Mở tầm nhìn
10 vấn đề kinh tế thế giới nổi bật năm 2011
(VEF.VN) - 2011 là năm khó khăn và đấy biến động đối với nền kinh tế toàn cầu. Thậm chí, những nhận định kém khả quan đã lo ngại một cuộc khủng hoảng mới sẽ xảy ra. Diễn đàn kinh tế Việt Nam điểm lại những vấn đề nổi bật của kinh tế thế giới trong năm qua.
1. Kinh tế thế giới và nguy cơ suy thoái kép
Hơn 2 năm phục hồi sau khủng hoảng tài chính toàn cầu, nền kinh tế thế giới vẫn chưa mang lại cảm giác an toàn cho đa số người dân ở các quốc gia phát triển. Những chỉ số đánh giá niềm tin của người tiêu dùng và các nhà đầu tư cũng liên tục trồi sụt trong thời kỳ hồi phục đầu tiên sau khủng hoảng.
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới giai đoạn 2008 - 2009 được xem là tác động có mức độ tiêu cực nhất kể từ sau Đại khủng hoảng giai đoạn 1929-1932 của nước Mỹ. Chỉ số Dow Jones cũng đã sụt 53% giá trị. Thêm vào đó là cuộc khủng hoảng nợ ở châu Âu và nguy cơ tiềm tàng từ Trung Quốc. Tới thời điểm hiện tại, mặc dù nguy cơ về một cuộc khủng hoảng mới đã tạm qua đi nhưng không vì thế mà bức tranh kinh tế thế giới tỏ ra sáng sủa hơn
2. Nợ công châu Âu mối nguy chưa giải tỏa
Cuộc khủng hoảng nợ công bùng nổ vào cuối năm 2009 tại Hy Lạp đã lan
sang các nước khác trong khu vực đồng tiền chung châu Âu và kéo dài cho
đến tận bây giờ. Sau Hy Lạp và Ireland, các nước Tây Ban Nha, Bỉ, Bồ Đào
Nha, và Ý cũng đang nằm trong nguy cơ vỡ nợ.
Nhiều quốc gia trong khu vực đã phải áp dụng những chính sách thắt lưng buộc bụng khiến người dân bất bình. Hiện tại, trong khi lãnh đạo các nước thuộc liên minh châu Âu vẫn chưa tìm ra được một biện pháp triệt để, từng thông tin từ châu Âu đều có tác động mạnh tới thị trường thế giới. Nguy cơ tan rã của khu vực đồng euro hiện đang hiển hiện hơn lúc nào hết.
3. Kinh tế Mỹ vẫn ì ạch
Dù khủng hoảng kinh tế đã trôi qua, nền kinh tế Mỹ vẫn không thể phục hồi mà trái lại, đang ngày càng suy yếu nghiêm trọng.
Ngày 5/8, S&P hạ mức tín nhiệm trái phiếu dài hạn của chính phủ Mỹ một bậc, từ AAA xuống còn AA+. Những lý do mà S&Pdẫn giải cho việc hạ điểm này là thâm hụt ngân sách khổng lồ và gánh nặng nợ nần gia tăng của Washington. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, nền kinh tế lớn nhất thế giới không giữ được hạng mức tín nhiệm cao nhất này.
Theo S&P, việc đánh tụt hạng phản ánh quan điểm rằng kế hoạch mà chính phủ Mỹ đưa ra để ổn định các khoản nợ trung hạn không mang lại hiệu quả. Quyết định hạ cấp diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế Mỹ đang hết sức khó khăn, thâm hụt ngân sách cùng tỉ lệ thất nghiệp ở mức cao kỷ lục, cùng những tranh cãi chính trị gay gắt trong nội bộ Nhà trắng.
Mặc dù trong quý 4 nền kinh tế Mỹ đã có những dấu hiệu hồi phục, dự báo năm 2012 vẫn sẽ là một năm khó khăn đối với nền kinh tế lớn nhất thế giới, khi tăng trưởng vẫn ở mức thấp và do tác động của các nền kinh tế lớn khác trên thế giới.
4. Kinh tế Trung Quốc triển vọng xấu
Chỉ số PMI của Trung Quốc đã giảm trong tháng 11. Các tổ chức lớn như Goldman Sachs cũng đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của quốc gia đông dân nhất thế giới. Các chuyên gia nhận định, nhiều khả năng xảy ra sau năm 2013, khi Trung Quốc không thể duy trì việc tăng đầu tư cố định.
Ngày 5/12, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) tuyên bố hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng lần đầu tiên sau 3 năm. Việc nới lỏng chính sách này đánh dấu một sự thay đổi sau hai năm liên tục tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc và một năm tăng lãi suất.
Tuy nhiên, với triển vọng kinh tế toàn cầu vẫn đang xấu đi trong khi nguy cơ lạm phát trong nước vẫn cao, các nhà hoạch định chính sách của Trung Quốc đang phải đối mặt với khó khăn rất lớn của việc kích thích tăng trưởng và kiểm soát lạm phát.
5. Động đất, sóng thần ở Nhật Bản gây thiệt hại nặng nề
Trận động đất 9,0 độ richter ngày 11/3 gây ra động đất và sóng
thần dọc bở biển Thái Bình Dương của Nhật Bản đã ảnh hưởng nặng nề tới
nền kinh tế thứ
ba thế giới. Hàng chục nghìn người chết, nhà cửa, đường sắt, đường bộ
bị phá hủy nặng nề. Nghiêm trọng hơn, động đất sóng thần còn phá hủy nhà
máy điện hạt nhân Fukushima khiến Nhật Bản rơi vào cuộc khủng hoảng hạt
nhân trầm trọng. Ước tính thiệt hại do động đất sóng thần gây ra là 309
tỉ USD.
Động đất tại Nhật Bản và khủng hoảng hạt nhân đã tăng áp lực lên nền kinh tế toàn cầu vốn đang hồi phục mong manh, thắt chặt nguồn cung của nhiều loại hàng hóa từ con chip máy tính đến phụ tùng ô tô và tăng nỗi lo về lãi suất cao hơn.
Mặc dù vậy, theo thông báo của Chính phủ Nhật Bản, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong quý 3 đã tăng 6%, qua đó đánh dấu sự phục hồi nhanh chóng của quốc gia này sau thảm họa.
6. Giá lương thực tăng cao
Theo tổ chức Lương thực và nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO), chỉ số giá lương thực đã tăng lên mức cao kỷ lục kể từ khi FAO bắt đầu theo dõi từ năm 1990, đồng thời vượt mức của năm 2008 - thời điểm bạo loạn bùng phát tại nhiều nơi trên thế giới do giá lương thực tăng cao.
Sản lượng lương thực giảm sút do thời tiết xấu cùng lệnh cấm xuất khẩu tại một số nước sản xuất lương thực chính là những nguyên nhân chủ yếu tạo áp lực tăng giá toàn cầu kể từ năm 2010, khiến giá của lúa mì, ngô, đường, dầu ăn, sản phẩm sữa và thịt bị đẩy cao.
Giá gạo nhiều khả năng sẽ tiếp tục xu hướng tăng do ảnh hưởng của hiện tượng thời tiết La Nina vẫn tiếp diễn, buộc người tiêu dùng phải tìm kiếm những sản phẩm thay thế ít tốn kém hơn nhưng cũng ít dinh dưỡng hơn.
Giá cả lương thực phi mã sẽ là rủi ro lớn với các quốc gia đang phát triển hiện dẫn đầu tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Vấn đề nhạy cảm này cũng sẽ khiến công cuộc kiềm chế đà lạm phát tại những nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ La-tinh... thêm khó khăn; đồng thời nhen nhóm những bất ổn xã hội và đe dọa đến thành quả của cuộc chiến chống đói nghèo mà nhân loại đang theo đuổi.
7. Phong trào Chiếm phố Wall lan tỏa mạnh
Khởi nguồn chỉ với một nhóm nhỏ tại Zucotti Park, New York ngày
17/9/2011, phong trào đánh chiếm phố Wall đã bùng nổ mạnh mẽ tại nhiều
thành phố lớn của Mỹ rồi lan ra toàn thế giới. Với khẩu hiệu "Chúng tôi
là 99%", phong trào đã thể hiện sự tức giận của người dân Mỹ trước sự
bất ổn của nền kinh tế cũng như sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội.
Cuộc biểu tình đã tố cáo các ông trùm tài chính phố Wall đang làm giàu bằng những trò lươn lẹo tài chính, và chính là nguyên nhân đẩy đất nước đi vào khủng hoảng, khiến hàng triệu người thất nghiệp. Thế nhưng những kẻ này lại hoàn toàn không bị ảnh hưởng gì, khi mà các ngân hàng được cứu trợ bởi tiền thuế của nhân dân, thêm vào đó là sự thao túng các chính trị gia nhằm ban hành những đạo luật có lợi nhất cho mình.
8. Vàng thế giới liên tục lập kỷ lục mới
Từ cuối năm 2010 giá vàng thế giới đã đua nhau phá hết kỷ lục này tới kỷ lục khác. Sang đến năm 2011, giá vàng thế giới lại tiếp tục tăng mạnh và xác lập mức đỉnh cao nhất mọi thời đại: 1923 USD/oz trong tháng 9.
Giá vàng đã có năm thứ 10 tăng liên tiếp. Với những biến động khôn lường của nền kinh tế thế giới, vàng hiện đang mất dần vai trò tài sản trú ẩn an toàn mà quay sang di chuyển cùng chiều với các loại tài sản rủi ro. Theo giới phân tích, sang năm 2012, giá vàng vẫn sẽ tiếp tục tăng và có thể vượt mốc 2000 USD/oz.
9. Nhóm BRICS thể hiện vị thế
Các nước BRICS, bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi, hiện "sở hữu" 42% dân số toàn cầu và 30% lãnh thổ thế giới. Vào thời điểm hiện nay, khi các quốc gia phát triển hiện đang vấp phải những trở ngại bởi khủng hoảng và mất dần vị thế của mình, các nước BRICS lại phát triển ngày một mau hơn và đang đóng góp đáng kể vào giá trị kinh tế toàn cầu.
Dự kiến tới năm 2015, GDP của khối này sẽ đóng góp 22% tổng giá trị GDP toàn cầu. Với sự phát triển kinh tế như vậy, BRICS sẽ đóng một vai trò lớn hơn trên trường quốc tế. giáo sư Yue Fubin đã nhận định trên BBC News rằng nhóm các nước BRICS có thể trở thành một thế lực mới chi phối nền kinh tế toàn cầu trong tương lai không xa.
10. Châu Á mạnh mẽ hơn
Trái ngược lại với thế giới phát triển, màu hồng đang phủ rộng trên khắp các nền kinh tế mới nổi ở Châu Á. Xuất khẩu tiếp tục được đẩy mạnh, nhu cầu tiêu dùng nội địa tăng nhanh, và ở một số khu vực là sự gia tăng nhanh chóng trong tăng trưởng tín dụng, là những động lực chính giúp các nước Châu Á tiếp tục đi nhanh hơn các khu vực khác trong quá trình hồi phục kinh tế.
Tuy vậy, mặt trái của sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng ở khu vực này là việc nền kinh tế phát triển quá nóng, thể hiện ở việc lạm phát đang trở thành mối lo lớn nhất cho chính quyền ở các nước Châu Á. Thêm vào đó, vấn đề mất cân bằng cán cân thanh toán vẫn chưa được giải quyết một cách rốt ráo, khiến cho các quốc gia này sẽ có thể phải gặp những rủi ro kinh tế lớn hơn trong trung và dài hạn.
Hơn 2 năm phục hồi sau khủng hoảng tài chính toàn cầu, nền kinh tế thế giới vẫn chưa mang lại cảm giác an toàn cho đa số người dân ở các quốc gia phát triển. Những chỉ số đánh giá niềm tin của người tiêu dùng và các nhà đầu tư cũng liên tục trồi sụt trong thời kỳ hồi phục đầu tiên sau khủng hoảng.
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới giai đoạn 2008 - 2009 được xem là tác động có mức độ tiêu cực nhất kể từ sau Đại khủng hoảng giai đoạn 1929-1932 của nước Mỹ. Chỉ số Dow Jones cũng đã sụt 53% giá trị. Thêm vào đó là cuộc khủng hoảng nợ ở châu Âu và nguy cơ tiềm tàng từ Trung Quốc. Tới thời điểm hiện tại, mặc dù nguy cơ về một cuộc khủng hoảng mới đã tạm qua đi nhưng không vì thế mà bức tranh kinh tế thế giới tỏ ra sáng sủa hơn
2. Nợ công châu Âu mối nguy chưa giải tỏa
Nhiều quốc gia trong khu vực đã phải áp dụng những chính sách thắt lưng buộc bụng khiến người dân bất bình. Hiện tại, trong khi lãnh đạo các nước thuộc liên minh châu Âu vẫn chưa tìm ra được một biện pháp triệt để, từng thông tin từ châu Âu đều có tác động mạnh tới thị trường thế giới. Nguy cơ tan rã của khu vực đồng euro hiện đang hiển hiện hơn lúc nào hết.
3. Kinh tế Mỹ vẫn ì ạch
Dù khủng hoảng kinh tế đã trôi qua, nền kinh tế Mỹ vẫn không thể phục hồi mà trái lại, đang ngày càng suy yếu nghiêm trọng.
Ngày 5/8, S&P hạ mức tín nhiệm trái phiếu dài hạn của chính phủ Mỹ một bậc, từ AAA xuống còn AA+. Những lý do mà S&Pdẫn giải cho việc hạ điểm này là thâm hụt ngân sách khổng lồ và gánh nặng nợ nần gia tăng của Washington. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, nền kinh tế lớn nhất thế giới không giữ được hạng mức tín nhiệm cao nhất này.
Theo S&P, việc đánh tụt hạng phản ánh quan điểm rằng kế hoạch mà chính phủ Mỹ đưa ra để ổn định các khoản nợ trung hạn không mang lại hiệu quả. Quyết định hạ cấp diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế Mỹ đang hết sức khó khăn, thâm hụt ngân sách cùng tỉ lệ thất nghiệp ở mức cao kỷ lục, cùng những tranh cãi chính trị gay gắt trong nội bộ Nhà trắng.
Mặc dù trong quý 4 nền kinh tế Mỹ đã có những dấu hiệu hồi phục, dự báo năm 2012 vẫn sẽ là một năm khó khăn đối với nền kinh tế lớn nhất thế giới, khi tăng trưởng vẫn ở mức thấp và do tác động của các nền kinh tế lớn khác trên thế giới.
4. Kinh tế Trung Quốc triển vọng xấu
Chỉ số PMI của Trung Quốc đã giảm trong tháng 11. Các tổ chức lớn như Goldman Sachs cũng đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của quốc gia đông dân nhất thế giới. Các chuyên gia nhận định, nhiều khả năng xảy ra sau năm 2013, khi Trung Quốc không thể duy trì việc tăng đầu tư cố định.
Ngày 5/12, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) tuyên bố hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng lần đầu tiên sau 3 năm. Việc nới lỏng chính sách này đánh dấu một sự thay đổi sau hai năm liên tục tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc và một năm tăng lãi suất.
Tuy nhiên, với triển vọng kinh tế toàn cầu vẫn đang xấu đi trong khi nguy cơ lạm phát trong nước vẫn cao, các nhà hoạch định chính sách của Trung Quốc đang phải đối mặt với khó khăn rất lớn của việc kích thích tăng trưởng và kiểm soát lạm phát.
5. Động đất, sóng thần ở Nhật Bản gây thiệt hại nặng nề
Động đất tại Nhật Bản và khủng hoảng hạt nhân đã tăng áp lực lên nền kinh tế toàn cầu vốn đang hồi phục mong manh, thắt chặt nguồn cung của nhiều loại hàng hóa từ con chip máy tính đến phụ tùng ô tô và tăng nỗi lo về lãi suất cao hơn.
Mặc dù vậy, theo thông báo của Chính phủ Nhật Bản, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong quý 3 đã tăng 6%, qua đó đánh dấu sự phục hồi nhanh chóng của quốc gia này sau thảm họa.
6. Giá lương thực tăng cao
Theo tổ chức Lương thực và nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO), chỉ số giá lương thực đã tăng lên mức cao kỷ lục kể từ khi FAO bắt đầu theo dõi từ năm 1990, đồng thời vượt mức của năm 2008 - thời điểm bạo loạn bùng phát tại nhiều nơi trên thế giới do giá lương thực tăng cao.
Sản lượng lương thực giảm sút do thời tiết xấu cùng lệnh cấm xuất khẩu tại một số nước sản xuất lương thực chính là những nguyên nhân chủ yếu tạo áp lực tăng giá toàn cầu kể từ năm 2010, khiến giá của lúa mì, ngô, đường, dầu ăn, sản phẩm sữa và thịt bị đẩy cao.
Giá gạo nhiều khả năng sẽ tiếp tục xu hướng tăng do ảnh hưởng của hiện tượng thời tiết La Nina vẫn tiếp diễn, buộc người tiêu dùng phải tìm kiếm những sản phẩm thay thế ít tốn kém hơn nhưng cũng ít dinh dưỡng hơn.
Giá cả lương thực phi mã sẽ là rủi ro lớn với các quốc gia đang phát triển hiện dẫn đầu tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Vấn đề nhạy cảm này cũng sẽ khiến công cuộc kiềm chế đà lạm phát tại những nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ La-tinh... thêm khó khăn; đồng thời nhen nhóm những bất ổn xã hội và đe dọa đến thành quả của cuộc chiến chống đói nghèo mà nhân loại đang theo đuổi.
7. Phong trào Chiếm phố Wall lan tỏa mạnh
Cuộc biểu tình đã tố cáo các ông trùm tài chính phố Wall đang làm giàu bằng những trò lươn lẹo tài chính, và chính là nguyên nhân đẩy đất nước đi vào khủng hoảng, khiến hàng triệu người thất nghiệp. Thế nhưng những kẻ này lại hoàn toàn không bị ảnh hưởng gì, khi mà các ngân hàng được cứu trợ bởi tiền thuế của nhân dân, thêm vào đó là sự thao túng các chính trị gia nhằm ban hành những đạo luật có lợi nhất cho mình.
8. Vàng thế giới liên tục lập kỷ lục mới
Từ cuối năm 2010 giá vàng thế giới đã đua nhau phá hết kỷ lục này tới kỷ lục khác. Sang đến năm 2011, giá vàng thế giới lại tiếp tục tăng mạnh và xác lập mức đỉnh cao nhất mọi thời đại: 1923 USD/oz trong tháng 9.
Giá vàng đã có năm thứ 10 tăng liên tiếp. Với những biến động khôn lường của nền kinh tế thế giới, vàng hiện đang mất dần vai trò tài sản trú ẩn an toàn mà quay sang di chuyển cùng chiều với các loại tài sản rủi ro. Theo giới phân tích, sang năm 2012, giá vàng vẫn sẽ tiếp tục tăng và có thể vượt mốc 2000 USD/oz.
9. Nhóm BRICS thể hiện vị thế
Các nước BRICS, bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi, hiện "sở hữu" 42% dân số toàn cầu và 30% lãnh thổ thế giới. Vào thời điểm hiện nay, khi các quốc gia phát triển hiện đang vấp phải những trở ngại bởi khủng hoảng và mất dần vị thế của mình, các nước BRICS lại phát triển ngày một mau hơn và đang đóng góp đáng kể vào giá trị kinh tế toàn cầu.
Dự kiến tới năm 2015, GDP của khối này sẽ đóng góp 22% tổng giá trị GDP toàn cầu. Với sự phát triển kinh tế như vậy, BRICS sẽ đóng một vai trò lớn hơn trên trường quốc tế. giáo sư Yue Fubin đã nhận định trên BBC News rằng nhóm các nước BRICS có thể trở thành một thế lực mới chi phối nền kinh tế toàn cầu trong tương lai không xa.
10. Châu Á mạnh mẽ hơn
Trái ngược lại với thế giới phát triển, màu hồng đang phủ rộng trên khắp các nền kinh tế mới nổi ở Châu Á. Xuất khẩu tiếp tục được đẩy mạnh, nhu cầu tiêu dùng nội địa tăng nhanh, và ở một số khu vực là sự gia tăng nhanh chóng trong tăng trưởng tín dụng, là những động lực chính giúp các nước Châu Á tiếp tục đi nhanh hơn các khu vực khác trong quá trình hồi phục kinh tế.
Tuy vậy, mặt trái của sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng ở khu vực này là việc nền kinh tế phát triển quá nóng, thể hiện ở việc lạm phát đang trở thành mối lo lớn nhất cho chính quyền ở các nước Châu Á. Thêm vào đó, vấn đề mất cân bằng cán cân thanh toán vẫn chưa được giải quyết một cách rốt ráo, khiến cho các quốc gia này sẽ có thể phải gặp những rủi ro kinh tế lớn hơn trong trung và dài hạn.