớn vào thời đó[6]. Tổng chiều dài cây cầu lúc bấy giờ là 401,10 m, rộng 6,20 m, gồm 6 nhịp dầm thép hình vành lược (hay hình bán nguyệt); và hình dáng đó về cơ bản được giữ nguyên cho tới ngày nay.
Năm Giáp Thìn (1904), bão lớn làm cầu hư hỏng nặng. Hai năm sau, tức năm Thành Thái thứ 18 (1906)[7], chiếc cầu mới được tu sửa lại, và mặt cầu được đúc bằng bê tông cốt thép.
Năm 1907, khi vua Thành Thái bị thực dân Pháp đày sang đảo Réunion, thì chính quyền thực dân Pháp cho đổi tên là cầu Clémenceau, theo tên của Georges Clemenceau, một Thủ tướng Pháp thời Thế chiến thứ nhất.
Năm 1937, dưới triều vua Bảo Đại, cầu Trường Tiền được trùng tu, cải tạo lớn. Cầu được mở rộng hành lang hai bên cho xe đạp và người đi bộ. Ở hành lang tại vị trí trụ cầu giữa 2 vài có các bao lơn (ban công) phình rộng ra - là nơi nghỉ chân, ngắm cảnh hay tránh nhau.
Năm 1945 chính phủ Trần Trọng Kim đổi tên là cầu Nguyễn Hoàng.
Năm 1946, trong chiến tranh Việt - Pháp, cầu bị Việt Minh đặt mìn, giật sập hai nhịp phía tả ngạn. Hai năm sau cầu được tu sửa tạm để qua lại. Năm 1953, cầu được sửa chữa hoàn chỉnh như cũ.
Trong Sự kiện Tết Mậu Thân, trụ 3 và nhịp 4 bị phá hủy [8], khi quân Mặt trận Giải phóng miền Nam cho giật sập để cắt đường phản công của quân đội Việt Nam Cộng hòa. Sau đó, một chiếc cầu phao được dựng tạm lên bên cạnh để nối đôi bờ; rồi cầu được tu sửa tạm thời.
Sau khi kết thúc chiến tranh (1975); mãi tới năm 1991 cầu Trường Tiền mới được khôi phục, trùng tu lần nữa. Ở lần trùng tu này do Công ty Cầu 1 Thăng Long đảm nhiệm, kéo dài trong 5 năm (1991-1995), có nhiều thay đổi quan trọng, đó là việc dỡ bỏ các ban công ở hành lang hai bên tại vị trí các trụ cầu, lòng cầu (cả đường chính và phụ) bị hẹp lại do phải nẹp thêm hai ống lan can, màu sơn ghi xám thay cho màu nguyên bản từ xưa của cầu là màu nhũ bạc,...[9].
Từ Festival Huế năm 2002, cầu Trường Tiền được lắp đặt một hệ thống chiếu sáng đổi màu hiện đại...

Trong Văn học Nghệ thuật

Mặc dù trải nhiều tên gọi, nhưng từ rất lâu, cái tên cầu Trường Tiền (vì chiếc cầu nằm gần một công trường đúc tiền, gọi tắt làTrường Tiền của nhà Nguyễn  phố Trường Tiền do vua Thành Thái lập năm 1899) vẫn được người dân quen gọi và đã đi vào nhiều bộ môn nghệ thuật...

Thuận Hóa thành tức sự
Tên Cầu Mống đã xuất hiện trong thơ Thái Thuận:
(Quách Tấn dịch)
Ghe thuyền qua lại sớm liền trưa
Cầu Mống giăng sông cửa nước chừa.
Mây lẫn bóng non trời rộng mở,
Gió dồn tiếng sóng biển xa đưa.
Chợ chiều tấp nập thân là lụa,
Nét bút bồi hồi nhịp trúc tơ.
Ca nữ quản bao dòng huyết hận,
Địch đài trổi khúc lạc mai xưa[10].
Sau Cầu Mống, là cầu Trường Tiền. Và công trình này đã nhanh chóng trở thành một thắng cảnh nổi tiếng, và là đề tài của nhiều bộ môn nghệ thuật. Trích giới thiệu:

Cầu Trường Tiền lúc hoàng hôn.
Cầu Trường Tiền trong những câu ca:
Cầu Trường Tiền sáu vài mười hai nhịp
Em theo không kịp
Tội lắm anh ơi!
Bấy lâu mang tiếng chịu lời
Anh có xa em đi nữa
Cũng tại ông Trời nên xa [11].

Cầu Trường Tiền về đêm.
Năm 1905, chiếc cầu được đúc lại bằng bê tông cốt thép, nên có câu:
Chợ Đông Ba đem ra ngoài giại
Cầu Trường Tiền đúc lại xi-mon
Ơi người lỡ hội chồng con
Về đây gá nghĩa vuông tròn nước non...[12]
Năm 1946, trong chiến tranh Pháp - Việt, cầu bị đặt mìn giật sập. Sau đó, lại có câu:
Cầu Trường Tiền bấy nhiêu niên (năm) qua lại,
Kể tự đời Thành Thái đến nay.
Chạnh lòng biết hỏi ai đây,
Việc chi nên nỗi đang tay dứt cầu?

Trên cầu Trường Tiền
Và có ai đó đã đáp lại rằng:
Chí quyết thắng Pháp Tây
Nên cầu nầy phải phá,
Qua sông còn nhiều ngã
Đừng buồn bã em ơi.
Nước non khôi phục được rồi,
Cầu nầy bắc lại, không mấy hồi đó em...
Trong thời gian Nguyễn Bính lưu lạc đến Huế, cầu Trường Tiền cũng đã xuất hiện trong thơ ông:
Cầu cong như chiếc lược ngà
Sông dài mái tóc cung nga buông hờ

Gustave Eiffel người thiết kế cầu Trường Tiền.
Đôi bờ đôi cánh tay vua
Cung nga úp mặt làm thơ thất tình...
...Bồng bồng sáu nhịp cầu cao
Thờ ơ bóng mát nơi nào cũng xanh...
(trích trong Vài nét Huế, 1941)
Sau sự kiện Tết Mậu Thân, cầu Trường Tiền bị bom đạn gây hư hại nặng. Quá xúc cảm, nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng viết bài hát Chuyện một chiếc cầu đã gãy để nói lên sự việc này, có những câu :
...Cầu thân ái đêm nay gẫy một nhịp rồi
Nón lá sầu khóc điệu Nam Ai tiếc thương lời vắn dài
Vì sao không thương mến nhau còn gây khổ đau làm lỡ nhịp cầu...
Ngoài ra, cầu Trường Tiền cũng đã được in trong bộ tem thư của Việt Nam.

Mười hai vài, sáu nhịp

Theo Từ điển tiếng Việt, cái gọi là vài cầu (hay vì cầu)[13], “là kết cấu nối hai nhịp giữa hai mố cầu và tựa lên các mố đó", còn nhịp cầu cũng theo từ điển này là “khoảng cách giữa hai trụ cầu và mố cầu liền nhau”. Theo đó, TS. Trần Đức Anh Sơn cho rằng cầu Trường Tiền thực sự là “mười hai vài, sáu nhịp” chứ không phải là “sáu vài, mười hai nhịp”. Ca dao có câu:
Chợ Đông Ba đem ra góc thành,
Cầu Trường Tiền sáu nhịp bến đò Ghềnh bắc ngang.
Hay:
Cầu Trường Tiền sáu nhịp bắc qua,
Tả Thanh Long, hữu Bạch Hồ đợi khúc âu ca thái bình.
Song đôi khi, để thuận tai, để có vần, có điệu, một vài tác giả dân gian đã đổi từ “mười hai vài, sáu nhịp” sang “sáu vài mười hai nhịp”, như ở câu:
Cầu Trường Tiền sáu vài mười hai nhịp
Anh theo không kịp
Tội lắm em ơi!...[14].


Siêu thị BigC Huế





Lịch sử Quốc Học - Huế được thành lập theo chỉ dụ của vua Thành Thái giao cho ông Ngô Đình Khả làm trưởng giáo và được Toàn quyền Đông Dương ký quyết định ngày 18 tháng 11 năm 1896. Trường đã đổi tên qua nhiều thời kỳ: École Primaire Supérieure (tức Trường Cao đẳng Tiểu học) nhưng thường gọi là Quốc Học (1896-1936), Trường Trung học Khải Định (1936-1954), Trường Trung học Ngô Đình Diệm (1955-1956), và được trở về với tên gốc vào năm 1956 cho đến nay. Tên lúc mới thành lập là "Pháp tự Quốc học Trường môn", đến nay vẫn còn bảng ghi tên đó được lưu tại nhà lưu niệm của trường. Quốc Học - Huế là trường trung học đệ nhất cấp đầu tiên ở Huế. Ngay từ lúc sáng lập, giáo trình được dạy bằng tiếng Việt cùng với tiếng Pháp.[1] Quốc Học được thành lập trên nền của Dinh Thủy sư (nơi huấn luyện binh lính đường thủy của quân đội triều Nguyễn), ban đầu trường được xây dựng theo kiểu cũ, nhà tranh vách đất, tổng cộng có 3 tòa nhà. Địa điểm của trường nằm xoay ra đường Jules Ferry (sau năm 1955 là đường Lê Lợi). Công trình kiến trúc được xây dựng theo kiểu Pháp vào đầu thế kỷ 20.

Pháp tự Quốc học Đường (1896-1915) Lúc mới lập, trường có tên là Pháp tự Quốc học Đường với mục đích giảng dạy tiếng Pháp, chữ Quốc ngữ  chữ Nho ở bậc tiểu học. Trưởng giáo đầu tiên tức hiệu trưởng là Ngô Đình Khả; phụ tá trưởng giáo là Nguyễn Văn Mại.

Collège Quốc học (1915-1936)





Khi chuyển thành trường trung học với bốn lớp đệ thất (lớp 6), đệ lục (lớp 7), đệ ngũ (lớp 8), và đệ tứ (lớp 9) thì trường cũng đổi tên thành Collège Quốc học.[2] Cũng vào thời điểm đó những tòa nhà dùng làm trường sở được xây cất lại bằng gạch ngói.[3]


Lycée Khải Định (1936-1955)

Năm 1936, trường mở rộng và thêm các lớp đệ tam (lớp 10), đệ nhị (lớp 11), và đệ nhất (lớp 12) dưới tên Lycée Khải Định.

Trường Trung học Ngô Đình Diệm (1955-1956)

Sang thời Đệ nhất Cộng hòa Việt Nam, Trường mang tên tổng thống Ngô Đình Diệmnhưng chỉ được một năm thì đổi lại tên cũ là Quốc học nhân kỷ niệm 60 năm thành lập trường.

Những nhân vật liên quan


Tượng Nguyễn Tất Thành ở giữa sân trường
Quốc Học Huế là ngôi trường đào tạo rất nhiều học sinh ưu tú và sau này là những lãnh tụ nổi tiếng của Việt Nam như: Nguyễn Sinh Cung (sau là Hồ Chí Minh, chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa). Nguyễn Sinh Cung học ở Quốc Học vào năm1908, tham gia nhiều vào các phong trào của sinh viên và học sinh chống Pháp vào thời gian đó. Tháng 9 năm 1989, trong sân trường có đặt bức tượng Nguyễn Tất Thành (tức Nguyễn Sinh Cung) bằng thạch cao ở giữa sân trường; bức tượng hiện nay đã được phủ đồng.
Một số cựu học sinh khác: Ngô Đình Diệm (sau là tổng thống Đệ nhất Cộng hòa Việt Nam), Trần Phú (sau là tổng bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam), Hà Huy Tập (sau là tổng bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam), Phạm Văn Đồng (sau là thủ tướng), Võ Nguyên Giáp (sau là đại tướng), Nguyễn Chí Diểu (bí thư Thành uỷ Sài Gòn), Hải Triều Nguyễn Khoa Văn (nhà lý luận Marxist) và nhiều nhà khoa học, văn hóa, nhà văn, nhà thơ như: Tạ Quang BửuTố HữuĐặng Thai MaiNguyễn Lân,Nguyễn Khánh ToànNguyễn Cảnh ToànNguyễn Thúc HàoVõ Liêm SơnLê Văn MiếnHoàng Ngọc CangLê Trí Viễn, bác sĩ Tôn Thất Tùng, bác sĩ Đặng Văn Ngữ, nhà sử học Đào Duy Anh, nhà thơ Xuân Diệu, nhà thơ Huy Cận, nhà thơ Lưu Trọng Lư, nhà thơ Tế Hanh, nhà thơ Nam Trân, nhà thơ Thanh Tịnh, nhà thơ Thúc Tề, nhạc sĩ Trần Hoàn, nhạc sĩ Phạm Tuyên, nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương, nhạc sĩ Tôn Thất Tiết, nhà giáo Nguyễn Lân, GS - NGND Đoàn Trọng Truyến...
Trường có rất nhiều học sinh đoạt giải cao ở trong các kỳ thi trong nước và quốc tế như: Hồ Đình Duẩn (giải Ba kỳ thi Olympic Toán quốc tế năm 1978), Lê Bá Khánh Trình (vô địch kỳ thi Toán quốc tế năm 1979), Hồ Ngọc Hân (vô địch Chung kết năm của chương trình Đường lên đỉnh Olympia năm 2009), Đinh Anh Minh (Huy chương vàng Olympic Vật lý quốc tế lần thứ 41 tại Croatia tháng 07/2010), v.v... Nhiều giáo sư đầu ngành đã từng giảng dạy ở đây như Nguyễn Thúc HàoNguyễn Lân. Bên cạnh truyền thống dạy và học, Quốc Học Huế còn là nơi xuất phát các cuộc đấu tranh chính trị với tên tuổi các thầy giáo Hoàng Thông, Lê Văn Miến, Võ Liêm Sơn, v.v...

Hoàng thành Huế

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Hoàng thành Huế1. Ngọ Môn 2. Hồ Thái Dịch 3. Cầu Trung Đạo 4. Sân Đại Triều 5. Điện Thái Hoà 6. Đại Cung môn 7. Tả vu, Hữu vu 8. Điện Cần Chánh 8a. Điện Võ Hiển 8b. Điện Văn Minh 9a. Điện Trinh Minh 9b. Điện Quang Minh 10. Điện Càn Thành 11. Điện Khôn Thái 11a. Viện Thuận Huy 11b. Viện Dưỡng Tâm 12. Lầu Kiến Trung 13. Thái Bình Lâu 14. Vườn Ngự Uyển 15. Vườn Cơ Hạ 16.Phủ Nội Vụ 17. Triệu Miếu 18. Thái Miếu 19. Cung Trường Sanh 20. Cung Diên Thọ 21. Điện Phụng Tiên 22. Hưng Miếu 23. Thế Miếu 24. Cửu Đỉnh 25. Hiển Lâm Các 26. Cửa Hiển Nhơn 27. Cửa Hoà Bình 28. Cửa Chương Đức 29. Ngự Tiền Văn phòng 30. Lục Viện 31. Điện Minh Thận
Hoàng Thành là vòng thành thứ hai bên trong Kinh thành Huế, có chức năng bảo vệ các cung điện quan trọng nhất của triều đình, các miếu thờ tổ tiên nhà Nguyễn và bảo vệ Tử Cấm Thành - nơi dành riêng cho vua và hoàng gia. Người ta thường gọi chung Hoàng Thành và Tử Cấm Thành là Đại Nội.

Kiến trúcNgọ Môn - Cổng chính của Hoàng thành Huế

Hoàng Thành được xây dựng năm 1804, nhưng mãi đến năm 1833 đời vuaMinh Mạng mới hoàn chỉnh toàn bộ hệ thống cung điện với khoảng hơn 100 công trình.








Hoàng Thành có mặt bằng gần vuông, mỗi bề khoảng 600 mét, xây bằnggạch, cao 4m, dày 1m,[1] xung quanh có hào bảo vệ, có 4 cửa để ra vào: Cửa chính (phía Nam) là Ngọ Môn, phía Đông có cửa Hiển Nhơn, phía Tây có cửa Chương Đức, phía Bắc có cửa Hòa Bình. Các cầu và hồ được đào chung quanh phía ngoài thành đều có tên Kim Thủy.
Hoàng Thành và toàn bộ hệ thống cung điện bên trong được bố trí trên một trục đối xứng, trong đó trục chính giữ được bố trí các công trình chỉ dành cho vua. Các công trình ở hai bên được phân bố chặt chẽ theo từng khu vực, tuân thủ nguyên tắc (tính từ trong ra): “tả nam hữu nữ”, “tả văn hữu võ”. Ngay cả trong các miếu thờ cũng có sự sắp xếp theo thứ tự “tả chiêu hữu mục” (bên trái trước, bên phải sau, lần lượt theo thời gian).[2]

 

Các khu vực bên trong Hoàng thành

.

  • Khu vực dành cho bà nội và mẹ vua (phía sau, bên phải), gồm hệ thống cung Trường Sanh (dành cho các Thái hoàng Thái hậu) vàcung Diên Thọ (dành cho các Hoàng Thái hậu).
  • Khu vực dành cho các hoàng tử học tập, giải trí như vườn Cơ Hạđiện Khâm văn... (phía sau, bên trái).
  • Ngoài ra còn có kho tàng (Phủ Nội Vụ) và các xưởng chế tạo đồ dùng cho hoàng gia (phía trước vườn Cơ Hạ)
  • Khu vực Tử Cấm Thành nằm trên cùng một trục Bắc-Nam với Hoàng Thành và Kinh Thành, gồm một vòng tường thành bao quanh khu vực các cung điện như
Đến nay, trải qua bao biến động và thời gian, hàng trăm công trình kiến trúc ở Đại Nội chỉ còn lại ít ỏi chiếm không đầy một nửa con số ban đầu.

Các di tích bên trong Hoàng Thành

Ngọ Môn  Bài chi tiết: Ngọ Môn (hoàng thành Huế)

Ngọ Môn là cổng chính phía nam của Hoàng thành Huế được xây dựng vào năm Minh Mạng 14 (1804). Ngọ Môn có nghĩa đen là Cổng giữa trưa hay Cổng xoay về hướng Ngọ, là cổng lớn nhất trong 4 cổng chính của Hoàng thành Huế. Về mặt từ nguyên, Ngọ Môn có nghĩa là chiếc cổng xoay mặt về hướng Ngọ, cũng là hướng Nam, theo Dịch học là hướng dành cho bậc vua Chúa.

Điện Thái Hoà và Sân Đại Triều Nghi


Điện Thái Hoà và Sân Đại Triều Nghi
Điện Thái Hoà là cung điện nằm trong khu vực Đại Nội của kinh thành Huế. Điện cùng với sân chầu là địa điểm được dùng cho các buổi triều nghi quan trọng của triều đình như: lễ Đăng Quang, sinh nhật vua, những buổi đón tiếp sứ thần chính thức và các buổi đại triều được tổ chức 2 lần vào ngày mồng 1 và 15 âm lịch hàng tháng. Trong chế độ phong kiến cung điện này được coi là trung tâm của đất nước. Điện được xây dựng vào năm 1805 thời vua Gia Long. Năm 1833 khi vua Minh Mạng quy hoạch lại hệ thống kiến trúc cung đình ở Đại Nội, trong đó có việc cho dời điện về mé nam và làm lại đồ sộ và lộng lẫy hơn.

Hưng Tổ Miếu còn gọi là Hưng Miếu là ngôi miếu thờ cha mẹ vua Gia Long (ông Nguyễn Phúc Luân(hay Nguyễn Phúc Côn) và bà Nguyễn Thị Hoàn), vị trí ở tây nam hoàng thành (cách Thế Miếu chừng 50 mét về phía Bắc).

Thế Tổ Miếu

Thế tổ miếu
Thế Tổ Miếu thường gọi là Thế Miếu tọa lạc ở góc tây nam bên trong Hoàng thành Huế, là nơi thờ các vị vua triều Nguyễn. Đây là nơi triều đình đến cúng tế các vị vua quá cố, nữ giới trong triều (kể cả hoàng hậu) không được đến tham dự các cuộc lễ này.

Triệu Tổ Miếu

Bài chi tiết: Triệu Tổ Miếu (hoàng thành Huế)

Triệu Tổ miếu còn gọi là Triệu Miếu, được xây dựng năm Gia Long thứ 3 (1804). Miếu này nằm ở phía bắc của Thái Miếu trong hoàng thành Huế, là miếu thờ Nguyễn Kim, thân sinh của chúa Tiên Nguyễn Hoàng.

Thái Tổ Miếu

Bài chi tiết: Thái Tổ Miếu (hoàng thành Huế)

Thái Tổ Miếu còn gọi là Thái Miếu là miếu thờ các vị chúa Nguyễn, từ Nguyễn Hoàng đến Nguyễn Phúc Thuần. Miếu được xây dựng từ năm Gia Long 3 (1804) ở góc đông nam trong Hoàng thành, đối xứng với Thế Tổ Miếu ở phía tây nam.



Diên Thọ chính điện Cung Diên Thọ tên ban đầu là cung Trường Thọ, các tên khác là Từ Thọ, Gia Thọ, Ninh Thọ; được bắt đầu xây dựng năm 1803 để làm nơi sinh hoạt của Hoàng Thái Hậu của triều Nguyễn.

Cung Trường Sanh

Bài chi tiết: Cung Trường Sanh

Cung Trường Sanh hay Cung Trường Sinh (còn có tên gọi khác là Cung Trường Ninh), được xây dựng vào năm Minh Mạng thứ nhất (1821) ở phía Tây Bắc Hoàng thành với vai trò ban đầu là hoa viên, nơi các vua triều Nguyễn mời mẹ mình đến thăm thú ngoạn cảnh. Về sau cung được được chuyển thành nơi ăn ở sinh hoạt của một số bà hoàng thái hậu và thái hoàng thái hậu. Trong thời kỳ rực rỡ nhất, kiến trúc cảnh quan của Cung Trường Sanh được vua Thiệu Trịxếp vào hàng thứ bảy của thắng cảnh đất Thần Kinh.

Hiển Lâm Các

Bài chi tiết: Hiển Lâm Các

Hiển Lâm Các được xây dựng vào năm 1821 và hoàn thành vào năm 1822 thời vua Minh Mạng nằm trong khu vực miếu thờ trong hoàng thành Huế, cao 17m và là công trình kiến trúc cao nhất trong Hoàng Thành. Đây được xem là đài kỷ niệm ghi nhớ công tích của các vua nhà Nguyễn và các quan đại thần có công lớn của triều đại.

Cửu Đỉnh

Cửu đỉnh tại Huế
Cửu Đỉnh của nhà Nguyễn là chín cái đỉnh bằng đồng đặt ở trước Hiển Lâm Các đối diện với Thế Miếu, phía tây nam Hoàng hành Huế. Tất cả đều được đúc ở Huế vào cuối năm 1835, hoàn thành vào đầu năm 1837. Mỗi đỉnh có một tên riêng ứng với một vị hoàng đế của triều Nguyễn, chúng có trọng lượng khác nhau và hình chạm khắc bên ngoài đỉnh cũng khác nhau. 9 đỉnh đó là: Cao Đỉnh, Nhân Đỉnh, Chương Đỉnh, Anh Đỉnh, Nghị Đỉnh, Thuần Đỉnh, Tuyên Đỉnh, Dụ Đỉnh, và Huyền Đỉnh.

Điện Phụng Tiên

Điện Phụng Tiên
Bài chi tiết: Điện Phụng Tiên
Điện Phụng Tiên là một ngôi điện nằm ở gần cửa Chương Đức, phía trước Cung Diên Thọ, cửa tây của Hoàng Thành được vua Gia Long và vua Minh Mạng xây dựng dùng để thờ cúng các vua triều Nguyễn. Khác với Thế Miếu, điện này tuy cũng thờ các vị vua và hoàng hậu nhà Nguyễn nhưng nữ giới trong triều được phép đến đây cúng tế. Ngoài ra, nó còn là nơi lưu trữ nhiều bảo vật của nhiều đời vua nhà Nguyễn. Tháng 2 năm 1947, toàn bộ điện bị đốt cháy, hiện nay chỉ còn lại cửa Tam Quan và vòng tường thành còn tương đối nguyên vẹn.

Chùa Thiên Mụ


Chùa Thiên Mụ(񣘠天姥)
天姥寺 (Thiên Mụ tự)
ThienMuPagoda.jpg
Tháp Phước Duyên
Chùa Thiên Mụ (񣘠天姥) hay còn gọi là chùa Linh Mụ là một ngôi chùa cổ nằm trên đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương, cách trung tâm thành phố Huế (Việt Nam) khoảng 5 km về phía tây. Chùa Thiên Mụ chính thức khởi lập năm Tân Sửu (1601), đời chúa Tiên Nguyễn Hoàng -vị chúa Nguyễn đầu tiên ở Đàng Trong.

Lịch sử 

 Trước thời điểm khởi lập chùa, trên đồi Hà Khê có ngôi chùa cũng mang tên Thiên Mỗ hoặc Thiên Mẫu, là một ngôi chùa của người Chăm1.
Truyền thuyết kể rằng, khi chúa Nguyễn Hoàng vào làm Trấn thủ xứ Thuận Hóa kiêm trấn thủ Quảng Nam, ông đã đích thân đi xem xét địa thế ở đây nhằm chuẩn bị cho mưu đồ mở mang cơ nghiệp, xây dựng giang sơn cho dòng họ Nguyễn sau này. Trong một lần rong ruổi vó ngựa dọc bờ sông Hương ngược lên đầu nguồn, ông bắt gặp một ngọn đồi nhỏ nhô lên bên dòng nước trong xanh uốn khúc, thế đất như hình một con rồng đang quay đầu nhìn lại, ngọn đồi này có tên là đồi Hà Khê.
Người dân địa phương cho biết, nơi đây ban đêm thường có một bà lão mặc áo đỏ quần lục xuất hiện trên đồi, nói với mọi người: "Rồi đây sẽ có một vị chân chúa đến lập chùa để tụ linh khí, làm bền long mạch, cho nước Nam hùng mạnh". Vì thế, nơi đây còn được gọi là Thiên Mụ Sơn 2.
Tư tưởng lớn của chúa Nguyễn Hoàng dường như cùng bắt nhịp được với ý nguyện của dân chúng. Nguyễn Hoàng cả mừng, vào năm 1601 đã cho dựng một ngôi chùa trên đồi, ngoảnh mặt ra sông Hương, đặt tên là "Thiên Mụ".

Tên gọi Dựa theo huyền thoại, đồng thời căn cứ hình dạng Hán tự từng ghi trên bao tài liệu cấu tạo bằng nhiều chất liệu, đủ khẳng định rằng trong tên Thiên Mụ, ngữ tố "Thiên" có nghĩa là "trời".

Năm 1862, dưới thời vua Tự Đức, để cầu mong có con nối dõi, nhà vua sợ chữ "Thiên" phạm đến Trời nên cho đổi từ "Thiên Mụ" thành "Linh Mụ" (hay "Bà mụ linh thiêng").
Vấn đề kiêng cữ như đã nêu chỉ diễn tiến từ năm Nhâm Tuất (1862) cho tới năm Kỷ Tỵ (1869). Sau đó, người dân thoải mái gọi hai tên: chùa Thiên Mụ và chùa Linh Mụ.
Vì rằng từ "Linh" đồng nghĩa với "Thiêng", âm người Huế khi nói "Thiên" nghe tựa "Thiêng" nên khi người Huế nói "Linh Mụ", "Thiên Mụ" hay "Thiêng Mụ" thì người nghe đều hiểu là muốn nhắc đến ngôi chùa này.
Một số người còn đặt tên cho chùa là Tiên Mụ (hay "Bà mụ thần tiên"). Cách gọi này không được giới nghiên cứu chấp nhận.

Kiến trúc

Chính điện
Chùa Thiên Mụ chính thức khởi lập năm Tân Sửu (1601), đời chúa Tiên - Nguyễn Hoàng.
Dưới thời chúa Quốc -Nguyễn Phúc Chu (1691-1725) theo đà phát triển và hưng thịnh của Phật giáo xứ Đàng Trong, chùa được xây dựng lại quy mô hơn. Năm 1710, chúa Quốc cho đúc một chiếc chuông lớn,nặng tới trên hai tấn, gọi là Đại Hồng Chung, có khắc một bài minh trên đó. Đến năm 1714, chúa Quốc lại cho đại trùng tu chùa với hàng chục công trình kiến trúc hết sức quy mô như điện Thiên Vươngđiện Đại Hùng, nhà Thuyết Pháp, lầu Tàng Kinh, phòng Tăng, nhà Thiền... mà nhiều công trình trong số đó ngày nay không còn nữa. Chúa Quốc còn đích thân viết bài văn,khắc vào bia lớn (cao 2m60,rộng 1m2) nói về việc xây dựng các công trình kiến trúc ở đây,việc cho người sang Trung Quốc mua hơn 1000 bộ kinh Phật đưa về đặt tại lầu Tàng Kinh, ca tụng triết lý của đạo Phật, ghi rõ sự tích Hòa thượng Thạch Liêm - người có công lớn trong việc giúp chúa Nguyễn chấn hưng Phật giáo ở Đàng Trong. Bia được đặt trên lưng một con rùa đá rất lớn, trang trí đơn sơ nhưng tuyệt đẹp.
Với cảnh đẹp tự nhiên và quy mô được mở rộng ngay từ thời đó, chùa Thiên Mụ đã trở thành ngôi chùa đẹp nhất xứ Đàng Trong. Trải qua bao biến cố lịch sử, chùa Thiên Mụ đã từng được dùng làm đàn Tế Đất dưới triều Tây Sơn (khoảng năm 1788), rồi được trùng tu tái thiết nhiều lần dưới triều các vua nhà Nguyễn.
Năm 1844, nhân dịp mừng lễ "bát thọ" của bà Thuận Thiên Cao Hoàng hậu (vợ vua Gia Long, bà nội của vua Thiệu Trị), vua Thiệu Trị kiến trúc lại ngôi chùa một cách quy mô hơn: xây thêm một ngôi tháp bát giác gọi là Từ Nhân (sau đổi là Phước Duyên), đình Hương Nguyện và dựng 2 tấm bia ghi lại việc dựng tháp, đình và các bài thơ văn của nhà vua.

Tháp Phước Duyên

Tháp Phước Duyên là một biểu tượng nổi tiếng gắn liền với chùa Thiên Mụ. Tháp cao 21 m, gồm 7 tầng, được xây dựng ở phía trước chùa vào năm 1844. Mỗi tầng tháp đều có thờ tượng Phật. Bên trong có cầu thang hình xoắn ốc dẫn lên tầng trên cùng, nơi trước đây có thờ tượng Phật bằng vàng. Phía trước tháp là đình Hương Nguyện, trên nóc đặt Pháp luân (bánh xe Phật pháp, biểu tượng Phật giáo.Pháp luân đặt trên đình Hương Nguyện quay khi gió thổi).
Trận bão năm 1904 đã tàn phá chùa nặng nề. Nhiều công trình bị hư hỏng, trong đó đình Hương Nguyện bị sụp đổ hoàn toàn (nay vẫn còn dấu tích). Năm 1907, vua Thành Thái cho xây dựng lại, nhưng chùa không còn được to lớn như trước nữa. Hai bên tháp có hai nhà tứ giác, đặt hai tấm bia đời Thiệu Trị. Sâu vào bên trong là hai nhà lục giác, một nhà để bia và một nhà để quả chuông đúc đời chúa Nguyễn Phúc Chu.
Chùa Thiên Mụ được xếp vào 20 thắng cảnh đất Thần Kinh với bài thơ Thiên Mụ chung thanh do đích thân vua Thiệu Trị sáng tác và được ghi vào bia đá dựng gần cổng chùa.
Thiên Mụ Chung Thanh
Cao cương cổ sát trấn điền xuyên
Nguyệt tướng thường viên tự tại thiên
Bách bát hồng thanh tiêu bách kết
Tam thiên thế giới tỉnh tam duyên
Tăng hoằng ngọ nhật u minh cảm
Liêu lượng dần tiêu đạo vị huyền
Phật tích Thánh công thùy hải vũ
Thiện nhân tăng quả phổ cai diên.
Dịch thơ: Tiếng Chuông Thiên Mụ
Trên bến gò xưa chùa lập ra
Bên trời tự tại mãi Gương Nga
Tiếng ngân trăm tám tan trăm oán
Thế giới ba ngàn giải nợ ba
Chuông động giữa trưa miền tối
Kinh gieo canh sớm đạo tăng gia
Truyền công Phật Thánh tràn non nước
Nhân quả ươm lành khắp chốn xa
Qua nhiều đợt trùng tu lớn nhỏ, ngoài những công trình kiến trúc như tháp Phước Duyên, điện Đại Hùng, điện Địa Tạng, điện Quan Âm... cùng bia đá, chuông đồng, chùa Thiên Mụ ngày nay còn là nơi có nhiều cổ vật quí giá không chỉ về mặt lịch sử mà còn cả về nghệ thuật. Những bức tượng Hộ Pháp, tượng Thập Vương, tượng Phật Di Lặc, tượng Tam Thế Phật... hay những hoành phi, câu đối ở đây đều ghi dấu những thời kỳ lịch sử vàng son của chùa Thiên Mụ.
Trong khuôn viên của chùa là cả một vườn hoa cỏ được chăm sóc vun trồng hàng ngày. Ở đó, hòn non bộ của vị tổ nghề hát tuồng Việt Nam là Đào Tấn được đặt gần chiếc xe ô tô - di vật của cố Hòa thượng Thích Quảng Đức để lại trước khi châm lửa tự thiêu để phản đối chính sách đàn áp Phật giáo của chế độ Ngô Đình Diệm năm 1963.
Cuối khu vườn là khu mộ tháp của cố Hòa thượng Thích Đôn Hậu, vị trụ trì nổi tiếng của chùa Thiên Mụ, người đã cống hiến cả cuộc đời mình cho những hoạt động ích đạo giúp đời.

Đàn Xã Tắc (Huế)


Đàn xã tắc triều Nguyễn (1914).jpg 

Lịch sử  Đàn Xã Tắc được xây dưới thời vua Gia Long vào tháng 4 năm 1806 để tế cúng thần đất (xã) và thần ngũ cốc (tắc). Lúc xây đàn, triều đình nhà Nguyễn đã huy động tất cả dinh trấn trong cả nước cống nạp đất sạch để đắp.

Trước đây, đàn được tổ chức tế lễ mỗi năm hai lần, vào mùa xuân và mùa thu, và lễ tế đàn Xã tắc được xếp vào hàng "đại tự", cách ba năm (vào các năm Tý, Ngọ, Mão, Dậu) đích thân nhà vua đến làm lễ.
Ví trí Đàn Xã Tắc nằm tại phường Thuận Hòa, thành nội Huế, trong ô phố giới hạn bởi 4 mặt: mặt Bắc - đường: Ngô Thời Nhiệm, mặt Nam - đường Trần Nguyên Hãn , mặt Đông - đường Trần Nguyên Đán, mặt Tây - đường Nguyễn Cư Trinh. Theo sách Đại Nam thực lục của Quốc sử quán triều Nguyễn, đàn Xã Tắc được xây dựng dưới thời Gia Long tháng 4-1806 để tế cúng thần đất và thần ngũ cốc. Triều đình huy động tất cả dinh trấn trong cả nước đều phải cống đất sạch để đắp đàn.
Sau khi đàn Xã Tắc được xây dựng xong, triều đình nhà Nguyễn rất chú trọng việc cúng tế ở đàn này. Ý nghĩa của việc tế lễ đàn Xã Tắc cũng quan trọng không kém việc tế ở đàn Nam Giao và cùng được xếp ở bậc đại tự (trong ba bậc đại tự, trung tự và quần tự). Theo qui định của triều Nguyễn, vào các nămNgọMãoDậu, vua “ngự giá” làm lễ tế đàn Xã Tắc, những năm còn lại các ban đại thần thay nhau thực hiện công việc này. Từ thời Minh Mạng trở đi, triều đình tổ chức cúng tế đàn Xã Tắc mỗi năm hai lần vào tháng 2 và tháng 8 âm lịch. Cả 13 đời vua Nguyễn nói chung đều thân hành đến làm chủ lễ ở đàn Xã Tắc.
Như vậy xét về mặt kiến trúc, Đàn Xã Tắc và Đàn Nam Giao có cùng kiến trúc nhưng xét về chức năng, nhiệm vụ, chúng khác nhau hoàn toàn. Đàn Xã Tắc và Đàn Nam Giao nắm giữ một nhiệm vụ hết sức quan trọng trong triều đình nhà Nguyễn - là cầu nối giữa vua, quan với thánh thần, giữa dân chúng với vua của mình.

Mô tả Tổng quát

Đàn Xã Tắc đã được đắp dựng với qui mô tương đối lớn. Đàn gồm hai tầng, đều hình vuông, tầng trên cao 1,6m, mỗi cạnh dài gần 30m, mặt nền tô năm màu theo ngũ phương (chính giữa màu vàng, nam màu đỏ, bắc màu đen, tây màu trắng, đông màu xanh). Tầng dưới cao 1,23m, mỗi cạnh dài 73m. Cả hai tầng đều có xây lan can gạch, cao hơn 90 cm; lan can tầng trên tô màu vàng, tầng dưới tô màu đỏ. Xung quanh đàn có tường thấp bao quanh. Mở cửa ở ba mặt: bắc, tây và đông. Trước đàn có đào hồ vuông làm minh đường.
  • Chi tiết
Tầng đàn chính, làm bằng gạch vồ dày 0,8m, hình vuông mỗi cạnh dài 30m, giữa bốn cạnh là bốn bậc cấp đi lên. Kết cấu của hệ thống gia cố móng bó tầng một được xác định gồm khoảng 12 lớp đất sét, vôi, cát và gạch ngói vỡ nén chặt.
Nền tầng một được cấu tạo bằng nhiều lớp đất khác nhau được đầm một cách rất công phu, mỗi lớp dày khoảng 15 cm , phần đất sạch này là phần đất trên nhiều miền của Tổ quốc đóng góp về đây để lập nên đàn.
Tầng hai cũng hình vuông mỗi cạnh dài 74m, phần bó tạo bởi lớp đá gan gà chồng lên nhau dày 1,7-1,8m. Nền tầng hai gồm sáu tầng đất khác loại nằm chồng lên nhau theo chiều ngang. Cùng với bia "Thái xã chi thần" đang tồn tại, một chân bia đá thanh lớn cũng được phát hiện kèm theo rất nhiều hiện vật là chân tảng đá thanh và đá gan gà dùng để cắm tàn, lọng, cờ... nằm rải rác trong khu vực...

Tình trạng Sau năm 1945:

Đàn Xã Tắc không còn được sử dụng đúng như chức năng vốn có. Đến những năm 1970-1974, toàn bộ phần đất khu vực đền chính và khu vực la thành được giao cho quân đội Sài Gòn nắm giữ và được trưng dụng làm nhà ở, số người sinh sống ở khu vực này lúc bấy giờ có khi lên đến 500 người.
  • Từ sau năm 1975 đến nay:
Đàn hoàn toàn biến mất và chỉ còn sót lại chỉ còn tấm biển "Thái Xã Chi Thần".

Trùng tu

Phục chế Đàn Xã Tắc - Huế
  • Khó khăn:
    1. Khó khăn nhất của việc trùng tu chính là việc giải tỏa nhân dân trong khu vực đàn, số người sinh sống tăng nhanh và số nhà ở xây dựng trái phép khá nhiều.
    2. Trùng tu đền chính gặp nhiều khó khăn do đàn tế nằm ở vị trí trung tâm của tổng thể kiến trúc có hai tầng, hình vuông nay chỉ là một gò đất có dạng hình thoi, cao khoảng 1,5m, dài 80m, rộng 22m, nằm ở vị trí trung tâm của con đường nối từ bờ tây của hồ Xã Tắc đến bình phong hậu, có tên là đường Xã Tắc. Mọi dấu vết kiến trúc của khu vực đàn tế cũng như các lan can và tường thành bảo vệ hầu hết đã không còn, ngoại trừ một số gạch và đá cổ nằm rải rác quanh gò đất.
    3. Thiếu khuôn mẫu thực tế do không còn sách vở, thư tịch cổ hay hình ảnh miêu tả chính xác kiến trúc và mặt bằng tổng thể Đàn Xã Tắc.
  • Thuận lợi:
    1. Nhiều tư liệu thư tịch, hình ảnh về đàn vẫn còn... Một số thành tố kiến trúc quan trọng như bình phong hậu, hồ nước, bia “Thái Xã Chi Thần”, nền móng đàn... vẫn còn tồn tại.
    2. Kiến trúc đàn Xã Tắc và đàn Nam Giao hao hao giống nhau, Đàn Nam Giao may mắn còn tồn tại, và đây chính là khuôn mẫu thực tế, khuôn mẫu sống để phục dựng đàn Xã Tắc.
    3. Kiến trúc phục dựng đàn còn một khuôn mẫu sống nữa để chúng ta phục dựng nhờ vào tư liệu chính là Đàn Sơn Xuyên.