Thứ Năm, 22 tháng 10, 2015

2015 Hội nghị Quốc tế thường niên về Quản lý khoa Lâm sàng

Giáo sư Viên Chung
  Bài diễn thuyết sâu sắc của một vị Giáo sư bên Tàu đã nói đúng thực trạng đáng báo động của nền Y khoa hiện nay, khiến cả hội trường với hơn 300 người nghe phải tĩnh lặng.
                          
Trong “Hội nghị Quốc tế thường niên về Quản lý khoa Lâm sàng”, Giáo sư Viên Chung, Giám đốc nhà xuất bản Đại học Y khoa Dung Hợp Trung Quốc đã phát biểu chủ đề diễn thuyết mang tên “Bác sĩ làm việc thích ứng với văn hóa”. Ngữ điệu của ông bình thường nhưng lại chỉ ra những sai lầm khắp nơi, rất nhiều ví dụ làm cho người ta phải suy nghĩ sâu sắc; Hội trường với hơn 300 người nghe đều lặng ngắt như tờ. Rốt cục, Giáo sư Viên Chung đã nói đến những điều gì?

Dưới đây là toàn bộ bài diễn thuyết của ông:

Một người tìm anh xem bệnh, họ đem hết những việc riêng tư của mình nói cho anh biết, cởi hết quần áo cho anh kiểm tra, đem hết những thống khổ kể cho anh, đem cả sinh mệnh mà giao cho anh, những người này (Bác sĩ) chỉ đứng thứ hai sau Thần, chứ không còn là một người bình thường nữa .

Bởi vì có thương yêu mới có việc chữa bệnh và bệnh viện, nếu như sự yêu thương này mất đi thì không thể gọi là chữa bệnh, mà nó trở thành giao dịch, một giao dịch sẽ không có sự tôn nghiêm.

Khi đài Truyền hình Trung ương truyền bá những quảng cáo giả dối: “Ngậm ăn đông trùng hạ thảo”, “Cuộc sống số một”…, thì chúng ta có thể nói trắng ra rằng: toàn bộ các nhánh sông đều đã bị ô nhiễm, không có con cá nào có thể thoát khỏi bị ô nhiễm, phương pháp hành xử  ô nhiễm chỉ có thể là bắt đầu từ thượng du.

Thường xuyên có nhiều Sinh viên hỏi tôi tính Nhân văn của Y khoa có chỗ lợi ích nào? Tôi muốn từ hai mặt mà nói:  mặt thứ nhất là giá trị Quan, mặt thứ hai là giá trị Nhân văn. Giá trị Quan là Đạo, giá trị Nhân văn là Thuật.

Sự tôn nghiêm bên trong giá trị Quan:      

Đầu tiên, tôi muốn nói một chút về “Đạo”. Hiện nay đã đến cuối năm rồi, rất nhiều bệnh viện đều sẽ mở Đại hội tổng kết trong tháng này. Tôi có nghe qua một chút khi Viện trưởng bệnh viện bắt đầu Đại hội, ông nói: “Một năm đã qua, trải qua nỗ lực không ngừng của toàn thể công nhân viên chức bệnh viện, bệnh nhân nằm ở viện chúng ta tăng 20%, bệnh nhân ở phòng khám bệnh của chúng ta tăng 30%, thu nhập của chúng ta tăng thêm 10%”.

Thế đấy, những lời này có phải là có vấn đề gì không? Có thể các vị Giám đốc, và các Bác sĩ ngồi đây đều sẽ cảm thấy đây là một việc rất tự nhiên. Kỳ thực, tôi nói cho mọi người biết: những lời này không nên được nói ra từ một Viện trưởng, mà phải là lời của nhà Kinh doanh, Viện trưởng chúng ta nên nói những điều gì? Điều chúng ta nên nói là: “Chúng ta đã chữa khỏi cho bao nhiêu người, chúng ta đã giúp được cho bao nhiêu người” ?.

Chúng ta đã quên mất cái gì gọi là bệnh viện, chẳng phải giá trị Quan đã gặp bất trắc.Cũng có Bác sĩ nói cho tôi biết: bản thân anh ta làm Bác sĩ là để kiếm tiền. Điều này vốn không sai, nhưng tôi muốn nói cho các vị rằng: nếu chỉ muốn kiếm tiền thì đừng bao giờ làm Bác sĩ !. Có nhiều công việc trong xã hội này so với nghề Bác sĩ vẫn kiếm được rất nhiều tiền, buôn bán bất động sản, khai thác mỏ, tài chính, IT… Thế nhưng, chỉ có hai nghề vừa kiếm ra tiền vừa được sự tôn nghiêm, một là Bác sĩ, hai là Giáo viên. Ở Nhật Bản, chỉ có hai nghề có thể được gọi là “Tiên sinh”, đó chính là hai nghề này: Bác sĩ và Giáo viên !.

Tôi có một người bạn, là Trưởng phòng Nghiên cứu Khoa học bệnh viện Hiệp Hòa, Bắc Kinh Trung Quốc, ông ta là người Tân Cương. Ông ấy từng kể cho tôi một chuyện, người Duy Ngô Nhĩ tin rằng: con người khi chết đi có thể lên trời, nhưng không phải ai cũng có cơ hội lên trên đó, mà phải trải qua thảo luận tập thể. Tham quan, công an xấu, trật tự đô thị xấu ... phải bị đọa xuống địa ngục; nhưng chỉ có hai nghề có thể lên trời mà chẳng cần bàn cãi nhiều, đó chính là nghề Bác sĩ và Giáo viên !.

Điều gì gọi là tôn nghiêm? Tôi cũng là một Bác sĩ, tôi cũng có nhận thức về điều này. Một người tìm tôi xem bệnh, đem hết những tâm tư thầm kín kể cho tôi nghe, cởi hết quần áo cho tôi kiểm tra, đem hết những thống khổ nói cho tôi biết, giao cả sinh mệnh cho tôi, loại người này chỉ xếp sau Thần mà thôi, không phải người bình thường.Nếu như Bác sĩ không xem thật kỹ bệnh mà chỉ xem túi tiền của người bệnh, người bệnh sẽ hận các vị đến chết !.

Cơ Đốc Giáo có hai điều rất quan trọng: một là quan niệm Thần thánh, hai là tinh thần Bác ái. Quan niệm Thần thánh cho tôi biết Bác sĩ là tập thể những người ưu tú. Hội trưởng Hiệp hội Bác sĩ Trung Quốc là Trương Nhạn Linh từng nói với tôi, ông ấy đến Nhật Bản vào thập niên 90. Ở Nhật lúc đó có một người thường xuyên đến thăm hỏi các Bác sĩ, điều này khiến tập thể Bác sĩ Trung Quốc rất lấy làm lạ, “Chúng tôi không phải đoàn đại biểu chính trị, cũng không phải đoàn đại biểu kinh tế, cũng không phải đoàn đại biểu ngoại giao, chỉ là một nhóm Bác sĩ” !.  Cuối cùng, người kia mới nói một câu: “Tôi cả đời muốn làm Bác sĩ, nhưng thi không đậu, thế nên tôi tôn kính Bác sĩ” !.

Chủ tịch bệnh viện Hòa Mục Gia, Bắc Kinh, Lý Bích Tinh, là người Do Thái, bà từng nói với tôi vì sao người Do Thái nhiều người thành công, thông minh hơn những người khác. Kỳ thực là vì người Do Thái có quan niệm Thần thánh. Người Do Thái tin rằng: họ là con dân của Thượng Đế, cho nên họ so với người khác càng nỗ lực, càng chăm chỉ, cũng càng dễ thành công !.

Bác sĩ nếu có được quan niệm Thần thánh, họ sẽ là những người ưu tú nhất, bất kể là ở phương diện nào, dù cho là thầy thuốc làng, họ cũng sẽ là những người ưu tú nhất nơi đó !. Hai ngày trước, Đài Loan có một Bác sĩ rất ưu tú là Kha Văn Triết, hiện đã thành Thị trưởng thành phố Đài Bắc. Không chỉ là Bác sĩ, ông còn là Lãnh đạo,một Bác sĩ giỏi không chỉ về chuyên môn, mà còn về nhân phẩm, nó giúp ông sự ủng hộ và tán thành của mọi người.

Tuy nhiên, ai ai trong chúng ta cũng biết, mấy năm nay xã hội chúng ta phải đối mặt với rất nhiều vấn đề. Sinh viên Y khoa Đại học Phục, Thượng Hải, đầu độc chết chính bạn học cùng ký túc xá, cậu ta đã nói một câu: “Tôi là ‘cái xác người trống rỗng’, không có giá trị Quan”!.

Tôi không biết mọi người có từng nghĩ tới chưa, tại sao cậu ta là “cái xác người trống rỗng”? Suy nghĩ một chút mấy năm nay, vẫn có một số Sinh viên Đại học giết người, như Mã Gia Tước, Dược Gia Hâm. Những năm nay chúng ta đã sáng tạo ra tài phú vật chất cực lớn, thế nhưng chúng ta đã sáng tạo được tài phú tinh thần chưa? Mọi người có thể để tay lên ngực tự hỏi lòng mình. Quốc gia chúng ta có rất nhiều mỹ đức truyền thống, lòng yêu nước, yêu quê hương, giảng hiếu tận, giảng cần kiệm, giảng lấy đức phục người, giảng thiên hạ công bằng, giảng tiết kiệm phục lễ, khắc kỷ phục lễ (lời của Khổng Tử: ước chế tự thân khôi phục lễ nghĩa), giảng lễ nghĩa nhân trí tín, thế nhưng dường như hiện nay chẳng ai giảng về điều này nữa !.

Sự cứu rỗi của tinh thần Nhân văn:
Thư cục Trung Hoa vừa xuất bản hai cuốn tài liệu giảng dạy cơ sở văn hóa truyền thống Trung Hoa của Đài Loan. Các bạn Đài Loan của tôi đều cho tôi biết, họ từ nhỏ đều đọc “Luận ngữ”, còn chúng ta thì làm gì?Bài học đạo đức phẩm cách tư tưởng của chúng ta ở tập thể là “bịt tai lại mà đi trộm chuông”. Có Giáo sư Bắc Đại nói rằng: chúng ta mấy năm nay đều bồi dưỡng rất nhiều “người tư tưởng ích kỷ một cách tinh xảo”, cái gì gọi là người tư tưởng ích kỷ một cách tinh xảo? “Tinh xảo” là thông minh, “tư lợi” là mọi thứ đều lấy tự ngã làm trung tâm.

Chúng ta nên thật sự phản tỉnh lại, có một lần tôi và Sa Beining nói chuyện tại Vũ Hán, ông ta hỏi tôi: “Ngành nghề chữa bệnh như thế nào?”. Tôi liền đáp lại: “Trước hết đừng nói ngành nghề chữa bệnh như thế nào, khi Đài Truyền hình Trung ương truyền bá những quảng cáo giả dối như “Ngậm ăn đông trùng hạ thảo” “Life No.1”…, đã nói rõ toàn thể dòng sông đã bị ô nhiễm, không có con cá nào thoát khỏi ô nhiễm, cách hành xử  ô nhiễm là khởi từ thượng du. Tổng bí thư trung ương Đảng là họ Tập, hiện đang xử lý thượng du, dòng sông có lẽ rất nhanh sạch sẽ” !.

Điều này kỳ thực là giá trị Quan. Các vị đều là những Chuyên gia lớn nắm giữ kỹ thuật tiên tiến các loại, có đầy người bản lĩnh có thể làm hai chuyện. Một là thấy việc nghĩa hăng hái làm, thấy việc bất bình ra tay tương trợ; hai là chặn đường cướp bóc. Làm tốt làm xấu, bản chất văn hóa trong nội tâm người ấy sẽ quyết định lựa chọn cuối cùng của mình.

Có vị Bác sĩ cho tôi biết: ông ta trong ngày đầu tiên đi làm ở khoa Tiêu hóa, mỗi ngày ít nhất phải hoàn thành chỉ tiêu là chữa bệnh được cho 1 người. Thế nhưng hôm đó ông ta cả ngày 1 bệnh nhân cũng không có, mà giờ tan ca sắp đến. Khi ấy, một nông dân bị bệnh tim mạch, vì bị đeo sai số nhầm Khoa và tìm đến. Do đó, ông đã làm trái lương tâm mà xem bệnh, và kê thuốc cho người nông dân này. Khi bệnh nhân lấy thuốc rồi quay lại hỏi, ông ta cảm thấy nội tâm thật sự áy náy. Ông ta bèn bảo người nông dân này hãy tới lấy số lần nữa để đi khám tim mạch, người nông dân đó đột nhiên khóc ròng nói: “Tôi đã dùng hết tiền rồi !”. Vị Bác sĩ này sau khi đã bộc bạch chuyện của mình với đồng nghiệp, thì cảm giác xấu hổ cứ vây lấy tâm can, từ đó rời bỏ bệnh viện, không làm Bác sĩ nữa.

Khi các Viện trưởng, cán bộ cấp trên chế định chính sách, đừng bao giờ để Bác sĩ chúng ta phải phải hy sinh sự lương thiện để đổi lấy quyền lợi chính đáng lúc đó. Vốn dĩ anh ta nên có tiền lương 1 vạn đồng, nhưng chỉ phát cho anh ta 2.000, còn 8.000 đồng để anh ta tự mình kiếm lời; đây là hành vi gian ác !.

Cái gì là bệnh viện? Trong thời Trung cổ, xã hội của Cơ Đốc giáo có rất nhiều người nghèo là ăn mày lang thang khắp nơi, không ai quản đến. Vì thế, họ đã bố trí một nơi để họ giảm bớt khổ cực, cuối cùng từ từ tạo thành bệnh viện. Cái gì là chữa bệnh? Chữa bệnh khởi nguyên là một tấm lòng đồng cảm, con người quý ở chỗ có tâm đồng cảm, lòng thương xót. Vì chứng kiến thấy người khác bị đau khổ, chịu khổ chịu nạn mà mình cũng cảm thấy  thương xót mà giúp đỡ người ta, đây mới gọi là chữa bệnh..Bởi vì yêu thương mới có chữa bệnh và bệnh viện, nếu mất đi tinh thần này thì không thể gọi là bệnh viện, mà gọi là giao dịch, nó không có tôn nghiêm.

Chúng ta cơ hồ đem bệnh viện trở thành một cái xí nghiệp, nhóm lãnh đạo của chúng ta cả đám mở hội họp, điều thích nhất nói đến là “Bệnh viện chúng ta 500 triệu, bệnh viện chúng ta 800 triệu, bệnh viện chúng ta 900 triệu, bệnh viện chúng ta 1,2 tỷ, bệnh viện chúng ta 2 tỷ !”. Tại sao Trưởng khoa Phụ sản bệnh viện Hiệp Hòa, Lang Cảnh, và Viện sĩ nói rằng:  nhân viên phòng Y tế mỗi tuần phải đọc một cuốn sách ngoài chuyên môn, chính là vì để mở rộng mặt tri thức. Bác sĩ chúng ta nên học được cách giao tiếp với người, chúng ta không thể chỉ học mỗi cách giao tiếp với bệnh tật thôi !.

“Có khi đi trị liệu, thường xuyên giúp đỡ, lại luôn là an ủi”, luôn là an ủi, thế nhưng chúng ta có năng lực an ủi không? Cái này hoàn toàn là nhân văn Y học phải được bồi đắp. Chỗ khác biệt giữa Bác sĩ Trung Quốc, và bác sĩ Mỹ Quốc là ở chỗ nào? Bác sĩ Trung Quốc hiện nay kinh nghiệm lâm sàng vô cùng phong phú, chúng ta đã làm nhiều giải phẫu như thế. Thế nhưng so sánh Bác sĩ Trung Quốc và Mỹ Quốc một chút, điều khác biệt ở chỗ “thương yêu”. Bác sĩ Mỹ Quốc làm bệnh nhân cảm nhận được tình yêu, bác sĩ Trung Quốc không làm được !.

Không đủ tin tưởng khoa học kỹ thuật, đây là một bộ phận rất quan trọng của văn hóa truyền thống dân tộc chúng ta. Toàn thế giới đại đa số dân tộc đều tin rằng: con người chết rồi có thể luân hồi, có cuộc đời sau này. Thế nhưng dân tộc chúng ta muốn truy cầu trường sinh bất tử, thế nên chúng ta phát minh ra rất nhiều phương pháp trường sinh bất tử. Chúng ta tuyệt đối là một dân tộc không có sự chuẩn bị cho cái chết. Người Trung Quốc nào cũng có thể nhẫn chịu, mâu thuẫn gia đình, mâu thuẫn công việc, mâu thuẫn xã hội đều có thể nhẫn, thế nhưng khi đối mặt với cái chết thì không nhẫn chịu được. Chúng ta không có chuẩn bị, đối mặt với cái chết, hành động tâm lý đầu tiên là phẫn nộ và khiếp sợ. Do đó, văn hóa truyền thống của chúng ta quá cần tinh thần Nhân văn Y học !.

Tôi nói một vấn đề cuối cùng, cũng là vấn đề làm thế nào để trở thành một người Bác sĩ tốt. Thứ nhất, tôi không muốn nói mọi người ai cũng phải đi học Lôi Phong, học Bạch Cầu Ân, tôi chỉ cần nói cho các vị Chuyên gia và Lão sư, các vị nhất định phải nghĩ đến khi mình già rồi thì cũng sẽ rơi vào trong tay một Bác sĩ nào đó. Các vị trước hết làm một Bác sĩ tốt, học trò của các vị mới có thể là Bác sĩ tốt, đợi khi các vị già rồi, vị Bác sĩ này sẽ chăm sóc các vị. Hiện nay các vị không làm được một Bác sĩ tốt, đợi khi các vị già rồi, học trò của các vị sẽ chiếu theo phương pháp của các vị mà trừng phạt các vị. Chúng ta không thể khiến học trò học Lôi Phong khi chính mình đang học theo Hòa Thân.

Thứ hai, vì con cái mà làm một người tốt. Rất nhiều việc, người Tàu chỉ có vì con mới làm, vì con mới cải biến. Tôi từng giảng về vấn đề cai thuốc, tuy chúng ta học người nước ngoài trên hộp thuốc lá in hình đầu lâu và phổi đen, nhưng rất nhiều người căn bản sẽ không cai thuốc. Chúng ta dưới tình huống nào mới cai được? Chỉ có khi trên bao thuốc có viết “Hút thuốc sẽ khiến cho con của các bạn biến thành dị dạng”, tôi nghĩ người đọc câu đó nhất định sẽ cai !.

Thứ ba, con người cả đời này vì cái gì mà đến đây? Nếu như có cơ hội đi trong sa mạc Tân Cương để quan sát 1 lần, nếu như có một vũng nước, thì nhất định phải trồng cỏ, có cỏ mới có dê bò, có dê bò mới có người. Giá trị của cỏ là vì để cho dê bò sống tốt, giá trị của dê bò là để cho con người sống tốt, giá trị của con người là khiến cho những sinh vật khác sống tốt. Xã hội này vì có bạn mới có thêm 1 phần tốt đẹp, đừng vì có bạn mà lại thêm lại một phần thống khổ hoặc bất hảo nào khác !.


Thứ Năm, 1 tháng 10, 2015

2015 Đạo Cao Đài



Đạo Cao Đài



Tòa Thánh tại Tây Ninh

Thánh thất Sài Gòn nhìn từ hướng tây bắc
































Thánh thất tại New South Wales - Úc

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Đạo Cao Đài là một tôn giáo được thành lập ở Việt Nam vào đầu thế kỷ XX, năm 1926.[1] Tên gọi Cao Đài theo nghĩa đen chỉ "một nơi cao", nghĩa bóng là nơi cao nhất ở đó Thượng đế ngự trị; cũng là danh xưng rút gọn của Thượng đế trong tôn giáo Cao Đài, vốn có danh xưng đầy đủ là Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát. Để tỏ lòng tôn kính, một số các tín đồ Cao Đài thường gọi tôn giáo của mình là Đạo Trời.
Đạo kỳ của Đạo Cao Đài
Tín đồ Cao Đài tin rằng Thượng đế là Đấng sáng lập ra các tôn giáo và cả vũ trụ này. Tất cả giáo lý, hệ thống biểu tượng và tổ chức đều được "Đức Cao Đài" trực tiếp chỉ định. Và đạo Cao Đài chính là được Thượng đế trực tiếp khai sáng thông qua Cơ bút cho các tín đồ với nhiệm vụ Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ[1], có nghĩa là Nền đạo lớn phổ độ lần thứ Ba.
Cao Đài là một tôn giáo mới, có tính dung hợp các tôn giáo lớn mà chủ yếu là Phật giáoĐạo giáoNho giáoHồi giáo và Cơ Đốc giáo. Các tín đồ thi hành những giáo điều của Đạo như không sát sinh, sống lương thiện, hòa đồng, làm lành lánh dữ, giúp đỡ xung quanh, cầu nguyệnthờ cúng tổ tiên, và thực hành tình yêu thương vạn loại qua việc ăn chay với mục tiêu tối thiểu là đem sự hạnh phúc đến cho mọi người, đưa mọi người về với Thượng đế nơi Thiên giới và mục tiêu tối thượng là đưa vạn loại thoát khỏi vòng luân hồi. P Tuy được khai sinh chính thức vào năm 1926, có nguồn nói rằng đạo Cao Đài vào đêm Giáng Sinh năm 1925 trong lúc tình trạng nước Việt Nam đang rất hỗn độn.[1] Cao Đài nhanh chóng phát triển về quy mô và số lượng tín đồ. Theo thông tin của Ban Tôn giáo Chính phủ Việt Nam, dẫn thống kê năm 2010 của các tổ chức Cao Đài thì có khoảng hơn 2,4 triệu tín đồ[2], còn theo Thống kê của Tổng cục thống kê Việt Nam cũng trong năm 2009 thì số người tự xem mình là tín đồ Cao Đài tại Việt Nam là 807.915 người,[3] cũng có nguồn ghi hơn 5 triệu[4]. Về mặt tổ chức đạo Cao Đài có trên 1 vạn chức sắc, gần 3 vạn chức việc với 958 tổ chức Họ đạo cơ sở được công nhận. Trên toàn quốc có 35/38 tỉnh thành đạo Cao Đài hoạt động với 65 Ban Đại diện, 1.290 cơ sở thờ tự (hàng năm có khoảng 4 nghìn tín đồ mới nhập môn vào đạo Cao Đài)[2]. Ngoài ra, có khoảng 30.000 tín đồ nữa sống ở Hoa KỳChâu Âu và Úc. Theo trang thông tin và truyền giáo Cao Đài hải ngoại, số tín đồ Cao Đài là khoảng 5 triệu[5]
Lược sử hình thành và phát triển 
Bài chi tiết: Lịch sử đạo Cao Đài
Lịch sử của đạo Cao Đài gắn liền với sự phổ biến Cơ bút tại Việt Nam đầu thế kỷ XX. Có thể nói, Cơ bút là nền tảng căn bản cũng như mọi yếu tố liên quan đến quá trình hình thành và phát triển của tôn giáo Cao Đài từ quá khứ đến hiện tại, từ việc thu nhận tín đồ, phong chức sắc, ban hành luật đạo, các nghi thức cúng tế, phẩm phục, kinh điển, thậm chí đến các thiết kế cơ sở thờ tự cũng được thông qua bởi hình thức Cơ bút.
Hai hình thức Cơ bút ảnh hưởng đến sự ra đời của tôn giáo Cao Đài là thuật Xây (xoay) Bàn (la table tournante) theo thuyết Thông linh học (Spiritisme) của Allan Kardec đến từ Pháp, và Đại ngọc cơ (大玉機) xuất xứ từ Trung Quốc.
Những môn đồ đầu tiên  
Các tài liệu về tôn giáo Cao Đài đều thừa nhận người được xem là tín đồ đầu tiên của đạo là ông Ngô Văn Chiêu. Là một viên chức trong chính quyền thực dân Pháp, vốn chịu ảnh hưởng của Minh Sư đạo, một nhánh của Tam giáo, thường sử dụng hình thức cơ bút để giao tiếp với giới thần tiên, trong những năm 1921 đến 1924, ông đã thông qua các cơ bút để hình thành những nền tảng đầu tiên của đạo Cao Đài và truyền bá cho nhóm bạn hữu công chức tại Sài Gòn, nhưng chỉ giới hạn trong phạm vi một nhóm tu tập tịnh luyện, chứ chưa phát triển thành một Tôn giáo.
Cùng giai đoạn này, một nhóm công chức gốc Tây Ninh làm việc trong chính quyền thực dân Pháp khác ở Sài Gòn, chịu ảnh hưởng của phong trào Thông linh học[6] gồm Cao Quỳnh CưCao Hoài Sang và Phạm Công Tắc, thường xuyên tổ chức cầu cơ ở đường Arras[7]. Do các thành viên ban đầu mang họ Cao và họ Phạm, nên còn được gọi là nhóm Cao - Phạm. Nhóm còn có một thành viên nữ là bà Nguyễn Thị Hiếu, tức Hương Hiếu, vợ ông Cao Quỳnh Cư. Nhóm này cũng được cho là tiếp xúc với Thượng đế qua danh hiệu AĂ vào khoảng tháng 7 năm 1925[8]. Nhóm cũng độc lập xây dựng nền tảng giáo lý riêng và cũng phát triển thêm nhiều người, quan trọng nhất là việc thu nhận thêm ông Lê Văn Trung, cựu Nghị viên Hội đồng Quản hạt Nam Kỳ, người có giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển đạo Cao Đài.
Sử liệu nói về trước Ngày Khai Đạo 23/08 Bính Dần
1.    Thánh Ngôn Hiệp Tuyển (Tòa Thánh Tây Ninh, năm 1927), trang
30, quyển I. Ngày 15/08 Bính Dần, Đức Chí Tôn: “….Trung, Lịch hai con phải hội chư Thánh mà xin Khai Đạo, phải làm đơn dâng cho Thầy xem xét
và sửa chữa nghe…”.
2.   . Trích Hương Hiếu Đạo Sử (Tòa Thánh Tây Ninh, năm 1925), trang 40, quyển I, hoặc Hương Hiếu Đạo Sử Tây Ninh 1969, trang 240-241,
Ngày 16/08 Bính Dần, Đức Cao Đài dạy:
“Các con xin chính phủ Lang sa đặng Khai Đạo thì cực chẳng đã Thầy ép lòng mà chìu vậy cho tùng Thiên cơ…”.
3.     Trích Diễn văn Ý nghĩa Ngày Khai Đại Đạo 23/08 Tân Hợi
(1971) của cụ Huệ Lương (Trần Văn Quế), có đoạn đức Thượng đế dạy
“… Thầy là Chúa tể Càn Khôn mà còn phải đi xin phép ai ? Nhưng vì các con sợ quá nên Thầy phải chìu lòng…”.
Và một đoạn khác, sau khi thảo đơn xong hai cụ Trung, Lịch trình lên
đức Cao Đài và có lời phê bằng Pháp văn, như sau:
“Aucune, Allussion sur mon compte. Mais, enfin…”, được tạm dịch là
“Không có một chút gì ám chỉ đến Thầy. Nhưng mà thôi...”.
4.   . Trích quyển Đức Quyền Giáo Tông Lê Văn Trung, của Trần Văn
Rạng (26/5/1974), tái bản Nhà xuất bản Phương Đông, ngày 17/5/2012, trang 33
Đến ngày 27/08/1926 (21/08 Bính Dần), đức Chí Tôn dạy rõ:
“Thầy dặn các con, từ đây ai nói chi tùy ý, cứ nghe Thầy thì khỏi lầm lạc. Con Trung cứ lo Khai Đạo, món binh khí tà quái vì đó mà tiêu diệt…”.
Hay trang 44:
“Trên đây là những bằng chứng cụ thể giấy trắng mực đen rõ ràng, không một ai có thể phủ nhận mà cưỡng chế mù quáng cho rằng Pháp đã ký giấy phép cho Đạo Cao Đài do Pháp lập ra, đều võ đoán và phi lý. Thế thì, ngày 23/08 là ngày Khai Sinh Đạo với toàn thể chúng sanh, với quốc dân đồng bào. Nó có một ý nghĩa hết sức to lớn thì công của người cưu mang đẻ ra nó cũng vĩ đại chừng ấy. Chính vì vậy, dù đã lập Tòa Thánh ở Tây Ninh, Ngài Thượng Trung Nhựt hằng năm vẫn về nhà ông Nguyễn Văn Tường hay Thánh thất Cầu Kho để làm lễ kỷ niệm. …”.
Hoặc trang 42, 43 có đoạn:
“Ngày 7/10/1926 Thống đốc Nam kỳ đã nhận được Tuyên ngôn chính
thức về việc thành lập đạo Cao Đài….”
“Ông G. Meillon gọi đó là Bản Tuyên ngôn chánh thức về sự thành lập Đạo Cao Đài (La de1claration officielle de la foundation du Caodaisme) (Gustave Meillon. Le Caodaisme, in trong Les messages Spirites 1962)”.
Những sự kiện lịch sử xác định ngày Khai Đạo 23/08 Bính Dần
(Thứ Tư, 29/09/1926)
1. Trích trong Bài Thuyết Đạo của Ngài Thượng Đầu sư Lê Văn
Trung, ngày 06/10/1926 tại nhà cụ Nguyễn Văn Tường  “… khi cầu cơ thì Đấng Chí Tôn giáng kêu tôi dạy, phải cho Môn đệ của THẦY, tối 23/08 tựu họp tại nhà Đạo hữu Tường đây. Tôi không biết rõ Thánh ý, đều vâng mạng lệnh cho chư đạo hữu hay lời Thánh truyền tới bữa 23/08 A.L Bính Dần là 29
Septembre 1926. Chư đạo hữu tựu lại nơi đây, rồi Đấng Chí Tôn giảng dạy. Tôi phải ghi tên các Nam, Nữ lưỡng phái đặng đứng Tờ Khai Đạo cho Chính
phủ …”.
“… tưởng cũng cần nêu lên rằng đêm 22 rạng 23 tháng 8 Bính Dần (Thứ tư, 29/09/1926) tại nhà cụ Ký Nguyễn Văn Tường, hẻm đường Galliéni có lập đàn cơ để dâng lên Ơn Trên duyệt khán Tờ Khai Đạo với Chính phủ Sài Gòn, có mặt Hòa thượng Như Nhãn, nhưng hòa thượng không có ký tên vào Văn kiện nói trên và cũng không có tên trong Tờ Tịch Đạo đầu tiên của …”
2. Trích Bài Diễn văn Ý Nghĩa Ngày Khai Đại Đạo của cụ Trần Văn Quế, ngày 23/08 Tân Hợi tại Nam Thành Thánh thất “... một hiện tượng đặc biệt 22 rạng 23/08 Bính Dần là khi cơ lên tại nhà cụ Ký Tường thì trời mưa xối xả như cầm chỉnh mà đổ làm cho cả một vùng và đường phố đều ngập nước đến mấy tấc làm gián đoạn việc giao thông bằng xe cộ. Cũng vì thế mà các nhân viên Sở Liêm phóng Đông Dương đành chịu nằm nhà, không đi xin xỏ gì được…”.
3. Theo lời truyền khẩu của các vị Tiền bối: Đoàn Văn Bản, Nguyễn
Văn Phùng cho đoàn Hậu bối Cầu Kho Nam Thành Thánh thất đến ngày nay
Giờ Tý, đêm 22 rạng 23 tháng 8 Bính Dần, Đức Cao Đài Thượng đế dạy: “Sáng ngày, các con hãy hiệp lại mà lập Tờ Khai Đạo và đến trình báo với Chính quyền. Tu mà che dấu mãi thì biết chừng nào mới đem Mối Đạo Trời để truyền bá phổ độ chúng sanh.
Giai đoạn soạn thảo bản Tuyên Ngôn Khai Đạo và Tờ Tịch Đạo
(tức Sổ bộ Đạo đầu tiên của ĐĐTKPĐ)
Kể từ đêm 22 rạng 23/08 Bính Dần (nhằm thứ tư, 29/09/1926) đến ngày
29/08 Bính Dần (06/10/1926), đây chính là thời gian vừa đủ để các vị tín đồ
đầu tiên soạn thảo bản Tuyên Ngôn Khai Đạo và Tờ Tịch Đạo hoàn chỉnh để hôm sau, ngày 01/09 Bính Dần (07/10/1926) đến trình Thống đốc Nam Kỳ là Le Fol.
Sau đây là một đoạn nguyên văn trong Bài thuyết đạo của ngài Đầu sư Thượng Trung Nhựt “… khi ấy có mặt nơi đàn hết thảy là 240 vị Đạo hữu nam, nữ. Tôi có nạp tên lên mấy vị ấy tại Chính phủ. Khi dâng Tờ Khai Đạo
là ngày 06/10/1926”.
Như vậy, đoạn văn trên đã xác định: Thời gian soạn thảo hoàn chỉnh Bản Tuyên ngôn Khai Đạo từ ngày 23 đến ngày 29/08 Bính Dần, và hôm sau tức ngày 01/09 Bính Dần (07/10/1926), các vị Tiền bối mới đem nộp các văn kiện ấy cho Chính quyền lúc bấy giờ nên được gọi là ngày Khai Tịch Đạo, có nghĩa là sau Lễ Khai Đại Đạo 23/08 Bính Dần đúng một tuần lễ
Hợp nhất khai đạo 
Qua các liên hệ cá nhân, giữa các nhóm hầu cơ bắt đầu có sự liên hệ hợp nhất. Ngày 21 tháng 2 năm 1926, một bài thơ được lưu truyền là cơ giáng của Thượng đế, trong đó có tên của 13 người, về sau được tín đồ Cao Đài xưng tụng là những tín đồ đầu tiên của đạo, với tên ông Ngô Văn Chiêu được tôn xưng Anh Cả. Kể từ đó, những nền tảng giáo lý của Cao Đài được bổ túc và hoàn thiện dần. Chỉ trong mấy tháng, số lượng tín đồ nhanh chóng phát triển lên mấy trăm người. Một đàn cơ quy mô được thành lập ở Cầu Kho [9], về sau hình thành nên Thánh thất Cầu Kho.
Việc phát triển số lượng tín đồ nhanh chóng đòi hỏi phải có người lãnh đạo với quyền vị chính thức. Vì vậy, giữa cuối tháng 4 năm 1926, thông qua việc giáng cơ, các tín đồ đầu tiên đã tôn xưng ông Chiêu là Giáo tông và may sẵn bộ đạo phục riêng cho ông. Tuy nhiên, ông Chiêu từ chối ngôi vị Giáo tông, do những bất đồng trong việc hình thành giáo hội[10], và từ đó không tham gia cũng như không có liên quan gì đến các hoạt động phát triển của giáo hội Cao Đài.
Để có tư cách chính thức với chính quyền thực dân, ngày 7 tháng 10 năm 1926, các tín đồ gởi đến Thống đốc Nam Kỳ Le Fol một bản tuyên cáo khai đạo bằng tiếng Pháp với chữ ký của 28 tín đồ có địa vị cao nhất trong xã hội, kèm theo tờ khai tịch đạo của 245 tín đồ. Sau đó, các tín đồ tổ chức 3 nhóm truyền đạo khắp Nam Kỳ. Và ngày Rằm tháng 10 năm Bính Dần (tức ngày 19 tháng 11 năm 1926), các tín đồ Cao Đài đã tổ chức Đại lễ Khai Đạo tại chùa Gò Kén, còn gọi là Thiền Lâm TựTây Ninh và ra mắt Hội Thánh Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ (tổ chức Cửu Trùng Đài và Hiệp Thiên Đài) với sự hiện diện của quan chức chính quyền của cả người Pháp lẫn người Việt và đồng bào các giới.
Thăng trầm nền đạo 
Tuy vậy, giữa các tín đồ đã xuất hiện những quan điểm bất đồng về cách thức tu tập, tổ chức giáo hội, hoặc do những mục đích cá nhân, cũng dần tách ra để hình thành các nhánh Cao Đài độc lập. Một số nhánh thành lập tổ chức giáo hội (Hội Thánh), một số khác hoạt động độc lập, cũng không thành lập tổ chức giáo hội. Ngoài ra, còn một số tổ chức của các tín đồ Cao Đài mang tính chất đoàn thể cũng được thành lập.
Lý giải cho hiện tượng này, các tín đồ Cao Đài tin rằng việc hình thành các nhánh Cao Đài khác nhau đã được Thượng đế tiên tri ngay từ lúc sơ khai chưa chính thức lập thành Cao Đài giáo, sẽ hình thành 12 nhánh Cao Đài. Tuy nhiên, với các nhà nghiên cứu, trong đó có cả tín đồ, số lượng các nhánh Cao Đài khác nhau tùy theo thời điểm chứ không cố định là 12 phái. Theo thời gian, các nhánh Cao Đài diễn ra nhiều cuộc chia tách, sát nhập, thống kê trong lịch sử có hơn 30 tông phái khác nhau[11]. Rất nhiều nỗ lực hoạt động để thống nhất giáo hội nhưng đều bất thành do những chỉ trích và trở ngại từ nhiều phía, kể cả giữa các tín đồ.
Trong cơn động loạn của dân tộc 
Sự phân chia các hệ phái không làm giảm tốc độ phát triển tín đồ trái lại càng mau chóng gia tăng số lượng tín hữu, Cao Đài nhanh chóng trở thành một tôn giáo có ảnh hưởng lớn ở Nam Kỳ, thậm chí phát triển ra cả ở Trung KỳBắc Kỳ và cả Cao Miên. Các lãnh đạo Cao Đài đều là những người có học thức, có địa vị xã hội và rất có ảnh hưởng đến dân chúng. Vì vậy, Cao Đài luôn là đối tượng hoặc lôi kéo, hoặc đả kích của các thế lực nắm chính quyền.
Người Pháp ra tay trước tiên. Một tôn giáo có tổ chức như hình thái nhà nước có nhiều khả năng lôi kéo quần chúng đe dọa đến sự cai trị của chính quyền thực dân. Dưới áp lực của thực dân Pháp, các chỉ dụ cấm đạo ở Bắc KỳTrung KỳCampuchia và Lào đã được ban hành. Đỉnh điểm, ngày 28 tháng 6 năm 1941, lo ngại việc một tôn giáo hoạt động mạnh ở Sài Gòn và phụ cận có thể rơi vào ảnh hưởng của người Nhật, bấy giờ đã xâm nhập Đông Dương và ra sức lôi kéo các nhóm tôn giáochính trị người Việt ủng hộ Chính sách Đại Đông Á, chính quyền thực dân Pháp bất ngờ tấn công vào các tín đồ Cao Đài, bắt giữ Hộ pháp Phạm Công Tắc và đày đi Madagascar. Nhiều chức sắc Cao Đài khác cũng bị bắt giam hoặc quản thúc. Tòa Thánh Tây Ninh bị chiếm đóng. Nhiều thánh thất Cao Đài các cũng bị chiếm đóng hoặc phá hủy.
Cả người Nhật lẫn Việt Minh đều tranh thủ ra sức lôi kéo các nhóm Cao Đài. Do sự vận động của các cán bộ Việt Minh, một nhóm các chức sắc Cao Đài, nòng cốt ở các phái Tiên ThiênBan Chỉnh Đạo và Minh Chơn Đạo, đã bí mật thành lập Hội Cao Đài Cứu Quốc. Hội hoạt động chủ yếu ở các vùng xa ở Tây Nam Bộ, bí mật tập hợp lực lượng trên nền tảng Thanh niên Đạo đức đoàn dưới sự lãnh đạo của Cao Triều Phát cố vấn Ủy ban Kháng chiến Hành chính Nam Bộ, có xu hướng chống cả Pháp lẫn NhậtNgười Nhật thì can thiệp mở lại Tòa Thánh Tây Ninh tại Sài Gòn, đổi lại việc Giáo sư Thượng Vinh Thanh (Trần Quang Vinh), người tạm thời thay mặt Hộ pháp Phạm Công Tắc lãnh đạo các tín đồ Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh, tập hợp các tín đồ hợp tác với quân đội Nhật để chống Pháp. Khá đông tín đồ Cao Đài được tuyển làm nhân công của xưởng đóng tàu Nichinan của quân đội Nhật tại Nam Bộ. Một lực lượng bán vũ trang Cao Đài được ra đời với tên gọi Nội ứng nghĩa binh, dưới danh nghĩa được Hoàng thân Cường Để chỉ thị thành lập để liên minh với Nhật Bản.
Ngày 9 tháng 3 năm 1945, lực lượng bán vũ trang Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh mặc đồng phục trắng, đội mũ bê-rê, vũ trang bằng gậy tre vọt nhọn tham gia hỗ trợ Nhật đảo chính Pháp tại Sài Gòn. Bên cạnh đó, ngày 24 tháng 6 năm 1945, được sự hậu thuẫn của Hội Cao Đài Cứu Quốc, một đại hội các hệ phái Cao Đài (không có Tòa Thánh Tây Ninh) được tổ chức tại Sài Gòn, thành lập tổ chức Cao Ðài Hiệp Nhứt 11 Phái và bầu ông Cao Triều Phát làm Chủ tịch. Trong Cách mạng tháng Tám, nhiều nhóm bán vũ trang Cao Đài đã gia nhập Cao Đài Cứu Quốc và tham gia giành chính quyền ở khắp Nam Bộ.
Sau khi giành được chính quyền cuối tháng 8 năm 1945, nhiều chức sắc Cao Đài được chính quyền Việt Minh mời ra tham chính. Tại Tây Ninh, một tín đồ Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh là ông Trương Văn Xương được mời làm Phó Chủ tịch Ủy ban Hành chính tỉnh, một chức sắc Cao Đài thuộc Tòa Thánh Tây Ninh khác là Giáo sư Thượng Chữ Thanh (Đặng Trung Chữ) được mời làm cố vấn.
Khi Pháp tái chiếm Nam Bộ, các nhóm lực lượng vũ trang Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh tham chiến tại các mặt trận số 1 và số 2, chiến đấu ở mặt Đông và Bắc Sài Gòn. Sau khi vào Nam, đặc phái viên Trung ương Nguyễn Bình đã tổ chức hội nghị An Phú Xã, thống nhất tổ chức các đơn vị vũ trang thành các chi đội Vệ Quốc đoàn. Lực lượng vũ trang Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh được tổ chức thành 2 chi đội số 7 do Nguyễn Thanh Bạch chỉ huy và chi đội số 8 do Nguyễn Hoài Thanh chỉ huy.
Tuy nhiên, trước sức mạnh của quân Pháp, các mặt trận nhanh chóng tan vỡ. Nhiều đơn vị vũ trang tan rã, hoặc trở thành những lực lượng quân phiệt cát cứ, không chịu sự chỉ huy thống nhất. Một số chức sắc cao cấp và chỉ huy quân sự Cao Đài đã đưa lực lượng của mình tự rút về Tây Ninh và tự xây dựng các căn cứ để bảo vệ Tòa Thánh Tây Ninh.
Hành động cát cứ này là lý do để các phần tử Việt Minh quá khích lên án các tín đồ Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh là phản bội. Một vài cuộc xung đột đẫm máu đã nổ ra bắt nguồn từ những tín đồ Cao Đài và các phần tử Việt Minh quá khích. Chi đội số 7 và số 8 do Cao Đài chỉ huy bị Việt Minh tước khí giới trong những cuộc thanh trừng nội bộ. Hàng ngàn tín đồ Cao Đài bị Việt Minh giết, nhiều nhất tại tỉnh Quảng Ngãi (miền Trung) và Trung Lập (miền Nam).[12] Giáo sư Thượng Vinh Thanh (Trần Quang Vinh) cũng bị bắt tại Chợ Đệm và bị giải giam tại Cà Mau cùng với Giáo sư Hồ Văn Ngà, Chủ tịch Việt Nam Độc lập Đảng.[12]
Nắm được sự mâu thuẫn này và để tranh thủ thêm đồng minh trong cuộc chiến chống Việt Minh, chính quyền Pháp cho phép Hộ phápPhạm Công Tắc trở về Tòa Thánh Tây Ninh, đổi lại các tín đồ Cao Đài sẽ không tấn công người Pháp và được quân Pháp bảo trợ. Thậm chí, chính quyền Pháp còn cho phép các lãnh thổ do Tòa Thánh Tây Ninh kiểm soát có quyền tự trị. Lực lượng vũ trang Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh được chính quyền Pháp bảo trợ và trang bị vũ khí, do Trung tướng Trần Quang Vinh làm Tổng tư lệnh, Thiếu tướngNguyễn Văn Thành làm Tham mưu trưởng[13], có vai trò như một lực lượng bổ sung (Forces supplétives), hỗ trợ quân Pháp trong các chiến dịch tấn công Việt Minh.
Bất đồng với sự hợp tác này, một số chức sắc Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh tham gia kháng chiến đã gia nhập Cao Đài Cứu Quốc, mở rộng thành Cao Ðài Cứu Quốc 12 phái Hiệp Nhứt. Các lực lượng vũ trang của Cao Đài Cứu Quốc được tập hợp thành Trung đoàn 124, chiến đấu cho đến hết cuộc Kháng chiến chống Pháp dưới quyền chỉ huy của Việt Minh. Phản ứng trước việc này, lãnh đạo Tòa Thánh Tây Ninh tuyên bố trục xuất các chức sắc và tín đồ Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh nào tham gia Cao Đài Cứu Quốc.
Hợp tan - Tan hợp 
Sau năm 1954, tổ chức Cao Đài Cứu Quốc tuyên bố giải thể. Các phái liên hiệp trước đây trở về sinh hoạt riêng rẽ. Một số chức sắc tập kết ra Bắc, hình thành Hội Thánh Duy Nhất thuần túy sinh hoạt tôn giáo dưới sự chỉ đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Tại miền Nam, Tòa Thánh Tây Ninh dưới sự hậu thuẫn của người Pháp đã trở thành Hội Thánh Cao Đài lớn nhất, đại diện cho cả tôn giáo Cao Đài, có quân đội riêng, có ảnh hưởng chính trị mạnh, đã trở thành cái gai lớn thời Quốc gia Việt Nam dưới Thủ tướng Ngô Đình Diệm. Để dẹp các trở ngại trong việc thâu tóm quyền lực, Thủ tướng Diệm đã mua chuộc, gây chia rẽ trong nội bộ, và cuối cùng tấn công lực lượng quân đội Cao Đài, buộc Hộ pháp Phạm Công Tắc phải lưu vong sang Campuchia cho đến ngày ông liễu đạo.
Hội Thánh Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ Tòa Thánh Tây Ninh chỉ được công nhận trở lại tại miền Nam từ năm 1965 theo sắc lệnh Số 3 ngày 12 Tháng Bảy của Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia.[14] Sang thời Đệ nhị Cộng hòa của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, các tín đồ tốt nhất chỉ thuần túy sinh hoạt tôn giáo, không nên can thiệp vào chính trị, vì vậy các tổ chức Cao Đài không còn ảnh hưởng mạnh đến chính trị và xã hội như trước.
Các tín đồ Cao Đài một lần nữa phải chịu thử thách khi những người Cộng sản nắm quyền kiểm soát toàn bộ Việt Nam. Nhiều chức sắc Hội Thánh Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh bị chính quyền mới buộc tội là đã cộng tác với những kẻ thù, thậm chí đã tham gia chống đối chính quyền mới. Năm 1979, một Hội đồng Chưởng quản Hội Thánh Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ được thành lập, đại diện cho giáo hội, đặt dưới sự kiểm soát của chính quyền. Các tổ chức, hệ phái Cao Đài khác cũng là đối tượng công kích, khi bị chính quyền mới buộc tội tuyên truyền cho tệ nạn mê tín. Các hoạt động tôn giáo hoàn toàn bị hạn chế, chỉ giới hạn những sinh hoạt trong nhóm nhỏ tín đồ.
Một tôn giáo lớn tại Việt Nam 
Xem thêm về nội dung này tại Cao Đài mười hai chi phái.
Cùng với chính sách mở cửa của chính quyền Việt Nam, các tôn giáo, trong đó có cả Cao Đài giáo cũng được dễ thở hơn. Tòa Thánh Tây Ninh được mở cửa lại cho các hoạt động tôn giáo lớn của hàng triệu tín đồ, thậm chí được xem như một điểm di tích tham quan du lịch nổi tiếng của Việt Nam. Từ năm 1995 đến 2011, chính quyền bắt đầu công nhận các tổ chức tôn giáo Cao Đài như những tổ chức hợp pháp, gồm 9 Hội Thánh Cao Đài, 1 tổ chức giáo hội Cao Đài Việt Nam (Bình Đức), 1 Pháp môn Cao Đài Chiếu Minh Tam Thanh Vô Vi và 18 tổ chức Cao Đài hoạt động độc lập. Ước tính hiện tại, toàn đạo có khoảng gần 3 triệu tín đồ trong cả nước, sinh hoạt tại 38 tỉnh thành, tập trung chủ yếu ở Nam Bộ. Ngoài ra, có khoảng 30.000 tín đồ nữa sống ở Hoa KỳCanadaCampuchiaChâu Âu và Úc.
Các tổ chức giáo hội[15] Cao Đài được nhà nước Việt Nam công nhận pháp nhân[16] xếp theo số lượng tín đồ:
1.   Hội Thánh Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ Tòa Thánh Tây Ninh: là tổ chức Hội Thánh Cao Đài nguyên thủy, được thành lập năm 1926, và cũng là Hội Thánh lớn nhất, là đại diện của tôn giáo Cao Đài, với hơn 2,5 triệu tín đồ, 400 Họ đạo với 387 Thánh thất, 145 Điện thờ Phật mẫu, phân bổ trong 39 tỉnh thành trong cả nước.[17] Khoảng 3 vạn tín đồ đang cư trú tại nước ngoài như Bắc MỹChâu ÂuÚcCampuchia. Địa bàn có đông tín đồ nhất là tỉnh Tây Ninh. Được Việt Nam công nhận pháp nhân hai lần, lần thứ nhất vào ngày 12 tháng 7 năm 1965 dưới thời Việt Nam Cộng hòa[18] và lần thứ 2 được công nhận vào ngày 9 tháng 5 năm 1997 dưới thời Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Trung ương Hội Thánh đặt tại Tòa Thánh Tây Ninh (xã Long Thành Bắc, huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh).
2.   Hội Thánh Cao Đài Ban Chỉnh Đạo: là tổ chức giáo hội Cao Đài lớn thứ hai, được thành lập năm 1934, quản lý hơn 80 vạn tín đồ, với hơn 299 thánh thất ở 25 tỉnh thành. Một số lượng nhỏ tín đồ cư trú tại nước ngoài. Địa bàn có đông tín đồ nhất là tỉnh Bến Tre. Được nhà nước Việt Nam công nhận pháp nhân ngày 8 tháng 8 năm 1997. Trung ương Hội Thánh đặt tại Tòa Thánh Bến Tre (phường 6, thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre).
3.   Hội Thánh Cao Đài Tiên Thiên: là tổ chức giáo hội Cao Đài lớn thứ ba, được thành lập năm 1932, quản lý hơn 8 vạn tín đồ, với hơn 127 thánh tịnh ở rải rác 15 tỉnh thành. Là Hội Thánh Cao Đài được nhà nước Việt Nam công nhận pháp nhân sớm nhất vào ngày 29 tháng 7 năm 1995. Trung ương Hội Thánh đặt tại Tòa Thánh Châu Minh (xã Tiên Thủy, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre).
4.   Hội Thánh Truyền giáo Cao Đài: là tổ chức giáo hội Cao Đài lớn thứ tư, được thành lập năm 1956, quản lý gần 1,5 vạn tín đồ, với 61 thánh thất nằm rải rác 17 tỉnh thành. Địa bàn có đông tín đồ nhất tại Quảng Nam, Đà Nẵng. Được nhà nước Việt Nam công nhận pháp nhân vào ngày 24 tháng 9 năm 1996. Trung ương Hội Thánh đặt tại Trung Hưng Bửu Tòa (phường Thạch Thang, quận Hải ChâuThành phố Đà Nẵng).
5.   Hội Thánh Cao Đài Minh Chơn Đạo: là tổ chức giáo hội Cao Đài đứng thứ năm, được thành lập năm 1935, quản lý 47 thánh thất phân bổ trong 4 tỉnh. Địa bàn có đông tín đồ nhất tại Cà Mau. Được nhà nước Việt Nam công nhận pháp nhân vào ngày 2 tháng 8 năm 1996. Trung ương Hội Thánh đặt tại Tòa Thánh Ngọc Sắc (xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau).
6.   Hội Thánh Cao Đài Chơn Lý: là tổ chức giáo hội Cao Đài đứng thứ sáu, được thành lập năm 1931, quản lý khoảng 1 vạn tín đồ trên khắp 32 tỉnh, thành phố trực thuộc hệ thống 38 tỉnh, thành có cơ sở thờ tự Cao Đài, với 30 thánh thất và các trường quy[19]. Địa bàn có đông tín đồ nhất là tỉnh Tiền Giang, địa phương có nhiều thánh thất nhất là tỉnh Long An. Được nhà nước Việt Nam công nhận pháp nhân vào ngày 14 tháng 3 năm 2000. Trung ương Hội Thánh đặt tại Tòa Thánh Chơn Lý (xã Mỹ Phong, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang)
7.   Hội Thánh Cao Đài Cầu Kho Tam Quan: là tổ chức giáo hội Cao Đài đứng thứ bảy, được thành lập năm 1960, quản lý 33 thánh sở. Địa bàn có đông tín đồ nhất tại Bình Định. Được nhà nước Việt Nam công nhận pháp nhân vào ngày 28 tháng 4 năm 2000. Trung ương Hội Thánh đặt tại Tòa Thánh Cầu Kho Tam Quan (xã Tam Quan, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định).
8.   Hội Thánh Cao Đài Chiếu Minh Long Châu: là tổ chức giáo hội Cao Đài đứng thứ tám, được thành lập năm 1956, quản lý 16 thánh tịnh. Địa bàn có đông tín đồ nhất tại Hậu GiangCần Thơ. Được nhà nước Việt Nam công nhận pháp nhân vào ngày 27 tháng 7 năm 1996. Trung ương Hội Thánh đặt tại Tòa Thánh Long Châu (xã Tân Phú Thạnh, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang).
9.   Hội Thánh Bạch Y Liên Đoàn Chơn Lý: là tổ chức giáo hội Cao Đài đứng thứ chín, được thành lập năm 1955, quản lý 14 thánh sở. Địa bàn có đông tín đồ nhất tại Kiên Giang. Được nhà nước Việt Nam công nhận pháp nhân vào ngày 8 tháng 7 năm 1998. Trung ương Hội Thánh đặt tại Tòa Thánh Ngọc Kinh (xã Mông Thọ B, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang).
Ngoài ra còn 2 tổ chức Cao Đài cũng được công nhận tư cách pháp nhân là:
1.   Pháp môn Cao Đài Chiếu Minh Tam Thanh Vô Vi là một tổ chức pháp nhân đại diện của các tín đồ Cao Đài Chiếu Minh Tam Thanh[20], thành lập năm 1926, quản lý 8 cơ sở và khoảng 6.000 tín đồ. Địa bàn có đông tín đồ nhất tại Cần Thơ và Hậu Giang. Được nhà nước Việt Nam công nhận pháp nhân vào ngày 26 tháng 4 năm 2010. Trị sở trung ương đặt tại Thánh Đức Tổ đình (phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ).
2.   Giáo hội Cao Đài Việt Nam Bình Đức: là một tổ chức giáo hội Cao Đài, được thành lập vào năm 1961, quản lý có 9 cảnh, 6 thánh thất, 16 cảnh Trường qui với hơn 2.300 tín đồ ở các tỉnh Tiền GiangLong AnBến TreĐồng Tháp và Thành phố Hồ Chí Minh[21]. Được nhà nước Việt Nam công nhận pháp nhân vào ngày 17 tháng 7 năm 2011. Trung ương giáo hội đặt tại Thiên Tòa Hoàng Đạo (xã Bình Đức, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang)
Tương quan tôn giáo Cao Đài 
Nghi lễ Cao Đài
Cao Đài là một tôn giáo lớn được xem là "trẻ" nhất tại Việt Nam. Trong chưa đến 100 năm hình thành và phát triển, Cao Đài thể hiện là một tôn giáo mới, có tính dung hợp các tôn giáo lớn tại Việt Nam, mà chủ yếu là Tam giáo. Nhiều khái niệm cũng như hình thức của các tôn giáo lớn đều có thể thấy biểu hiện một phần tại Cao Đài.
Khác với hầu hết các tôn giáo có nguồn gốc lâu đời thường phủ nhận các tôn giáo khác, các tín đồ Cao Đài chấp nhận có tôn giáo khác và những tôn giáo đó hình thành nền tôn giáo Cao Đài. Họ lý giải đấy chính là ý đồ của Thượng đế đã hình thành các tôn giáo khác nhau để phù hợp với thời điểm và địa điểm cụ thể, và tôn giáo Cao Đài chính là tôn giáo duy nhất do Thượng đế lập ra ở lần thứ 3 và là lần cuối cùng để phổ độ cho chúng sinh, không còn phân biệt tôn giáo, dân tộc hay ở bất kỳ nơi nào trên thế giới nữa. Chính vì vậy, điểm đặc biệt trong tôn giáo Cao Đài là sự tôn trọng tín ngưỡng và phong tục, không ép buộc tín đồ phải từ bỏ hoặc hạn chế các hoạt động liên quan đến tín ngưỡng hay phong tục cổ truyền của mình.
Tuy nhiên, với tư cách là một tôn giáo bảo vệ truyền thống, Cao Đài là một tôn giáo có những quy định rất chặt chẽ và khá bảo thủ, cứng nhắc. Tuy được xem là một tôn giáo trẻ và phát triển rất nhanh ở giai đoạn khai đạo, Cao Đài lại có những yêu cầu khắt khe về tính truyền thống, ít có sự cải sửa thay đổi nhằm bảo vệ tối đa những nét đặc trưng của tôn giáo mình. Chính điều này đã làm cho Cao Đài trở thành một trong 2 tôn giáo đặc thù của vùng Nam Bộ.
Phương Đông  
Phật giáo 
Phật giáo là một tôn giáo lớn tại Việt Nam nên có ảnh hưởng lớn đến tôn giáo Cao Đài. Một số nhân vật Phật giáo cũng được tôn thờ trong đạo Cao Đài như Phật Nhiên Đăng CổPhật Thích CaPhật Di Lặc. Pháp môn Tuyển độ của chi phái Chiếu Minh Tam Thanh Vô Vi chịu ảnh hưởng rất lớn từ pháp môn Thiền của Phật giáo Thiền tông.
Phái Thái, một trong 3 phái trong tổ chức Nam phái của Hội Thánh Cao Đài, được xem là tượng trưng của Phật đạo trong Đại đạo Cao Đài, với đạo phục màu vàng tượng trưng cho áo cà sa của các nhà sư.
Lão giáo 
Chịu ảnh hưởng rất lớn từ Minh Sư đạo, một nhánh của Thiên Sư đạo, có thể nói vũ trụ quan của Cao Đài gần sát với vũ trụ quan của Lão giáo. Phương pháp cơ bút để các đấng vô hình truyền dạy, các con số linh thiêng như 1 (Thiên Nhãn), 2 (Âm Dương), 3 (Tam giáo), 5 (Ngũ chi), 8 (Bát Quái), 9 (Cửu Trùng), 12 (Thời Quân),...... đều chịu ảnh hưởng rất lớn từ Lão giáo. Một số nhân vật trong Lão giáo cũng được tôn thờ như Lão TửKhương Tử Nha.
Trong tổ chức Hội Thánh, vị trí Bát Quái Đài là khu vực thiêng liêng nhất, chỉ dành cho các vị tiên trưởng vô hình, được xem như là nơi lập pháp của đạo. Hầu hết các văn bản pháp luật đạo, được các tín đồ tin là được giáng cơ từ Bát Quái Đài. Trong tổ chức Nam phái, cách đặt tên các phái cũng chịu ảnh hưởng từ Tam Thanh trong Lão giáo với biến cải đôi chút; thậm chí, phái Thượng, một trong 3 phái của Nam phái, cũng được xem là đại diện cho Lão giáo, với đạo phục màu xanh tượng trưng cho y phục các đạo sĩ. Vai trò của phái Thượng còn được đề cao khi trong tổ chức Hội Thánh Cửu Trùng Đài, chức phẩm của phái Thượng được xem là cao hơn so với 2 phái còn lại. Người giữ ngôi vị Thượng Chưởng pháp được quy định có thể thay mặt cho chức vị Giáo tông để chủ trì công việc của Cửu Trùng Đài.
Nho giáo 
Cũng như Phật giáo và Lão giáo, Nho giáo cũng được xem là có ảnh hưởng rất lớn đến đạo Cao Đài. Nho giáo được trong đạo Cao Đài được đề xướng qua triết lý Nho tông chuyển thế. Nếu như Lão giáo ảnh hưởng nhiều về mặt vũ trụ quan và cách thức tu tập thì Nho giáo hảnh hưởng rất nhiều về cách thức hành lễ. Đại diện cho Nho giáo là Khổng Tử và Mạnh Tử trong Bát Quái Đài.
Trong tổ chức Hội Thánh Cao Đài, phái Ngọc, một trong 3 phái trong tổ chức Nam phái Cửu Trùng Đài, được xem là tượng trưng của Nho giáo, với đạo phục màu đỏ.
Tín ngưỡng dân gian
Có thể nói tín ngưỡng dân gian Nam Kỳ đã có ảnh hưởng rất lớn đến đạo Cao Đài. Hầu hết các hoạt động tôn giáo của đạo Cao Đài chú trọng đến các nghi lễ trong gia đình liên quan đến phong tục truyền thống của người Việt ở Nam Kỳ như cưới hỏi, tang ma, cầu siêu… Những nghi lễ ấy mặc dù được tổ chức theo nguyên tắc và triết lý của đạo Cao Đài, nhưng lại không quá xa lạ với phong tục truyền thống của người Việt. Hơn nữa, các nghi lễ này đều được tổ chức quy củ, có sự tham gia đông đảo của chức sắc, chức việc và đạo hữu, làm không khí trong các buổi lễ trở nên trang trọng, tôn nghiêm[22]. Mặt khác, rất dễ nhận thấy nhạc lễ Cao Đài (đặc biệt là Đại đàn) mang đậm văn hóa truyền thống Việt Nam với cung cách đi trò lễ, nhạc cổ truyền trong các buổi lễ tại đình, miếu dân gian.
Ngũ chi Minh đạo
Ngũ chi Minh đạo (chữ Hán: 五支明道) là một thuật ngữ trong tôn giáo Cao Đài dùng để chỉ các nhánh tôn giáo phát triển từ Minh Sư đạo, một tôn giáo có sự tương hợp gần nhất với đạo Cao Đài, có ảnh hưởng lớn đến sự hình thành và phát triển của đạo Cao Đài.
Cao Đài Từ điển định nghĩa như sau:
"Ngũ Chi Minh Đạo là năm nhánh Đạo có tên khởi đầu bằng chữ MINH, có nguồn gốc từ nhà Minh bên Tàu.
Ngũ Chi Minh Đạo gồm: Minh Sư, Minh Đường, Minh Lý, Minh Thiện, Minh Tân."
— Nguyễn Văn Hồng, "Cao Đài Từ điển", mục Ngũ Chi Minh Đạo
Trong lịch sử, một số nhánh của Ngũ chi Minh đạo sát nhập vào với đạo Cao Đài như tông Phổ tế của Minh Sư, hoặc Minh Tân, Minh Đường. Một số không còn tồn tại như Minh Thiện, hoặc vẫn phát triển độc lập như Minh Sư đạoMinh Lý đạo.
Phương Tây
Cơ Đốc giáo
Cơ Đốc giáo bấy giờ đã phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam dưới sự bảo hộ của chính quyền thực dân Pháp. Tuy nhiên, với các tín đồ Cao Đài đầu tiên, vốn là những người có tinh thần dân tộc, sự dung nạp Cơ Đốc giáo thể hiện một chừng mực không va chạm với truyền thống. Chính vì vậy, hình tượng Jesus của Cơ Đốc giáo được xem là biểu trưng của Thánh đạo, một chi đạo trong Ngũ chi Đại đạo.
Hồi giáo[sửa | sửa mã nguồn]
Giai đoạn khai đạo Cao Đài cũng chính là giai đoạn Hồi giáo phát triển mạnh mẽ trong các cộng đồng dân tộc Người ChampaNgười KhmerNgười LàoNgười XiêmMiếnNgười Java và Người Ấn Độ ở cả Trung Kỳ lẫn Nam Kỳ, dưới sự bảo trợ của chính quyền thực dân. Mặc dù vậy, Hồi giáo được nhắc đến trong đạo Cao Đài, hiện diện với tư cách là một tôn giáo có dung hợp từ Do Thái giáo và Cơ Đốc giáo, cũng thuộc chi Thánh đạo trong Ngũ chi Đại đạo. Chính vì vậy, hình tượng Muhammad của Hồi giáo cũng được xem là biểu trưng của Thánh đạo, một chi đạo trong Ngũ chi Đại đạo.
Trong Chính điện của Tòa Thánh Tây Ninh phía dưới quả Càn Khôn có thờ long vị Nourn Dinh được truy thăng là Thánh Tử Đạo Cao Đài, đại diện cho Hồi giáo trong kỳ ba phổ độ. Nourn Dinh nguyên họ tên là Nour el Din Mahmoud người Hồi giáo sinh năm 1117 làm vua Thổ Nhĩ Kỳ (1146-1173). Một trong những địch thủ đáng kinh sợ của quân Thập tự chinh. Khi chiếm cứ Damas thủ đô nước Syria (1155) ông đã mở ra con đường tới Ai Cập. Nhờ đó tướng Saladin chiến cứ thủ đô Cairo (1169).[23]
Thông linh học
Thông linh học (Spiritisme) tuy chỉ mới từ châu Mỹ thâm nhập vào châu Âu nửa cuối thế kỷ 19, tuy nhiên, với sự xuất tác phẩm "Cuốn sách của linh hồn" (tiếng PhápLe livre des esprits) ngày 1 tháng 4 năm 1857 bởi Allan Kardec, Thông linh học đã trở thành đối tượng tìm hiểu và nghiên cứu về tính chất triết lý của nó.
Sự ảnh hưởng của Thông linh học đã ảnh hưởng ít nhiều đến sinh hoạt tâm linh của những tín đồ đầu tiên, vốn có kiến thức Tây học. Trong đó, quan trọng nhất là nhóm môn đồ Cao - Phạm, nền tảng hình thành Hội Thánh Cao Đài sau này.
Giáo lý cơ bản 
Bài chi tiết: Giáo lý Cao Đài
Xem thêm: Tam kỳ phổ độTam giáo quy nguyên, và Thiên Nhãn
Tam kỳ phổ độ
Các tín đồ Cao Đài tin rằng Thượng đế là Đấng sáng lập ra vũ trụ và hình thành nên các tôn giáo. Theo thời gian, tùy theo địa phương, Thượng đế đã hình thành các tôn giáo khác nhau để phù hợp với thời điểm và địa điểm, và được phân làm 3 kỳ phổ độ với 3 nhánh khác nhau:
·         Nhất kỳ Phổ độLà thời kỳ hình thành các tôn giáo trên thế giới gồm Phật giáoKì Na giáo ở Ấn ĐộLão giáoNho giáo ở Trung HoaDo Thái giáo ở Trung Đông. Thời kỳ này Thượng đế mặc khải cho các đệ tử đầu tiên thay mặt mình để truyền đạo.
·         Nhị kỳ Phổ độ: Là thời kỳ chấn hưng các nền tôn giáo trên thế giới. Các tín đồ Cao Đài cho rằng sau một thời gian phổ độ, các giáo lý được Thượng đế truyền dạy theo thời gian đã bị các tín đồ diễn giải sai lạc, không còn mang đúng giáo lý nguyên thủy của Ngài. Vì vậy, Thượng đế một lần nữa đã truyền dạy cho các đệ tử của mình ở các nơi trên thế giới, thực hiện hiện vụ chấn hưng nền đạo. Từ đó hình thành Phật giáo Đại thừaPhật giáo Tiểu thừaJaina giáoTiên giáoKhổng Mạnh giáoCơ Đốc giáo và Hồi giáo. Thời kỳ này các tôn giáo được chấn hưng và phát triển mạnh mẽ, vượt ra khỏi ranh giới vùng miền quốc gia, dần truyền bá ra thế giới.
·         Tam kỳ Phổ độ: Là thời kỳ tất cả các tôn giáo đều hợp thành một tôn giáo duy nhất dưới quyền cai quản Thượng đế, được Thượng đế điều hành, truyền giảng thông qua hình thức cơ bút. Đây cũng là lý do một số tín đồ gọi tôn giáo của họ là "Đạo Thầy" với hàm ý họ là những người thọ giáo trực tiếp từ Thượng đế.
Tam giáo quy nguyên 
Ảnh Cao Đài Tam Thánh ở Tòa Thánh Tây Ninh. Từ trái sang phải: Tôn Dật TiênVictor Hugo và Nguyễn Bỉnh Khiêm
Khái niệm cơ bản, thể hiệp sự dung hợp các tôn giáo hình thành nên đạo Cao Đài được gọi là "Tam giáo quy nguyên" (Ba tôn giáo sẽ hợp về một mối). Theo họ, ở thời kỳ phổ độ lần thứ 3, các tôn giáo lớn sẽ hợp nhất giáo lý thành một nền Đại Đạo duy nhất và được truyền bá bằng tiếng Việt[24]
Bên cạnh đó, khái niệm "Ngũ chi phục nhất" (Năm nhánh đạo sẽ trở thành một nền đạo lớn) được đi kèm với "Tam giáo quy nguyên", với cùng ý nghĩa. Theo đó, "Ngũ chi" hàm chỉ các tôn giáo trên toàn thế giới, kể cả Tam giáo, thực chất cũng chỉ là 5 nhánh đạo (con đường) gồm Nhơn đạo, Thần đạo, Thánh đạo, Tiên đạo, Phật đạo. Năm nhánh này thể hiện năm nấc thang tiến hóa từ thấp lên cao trong quá trình tu tập của các tín đồ, dù theo hướng nào thì cũng quy về một mối.[25]
Thiên nhãn
Bàn thờ thiên nhãn
Quan điểm của các tín đồ Cao Đài thì Thiên Nhãn biểu trưng cho con mắt của Thượng đế nhìn thấy rõ tất cả những hành vi thiện ác của khắp nhân gian, để khen thưởng hay xử phạt một cách công bình. Trước Thiên nhãn, không ai có thể che giấu hay chối cãi được.
Ngoài ra, biểu tượng Thiên nhãn còn ý thức Đại đồng, vì dù bất cứ quốc gia, chủng tộc, hoặc tôn giáo nào, thì biểu tượng Thiên nhãn đều giống nhau và không phản ảnh đặc tính phân biệt nào.
Những tính chất khác
Đạo Cao Đài nhấn mạnh sự bình đẳng giữa các tín đồ, giữa nam và nữ trong xã hội. Khi xưng hô với nhau, tín đồ Cao Đài sử dụng các từ "huynh', "đệ", "tỷ", "muội" (tức là anh chị em một nhà), tùy theo giáo phẩm, tuổi tác, giới tính. Khi kính cẩn, họ còn thêm "Hiền" phía trước những đại từ nhân xưng trên ("hiền huynh", "hiền tỷ"...).
Một Tộc đạo Cao Đài có 2 cơ thể thờ tự là "Thánh thất" và "Điện thờ Phật Mẫu". Mỗi Tộc đạo đều có chương trình truyền bá giáo lý.
Một số tín đồ nổi tiếng 
·         Ngô Văn Chiêu, môn đồ đầu tiên của Cao Đài, người hình thành Pháp môn Cao Đài Chiếu Minh.
·         Lê Văn Trung, chức phẩm Thượng Đầu sư (1926), Quyền Giáo tông (1930), lãnh đạo tín đồ Cao Đài từ 1926 đến 1934.
·         Phạm Công Tắc, chức phẩm Hộ pháp, Chưởng quản Hiệp Thiên Đài Hội Thánh Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ (1926) và Chưởng quản Nhị hữu hình đài Hội Thánh Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ Tòa Thánh Tây Ninh (1934), lãnh đạo tối cao của đạo Cao Đài từ 1934 đến 1959.
·         Cao Hoài Sang, chức phẩm Thượng Sanh. Lãnh đạo tôn giáo Cao Đài từ năm 1959 đến năm 1971. Là người có công san định và thống nhất các bài bản nhạc lễ Cao Đài đến chỗ hoàn thiện nhất.
·         Nguyễn Ngọc Tương, chức phẩm Quyền Thượng Đầu sư. Năm 1934, ly khai Tòa Thánh Tây Ninh về Bến Tre thành lập hệ phái Cao Đài Ban Chỉnh Đạo, tự xưng phẩm Giáo tông.
·         Cao Triều Phát, nhập đạo năm 1930, sáng lập hệ phái Minh Chơn Đạo, được bầu làm Chủ tịch Cao Đài Cứu quốc Mười hai phái hiệp nhất, được bầu làm Chưởng quản Cửu Trùng đài Hội Thánh Cao Đài Duy Nhứt.
·         Trần Quang Vinh, chức phẩm Thượng Phối sư, quyền lãnh đạo các tín đồ Cao Đài 1941-1946, Trung tướng, Tổng tư lệnh đầu tiên của Quân đội Cao Đài (1946-1951).
·         Nguyễn Văn Thành (1915-1972), Trung tướng, Tổng tư lệnh Quân đội Cao Đài 1951-1955.
·         Nguyễn Thị Hiếu, Nữ Đầu Sư chánh vị đầu tiên, Chưởng quản Cửu Trùng Đài nữ phái, tác giả quyển "Đạo sử".
·         Lê Văn Hoạch, phẩm vị Bảo Sanh Quân Tòa Thánh Tây Ninh, Thủ tướng Cộng hòa tự trị Nam Kỳ từ tháng 11 năm 1946 đến tháng 9 năm 1947.
·         Nguyễn Văn Lộc, phẩm vị Bảo Học Quân Tòa Thánh Tây Ninh, Thủ tướng Việt Nam Cộng hòa từ tháng 11 năm 1967 đến đầu năm 1968.
·         Phan Khắc Sửu, chức phẩm Thượng Đầu Sư hệ phái Cao Đài Tiên ThiênQuốc trưởng Việt Nam Cộng hòa giai đoạn 1964–1965.
·         Nguyễn Văn Ngợi, chức phẩm Ngọc Đầu Sư hệ phái Cao Đài Tiên Thiên, Ủy viên Đoàn chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, Ủy viên Đoàn chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.


·         Hồ Tấn Khoa, chức phẩm Bảo đạo, Quyền chưởng quản Hiệp Thiên Đài Tòa Thánh Tây Ninh (1976-1979). Chưởng quản Hội đồng Chưởng quản Hội Thánh Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ (1979-1983).
Xem thêm
·         Thánh thất Cao Đài
Chú thích
1.   a ă â “Đạo Cao Đài”. Truy cập ngày 14 tháng 12 năm 2012. Đã bỏ qua văn bản “ Khoa học Xã hội ” (trợ giúp); Đã bỏ qua văn bản “ Module” (trợ giúp)
2.   ^ “-Phần I: Biểu Tổng hợp”Kết quả toàn bộ Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2009. Tổng cục Thống kê Việt Nam. tr. 281. Truy cập ngày 28 tháng 2 năm 2013.
5.   ^ Khác với cách cầu cơ của Đạo giáo, còn gọi là phương pháp cổ truyền, dùng Đại ngọc cơ, vốn giáng cơ qua bút tự của 2 người phò cơ; cách cầu cơ của Thông linh học, còn gọi là phương pháp tân thời, dùng bàn cơ (a table tournante), giáng cơ qua con trỏ từng chữ với sự hiệp lực của toàn bộ nhóm phò cơ.
6.   ^ Còn gọi là phố Hàng Dừa, nay là đường Cống Quỳnh, TP.HCM.
7.   ^ AĂÂ là 3 chữ cái đầu tiên của bảng chữ cái Quốc ngữ. A là chữ cái đầu tiên, tượng trưng đầu mối của vũ trụ vạn vật, tức Thái cực. Ă và Â là biến thể của A, biểu tượng cho Âm và Dương, tức Lưỡng nghi được sinh ra từ Thái cực. Vì vậy, danh hiệu AĂÂ được xem là Thái cực sinh ra càn khôn vũ trụ, biểu thị Thượng đế vô ngã (impersonal God).
8.   ^ Vị trí gần ngã 3 đường Général Leman với đường Nguyễn Tấn Nghiệm, nay là ngã 3 Cao Bá Nhạ và Trần Đình Xu.
9.   ^ Bộ đạo phục này ngày nay vẫn còn được thờ tại Thánh thất Tây Ninh.
10.         ^ Hoài Nhân, "40 năm lịch sử Ðạo Cao Ðài 1926-1966" trang 109, kể ra được 35 Chi phái. Dẫn theo Cao Đài Từ điển.
12.         ^ "Bản tuyên dương công nghiệp ông Nguyễn Văn Thành", Tòa Thánh Tây Ninh, 24-11-1972.
13.         ^ [Đỗ Quang Hưng. "Recognition of Religious Organizations - A Comparative Approach: The Case of Vietnam". Religious Studies Rewview Vol 1, No 1, Jan 2007. Trang 10
14.         ^ Giáo hội là cơ cấu tổ chức, bộ máy hành chính của tôn giáo và cũng là cơ quan quyền lực của tôn giáo, trong đó tập trung ở một số người. Giáo hội là tổ chức pháp nhân, không chỉ quan hệ trong đạo mà còn là mối quan hệ xã hội. Hội thánh là nói về phần thiêng liêng, một tập hợp rộng rãi cả chức sắc và tín đồ có mối quan hệ trong đạo, mang tính chất tôn giáo thuần túy. Trên thực tế hai khái niệm này rất gần nhau, thậm chí ở một số tôn giáo, đôi khi được hiểu là một và sử dụng như nhau. (Nguyễn Cao Thanh, "Tìm hiểu tổ chức giáo hội và vấn đề pháp nhân tôn giáo". Ban Tôn giáo Chính phủ.
15.         ^ Theo định nghĩa của nhà nước Việt Nam, tư cách pháp nhân tổ chức tôn giáo khác với tư cách pháp nhân của tôn giáo. Theo quyền tự do tín ngưỡng, các tôn giáo hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, phù hợp với luật pháp Việt Nam, mặc nhiên được thừa nhận tư cách pháp nhân. Tuy nhiên, một tổ chức tôn giáo được công nhận tư cách pháp nhân mới được hoạt động hợp pháp về mặt tổ chức như: duy trì quan hệ trên dưới về mặt tổ chức, có quyền sử dụng tài chính, tài sản theo quy định của pháp luật, tổ chức đại hội, hội nghị, mở trường đào tạo chức sắc, phong chức, điều chuyển chức sắc, in ấn xuất bản kinh sách, xây dựng nơi thờ tự...; duy trì các mối quan hệ dân sự với các tổ chức quan hệ với các tổ chức tôn giáo khác trong và ngoài nước, và tổ chức xã hội khác; chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hoạt động của tổ chức tôn giáo mình.
17.         ^ Đỗ Quang Hưng. "Recognition of Religious Organizations - A Comparative Approach: The Case of Vietnam". Religious Studies Rewview Vol 1, No 1, Jan 2007. Trang 10.
18.         ^ Cơ sở tiền thân hình thành thánh thất, vì không đủ số lượng tín đồ sinh hoạt.
19.         ^ Do Cao Đài Chiếu Minh Tam Thanh không tổ chức giáo hội.
21.         ^ Huỳnh Ngọc Thu, Đạo Cao Đài ở Nam Bộ.
23.         ^ Hương Hiếu, "Đạo sử", Quyển 2, tr. 237: 29-7-B.D. "Bản in Hoa Kỳ".
24.         ^ Nguyễn Văn Hồng, "Cao Đài Từ điển".
Tham khảo
·         Ngô Văn, Việt Nam 1920-1945. Montreuil: L'Insomniaque/Chuông rè, 2000.
·         Nguyễn Văn Hồng, "Cao Đài Từ điển" 2003.
Liên kết ngoài
·         Tuổi Trẻ Đại Đạo
·         Cao Đài Đại Đạo
·         Đại Đạo Thanh Niên Hội
·         Dịch Lý Cao Đài
·         The British Cao Dai Community
·         Cao Đài site
·         Ý Thức