Thứ Năm, 27 tháng 11, 2014

2014 Người Việt với văn hóa âm tính

Người Việt ưa nịnh, thích 'dìm': Tác hại đến đâu?

"Với một truyền thống văn hóa "ưa được nịnh", "thích được khen", nhưng lại sợ phê bình và tự phê bình đến như thế, nếu không tự thay đổi từ gốc rễ mà cứ đòi hỏi tiến bộ, đòi hỏi "văn hóa từ chức"..., thì vẫn chỉ là mơ mộng mà thôi!" - GS-TSKH Trần Ngọc Thêm.
Trần Ngọc Thêm, Đại tướng quân, văn hóa, Trần Quốc Hải, xe tăng, Campuchia, Myanmar, Trung Quốc, Vạn lý Trường thành,
GS-TSKH Trần Ngọc Thêm. Ảnh: Phạm Thành Long/ Documentary.vn
LTS: Vừa qua, "Đại tướng quân Hai lúa" trở thành đề tài được bàn luận sôi nổi. Mặc dù đây chỉ là một câu chuyện nhỏ, nhưng từ đó đã gợi ra rất nhiều điều khiến chúng ta suy ngẫm, liên quan đến việc vì sao những sáng tạo, thay đổi, cải cách của VN vẫn còn gặp nhiều rào cản và chậm bước so với đòi hỏi của thời đại.
Chẳng hạn, so với các quốc gia láng giềng trong khối ASEAN, như Myanmar, Campuchia, Lào, thì Việt Nam đổi mới sớm nhất. Nhưng sau cú đột phá ngoạn mục vào năm 1986, chúng ta lại rơi vào trì trệ, hiện nay nhiều người đã cảnh báo về nguy cơ tụt hậu...
Nguyên nhân văn hóa căn cốt ẩn sau những vấn đề ấy chính là chủ đề của cuộc trò chuyện của Tuần Việt Nam với GS.TSKH Trần Ngọc Thêm, Viện sĩ Viện hàn lâm Khoa học tự nhiên Nga, Ủy viên Hội đồng lý luận Trung ương, Giám đốc Trung tâm Văn hóa học Lý luận và Ứng dụng Trường Đại học KHXH&NV thuộc ĐHQG-HCM. Những câu trả lời của ông xoay quanh một lý giải được ông khái niệm hóa là "Văn hóa âm tính".
"Biến đổi từ từ"
Thưa Giáo sư, là người có nhiều năm nghiên cứu văn hóa VN, xin ông đưa ra một nhận định tương đối khái quát vì sao những thay đổi của chúng ta thường diễn ra khó khăn và chậm hơn so với đòi hỏi bức thiết của thực tế?
GS.TSKH Trần Ngọc Thêm: Tôi đã có quá trình nghiên cứu khá lâu về câu hỏi nhức nhối này và đi đến kết luận rằng: "Văn hóa VN có đặc điểm là biến đổi từ từ, không có đột biến, trừ trường hợp có ảnh hưởng hay tác động có yếu tố bên ngoài như cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 hay công cuộc Đổi mới năm 1986". Giờ tôi xin nhắc lại để trả lời cho câu hỏi của anh.
Xuất phát từ đâu VN lại có đặc điểm văn hóa như vậy, thưa ông?
GS.TSKH Trần Ngọc Thêm: Năng lực hành động và năng lực tư duy bắt đầu từ văn hóa. Nói cách khác, văn hóa là cái gốc rễ của dân tộc. Phải hiểu sâu hơn về cội nguồn gốc rễ đó thì mới lý giải được mọi chuyện, mọi vấn đề đặt ra, mọi vấn nạn mà chúng ta đang thấy.
Theo phân loại của tôi, nền văn hóa Việt Nam của chúng ta thuộc loại âm tính, mang những đặc trưng khác hẳn những nền văn hóa dương tính. Văn hóa âm tính giống như tính cách của người đàn bà, thích sự ổn định và luôn hướng tới sự ổn định, rất ngại mọi sự thay đổi. Văn hóa dương tính thì ngược lại, giống tính cách người đàn ông, mạnh mẽ, quyết liệt, hay thay đổi, ghét sự trì trệ, nhàm chán, v.v.
Khi nghiên cứu chúng ta tách ra chứ kỳ thực trong mỗi sự vật, hiện tượng, con người... đều có phần âm và phần dương, cái khác nhau là ở chỗ mặt nào trội hơn mà thôi.
Điều kiện tự nhiên là nguồn gốc của văn hóa. Thiên nhiên khác nhau thì kinh tế cũng sẽ khác nhau, từ đó văn hóa ắt cũng sẽ khác nhau. Các dân tộc có truyền thống mưu sinh bằng nông nghiệp trồng trọt là âm tính; trong đó nông nghiệp lúa nước thuộc loại âm tính nhất. Các dân tộc sống bằng chăn nuôi, du mục thuộc loại dương tính.
Trên thế giới mênh mông này chỉ có Đông Nam Á là cái nôi của nền nông nghiệp lúa nước. Trồng trọt phụ thuộc vào thiên nhiên nhiều hơn chăn nuôi, trồng lúa nước thì mức độ phụ thuộc cao nhất. Sự phụ thuộc khiến người ta trở nên thụ động. Và cũng chính vì vậy mà nơi này có nền văn hóa âm tính nhất.
Đông Bắc Á và phương Tây là những vùng đồng cỏ, thảo nguyên mênh mông, con người thời cổ sống bằng kinh tế du mục, khiến con người phải luôn phải rong ruổi, di chuyển. Điều này tác động đến lối suy nghĩ, dần dần hình thành kiểu văn hóa dương tính, đối lập với văn hóa âm tính của chúng ta.
Văn hóa Việt - Trung: Giống nhau chỉ trên bề mặt
Nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước khẳng định văn hóa VN chịu ảnh hưởng rất sâu rộng bởi nền văn minh Trung Hoa, yếu tố cùng thể chế cũng chi phối sự ảnh hưởng này. Quan điểm của ông ra sao?
GS.TSKH Trần Ngọc Thêm: Nhìn bề ngoài thì đúng là như thế, nhưng nếu chỉ dừng ở cảm nhận bề ngoài thì ta sẽ chỉ có được những nhận xét cảm tính, phiến diện rất đáng tiếc vì không đi vào bản chất gốc của sự việc! Văn hóa luôn là "mục tiêu, động lực và nền tảng của sự phát triển" cho nên dù có sự tương đồng về thể chế thì VN và TQ vẫn khác nhau rất nhiều.
Trên cơ sở nghiên cứu tài liệu, cũng như qua quan sát thực địa tại nhiều địa phương khác nhau của TQ, tôi thấy rất rõ rằng những sự giống nhau tuy nhiều nhưng thuộc về tầng mặt, trong khi những sự khác nhau thì nằm ở tầng sâu, rất căn bản.
Một bên là văn hóa âm tính điển hình như VN, một bên là loại hình văn hóa trung gian "vừa có âm vừa có dương" và có những giai đoạn mặt dương có phần trội hơn như TQ thì làm sao giống nhau hoàn toàn được. Chỉ có thể có những ảnh hưởng do tiếp xúc giao thoa, còn do có cái gốc nền rất khác nhau nên bản chất cũng khác nhau.
Tính trung gian này của văn hóa TQ thể hiện rất rõ trong lĩnh vực tổ chức xã hội. Trong khi xã hội phương Tây luôn biến động nên coi trọng cá nhân, Đông Nam Á ưa ổn định, ít biến động nên coi trọng làng xã thì Đông Bắc Á ở giữa, coi trọng gia đình.
Cụ thể là thế nào, thưa giáo sư?
GS.TSKH Trần Ngọc Thêm: Văn hóa âm tính xuất phát từ nông nghiệp lúa nước nên có sức mạnh tập thể rất cao. Chính nhu cầu thu hoạch mùa màng, bảo vệ cuộc sống đã buộc mọi người phải chung tay, phải có mối liên kết ràng buộc chặt chẽ.
Tương tự như vậy, khi có ngoại xâm là bị đẩy vào thế cùng, sức mạnh tập thể của văn hóa âm tính, sức mạnh làng xã sẽ trỗi lên chống lại. Lúc ấy cả nước như một.
Đặc trưng rõ nhất của văn hóa VN là vai trò cao của cộng đồng làng xã - đơn vị tế bào của xã hội Việt Nam. Từ làng ra đến nước, tạo nên mô hìnhLàng - Nước. Trong suốt chiều dài của lịch sử, TQ đô hộ ta cả ngàn năm, đánh chiếm ta bao nhiêu lần mà ta không mất nước là nhờ việc cái gốc văn hóa Việt nằm ở làng chứ không phải ở đô thị.
Quan quân TQ cai trị chỉ có thể đưa đến ở các đô thị chứ không thể kiểm soát hết nông thôn, nên không thể tiêu diệt hay đồng hóa được văn hóa Việt. Và do văn hóa làng quá mạnh nên cứ mỗi khi quân xâm lược rút đi thì văn hóa làng lại tấn công trở lại đô thị, kéo đô thị trở về với văn hóa làng. Đây là đặc trưng rất Việt, khác biệt với nhiều quốc gia khác có nền văn hóa thiên về dương tính mà tại đó, đô thị luôn có lực hút kéo nông thôn biến đổi theo thành thị.
Trong những cuộc đối đầu với các cuộc xâm lăng, chất âm tính mạnh của văn hóa làng xã ấy đã phát huy tác dụng, giúp cho VN dù có trải qua hàng ngàn năm lệ thuộc cũng không bị ảnh hưởng của đô thị lôi kéo, kết quả là không bị văn hóa ngoại bang đồng hóa.
Trong khi đó, trong văn hóa TQ và các nước Đông Bắc Á, do làm nông nghiệp lúa cạn, trồng kê mạch, không cần liên kết lớn ở quy mô làng xã nên đơn vị cơ bản của xã hội là gia đình. Từ gia đình (nhà) ra đến nước, tạo nên mô hình Quốc gia - Nhà nước.
Đặc trưng của gia đình là tôn ti trật tự, có trên có dưới. Ra xã hội cũng vậy, "trên bảo thì dưới phải nghe" là nguyên tắc tối thượng. Nó khác với VN ta ngày xưa là "phép vua thua lệ làng", hay ngày nay là hiện tượng "trên bảo dưới không nghe", "thủ kho to hơn thủ trưởng", v.v...
Bởi vậy mà trong văn hóa TQ, ý chí luận rất mạnh. Họ có thể làm được những việc "kinh thiên động địa" như xây Vạn lý Trường thành thời Tần Thủy Hoàng, hay "chiến dịch diệt chim sẻ" vào những năm 1958-1962 khiến cho sau đó châu chấu tràn ngập phá nát mùa màng và kéo theo nạn đói lớn làm cho nhiều người chết đói.
Văn hóa TQ hướng đến cái tuyệt đối, cực đoan kiểu "đội đá vá trời", "Ngu Công dời núi", "Tinh Vệ lấp biển", "toàn dân làm gang thép", "toàn dân diệt chim sẻ". Trong khi văn hóa VN do thiên về âm tính nên hướng đến sự dung hòa theo triết lý âm dương. Theo đó, làm cái gì cũng hướng tới mục tiêu "vừa phải", không thấp quá nhưng cũng đừng cao quá, "trông lên thì chẳng bằng ai, trông xuống chẳng ai bằng mình".
Tư duy "vừa phải", ưa khen ngợi
Đứng từ góc độ này thì có thể thấy hai nền văn hóa rất khác nhau về bản chất. Vậy tư duy "vừa phải" mà ông vừa nói tác động đến ta thế nào - trong tính cách cá nhân, cộng đồng, xã hội...?
GS.TSKH Trần Ngọc Thêm: Tư duy "vừa phải" là đặc điểm cố hữu của người nông dân Việt. Thấy ai khó khăn thì mọi người xung quanh xúm lại giúp cho vươn lên, đó là mặt tốt đẹp. Nhưng ngược lại, nếu thấy có ai vươn lên cao hơn thì mọi người cũng thường xúm lại, cùng nhau kéo xuống, để về sau không ai còn dám nghĩ đến chuyện nổi trội lên nữa!
Ở VN ta, những người tài giỏi xuất sắc trong một cơ hay bị dèm pha, đố kỵ. Mà ở đời thì anh nào giỏi, làm nhiều thì hay có sai nhiều. Do "ghen ăn tức ở" (hiện nay lớp trẻ gọi tắt là thói GATO) và tâm lý muốn giữ lấy cái sự ổn định, bình yên cho mình mà người ta sẽ săm soi, bới móc thổi phồng, biến cái lỗi nhỏ thành to, thậm chí đặt điều nói không thành có.
Khi cả tập thể đã xúm vào "trị" anh giỏi mà lãnh đạo lại non tay thì ông ta sẽ không bảo vệ người giỏi nữa và ngả theo số đông. Đó là một lý do lớn khiến nhiều người phải từ bỏ môi trường nhà nước, hoặc thậm chí ra nước ngoài tìm đất phát triển khả năng.
Với tư duy "vừa phải" như thế, ở VN không thể có những công trình vĩ đại như Vạn lý Trường thành, Kim tự tháp hay Angkor. Những cái kỳ vĩ đó chỉ có thể là sản phẩm của lối tư duy tuyệt đối theo kiểu văn hóa dương tính, đối lập với tư duy "vừa phải" của ta.
Mặt khác, văn hóa âm tính giống như người phụ nữ, thường chỉ thích nghe và tin là thật những lời khen nịnh. Vì vậy mà người VN ta thường không thích bị chê, kiểu "Tốt đẹp phô ra, xấu xa đậy lại", "Đừng vạch áo cho người xem lưng". Có ai đụng đến khuyết tật gì của mình là lập tức thanh minh thanh nga, tìm cách trốn tội, "đá quả bóng sang chân người khác".
Cả hệ thống quản lý nếu không tỉnh táo, sáng suốt, thì cũng bị nền văn hóa âm tính này chi phối và phạm phải những quyết định sai lầm.
Chẳng hạn, mấy năm qua có một tổ chức quốc tế thường khảo sát các giá trị ở các quốc gia qua thăm dò dư luận. Khi họ công bố kết quả rằng VN là đất nước có chỉ số hạnh phúc cao vào loại gần nhất thế giới thì chỗ nào cũng phấn khởi đưa tin, lên tiếng phụ họa. Nhưng khi cũng chính tổ chức này công bố kết quả rằng ngành nọ ngành kia của Việt Nam do tham nhũng, đút lót nhiều mà có chỉ số hài lòng thấp thì ngay lập tức, tổ chức đó bị phản ứng.
Với một truyền thống văn hóa "ưa được nịnh", "thích được khen", nhưng lại sợ phê bình và tự phê bình đến như thế, nếu không tự thay đổi từ gốc rễ mà cứ đòi hỏi tiến bộ, đòi hỏi "văn hóa từ chức"..., thì vẫn chỉ là mơ mộng mà thôi!
Liệu có "liều thuốc" nào giải được văn hóa âm tính? Mời độc giả theo dõi câu trả lời của GS. Trần Ngọc Thêm trong Phần 2 của bài phỏng vấn.

Làm thế nào VN có 'những cú thay đổi ngoạn mục'?

"Một nền văn hóa âm tính đậm đặc, với những con người lúc nào cũng chỉ lo "ổn định" luôn có một lực lượng bảo thủ không cho phép phái cấp tiến làm gì tới nơi tới chốn" - GS.TSKH Trần Ngọc Thêm.
LTS:"Văn hóa âm tính", đặc tính "biến đổi từ từ" chi phối ra sao đến sáng tạo, đổi mới tại VN? Làm sao khắc phục điều này?... Đó là nội dung Phần 2 cuộc trò chuyện của Tuần Việt Nam với GS.TSKH Trần Ngọc Thêm, Viện sĩ Viện hàn lâm Khoa học tự nhiên Nga, Ủy viên Hội đồng lý luận Trung ương, Giám đốc Trung tâm Văn hóa học Lý luận và Ứng dụng Trường Đại học KHXH&NV thuộc ĐHQG-HCM.
Mặt trái của sự ổn định kéo dài
Ở phần trước, GS đã bàn đến những tác động của tư duy "vừa phải" đến tính cách cá nhân, cộng đồng, xã hội. Ở tầm vĩ mô hơn, tác động của nó ra sao đến bộ máy, cơ chế vận hành đất nước?
GS.TSKH Trần Ngọc Thêm: Xuất phát từ tư duy "vừa phải", nền văn hóa âm tính luôn hướng tới sự ổn định. Ổn định là đứng yên, mọi sự thay đổi, phát triển đều bị chống lại, bị kìm hãm. Và cả một bộ máy, cả cơ chế đều hướng tới sự ổn định, phục vụ và gìn giữ cho sự ổn định đó. Cái mới xuất hiện thường bị dị ứng, bị xem là "có nguy cơ mất ổn định" rất cao.
Muốn phát triển thì phải có đột phá, thay đổi hiện trạng, và phải có người giỏi để làm việc này. Nhưng như tôi đã nói, văn hóa âm tính của ta sẽ "kéo" người giỏi nào muốn nổi trội lên. Và toàn bộ người Việt chúng ta đều thấm nhuần đức khiêm tốn, coi đó không chỉ là đạo đức mà còn là cách sống.
Các nền văn hóa dương tính như phương Tây không như vậy. Họ được giáo dục sự trung thực, nói về mình như mình thực có. Họ quan niệm tự cao tuy có thể vấp ngã, nhưng sau vấp ngã sẽ học kinh nghiệm mà đi lên, còn khiêm tốn thì không.
Ai cũng ngại thay đổi, xáo trộn. Vì vậy, khi chọn người chẳng hạn, người ta sẵn sàng "bầu" cho người không có gì đặc sắc nhưng được cái là lúc nào cũng vui vẻ, xởi lởi, hòa đồng với mọi người, ai nói gì cũng gật.
Dường như đặc tính thích "ổn định" này cũng chi phối lớn đến quan niệm về tài năng và cách sử dụng người tài ?
GS.TSKH Trần Ngọc Thêm: Cũng vì thích sự ổn định nên người VN thường thích người dễ bảo, thích nghe lời. Trong gia đình thì thích "con ngoan", biết vâng lời chứ không phải biết sáng tạo. Còn trong nhà trường thì muốn "trò giỏi", nhưng "giỏi" ở đây phải hiểu là học thuộc bài, làm văn cũng phải theo văn mẫu của thầy cô đưa ra.
Cho nên người VN với bản tính linh hoạt chỉ giỏi sáng tạo vặt, biến báo, kiểu Trạng Quỳnh, thích ăn may kiểu Trạng Lợn, nói dóc kiểu Ba Phi, còn sáng tạo kiểu làm máy bay, tầu ngầm, chế tạo xe tăng thì nhẹ sẽ bị coi là "có vấn đề".
Với nền giáo dục như thế này thì làm sao đào tạo cho ra những những nhà phát minh, nhà bác học, nhà văn hóa lỗi lạc?
Trong quản lý xã hội, nhiều lãnh đạo ở các cấp đều thường chọn cấp phó, người giúp việc thấp hơn mình từ một đến vài "cái đầu". Người ta cho rằng làm như thế thì mới đảm bảo "ổn định", trước hết là "ổn định" vị trí của mình.
Cách làm đó vô hình trung đã tạo nên một "cơ chế loại bỏ người tài" ra khỏi bộ máy. Thậm chí trong xã hội cũng không có đất cho họ dụng võ vì những ràng buộc đạo đức, pháp luật luôn chống lại nguy cơ làm "mất ổn định".
Nghe ông nói tôi không khỏi liên hệ đến những câu chuyện "Đại tướng quân" hay phát minh, sáng chế "Hai lúa" được nhắc đến rất nhiều gần đây?
GS.TSKH Trần Ngọc Thêm: Phải, với những đặc điểm tôi đã phân tích, không có gì ngạc nhiên khi thấy những sáng chế, phát minh hay sáng kiến cải tiến khoa học kỹ thuật trong nước ít khi được quan tâm, ngược lại có khi còn bị o ép.
Như chuyện ông Phan Bội Trân ở TP.HCM bỏ tiền của, trí tuệ công sức ra chế tạo tàu ngầm mi-ni mà phải "lên bờ xuống ruộng" khi cho chạy thử nghiệm...
Như chuyện ông Hải máy bay, có thể có vị Bộ trưởng sẽ trả lời rằng việc này là do "cơ chế bên Campuchia thoáng hơn ở ta... Và ta không có nhu cầu sửa chữa xe quân sự vì đã có đơn vị chuyên môn làm rồi". Điều này có thể đúng. Nhưng nó cũng đồng thời cho thấy nền văn hóa âm tính luôn kìm hãm sáng tạo, dị ứng với thay đổi đã chi phối mạnh mẽ đến mức nghiệt ngã vào hệ thống quản lý xã hội.
Nguy cơ của nền văn hóa âm tính vô cùng lớn nếu không biết phát huy mặt mạnh và khắc phục những mặt trái của nó, thoát ra khỏi "vũng lầy ổn định" của nó.
Không thể "cứ từ từ" mãi
Theo GS, chắc phải có giải pháp nào cho "căn bệnh" âm tính, truyền thống biến động từ từ của chúng ta chứ?
GS.TSKH Trần Ngọc Thêm: Nghiên cứu lịch sử, tôi nhận thấysự "biến động từ từ" như một quy luật ấy có thể thúc đẩy cho nhanh hơn lên nếu có được sự kết hợp ở những mức độ khác nhau của ít nhất 3 trong số 4 điều kiện: (1) Cuộc sống của toàn dân chúng rơi vào (hoặc gần như rơi vào) tình trạng đặc biệt khó khăn, bế tắc; (2) Có một vị minh quân, minh chúa, tức một nhà lãnh đạo mạnh mẽ, sáng suốt, tận tâm tận lực vì dân; (3) Có một cú hích từ bên ngoài và (4) Mỗi người nhìn ra xung quanh thấy người khác khá hơn mình và bản thân mình có nhu cầu thay đổi hiện trạng.
Trong đó, điều kiện 1 thuộc về văn hóa vật chất - mưu sinh; điều kiện 2 thuộc về văn hóa chính trị; điều kiện 3 thuộc về ngoại lực; điều kiện 4 thuộc về văn hóa tính cách, tinh thần.
Cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một trường hợp đột biến nhờ hội tụ ở mức rất cao ba điều kiện đầu: 1/ Cuộc sống của dân chúng dưới thời thực dân, phát xít Nhật rơi vào bước đường cùng, hàng triệu người chết đói. 2/ Cái tên "Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh" có sức mạnh như một lời hiệu triệu thu hút quần chúng. 3/ Chiến tranh thế giới kết thúc, Nhật đầu hàng Đồng minh vô điều kiện.
Công cuộc Đổi mới năm 1986 là một trường hợp đột biến khác cũng hội đủ cả ba điều kiện đầu, nhưng ở mức thấp hơn: 1/ Cuộc sống kinh tế của cán bộ nhân dân ba miền ở mức rất khó khăn. 2/ Tổng bí thư Trường Chinh là một nhà lãnh đạo có uy tín và tận tâm tận lực vì dân. 3/ Công cuộc Cải tổ (Perestroika) của Liên Xô cũng vừa lúc bắt đầu.
Nếu nói về "cú hích từ bên ngoài" thì hiện nay VN đang có rất nhiều đấy chứ, thưa GS? Chẳng hạn VN hiện đang là thành viên của nhiều tổ chức lớn trên thế giới và khu vực như WTO, AFTA, NAFTA, v.v... tất cả đều yêu cầu ràng buộc VN phải cải cách, cải tổ theo hướng chung của thế giới?
GS.TSKH Trần Ngọc Thêm: Đúng là VN đang có những tác động bên ngoài, nhưng chúng chưa đủ sức tạo nên những thay đổi mang tính đột biến. Ta đã bỏ lỡ nhiều cơ hội lớn từ sau Đại hội 6 năm 1986.
Những năm 1990 là thời mà chính sách Mở cửa đã bắt đầu phát huy tác dụng, đời sống một bộ phận dân chúng khá lên đã kích thích toàn xã hội hừng hực, hứng thú làm giàu. Giai đoạn này, ngoài 3 điều kiện đầu cho sự phát triển đột biến của VN mà chúng tôi đã nói ở trên, điều kiện thứ 4 là "Mỗi người nhìn ra xung quanh thấy người khác khá hơn mình và bản thân mình có nhu cầu đó" đã hiện hữu ở mức cao.
Tuy nhiên, bước sang những năm 2000, dễ quan sát thấy rằng xã hội VN đã không còn sự phấn đấu hăng say như những năm 1990 nữa, dù VN đã hội nhập nhiều hơn, sâu rộng hơn với thế giới. Một bộ phận đáng kể trong cán bộ và dân chúng thấy rằng mình đã thoát khỏi tình trạng cùng cực và đã chuyển sang được trạng thái "trông lên thì chửa bằng ai, nhưng trông xuống thì chẳng ai bằng mình" nên đã hài lòng mà chững lại.
Trần Ngọc Thêm, Đại tướng quân, văn hóa, Trần Quốc Hải, xe tăng, Campuchia, Myanmar, Trung Quốc, Vạn lý Trường thành
Một tướng lĩnh Campuchia bên chiếc xe thiết giáp do cha con ông Hải chế tạo hoàn chỉnh. Ảnh: LĐO
Cần một hệ giá trị mới
Vào thế kỷ 17, 18 tiếp xúc với văn minh phương Tây, chúng ta cũng có cơ hội cải cách rất lớn giống như Nhật Bản. Tự Đức là vị vua thông minh, có tài, có năng lực và tầm nhìn song vẫn thất bại, trong khi Nhật hoàng lúc ấy là cậu bé 3 tuổi mà cuộc cải cách của Nhật lại thành công. Chúng ta có thể rút ra kinh nghiệm gì từ thất bại này?
GS.TSKH Trần Ngọc Thêm: Khu vực Đông Bắc Á vốn thuộc loại hình trung gian chuyển tiếp. Văn hóa của Nhật có độ dương tính cao nhất trong số các quốc gia ở đây nên người Nhật không làm thì thôi, còn khi đã nhận thức ra thì họ làm tới nơi tới chốn. Trong lịch sử, họ thường có cách làm là tiếp thu cái mới rồi đóng cửa lại thẩm thấu, sửa chữa, nâng cấp rồi phát huy.
Trước kia, Nhật đã từng tiếp nhận văn hóa Trung Hoa theo cách như thế. Rồi khi người Nhật phát hiện họ thua châu Âu, họ bắt tay cải cách ngay. Từ "thoát Á luận" cho đến "thoát Á, nhập Âu", người Nhật đã đề ra mục tiêu nhận thức rất rõ ràng, thoát hẳn khỏi cái cũ, nhập hẳn vào cái mới chứ không lơ lửng. Bên cạnh vua Minh Trị, cả dân tộc Nhật, cả nền văn hóa đều cùng chung mục đích và quyết tâm nên họ tiếp thu và cải cách thành công.
Còn chúng ta, do thuộc loại hình văn hóa âm tính cho nên trong khi vua Tự Đức và vài nhân vật khác có tầm nhìn rộng và xa hơn nên thoát được, nhưng lại bị số đông bảo thủ kiềm xuống, lôi kéo trở lại. Cả triều đình không muốn thoát thì một mình vua cũng không làm được gì hơn.
Một nền văn hóa âm tính đậm đặc, với những con người lúc nào cũng chỉ lo "ổn định" luôn có một lực lượng bảo thủ không cho phép phái cấp tiến làm gì tới nơi tới chốn.
Bởi vậy mà VN rất khó có thoát ra được hoàn cảnh mà ta bị đặt vào, để có được những cú thay đổi ngoạn mục như Nhật Bản hay Hàn Quốc là các quốc gia Đông Bắc Á thuộc loại hình văn hóa trung gian. Dù có bậc minh quân như Tự Đức hay ai khác mà nếu chưa hội đủ cả 4 điều kiện như tôi đã đề cập thì cũng rất khó.
Với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, đặc biệt là công nghệ thông tin, cả thế giới ngày nay trở thành một ngôi nhà chung. Ắt rằng, chúng ta sẽ còn có nhiều "cú hích" tác động vào. Vậy theo GS, để tận dụng thời cơ quốc tế hóa cao độ như hiện nay, chúng ta phải làm gì nhằm tạo được sự thay đổi đột phá mạnh mẽ cho kịp với các nước?
GS.TSKH Trần Ngọc Thêm: Từ những điều trình bày trên, có thể thấy rất rõ nguyên nhân sự trì trệ sâu xa là nằm trong văn hóa và con người. Chính bởi vậy mà Nghị quyết 33 của Hội nghị Trung ương 9 khóa XI đã đặt vấn đề "xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước".
Nhưng chỉ Nghị quyết không thôi thì chưa đủ. Để xây dựng và phát triển văn hóa - con người thì cần phải thay đổi hệ giá trị. Thực ra, hệ giá trị VN tự nó đang biến động rất mạnh. Vấn đề là cần sớm nhận thức được xu hướng biến động, góp phần điều chỉnh và định hướng sự thay đổi đó từ tự phát thành tự giác, theo hướng có lợi nhất, để tạo nên sự phát triển đột biến một cách sớm nhất.
Trong một Chương trình KH & CN trọng điểm cấp Nhà nước mà tôi đang làm chủ nhiệm, chúng tôi nghiên cứu và phân tích kỹ sự biến động của hệ giá trị VN trong quá trình chuyển đổi từ văn hóa làng xã đến văn hóa đô thị, từ văn hóa nông nghiệp đến văn hóa công nghiệp, từ văn hóa khép kín đến văn hóa trong thời kỳ toàn cầu hoá và hội nhập. Một trong những trọng tâm là phân tích kỹ nguyên nhân dẫn đến biết bao nhiêu thói hư tật xấu của con người VN hiện nay. Bởi lẽ muốn thay đổi để đi lên, để phát triển thì phải xóa hết các nguyên nhân gây ra những tật xấu đó.
Chẳng hạn, tính cộng đồng tự nó không xấu, nhưng cộng đồng kiểu làng xã là gây ra sự cào bằng, bệnh sĩ diện, bệnh thành tích...; tính cộng đồng tình cảm gây ra tật thiếu ý thức, không tuân thủ pháp luật...; sự kết hợp của nhiều đặc trưng gây ra quốc nạn dối trá, tham nhũng... Vì vậy phải thay đổi cộng đồng tình cảm bằng cộng đồng lý trí; thay cộng đồng làng xã bằng cộng đồng xã hội, tức coi trọng quyền lợi xã hội chứ không phải của một làng hay của một nhóm lợi ích, v.v... Trên cơ sở đó đề xuất một hệ giá trị VN mới.
Tuy nhiên, đề xuất một hệ giá trị VN mới mới chỉ là bước khởi đầu. Để đưa hệ giá trị đó vào cuộc sống, để tạo ra những con người VN mới thì cần có quyết tâm rất cao của cấp lãnh đạo cao nhất và sự đồng lòng của toàn dân. Được như vậy, VN mới có thể thoát ra khỏi căn bệnh trì trệ của truyền thống văn hóa âm tính, tạo nên một bước phát triển đột biến mới trong giai đoạn hiện đại.
Xin cảm ơn GS!
Duy Chiến (thực hiện)

Văn hóa âm tính do bản chất con người tuy nhiên môi trường xã hội đóng vai trò quyết định. Phải phân tích diễn tiến của văn hóa âm tính qua thời gian tác động bởi môi trường xã hội. Khi so sánh cần có nhóm chứng lịch sử hay nhóm tự chứng có thể trong nước ngoài nước....?

Thứ Tư, 15 tháng 10, 2014

2014 All about the time

Published on May 12, 2014
From VOA Learning English, this is Science in the News. I'm June Simms.
Our program today is about a mystery as old as time. Bob Doughty and Sarah Long tell about the mystery of time.
Humans always have noted natural events that repeat themselves. When people began to count such events, they began to measure time. In early human history, the only changes that seemed to repeat themselves evenly were the movements of objects in the sky. The most easily seen result of these movements was the difference between light and darkness. The sun rises in the eastern sky, producing light. It moves across the sky and sinks in the west, causing darkness. The appearance and disappearance of the sun was even and unfailing. The periods of light and darkness it created were the first accepted periods of time. We have named each period of light and darkness -- one day. People saw the sun rise higher in the sky during the summer than in winter. They counted the days that passed from the sun's highest position until it returned to that position. They counted 365 days. We now know that is the time Earth takes to move once around the sun. We call this period of time a year. Early humans also noted changes in the moon. As it moved across the night sky, they must have wondered. Even before they learned the answers to these questions, they developed a way to use the changing faces of the moon to tell time. The moon was "full" when its face was bright and round. The early humans counted the number of times the sun appeared between full moons. They learned that this number always remained the same -- about 29 suns. Twenty-nine suns equaled one moon. We now know this period of time as one month. Early humans hunted animals and gathered wild plants. They moved in groups or tribes from place to place in search of food. Then, people learned to plant seeds and grow crops. They learned to use animals to help them work, and for food.
As farmers, however, they had to plant crops in time to harvest them before winter. They had to know when the seasons would change. So, they developed calendars. .
When people started farming, the wise men of the tribes became very important. They studied the sky. They gathered enough information so they could know when the seasons would change. They announced when it was time to plant crops. The divisions of time we use today were developed in ancient Babylonia 4,000 years ago. Babylonian astronomers believed the sun moved around the Earth every 365 days. They divided the trip into 12 equal parts, or months. Each month was 30 days. Then, they divided each day into 24 equal parts, or hours. They divided each hour into 60 minutes, and each minute into 60 seconds. Humans have used many devices to measure time. One device is the hourglass By the eighteenth century, people had developed mechanical clocks and watches. And today, many of our clocks and watches are electronic.
So, we have devices to mark the passing of time. But what time is it now? Clocks in different parts of the world do not show the same time at the same time. This is because time on Earth is set by the sun's position in the sky above. We all have a 12 o'clock noon each day. Noon is the time the sun is highest in the sky. But when it is 12 o'clock noon where I am, it may be 10 o'clock at night where you are. As international communications and travel increased, it became clear that it would be necessary to establish a common time for all parts of the world. In 1884, an international conference divided the world into 24 time areas, or zones. Each zone represents one hour. The astronomical observatory in Greenwich, England, was chosen as the starting point for the time zones. Twelve zones are west of Greenwich. Twelve are east. The time at Greenwich-- as measured by the sun-- is called Universal Time. For many years it was called Greenwich Mean Time.
Some scientists believe there is one reason why time only moves forward. It is a well-known scientific law-- the second law of thermodynamics. That law says disorder increases with time. In fact, there are more conditions of disorder than of order. For example, there are many ways a glass can break into pieces. That is disorder. But there is only one way the broken pieces can be organized to make a glass. That is order. If time moved backward, the broken pieces could come together in a great many ways. Only one of these many ways, however, would re-form the glass. It is almost impossible to believe this would happen

Được đăng trên 12 tháng 5 năm 2014
Từ VOA học tiếng Anh, đây là khoa học trong Tin tức. Tôi Tháng Sáu Simms.
Chương trình hôm nay của chúng tôi là về một bí ẩn như cũ như thời gian. Bob Doughty và Sarah dài nói về những bí ẩn của thời gian.
Con người luôn luôn có ghi nhận các sự kiện tự nhiên mà lặp lại chính mình. Khi mọi người bắt đầu đếm các sự kiện như vậy, họ bắt đầu để đo thời gian. Trong lịch sử nhân loại sớm, thay đổi duy nhất mà dường như lặp lại chính mình đều là những chuyển động của các đối tượng trên bầu trời. Một cách dễ dàng thấy các kết quả của các phong trào này là sự khác biệt giữa ánh sáng và bóng tối. Mặt trời mọc ở bầu trời phía đông, tạo ra ánh sáng. Nó di chuyển trên bầu trời và chìm ở phía tây, gây ra bóng tối. Sự xuất hiện và biến mất của mặt trời và thậm chí không bao giờ cạn. Các giai đoạn của ánh sáng và bóng tối nó tạo ra là thời hạn được chấp nhận đầu tiên của thời gian. Chúng tôi đã đặt tên cho từng thời kỳ của ánh sáng và bóng tối - một ngày. Người ta nhìn thấy mặt trời mọc cao hơn trên bầu trời trong suốt mùa hè so với mùa đông. Họ đếm từng ngày đã được thông qua từ vị trí cao nhất của mặt trời cho đến khi nó trở lại vị trí đó. Họ đếm 365 ngày. Bây giờ chúng ta biết đó là thời gian Trái đất cần để di chuyển một lần quanh mặt trời. Chúng tôi gọi khoảng thời gian này một năm. Người đầu cũng ghi nhận những thay đổi của mặt trăng. Khi nó di chuyển trên bầu trời đêm, họ phải tự hỏi. Ngay cả trước khi họ biết được câu trả lời cho những câu hỏi này, họ đã phát triển một cách để sử dụng những gương mặt thay đổi của mặt trăng để cho thời gian. Mặt trăng là "đầy đủ" khi khuôn mặt của nó sáng và tròn. Những con người đầu đếm số lần mặt trời xuất hiện giữa trăng tròn. Họ biết được rằng con số này luôn luôn vẫn như cũ - khoảng 29 mặt trời. Hai mươi chín mặt trời tương đương một mặt trăng. Bây giờ chúng ta biết thời gian này là một tháng. Người đầu săn động vật và thu thập thực vật hoang dã. Họ di chuyển theo nhóm hay bộ lạc từ nơi này đến nơi tìm kiếm thức ăn. Sau đó, người học về giống cây trồng và phát triển cây trồng. Họ học được cách sử dụng động vật để giúp họ làm việc, và thực phẩm.
Là nông dân, tuy nhiên, họ đã phải trồng cây trong thời gian thu hoạch chúng trước khi mùa đông. Họ phải biết khi nào mùa sẽ thay đổi. Vì vậy, họ đã phát triển lịch. .
Khi mọi người bắt đầu nuôi, những người đàn ông khôn ngoan của các bộ lạc đã trở nên rất quan trọng. Họ đã nghiên cứu bầu trời. Họ thu thập đủ thông tin để họ có thể biết khi nào mùa sẽ thay đổi. Họ công bố khi đó là thời gian để trồng cây. Sự phân chia thời gian chúng ta sử dụng ngày nay đã được phát triển ở Babylon cổ đại 4.000 năm trước. Nhà thiên văn học Babylon tin rằng mặt trời di chuyển quanh trái đất mỗi 365 ngày. Họ chia các chuyến đi thành 12 phần bằng nhau, hoặc tháng. Mỗi tháng là 30 ngày. Sau đó, họ chia mỗi ngày thành 24 phần bằng nhau, hoặc giờ. Họ chia mỗi giờ Sau 60 phút, và mỗi phút thành 60 giây. Con người đã sử dụng nhiều thiết bị để đo thời gian. Một thiết bị là đồng hồ cát Vào thế kỷ XVIII, người ta đã phát triển đồng hồ cơ khí và đồng hồ. Và ngày hôm nay, nhiều người trong số đồng hồ và đồng hồ của chúng tôi là điện tử.
Vì vậy, chúng tôi có các thiết bị để đánh dấu sự ra đi của thời gian. Nhưng bây giờ là mấy giờ? Đồng hồ trong các phần khác nhau của thế giới không hiển thị cùng một lúc tại cùng một thời điểm. Điều này là do thời gian trên trái đất được đặt vào vị trí của mặt trời trên bầu trời ở trên. Chúng ta đều có một buổi trưa 00:00 mỗi ngày. Trưa là thời gian mặt trời là cao nhất trên bầu trời. Nhưng khi đó là 12 giờ trưa tôi đang ở đâu, nó có thể là 10 giờ đêm bạn đang ở đâu. Theo truyền thông quốc tế và du lịch tăng lên, nó trở nên rõ ràng rằng nó sẽ là cần thiết để thiết lập một thời gian chung cho tất cả các nơi trên thế giới. Năm 1884, một hội nghị quốc tế chia thế giới thành 24 khu vực thời gian, hoặc khu vực. Mỗi khu vực đại diện cho một giờ. Các đài thiên văn ở Greenwich, Anh, đã được chọn làm điểm khởi đầu cho các múi giờ. Mười hai là khu phía tây của Greenwich. Mười hai là phía đông. Thời gian ở Greenwich-- được đo bằng sun-- được gọi là Universal Time. Trong nhiều năm, nó được gọi là Greenwich Mean Time.
Một số nhà khoa học tin rằng có một lý do tại sao thời gian chỉ di chuyển về phía trước. Đó là một law-- khoa học nổi tiếng của pháp luật thứ hai của nhiệt động lực học. Pháp luật nói rằng rối loạn tăng theo thời gian. Trong thực tế, có điều kiện hơn so với rối loạn trật tự. Ví dụ, có rất nhiều cách ly có thể phá vỡ thành từng mảnh. Đó là rối loạn. Nhưng chỉ có một đường mảnh vỡ có thể được tổ chức để làm cho một ly. Đó là trật tự. Nếu thời gian di chuyển lạc hậu, những mảnh vỡ có thể đến với nhau trong một nhiều cách tuyệt vời. Chỉ có một trong những nhiều cách, tuy nhiên, sẽ lại tạo thành thủy tinh. Nó gần như không thể tin rằng điều này sẽ xảy ra

Thứ Năm, 2 tháng 10, 2014

2014-10-1 Chủ nghĩa cộng sản châu Á

Chủ nghĩa cộng sản châu Á còn gì?

  • 1 tháng 10 2014

Ông Chu Ân Lai và thủ tướng cánh tả Indonesia Aly Sasto-Amdjojo ở Bandung năm 1955

Trong suốt 14 năm dưới chính quyền độc tài chống cộng của Tổng thống Suharto, cứ đến ngày 30/9 hàng năm, các kênh truyền hình Indonesia lại phát sóng “Sự phản bội của G30/PKI”, một bộ phim tài liệu về cái được cho là cuộc đảo chính bất thành năm 1965 của Đảng Cộng sản Indonesia.
“Sự phản bội” mô tả những người cộng sản như ác quỷ còn Suharto là vị cứu tinh cho Indonesia và đại diện cho cái nhìn chính thống của nhà nước về những gì đã diễn ra trong suốt 32 năm ông Suharto cầm quyền.
Người Indonesia, kể từ khi nước này chuyển sang dân chủ bắt đầu từ sự sụp đổ của Suharto hồi 5/1998, đã bắt đầu đặt câu hỏi về lịch sử chính thống.
Các sử gia, phóng viên, các nhà làm phim, các nhà hoạt động và thậm chí cả các quan chức đã bắt đầu kết nối với nhau để đưa ra một cái nhìn khác với những gì giới quân đội đưa ra hồi thập niên 1960.
Các quốc gia xã hội chủ nghĩa lớn nhất, hùng mạnh nhất ở Đông Á đã từ bỏ mô hình cộng sản chủ nghĩa từ 20 năm nay để chuyển sang mô hình tư bản chủ nghĩa, theo khuynh hướng thị trường.

'Chính thống và trung thực'

“Sự phản bội”, được quay năm 1984, dựa trên nội dung lịch sử do một sử gia quân sự đưa ra, được tài trợ bởi chính quyền Suharto, và được sử dụng rộng rãi như một công cụ tuyên truyền chống cộng.
Các cảnh quay thì khủng khiếp, đầy bạo lực và thường là phóng đại, theo nhận xét của Arifin N. Noer, một trong những nhà làm phim, nhưng phản ánh quan điểm lịch sử được giảng dạy trong sách giáo khoa và ở các trường học.

Joshua Oppenheimer được giải cho bộ phim nhắc lại thời chính quyền cánh hữu Indonesia tàn sát các đảng viên cộng sản











Đến 2013, người Indonesia có thể tải xuống phim “Hành động Sát nhân”, một cái nhìn khác về các sự kiện của Joshua Oppenheimer, một nhà làm phim người Mỹ đã tìm hiểu về các vụ tàn sát các thành viên hoặc ủng hộ viên của đảng cộng sản ở Indonesia hồi 1965-1966.
Chính CIA từng mô tả đó là một trong những vụ thảm sát khủng khiếp nhất của thế kỷ 20.
Một năm trước đó, cơ quan nhân quyền của Indonesia, KOMNAS HAM đã tuyên bố vụ thảm sát đó là một vụ dùng bạo vi phạm nhân quyền nghiêm trọng.
Các tiểu thuyết như “Trở về” của Leila Chudori từ tạp chí Tempo Magazine, đã tìm hiểu về các cuộc thảm sát dựa trên các cuộc phỏng vấn được thực hiện trong suốt sáu năm. Một loạt các tiểu thuyết, các vở kịch, và các bài báo đã ra đời sau đó.
Dưới thời cựu tướng Suharto, Indonesia đã dẫn dắt ASEAN như một trong những khối chống cộng mạnh mẽ nhất ở Á châu.
Các đảng phái cộng sản bị cấm tại Indonesia và Singapore, còn Philippines tiếp tục chống lại các nhóm du kích cộng sản.

Cộng sản theo mô hình tư bản?

Khối các nước xã hội chủ nghĩa lớn nhất Đông Á đã vượt qua quá khứ cộng sản và áp dụng mô hình tư bản chủ nghĩa để phát triển.
Sự sụp đổ của Liên bang Xô-viết hồi 1991 đã đưa ra một thông điệp mạnh mẽ cho các nước Á châu vốn đã áp dụng mô hình trung ương tập quyền trong vấn đề phát triển kinh tế.

Quân đội Indonesia thời Suharto đã truy bắt và tàn sát những người cộng sản

“Di sản của chủ nghĩa cộng sản là nó để lại sự thất bại của một hệ thống kinh tế,” Don Greenlees nói.
Học giả chuyên về quan hệ quốc tế tại Đông Á của Đại học Quốc gia Australia ở Canberra cũng nói về thực chất của ý thức hệ:
“Họ nói miệng thôi, nhưng thực tế là đang trở thành các nền kinh tế tư bản.”
Đảng cộng sản lớn nhất Á châu ở Trung Quốc nói rằng họ gắn bó với các nguyên tắc gốc của chủ nghĩa Marx-Lenin.
Thế nhưng kể từ cuối thập niên 1970, Trung Quốc đã dần đưa những chính sách thị trường áp dụng vào mô hình kinh tế kế hoạch hóa trung ương của mình, và đã trở thành một trong những quốc gia có mức tăng trưởng kinh tế nhanh nhất thế giới.
Năm 2001, Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới và đang trên đà trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2025.
Việt Nam, với việc theo đuổi đường lối Đổi Mới kể từ 1986, cũng đi vào quỹ đạo tương tự.
Trong lúc vẫn là quốc gia độc đảng và kiểm soát chặt truyền thông, Việt Nam đã theo đuổi chính sách tư bản chủ nghĩa, ủng hộ đầu tư.

Việt Nam nay là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới










Việt Nam nay dựa vào đầu tư trực tiếp nước ngoài để hỗ trợ cho việc phát triển kinh tế và là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới, APEC và ASEAN.
Một câu hỏi lớn mà các đảng cầm quyền ở cả Trung Quốc lẫn Việt Nam đang phải đối diện: Thế hệ trẻ các đồng chí trong Đảng sẽ diễn giải ra sao về chủ nghĩa xã hội một khi các lãnh đạo đã vào độ tuổi 80 nghỉ hưu hoặc chết đi?
Indonesia kể từ 1998 đã phải vật lộn với bóng ma quá khứ cộng sản của chính mình.
Liệu cái chết của chủ nghĩa cộng sản tại Đông Á có phải là điều đương nhiên không, khi mà các nền kinh tế nơi đây đang ngày càng trở nên toàn cầu hóa?
Tác giả Tom McCawley có 16 năm sống tại Indonesia và Đông Nam Á, theo dõi các chủ đề chính trị, kinh doanh và kinh tế cho nhiều hãng quốc tế, trong đó có báo Financial Time và Christian Science Monitor. Ông học ngành Nghiên cứu Á châu và kinh tế tại Đại học Quốc gia Australia và hiện đang từ Jakarta viết về các nguy cơ về an ninh và kinh doanh cho các công ty quốc tế tại Đông Nam Á.